Nếu tình yêu có một lần trọn vẹn
Thì làm chi có chuyện hẹn
hò đâu…
Cứ hẹn
hò, lần lữa mãi, cuối cùng tôi cũng đến được đất Lào. Nếu trong cuộc đời, cuộc
hẹn nào diễn ra nhiều lần nhất, thời gian kéo dài lâu nhất đối với tôi, đó là
chuyện đi Lào. Từ thời còn là sinh viên đại học, đến nay đã đến tuổi nghỉ hưu,
không hiểu sao trong tôi luôn ôm ấp ước mơ, khát vọng muốn đi, muốn đến, muốn
khám phá tường tận và hể gặp ai bàn tán chuyện đi Lào, lại sôi nổi vạch ra kế
hoạch, rồi dự định, rồi hẹn hò…
Thời
sinh viên, năm cuối tôi được gửi ra học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội,
theo chế độ thời ấy gọi là “biệt phái”, nghĩa là tiêu chuẩn học bỗng hoặc lương
vẫn do trường Đại học Tổng hợp Huế chu cấp. Học bỗng sinh viên thời đó mỗi
tháng 18 đồng (nữ có thêm 5 hào tiền vệ sinh) và 16kg lương thực qua tem phiếu.
Tôi đi học được hưởng lương theo chế độ trợ cấp mỗi tháng 28 đồng. Nhưng người
ta nghĩ chúng tôi từ miền Nam ra học, cũng giống như lưu học sinh nước ngoài
nên bố trí cho chúng tôi ở khu ký túc xá dành riêng cho sinh viên nước ngoài ở
Trung Tự. Ở đây có ba sinh viên người Lào học lớp tôi đang ở, và trong quan hệ
và học tập hàng ngày, không biết bao nhiêu lần tôi hứa hẹn sẽ đi Lào thăm quê
bạn. Xăctixucs, một chàng trai da ngăm đen, có vẻ đẹp rắn rỏi của một cầu thủ
bóng đá khi xuất hiện trên sân cỏ và trong thực tế, anh cũng học thì ít mà chơi
bóng thì nhiều, cứ mỗi chiều vừa tan giờ học, đã thấy anh xuất hiện trên sân cỏ
Thượng Đình. Anh và tôi cùng làm khóa luận tốt nghiệp (thời đó gọi là luận văn)
do thầy Bùi Ngọc Trác hướng dẫn, nên chúng tôi không chỉ gần gủi nhau trong
chuyện chơi mà còn cả trong chuyện học. Tốt nghiệp ra trường khoảng hai mươi
năm sau, tôi có tình cờ gặp lại Xăctixucs một lần, trong chuyến anh đi tham
quan Huế, khi ấy anh đang công tác tại Tổng công đoàn lao động Lào. Xuvanpheel,
một cô gái sinh ra và lớn lên tại thủ đô Vientiane, trong một gia đình có
truyền thống văn hóa nghệ thuật, chị ruột là nhà văn Xuvannone, nên cô có năng
khiếu văn chương, học rất giỏi, giỏi hơn nhiều sinh viên người bản xứ, nhưng ít
bạn, có lẽ vì nhan sắc không được mặn mà và thân hình lại hơi đồ sộ thieo kiểu
ca sĩ thời thượng Siu Black. Nghe đâu ra trường, cô về công tác ở một tòa soạn
báo, trở thành phóng viên chiến trường và đã hy sinh trong cuộc chiến tranh
biên giới giữa Lào và Thái Lan năm 1987. Nethe Alee, một cô gái lai, mũi cao,
da trắng, đẹp một cách quí phái và kiêu sa, đạt chuẩn chân dài, tính tình trầm
lặng và kín đáo, học giỏi, nghe đâu sau khi tốt nghiệp, cô về công tác ở Bộ
Ngoại giao, sau đó đi làm Tham tán hay Đại sứ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
tại một nước châu Âu xa xôi nào đó. Sau này, tôi mới biết bố cô người Pháp,
tham gia Đảng Xã hội Pháp, từng có mặt trong đội quân viễn chinh sang Đông
Dương, yêu mẹ cô một phụ nữ thuộc tầng lớp danh gia vọng tộc, có họ hàng xa với
lãnh tụ Kaysone Phomvihane, nên kết thúc chiến tranh ông định cư ở quê vợ là thị
xã Savẵn (nay là thành phố Kaysone Phomvihane), thuộc tỉnh Savannakhet. Nethe
Alee được sinh ra và lớn lên bên dòng sông Mekong ầm ào chảy xiết nhưng không
kém phần thơ mộng này. Và, cũng sau này tôi mới biết, Savannakhet trong tiếng
Lào có nghĩa là thiên đường. Chao ơi! Hẹn gặp nhau ở thiên đường mà sao cứ lần
lữa mãi, đến ba mươi lăm năm sau, tôi mới chạm mặt thiên đường! Cảnh vật là
đây, nhưng người xưa chỉ còn trong ký ức…
Từ Huế,
tôi vượt hơn 400 cây số đường bộ để đến với thiên đường. Savannakhet là một
tỉnh thuộc Trung Lào, nam giáp tỉnh Saravane, bắc giáp tỉnh Khammuane, tây giáp
Mukdahan của Thái Lan và đông giáp Quảng Trị của Việt Nam. Ngoài thành phố tỉnh
