Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Vầng trăng trong “hoa giấu mặt”

Vầng trăng trong “hoa giấu mặt”
Hình tượng vầng trăng hiện ra sáng trong đến mười lần trong tập thơ “hoa giấu mặt” : tám lần trong Nội dung và hai lần trong Con mắt nghiêng.
Trong bài “Hoa”, vầng trăng tỏa hương thơm để thôi thúc sự đản sinh của một bông hoa vào sáng ngày hôm sau. Đây là tâm thức đôi. Bông hoa tỏa hương thơm trong khi vầng trăng tỏa ánh sáng. Đó chính là con mắt hân thưởng vầng trăng. Đó là khứu giác cảm nhận sự tồn tại của một bông hoa đang khoe hương sắc. Nhưng khi một phương thức cảm nhận được nhận thức hay được miêu tả dưới dạng thức của một phương thức cảm nhận khác thì đó đã là một cảnh giới tâm thức đôi rồi. Nhưng không chỉ có thế. Vầng trăng là tâm thức hay khả năng sáng tạo minh tưởng về bóng đêm hoặc sự tăm tối khiến cho nó hiển lộ trong hình hài một bông hoa ngời sáng trong ánh ngày. Điều này có thể được hiểu bằng nhiều cách thức. Ở trong một tầng ngữ nghĩa, bất kì điều gì được hiển lộ trong thế giới của thị giác và thính giác sẽ phát sinh từ những chiều sâu không thể đo lường được trong thức hải. Nó đề cập đến phạm trù mĩ học. Một bài thơ được hiển lộ trong một thế giới bên ngoài, nhưng tâm thức và khả năng sáng tạo thì tân tân khổ khổ suốt cả đêm không ai nhìn thấy để sáng tạo nên một bài thơ được hiển lộ trong ánh ngày rộng mở. Có thể bông hoa kia hay bài thơ này đại diện cho vầng mặt trời trong buổi ban mai.
Trong bài thơ “Tỉnh”, nhà thơ bước ra thế giới bên ngoài trong đêm tối để thu lượm ánh trăng. Nhưng ánh trăng lại bị một tán cây làm cho tan vỡ. Vì thế mà nhà thơ chẳng còn gì để mà thu lượm cả.
Điều này định nghĩa chức danh của một nhà thơ. Nhà thơ là một con người không phải bạc vàng mà chính là ánh trăng hay sự phong phú của trí tưởng tượng mới được coi là tài sản của mình. Và để thu lượm thứ tài sản này, nhà thơ giữ cho mình tỉnh thức trong đêm khi phần còn lại của thế giới này đã đi vào giấc ngủ.
Vầng trăng dệt nên một chiếc chiếu cói. Nhà thơ có thể nghe thấy tiếng dệt chiếu trong một dòng sông thấm đẫm ánh trăng. Chiếc chiếu có thể là thứ gì nếu không phải là một ma trận của ngôn từ hay còn gọi là thi ca? (Về làng)
Vầng trăng hay thức hải của nhà thơ luôn luôn tĩnh lặng ngay cả khi đối mặt với những cơn bão hoặc những thảm họa tự nhiên hay nhân tạo. Vầng trăng là chứng nhân thầm lặng của những thăng trầm trong cõi đời nhuốm mùi vật chất này.
Bhagvan Krishna 
Trà là loài cây có cội nguồn từ đôi mắt thông tuệ của Đấng Bồ Đề Lạt Ma Bhagavan(*) thuộc phái Thiền tu. Vầng trăng được phản chiếu trên dòng sông hay là sự say đắm thi ca được phản chiếu trong thức hải của bạn đọc có thể gây hưng phấn như một chén trà mang đến cho con người ta một nguồn sinh lực mới.
Chúng ta hãy để cho những con côn trùng làm những gì mà chúng có thể khi những vụ mùa thuộc nền văn minh của con người không bị kết tội để mang đi phá hủy. Bởi vì sự tưởng tượng của thi ca hay vầng trăng vẫn cứ đều đều phủ xuống. Sự minh ngộ đang hàng lâm nơi đó sẽ tiêu hủy tất cả những điều ô trọc trên đời.
Vầng trăng đại diện cho sự khai sáng. Nó chỉ hiển lộ ở trong tâm một vị Phật. Khi con người phát hiện ra nó, bóng dáng của họ hay bản thể bên trong họ phải cúi đầu trước nhà thơ hay còn gọi là Người được khai sáng.
Bóng trăng hay là sự phản chiếu của nó không đánh lừa ai cả. Nó không tạo ra bất kì con chim mồi nào để thu hút những vật săn. Người ta tự hỏi rằng chiếc lưỡi câu của trí tưởng tượng thi ca kiếm tìm điều gì để mang về trong cái bóng của một bản tâm tinh khiết hơn!.
Bìa tập thơ “hoa giấu mặt - hidden face flower 
 บุษบาซ่อนหน้าxuất bản tại Thái Lan, 2014, 
của Nhà in Sun Packaging (2014) Co., Ltd
Vầng trăng là biểu tượng của lòng trắc ẩn đối với muôn loài, lớn lao lẫn nhỏ bé. Cỏ càng héo tàn, ánh trăng càng rực rỡ để mang đến cho những cây cỏ héo tàn kia một nguồn sinh lực mới.
Mặc dù vậy, nhà thơ vẫn phát hiện ra một đám mây đang che phủ vầng trăng. Dường như nó muốn bịt kín đôi mắt thuộc về trí tưởng tượng của thi ca. Đó là, trên bề nổi, tập thơ mang tựa đề “hoa giấu mặt” đã đi đến cái đích cuối cùng của nó. Nhưng chẳng phải đám mây vẫn được chiếu sáng rực rỡ bởi ánh trăng kia dù cho vầng trăng có bị che khuất khỏi tầm mắt đó sao? Chẳng phải bạn đọc đã được soi sáng tâm linh sau khi đọc xong tập thơ này đó sao?
Vì lẽ đó, hình tượng vầng trăng hiển lộ thường xuyên trong các bài thơ của Nhà thơ Mai Văn Phấn đã dệt nên một cái tao riêng biệt trong “tấm chiếu thơ” - đó là “hoa giấu mặt”.
 Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
(Từ Calcutta, Ấn Độ)
Bản dịch của Phạm Văn Bình
Theo http://maivanphan.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...