lỵ Kaysone Phomvihane – thành phố lớn thứ nhì sau thủ đô Vientiane, còn có mười
bốn huyện là Atsaphangthong, Assaphone, Champhone, Nong Savannakhet,
Outhoumphone, Phine, Songkhone, Thapangthong, Thaphalanxay, Vỉabury, Xayboury,
Xayphouthong, Xonboury và Seponh – huyện giáp với cửa khẩu Lao Bảo của tỉnh
Quảng Trị. Đây là tỉnh có khoảng ba phần tư diện tích đất đai là rừng núi, có
gần 800 nghìn dân, thuộc bộ tộc Lào Lùm, chủ yếu sống bằng nghề nông, buôn bán
nông sản và dịch vụ, có cầu Hữu Nghị II dài 1.600 mét, bắc qua sông Mekong,
được xây dựng từ năm 2006, nối liền từ Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, tạo
nên hành lang kinh tế Đông Tây ra đến tận biển đông với dự án mở cảng biển Mỹ
Thủy trong tương lai. Về giáo dục, nơi đây có trường Cao đẳng Sư phạm
Savannakhet là trường có truyền thống đào tạo nổi tiếng, nhất là đào tạo ngoại
ngữ, mà chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Việt, có đội ngũ chuyên gia nước ngoài
tham gia giảng dạy. Ngoài ra, còn có trường phổ thông ba cấp (I,II và III) dạy
bằng tiếng Lào và tiếng Việt, chủ yếu cho con em người Việt, bởi vì dân số
người Việt ở đây chiếm khoảng gần mười phần trăm…
Buổi chiều, tôi mắc kẹt ở thiên đường. Vì ô tô bên Thái dùng tay
lái nghịch, chúng tôi phải dừng xe bên này cầu Hữu Nghị II, nhìn sang bên kia
bờ sông Mekong những ngôi nhà cao tầng nhấp nhô như một dãy ngân hà. Đêm, mất
ngủ ở thiên đường. Sau bửa tối, với các món ăn Lào đậm đà các mùi gia vị ở nhà
hàng Lào Lào Đơ, chúng tôi về nghỉ ở khách sạn kiêm sòng bạc (hotel and casino)
Savan Vegas. Đây là khách sạn năm sao đạt chuẩn quốc tế duy nhất ở đây, do Dr.
Thanakorn Chaiyakul, một người Lào sống ở Mỹ về đầu tư xây dựng, trang trí nội
thất thật sang trọng, từ thảm trải sàn hành lang đến bồn tắm, từ điện thoại đến
TV đều “made in American”. Thậm chí, trong số các kênh truyền hình được tiếp và
phát sóng ở đây, có nhiều kênh có phụ đề tiếng nước ngoài như Anh, Thái, Việt
và Trung Quốc, trong đó riêng kênh 38 là kênh giới thiệu riêng về Savan Vegas,
nhằm quảng cáo, giới thiệu về lịch sử hình thành, trang bị nội thất, các món
ăn, massage vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe, qui cách chơi các loại bài
trong các sòng bạc…Chỉ nhìn đội xe mang nhãn hiệu của khách sạn Sanvan
Vegas (hotel and casino) khoảng 50 chiếc, đủ các loại, trong đó có
loại xe Ascalade, dài ngoẵng, sơn đen, lắp kính chống đạn, trên thị trường hiện
nay giá hơn chục tỷ đồng tiền Việt, cũng đã thấy đây là nơi sang trọng chốn
thiên đường. Lạ một điều là, phòng ngủ thì sang như vậy, nhưng lại không có dép
để đi trong phòng, thành ra đi đâu khách cũng phải mang giày, kể cả đi nhà vệ
sinh hoặc xuống nhà ăn. Cũng có thể là do khách sạn đã trải thảm quá sạch từ
sàn nhà, vào tận nhà tắm, xuống tận cầu thang, đến các hành lang, nhưng cũng có
thể do quan niệm truyền thống của người Lào xuất thân từ chân đất, lại quen
sống trên nhà sàn nên không quen đi dép trong nhà! Lạ nữa là, trong căn phòng
sang trọng vậy mà tôi không sao ngủ được. Như người lạnh ôm chăn ấm, tôi ôm cái
tâm trạng của Chế Lan Viên Đêm xa nước đầu tiên ai nở ngủ, tôi cầm vé miễn phí, xuống
casino. Mỗi phòng nghỉ có đặt sẵn hai vé ăn sáng và hai vé miễn phí vào cửa
casino, dùng cho người nước ngoài trên 21 tuổi. Kèm với đó là khuyến mãi 500
nghìn tiền kíp. Cứ tưởng ngồi vào sòng thì được phát tiền, hóa ra phải nộp tiền
chơi gấp đôi tiền khuyến mãi mới được nhận. Thành ra, cái loại vừa nghèo vừa
hèn như tôi, vào casino chỉ để đứng nhìn, cũng như vào sân tennis chỉ để làm
đồng nghiệp của Xuân Tóc Đỏ mà thôi. Lạc hậu như ở xứ người, casino mới chỉ
dành riêng cho người nước ngoài, còn ở nước ta văn minh, nên nghe đâu sắp thông
qua luật cho người bản xứ vào “giải trí” ở casino!
Tôi đã
từng nghe các nhà báo như Trần Đăng, Nguyễn Thịnh, Lâm Chí Công, Trương Đức
Minh Tứ kể chuyện, kèm theo lời rủ rê mời mọc, về các chuyến đi đến các sòng
bài, các sàn nhảy, các vị ngọt ở thiên đường chảy tràn một cách nuông chiều ý
thích rong chơi, mơn man, vỗ về như mật ngấm vào đáy sâu bãi bồi trong ký ức;
tôi cũng đã từng ngậm đắng nuốt cay, gặm nhấm, đồng cảm và cũng từng hò hẹn với
người bạn tên là Nguyễn Khắc Bình, lái xe tải đường Lào không chuyến nào là
không quá trọng tải, gấp đôi, có khi gấp ba, mặn đắng với giọt mồ hôi mới kiếm
được đồng tiền, nói về cuộc sống nghèo khó của tầng lớp cần lao giữa chốn thiên
đường. Thiên đường không giành cho tất cả mọi người. Buổi sáng, tôi đi bộ thể
dục, trời mát trong sau cơn mưa tuy không làm hạ nhiệt các sòng bài thâu đêm
suốt sáng, nhưng làm cho cây lá tươi non nẩy lộc đâm chồi. Ngay trước cổng
khách san, một gia đình bảy người run rẫy, hai vợ chồng bệnh tật, mẹ già yếu và
năm đứa con nheo nhóc, xếp hàng ngang bên đường ngữa tay xin tiền bố thí. Chỉ
khách đi bộ qua đường mới có điều kiện rũ lòng thương. Những người từ sòng bạc
ra, nếu không đi trên những xe máy đắt tiền phun khói mịt mù, thì cũng ngồi
trên những ô tô bịt bùng cửa kính, bắn nước tung tóe lên cả áo quần, tóc tai,
làm sao có điều kiện ban phát vài đồng làm phúc? Ở bất cứ đâu, cho dù ở thiên
đường, cũng có nỗi đau, thậm chí giữa nỗi đau và niềm hạnh phúc, đôi khi chỉ
cách nhau trong gang tấc. Nhớ buổi chiều ở Vientiane, đi thăm Buddha Park (công
viên chư Phật), có một bệ thờ tròn như quả địa cầu nhiều tầng, ở tầng cuối cùng
tối tăm sâu hun hút nằm dưới mặt đất gọi là địa ngục, leo lên tầng cao đến rợn
ngợp và chóng mặt trên cùng là chốn thiên đường.
Không biết ở sân Công viên các Hoàng tử của đội bóng nổi tiếng Paris Saint Germain, có nơi nào là địa ngục, nơi nào là thiên đường hay không. Có lẽ, trên một ý nghĩa nào đó, những thắng thua, được mât, những vinh quang và cay đắng trong bóng đá, cũng là những bước thăng hoa chốn thiên đường hoặc rơi tuột xuống tận cùng của địa ngục đó thôi. Dù sao, nếu bỏ qua những nghèo đói, lạc hậu của một đất nước chậm phát triển, theo một ý nghĩa nào đó, một xã hội bình ổn, không trộm cắp, giao thông trật tự được bảo đảm…cũng là chốn thiên đường. Khi thăm tháp Ing Hăng, tôi gặp ông Lê Hải, tên Lào là Pretvilhia, năm nay đã ngoài tám mươi, quê gốc ở Thuận An, sang định cư ở đây hơn 50 năm, gặp tôi là người Việt tay bắt mặt mừng, ông tâm sự: “Nhiều lúc nhớ quê, nhớ biển đến khát cháy trong lòng, nhưng về thăm rồi lại muốn trở qua bên này. Con cháu đã thành đạt hết, tôi muốn ở đâu mà chẳng được, nhưng đã quen với cuộc sống bình lặng, con người hiền hòa thân thiện ở chốn này. Thỉnh thoảng nhớ quê, lại chống gậy ra đây, mong gặp khách du lịch từ bên mình sang, nhìn vóc dáng, màu da, nghe tiếng nói cho đỡ nhớ!”
Không biết ở sân Công viên các Hoàng tử của đội bóng nổi tiếng Paris Saint Germain, có nơi nào là địa ngục, nơi nào là thiên đường hay không. Có lẽ, trên một ý nghĩa nào đó, những thắng thua, được mât, những vinh quang và cay đắng trong bóng đá, cũng là những bước thăng hoa chốn thiên đường hoặc rơi tuột xuống tận cùng của địa ngục đó thôi. Dù sao, nếu bỏ qua những nghèo đói, lạc hậu của một đất nước chậm phát triển, theo một ý nghĩa nào đó, một xã hội bình ổn, không trộm cắp, giao thông trật tự được bảo đảm…cũng là chốn thiên đường. Khi thăm tháp Ing Hăng, tôi gặp ông Lê Hải, tên Lào là Pretvilhia, năm nay đã ngoài tám mươi, quê gốc ở Thuận An, sang định cư ở đây hơn 50 năm, gặp tôi là người Việt tay bắt mặt mừng, ông tâm sự: “Nhiều lúc nhớ quê, nhớ biển đến khát cháy trong lòng, nhưng về thăm rồi lại muốn trở qua bên này. Con cháu đã thành đạt hết, tôi muốn ở đâu mà chẳng được, nhưng đã quen với cuộc sống bình lặng, con người hiền hòa thân thiện ở chốn này. Thỉnh thoảng nhớ quê, lại chống gậy ra đây, mong gặp khách du lịch từ bên mình sang, nhìn vóc dáng, màu da, nghe tiếng nói cho đỡ nhớ!”
Gần đây, có một cuộc hò hẹn chốn thiên đường, không phải tôi mà
người hẹn với tôi đành lỗi hẹn. Đó là một người bạn, người anh, người đồng
nghiệp đáng kính của tôi, nguyên là giảng viên bộ môn Logic học ở khoa tôi, nay
đã nghỉ hưu. Từ hồi về dạy ở trường cho đến ngày nghỉ hưu, ngoài đi dạy ở
trường và theo lịch mời của các trường, các trung tâm đào tạo đại học, anh chưa
đi tham quan ở đâu, nhưng nghe rủ đi Lào, anh đồng ý ngay, bởi anh có một phần
thân thể gửi lại chốn thiên đường. Sinh năm 1948, ở Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tỉnh,
đồng hương với đồng chí Trần Phú. Năm 17 tuổi vào bộ đội, sang chiến đấu ở
chiến trường Trung Lào, bị thương gãy mất một chân tại một khu rừng nào đó
thuộc tỉnh Savannakhet. Ừ hè, mình sang để tìm lại cái phần thân thể còn gửi
lại bên ấy. Nghe chuyện, vợ và con trai, con dâu anh, cũng hào hứng góp lời,
xem ra anh đã xuôi tai, định đi cùng chúng tôi chuyến này. Có ai ngờ, chỉ một
tuần sau, nghe bụng đau đau, anh đi khám, bệnh viện phát hiện bệnh xơ gan cổ
trướng. Quả là trời xanh không có mắt. Ai có đi qua chiến tranh, có chịu những
tổn thất, mới cảm nhận hết nỗi đau ở những người như anh. Trong chiến tranh, Không
có mất mát nào lớn hơn cái chết / Khăn tang vòng tròn là những số không. Đành là vậy, nhưng anh Phạm Tiến Duật
ơi, người chết chỉ để lại nỗi đau về tinh thần cho những người đang sống, còn
người bị thương, nỗi đau ấy dường như được nhân đôi! Nhất là, năm ấy anh còn
quá trẻ, xương còn phát triển, phải mổ đi mổ lại nhiều lần, mỗi khi xương dài
đội căng thịt da…
Những
cánh rừng ngập tràn bom đạn ngày xưa, nay đã trở thành những rừng cao su bạt
ngàn xanh thì con gái, trôi nhấp nhô cuối tận chân trời. Tôi ngẫm rằng, nếu anh
tận mắt nhìn thấy những cánh rừng cao su cũng do chính người Việt mình sang
trồng này, sẽ là liều thuốc giảm bớt nỗi đau anh mang gần suốt cả cuộc đời.
Phước thầy may chủ, mong sao có thần dược, mong cho những bài thuốc nam anh đang
dùng đúng bệnh, giúp anh sớm bình phục, để một lần thỏa mãn ước nguyện xuất
ngoại, bởi nước Lào vẫn còn đây, thiên đường Savannakhet vẫn đây và lời hò hẹn
cũng còn đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét