Nhà văn Hồ Anh Thái đã xuất bản hơn ba mươi tập
truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận. Tác phẩm của anh đã dịch ra hơn mười thứ
tiếng và ấn hành ở nhiều nước. Tiến sĩ văn hóa phương Đông, Hồ Anh Thái hiện
làm công tác ngoại giao ở nước ngoài.
Nhà văn Hồ Anh Thái tại lăng Gia Long (Huế)
Sao lại đặt tên là Quảng Trường Đỏ cho một cái quảng trường trong Đại học
Washington? Red Square hẳn hoi. Giữa thành phố Seattle.
Sáng nào đến trường, anh cũng đi qua cái quảng trường này. Xuống xe buýt, đi lên mấy bậc cầu thang là vào Quảng Trường Đỏ. Vượt qua một pho tượng đồng, ngang qua một cái quảng trường lát gạch, bước lên những bậc thang rộng thoai thoải xếp nếp như những nếp gấp đồ chơi bằng giấy origami. Hết những bậc những cấp ấy là đến thư viện trường.
Quảng Trường Đỏ. Chỉ đơn giản là vì nó lát gạch đỏ.
Năm ấy, lần thứ ba anh đến thỉnh giảng. Ngay từ đầu năm đã rộ lên cái chuyện tổng thống Clinton dan díu với cô sinh viên thực tập Monica. Ông Clinton chối quanh. Ông không biết rằng tòa đã có trong tay băng ghi âm và bằng chứng. Tòa thì biết nhưng tòa cứ lằng nhằng dẫn ông vào bẫy nói dối. Nhưng cuộc tấn công sát phạt của phe Cộng hòa dần dần hóa thành phản tác dụng. Tự nhiên người Mỹ đâm ra ghét phe Cộng hòa. Người ta có thể chê trách một sự vi phạm đạo đức nhưng không phải bằng những đòn ráo riết hạ cấp. Tự nhiên người Mỹ quay ra ghét con bé thực tập. Xem kìa, mặt mũi như thế, sai lầm lớn nhất của tổng thống trong vụ này là đã chọn một con như thế mà dan díu. Tự nhiên phe Cộng hòa lại mất điểm.
Seattle bên bờ Thái Bình Dương, một năm thì đến sáu tháng mưa. Dầm dề. Áo khoác mũ mão ở đây thường phải tráng một lớp nhựa không thấm nước. Mưa rơi trên áo quần không bét hạt mưa ra không ngấm vào vải mà cứ thế cả hạt trôi tuồn tuột xuống. Mưa rắc trên Quảng Trường Đỏ, rửa trôi cứt chim trên mái vòm bằng đồng gỉ xanh. Mưa rửa mặt cho tượng. Rửa trôi cứt chim trên pho tượng đồng gỉ xanh.
Anh lại đi qua Quảng Trường Đỏ, qua pho tượng đồng gỉ xanh, bước lên những bậc cấp. Thư viện trường tổng hợp có hơn một triệu cuốn sách. Lúc ấy anh vừa đi xem phim về. Rạp chiếu trong khuôn viên trường, cách đó không xa. Ngang qua thư viện, gần mười giờ đêm thấy vẫn sáng đèn. Lúc ấy mới nhớ ra thư viện mở cửa thâu đêm. Mùa học thi, thâu đêm vẫn có sinh viên vào ngồi đọc sách tham khảo hoặc làm bài tập.
Anh tìm đến khu vực sách Đông Nam Á. Đến giá sách Đông Dương. Tất nhiên là toàn sách tiếng Anh. Tất nhiên là có một phần sách tiếng bản địa. Ở phần sách tiếng Việt, anh thấy có ba cuốn sách của mình. Một thanh niên gốc Việt đang đứng bên cạnh giá sách.
Họ làm quen. Cuối tuần, chàng gốc Việt đưa anh lên tiệm Việt ăn phở. Ăn cho đỡ nhớ. Ăn không phải để thưởng thức. Phở Việt kiều làm cho vừa miệng người Mỹ bản địa. Cho vừa miệng người gốc Việt không còn nhớ chính xác vị phở và thành phần phở. Bát phở to ở nhà gọi là bát ô tô, thì sang đây bát to hơn phải gọi là bát xe lửa bát tàu bay. Xe lửa tàu bay mới vừa dạ dày Mỹ. To như cái chậu. Phở phải ăn nóng đến thìa nước cuối cùng. Bát phở chậu thì làm sao mà đến thìa cuối cùng vẫn nóng cho được. Phở mà hơi ngọt đường. Phở mà rau húng vịt giá đỗ xùm xòa. Phở mà bánh vẫn chưa đủ mềm mướt. Bằng ấy chuyện được đưa ra nói khi hai người ngồi ăn phở. Thì cũng như pizza, pasta món ăn Ý ở Việt Nam đã được cải tiến cho vừa miệng người Việt.
Chàng gốc Việt kể chuyện nhà. Chị lớn chết trong trận pháo kích ở Vĩnh Long năm 1963. Ba của chàng phục vụ chính quyền Sài Gòn, năm 1975 đi cải tạo rồi mất năm 1983. Chàng cùng mẹ và các em chạy sang đây trước ngày 30.4.1975. Chàng học ngành y, vay nợ mà học, mỗi năm được học bổng mười hai nghìn đô, mỗi năm vay thêm hai mươi ba nghìn để học. Bây giờ bắt đầu đi làm, sẽ trả nợ trong vòng mười năm, mỗi tháng trả năm nghìn. Nếu làm tư nhân lương của chàng sẽ là mười nghìn/tháng. Nếu làm cho chương trình quốc tế thì chỉ được sáu nghìn, nhưng có cơ hội đi đi về về Việt Nam. Chàng chọn chương trình đi đi về về.
Chàng bảo các giáo sư trong nước được mời sang đây hầu hết chỉ là dạy tiếng Việt. Dạy chuyên môn thì hầu như phải qua phiên dịch. Trường hợp như anh là hiếm, anh dạy thẳng văn hóa phương Đông bằng tiếng Anh, mỗi buổi lên lớp không phải mất một nửa thời gian phiên dịch. Như thế người Mỹ họ mới nghĩ khác về giảng viên mình.
Kết thúc học kỳ, vài ngày trước khi anh về nước, chàng gốc Việt lại đến. Thôi, anh sắp về nhà, sắp được ăn phở thứ thiệt, em không mời anh ăn phở Seattle nữa. Anh đi uống cà phê Starbuck với em. Seattle thành phố Tây Bắc nước Mỹ có mấy đặc sản: Nhà hát Ballet Tây Bắc hàng đầu nước Mỹ. Hãng Boeing. Hãng Microsoft. Và cà phê Starbuck.
Chàng bảo hôm trước chàng đã mượn cả ba cuốn sách của anh về để đọc. Khi đem trả lại sách, chàng phát hiện ra cuốn thứ tư để lẫn sang phần sách tiếng Indonesia loằng ngoằng. Chàng đã mượn nốt.
Giữa hai lần đi ăn phở Seattle và đi cà phê Starbuck, họ có một lần gặp trong buổi anh nói chuyện về văn học Việt Nam.
Giáo vụ trường đề nghị anh nói chuyện. Giảng viên thỉnh giảng, vừa thỉnh giảng vừa hưởng chế độ nhà văn ngồi sáng tác và chia sẻ kinh nghiệm Writer - in - Residence thì nên nói chuyện văn chương Việt Nam sau năm 1975. Người ta thiếu là thiếu những nhận định về thời kỳ văn học này. Thì nói. Trong trường tổng hợp có nhiều trường chuyên biệt khác nhau. Anh đang thỉnh giảng cho trường Nghiên cứu Quốc tế Henry Jackson School of International Studies.
Anh lại đi qua Quảng Trường Đỏ để đến hội trường. Ngay phía trên những bậc cấp xếp nếp theo lối origami là một nhóm mấy ông già bà cả. Vẫn còn mặc áo len cộc tay ra bên ngoài chiếc áo bà ba như thời ở quê nhà. Họ cầm một xấp biểu ngữ có que cắm để giương lên. Họ đang tìm đường đi đến hội trường trong cái khuôn viên đại học như một mê cung. Thực ra họ đã đến gần hội trường lắm rồi. Hội trường tên là Kane, đọc âm Việt là Kên. Nhưng mà cứ líu quíu hỏi nhau bằng tiếng Việt. Ca-ne ở đâu, Ca-ne ở đâu. Một người ré lên. Ca-ne đó rồi. Thế là ùa ùa chạy đi. Đánh rơi cả đống biểu ngữ lổng chổng.
Buổi nói chuyện được rắc thêm gia vị. Bên ngoài đám ông già bà cả cầm loa tay chĩa vào hội trường hô đả đảo tẩy chay xùy đuổi. Cút về ngay, cút về Hà Nội ngay. Bên trong, đám trung niên lọt vào hội trường đóng giả người ngồi nghe nhưng chỉ nhằm đứng lên phát biểu. Tôi là Cang Nam, tôi là nhà văn, tôi sang đây vẫn viết nhưng không ai chịu đọc tôi, sách tôi in một nghìn cuốn để trong nhà mấy năm nay không bán được, con cái tôi đọc tiểu thuyết Mỹ chứ không đọc tiếng Việt của cha nó. Ông dừng ngắn. Rồi ông hướng về anh mà bảo anh là nhà văn thì anh sang đây làm gì, sang đây mà ăn bơ thừa sữa cặn của tụi Mẽo à nha. Trớ trêu. Ông đang ở đâu, ông đang ăn cái gì của ai, sao ông lại nói ngược.
Bên ngoài vẫn tiếng loa đả đảo cút về. Bên trong diễn giả vẫn nói, thính giả vẫn phát biểu. Hết nói hết phát biểu thì quây lại uống trà uống cà phê. Lại ông Cang Nam kia đến bảo với anh: tôi biết anh chỉ nói được đến thế thôi, anh còn dành đường để mà quay về nữa chớ. Rồi ông đưa cái danh thiếp. Anh muốn ở lại thì phôn cho tôi, tôi thu xếp liền à. Ông nói vừa đủ nghe hai người, nhưng chàng gốc Việt thính tai nghe thấy. Chàng bảo: chú nói vậy mà nghe được à chú, chú ở đây cũng đâu đã yên thủ tục đâu chú.
Hôm sau anh gửi qua thư điện tử cho chàng đọc bài anh tường thuật cuộc gặp gỡ kia. Chàng bảo anh viết thế làm gì. Anh à, đám biểu tình ấy không đáng cho anh viết, bài in ra có thể làm hỏng nỗ lực hòa giải giữa người Việt chúng ta. Cách đây dăm năm, anh đến đây thì sẽ thấy số người biểu tình gấp dăm ba lần. Bây giờ chỉ còn một nhúm từng này. Dăm năm nữa mấy ông bà già này sẽ tan tác hết, sẽ đau lưng đau chân liệt rung suy giảm trí nhớ. Anh bảo chàng không thấy hôm qua lọt vào hội trường còn có một cậu thanh niên nói năng rất hung hãn hay sao? Hận thù có khi cũng là di sản tiếp nối, có khi cũng là di truyền.
Cũng có khi anh đi bộ đến trường. Từ bên kia hồ, anh đi qua cầu là bắt đầu vào khuôn viên trường. Đại học Tổng hợp với mấy chục trường con. Trong ấy có hàng chục giảng đường, có khu phố sách, có nhà thờ sân vận động rạp hát rạp phim. Như một quận dành riêng cho giới giảng viên sinh viên. Trong ấy có những tuyến ô tô buýt chằng chịt.
Lần đầu anh nhảy lên một chiếc xe buýt. Quan sát người khác quẹt thẻ vé tháng mà làm theo, rồi tót ngay vào cái ghế trống ngay sau lưng người lái xe. Ngồi một lúc thì anh bắt đầu tự lấy làm lạ. Mọi người mới lên đều tìm đến những chỗ trống ở bên dưới, ở xung quanh, nhưng chưa thấy ai cùng ngồi vào cái ghế của anh. Các hàng ghế đều xếp ngang, hướng về phía trước, riêng cái ghế anh ngồi lại như một cái ghế băng, xếp theo chiều dọc thân xe, ngay sau lưng tài xế. Ánh nhìn của những người xung quanh là lạ. Cũng có thể họ không nhìn lạ, mà chỉ do anh cảm thấy, người Mỹ ít để ý người xung quanh.
Rồi. Anh đã nhận ra. Anh đang ngồi trên cái ghế dành riêng cho người tàn tật.
Hôm sau lên xe, anh chào người lái. Anh ta niềm nở hỏi lại. Biết anh là người Việt, tài xế vui vẻ chào, Good morning Vietnam. Anh ta nhắc tên bộ phim có Robin Williams đóng. Từ đó hễ hôm nào anh lên xe, người lái lại chào. Good morning Vietnam.
Anh cũng chứng kiến có lần người khuyết tật lên xe buýt. Bà ta đi xe lăn tay đến trước lối lên xuống. Người lái xe ấn một cái nút. Một tấm sàn kim loại hạ xuống nằm phẳng trên vỉa hè. Người đi xe lăn đẩy xe mình vào tấm kim loại ấy và được hót lên, nâng lên ngang với sàn xe rồi từ đó mà tự tay đẩy xe lăn vào trong khoang xe, ngồi ngay sau lưng tài xế.
Hành khách chờ cho xong công đoạn này rồi mới trật tự lên xe. Hành khách kiên nhẫn. Người khuyết tật kiên nhẫn. Tài xế kiên nhẫn.
Gần hết học kỳ, anh bay xuống San Francisco vào dịp cuối tuần. Đều là miền Tây, nhưng Seattle ở Tây Bắc, San Francisco ở Tây Nam. Đêm hôm ấy anh mở hộp thư điện tử. Thấy ngay cái thư của chàng gốc Việt. Anh đến nơi chưa? Chiều nay em đọc báo thấy vụ tai nạn xe buýt ở Seattle, đúng thời gian anh ra sân bay. Giọng điệu lo lắng.
Bài báo tường thuật vụ việc một tên cướp lên xe buýt, chĩa khẩu súng ngắn để trấn lột đồ của hành khách. Xe đang chạy trên cầu vượt. Đúng lúc thằng trấn lột để súng cướp cò. Viên đạn xuyên qua đầu tài xế. Chiếc xe lao qua lan can rơi xuống con đường bên dưới.
Mấy ngày sau, trở về Seattle, anh có ghé qua chỗ chiếc xe mất điều khiển rơi xuống. Ngay chỗ ấy có một pho tượng con quỷ màu vàng. Tượng đồ sộ, thô, xấu. Ai đó mới gắn dưới khóe mắt tượng một giọt nước mắt màu đen. Dưới chân tượng, người ta đặt những bông hoa, những ngọn nến đang leo lét cháy hoặc đã tắt, những tấm thiếp gửi thông điệp bày tỏ cảm xúc. Hãy yên nghỉ, hỡi người tài xế của chúng tôi. Tôi đã đi nhiều lần trên xe của anh, một con người cởi mở luôn sẵn sàng hợp tác. Anh đã sống cuộc đời một người tốt.
Thì cũng được những lời an ủi. Hay đó chỉ là lời mà người ta vẫn thường nói trước những người đã khuất mặt?
Cũng vào hôm ấy, anh nhận được một bức thư điện tử của người đồng nghiệp ở nhà. Về mà xem. Đồn đại nhiều chuyện lắm. Đồn rằng anh đi sang đấy chuyến này phức tạp và sẽ không trở về nữa. Đồn hay nhỉ. Cũng là một thứ thường tình với những người đang khuất mặt.
Rồi một ngày, anh bỗng tò mò nảy ý đến xem cái pho tượng bên này Quảng Trường Đỏ là tượng ai? Ngày nào cũng đi qua mà không băn khoăn thắc mắc. Anh tiến đến gần mà đọc dòng chữ trên tấm biển ở bệ tượng. Ô. George Washington. Chính ông. Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Cha già dân tộc. Father of the Nation. Ở thủ đô, có cái đài tưởng niệm ông cao hơn trăm mét hình cái bút chì. Cái bút thẳng đứng giữa trời. Dân Mỹ đùa bảo lúc nào cũng thẳng cứng như thế, ông là cha già dân tộc còn là ít, ông hẳn phải đẻ ra cả châu Mỹ.
Hình ảnh Washington trong tranh trong tượng đều có gương mặt cau cau. Miệng mím. Miệng móm. Tóc bông như mấy ông quý tộc quan lại Big Wig. Tượng ở đây cũng thế. Ông đứng thẳng người. Miệng móm mím nhìn thẳng sang thư viện, nhìn xuyên qua Quảng Trường Đỏ.
Lũ bồ câu ở đâu cũng chẳng biết phép tắc lễ nghi. Chúng đậu lên vai ông, chúng đậu lên đỉnh đầu ông. Tượng đồng gỉ xanh loang lổ vệt trắng cứt chim. Cứt chim chảy thành dòng từ đầu xuống, từ vai xuống. Xuống lưng xuống ngực xuống khắp người. Mưa dầm dề rửa trôi được đôi chút rồi khi mưa tạnh lại thấy vệt uế tạp loang lổ khắp người. Lưu cữu.
Lũ bồ câu vẫn xoen xoét trên đầu trên vai ông. Chúng ghé vào tai ông mà chuyện trò. Này ông, ông ơi, người ta bảo tóc ông không phải là bộ tóc giả Big Wig mà là tóc thật. Tóc thật của ông màu đỏ bông bông cứ như tóc rởm. Này ông ông ơi, răng ông rụng rất sớm, ông có cả chục bộ răng giả, bằng ngà voi và ngà hà mã, có mấy bộ bằng gỗ thơm. Gỗ thơm thì ông vẫn thối mồm. Người đau răng có đứng cách một mét thì vẫn phát tán hơi thối mồm. Mồm ông cứ móm cứ mím là vì vậy, phải không ông.
Hỗn hào. Nhưng Washington đã chọn thái độ của pho tượng. Một khi đã khuất mặt rồi, đã thành tượng rồi thì ta không thể làm gì để đáp trả và không việc gì phải đáp trả. Những lời xoen xoét nói xuôi nói ngược cũng chỉ là của lũ chim trời.
Sáng nào đến trường, anh cũng đi qua cái quảng trường này. Xuống xe buýt, đi lên mấy bậc cầu thang là vào Quảng Trường Đỏ. Vượt qua một pho tượng đồng, ngang qua một cái quảng trường lát gạch, bước lên những bậc thang rộng thoai thoải xếp nếp như những nếp gấp đồ chơi bằng giấy origami. Hết những bậc những cấp ấy là đến thư viện trường.
Quảng Trường Đỏ. Chỉ đơn giản là vì nó lát gạch đỏ.
Năm ấy, lần thứ ba anh đến thỉnh giảng. Ngay từ đầu năm đã rộ lên cái chuyện tổng thống Clinton dan díu với cô sinh viên thực tập Monica. Ông Clinton chối quanh. Ông không biết rằng tòa đã có trong tay băng ghi âm và bằng chứng. Tòa thì biết nhưng tòa cứ lằng nhằng dẫn ông vào bẫy nói dối. Nhưng cuộc tấn công sát phạt của phe Cộng hòa dần dần hóa thành phản tác dụng. Tự nhiên người Mỹ đâm ra ghét phe Cộng hòa. Người ta có thể chê trách một sự vi phạm đạo đức nhưng không phải bằng những đòn ráo riết hạ cấp. Tự nhiên người Mỹ quay ra ghét con bé thực tập. Xem kìa, mặt mũi như thế, sai lầm lớn nhất của tổng thống trong vụ này là đã chọn một con như thế mà dan díu. Tự nhiên phe Cộng hòa lại mất điểm.
Seattle bên bờ Thái Bình Dương, một năm thì đến sáu tháng mưa. Dầm dề. Áo khoác mũ mão ở đây thường phải tráng một lớp nhựa không thấm nước. Mưa rơi trên áo quần không bét hạt mưa ra không ngấm vào vải mà cứ thế cả hạt trôi tuồn tuột xuống. Mưa rắc trên Quảng Trường Đỏ, rửa trôi cứt chim trên mái vòm bằng đồng gỉ xanh. Mưa rửa mặt cho tượng. Rửa trôi cứt chim trên pho tượng đồng gỉ xanh.
Anh lại đi qua Quảng Trường Đỏ, qua pho tượng đồng gỉ xanh, bước lên những bậc cấp. Thư viện trường tổng hợp có hơn một triệu cuốn sách. Lúc ấy anh vừa đi xem phim về. Rạp chiếu trong khuôn viên trường, cách đó không xa. Ngang qua thư viện, gần mười giờ đêm thấy vẫn sáng đèn. Lúc ấy mới nhớ ra thư viện mở cửa thâu đêm. Mùa học thi, thâu đêm vẫn có sinh viên vào ngồi đọc sách tham khảo hoặc làm bài tập.
Anh tìm đến khu vực sách Đông Nam Á. Đến giá sách Đông Dương. Tất nhiên là toàn sách tiếng Anh. Tất nhiên là có một phần sách tiếng bản địa. Ở phần sách tiếng Việt, anh thấy có ba cuốn sách của mình. Một thanh niên gốc Việt đang đứng bên cạnh giá sách.
Họ làm quen. Cuối tuần, chàng gốc Việt đưa anh lên tiệm Việt ăn phở. Ăn cho đỡ nhớ. Ăn không phải để thưởng thức. Phở Việt kiều làm cho vừa miệng người Mỹ bản địa. Cho vừa miệng người gốc Việt không còn nhớ chính xác vị phở và thành phần phở. Bát phở to ở nhà gọi là bát ô tô, thì sang đây bát to hơn phải gọi là bát xe lửa bát tàu bay. Xe lửa tàu bay mới vừa dạ dày Mỹ. To như cái chậu. Phở phải ăn nóng đến thìa nước cuối cùng. Bát phở chậu thì làm sao mà đến thìa cuối cùng vẫn nóng cho được. Phở mà hơi ngọt đường. Phở mà rau húng vịt giá đỗ xùm xòa. Phở mà bánh vẫn chưa đủ mềm mướt. Bằng ấy chuyện được đưa ra nói khi hai người ngồi ăn phở. Thì cũng như pizza, pasta món ăn Ý ở Việt Nam đã được cải tiến cho vừa miệng người Việt.
Chàng gốc Việt kể chuyện nhà. Chị lớn chết trong trận pháo kích ở Vĩnh Long năm 1963. Ba của chàng phục vụ chính quyền Sài Gòn, năm 1975 đi cải tạo rồi mất năm 1983. Chàng cùng mẹ và các em chạy sang đây trước ngày 30.4.1975. Chàng học ngành y, vay nợ mà học, mỗi năm được học bổng mười hai nghìn đô, mỗi năm vay thêm hai mươi ba nghìn để học. Bây giờ bắt đầu đi làm, sẽ trả nợ trong vòng mười năm, mỗi tháng trả năm nghìn. Nếu làm tư nhân lương của chàng sẽ là mười nghìn/tháng. Nếu làm cho chương trình quốc tế thì chỉ được sáu nghìn, nhưng có cơ hội đi đi về về Việt Nam. Chàng chọn chương trình đi đi về về.
Chàng bảo các giáo sư trong nước được mời sang đây hầu hết chỉ là dạy tiếng Việt. Dạy chuyên môn thì hầu như phải qua phiên dịch. Trường hợp như anh là hiếm, anh dạy thẳng văn hóa phương Đông bằng tiếng Anh, mỗi buổi lên lớp không phải mất một nửa thời gian phiên dịch. Như thế người Mỹ họ mới nghĩ khác về giảng viên mình.
Kết thúc học kỳ, vài ngày trước khi anh về nước, chàng gốc Việt lại đến. Thôi, anh sắp về nhà, sắp được ăn phở thứ thiệt, em không mời anh ăn phở Seattle nữa. Anh đi uống cà phê Starbuck với em. Seattle thành phố Tây Bắc nước Mỹ có mấy đặc sản: Nhà hát Ballet Tây Bắc hàng đầu nước Mỹ. Hãng Boeing. Hãng Microsoft. Và cà phê Starbuck.
Chàng bảo hôm trước chàng đã mượn cả ba cuốn sách của anh về để đọc. Khi đem trả lại sách, chàng phát hiện ra cuốn thứ tư để lẫn sang phần sách tiếng Indonesia loằng ngoằng. Chàng đã mượn nốt.
Giữa hai lần đi ăn phở Seattle và đi cà phê Starbuck, họ có một lần gặp trong buổi anh nói chuyện về văn học Việt Nam.
Giáo vụ trường đề nghị anh nói chuyện. Giảng viên thỉnh giảng, vừa thỉnh giảng vừa hưởng chế độ nhà văn ngồi sáng tác và chia sẻ kinh nghiệm Writer - in - Residence thì nên nói chuyện văn chương Việt Nam sau năm 1975. Người ta thiếu là thiếu những nhận định về thời kỳ văn học này. Thì nói. Trong trường tổng hợp có nhiều trường chuyên biệt khác nhau. Anh đang thỉnh giảng cho trường Nghiên cứu Quốc tế Henry Jackson School of International Studies.
Anh lại đi qua Quảng Trường Đỏ để đến hội trường. Ngay phía trên những bậc cấp xếp nếp theo lối origami là một nhóm mấy ông già bà cả. Vẫn còn mặc áo len cộc tay ra bên ngoài chiếc áo bà ba như thời ở quê nhà. Họ cầm một xấp biểu ngữ có que cắm để giương lên. Họ đang tìm đường đi đến hội trường trong cái khuôn viên đại học như một mê cung. Thực ra họ đã đến gần hội trường lắm rồi. Hội trường tên là Kane, đọc âm Việt là Kên. Nhưng mà cứ líu quíu hỏi nhau bằng tiếng Việt. Ca-ne ở đâu, Ca-ne ở đâu. Một người ré lên. Ca-ne đó rồi. Thế là ùa ùa chạy đi. Đánh rơi cả đống biểu ngữ lổng chổng.
Buổi nói chuyện được rắc thêm gia vị. Bên ngoài đám ông già bà cả cầm loa tay chĩa vào hội trường hô đả đảo tẩy chay xùy đuổi. Cút về ngay, cút về Hà Nội ngay. Bên trong, đám trung niên lọt vào hội trường đóng giả người ngồi nghe nhưng chỉ nhằm đứng lên phát biểu. Tôi là Cang Nam, tôi là nhà văn, tôi sang đây vẫn viết nhưng không ai chịu đọc tôi, sách tôi in một nghìn cuốn để trong nhà mấy năm nay không bán được, con cái tôi đọc tiểu thuyết Mỹ chứ không đọc tiếng Việt của cha nó. Ông dừng ngắn. Rồi ông hướng về anh mà bảo anh là nhà văn thì anh sang đây làm gì, sang đây mà ăn bơ thừa sữa cặn của tụi Mẽo à nha. Trớ trêu. Ông đang ở đâu, ông đang ăn cái gì của ai, sao ông lại nói ngược.
Bên ngoài vẫn tiếng loa đả đảo cút về. Bên trong diễn giả vẫn nói, thính giả vẫn phát biểu. Hết nói hết phát biểu thì quây lại uống trà uống cà phê. Lại ông Cang Nam kia đến bảo với anh: tôi biết anh chỉ nói được đến thế thôi, anh còn dành đường để mà quay về nữa chớ. Rồi ông đưa cái danh thiếp. Anh muốn ở lại thì phôn cho tôi, tôi thu xếp liền à. Ông nói vừa đủ nghe hai người, nhưng chàng gốc Việt thính tai nghe thấy. Chàng bảo: chú nói vậy mà nghe được à chú, chú ở đây cũng đâu đã yên thủ tục đâu chú.
Hôm sau anh gửi qua thư điện tử cho chàng đọc bài anh tường thuật cuộc gặp gỡ kia. Chàng bảo anh viết thế làm gì. Anh à, đám biểu tình ấy không đáng cho anh viết, bài in ra có thể làm hỏng nỗ lực hòa giải giữa người Việt chúng ta. Cách đây dăm năm, anh đến đây thì sẽ thấy số người biểu tình gấp dăm ba lần. Bây giờ chỉ còn một nhúm từng này. Dăm năm nữa mấy ông bà già này sẽ tan tác hết, sẽ đau lưng đau chân liệt rung suy giảm trí nhớ. Anh bảo chàng không thấy hôm qua lọt vào hội trường còn có một cậu thanh niên nói năng rất hung hãn hay sao? Hận thù có khi cũng là di sản tiếp nối, có khi cũng là di truyền.
Cũng có khi anh đi bộ đến trường. Từ bên kia hồ, anh đi qua cầu là bắt đầu vào khuôn viên trường. Đại học Tổng hợp với mấy chục trường con. Trong ấy có hàng chục giảng đường, có khu phố sách, có nhà thờ sân vận động rạp hát rạp phim. Như một quận dành riêng cho giới giảng viên sinh viên. Trong ấy có những tuyến ô tô buýt chằng chịt.
Lần đầu anh nhảy lên một chiếc xe buýt. Quan sát người khác quẹt thẻ vé tháng mà làm theo, rồi tót ngay vào cái ghế trống ngay sau lưng người lái xe. Ngồi một lúc thì anh bắt đầu tự lấy làm lạ. Mọi người mới lên đều tìm đến những chỗ trống ở bên dưới, ở xung quanh, nhưng chưa thấy ai cùng ngồi vào cái ghế của anh. Các hàng ghế đều xếp ngang, hướng về phía trước, riêng cái ghế anh ngồi lại như một cái ghế băng, xếp theo chiều dọc thân xe, ngay sau lưng tài xế. Ánh nhìn của những người xung quanh là lạ. Cũng có thể họ không nhìn lạ, mà chỉ do anh cảm thấy, người Mỹ ít để ý người xung quanh.
Rồi. Anh đã nhận ra. Anh đang ngồi trên cái ghế dành riêng cho người tàn tật.
Hôm sau lên xe, anh chào người lái. Anh ta niềm nở hỏi lại. Biết anh là người Việt, tài xế vui vẻ chào, Good morning Vietnam. Anh ta nhắc tên bộ phim có Robin Williams đóng. Từ đó hễ hôm nào anh lên xe, người lái lại chào. Good morning Vietnam.
Anh cũng chứng kiến có lần người khuyết tật lên xe buýt. Bà ta đi xe lăn tay đến trước lối lên xuống. Người lái xe ấn một cái nút. Một tấm sàn kim loại hạ xuống nằm phẳng trên vỉa hè. Người đi xe lăn đẩy xe mình vào tấm kim loại ấy và được hót lên, nâng lên ngang với sàn xe rồi từ đó mà tự tay đẩy xe lăn vào trong khoang xe, ngồi ngay sau lưng tài xế.
Hành khách chờ cho xong công đoạn này rồi mới trật tự lên xe. Hành khách kiên nhẫn. Người khuyết tật kiên nhẫn. Tài xế kiên nhẫn.
Gần hết học kỳ, anh bay xuống San Francisco vào dịp cuối tuần. Đều là miền Tây, nhưng Seattle ở Tây Bắc, San Francisco ở Tây Nam. Đêm hôm ấy anh mở hộp thư điện tử. Thấy ngay cái thư của chàng gốc Việt. Anh đến nơi chưa? Chiều nay em đọc báo thấy vụ tai nạn xe buýt ở Seattle, đúng thời gian anh ra sân bay. Giọng điệu lo lắng.
Bài báo tường thuật vụ việc một tên cướp lên xe buýt, chĩa khẩu súng ngắn để trấn lột đồ của hành khách. Xe đang chạy trên cầu vượt. Đúng lúc thằng trấn lột để súng cướp cò. Viên đạn xuyên qua đầu tài xế. Chiếc xe lao qua lan can rơi xuống con đường bên dưới.
Mấy ngày sau, trở về Seattle, anh có ghé qua chỗ chiếc xe mất điều khiển rơi xuống. Ngay chỗ ấy có một pho tượng con quỷ màu vàng. Tượng đồ sộ, thô, xấu. Ai đó mới gắn dưới khóe mắt tượng một giọt nước mắt màu đen. Dưới chân tượng, người ta đặt những bông hoa, những ngọn nến đang leo lét cháy hoặc đã tắt, những tấm thiếp gửi thông điệp bày tỏ cảm xúc. Hãy yên nghỉ, hỡi người tài xế của chúng tôi. Tôi đã đi nhiều lần trên xe của anh, một con người cởi mở luôn sẵn sàng hợp tác. Anh đã sống cuộc đời một người tốt.
Thì cũng được những lời an ủi. Hay đó chỉ là lời mà người ta vẫn thường nói trước những người đã khuất mặt?
Cũng vào hôm ấy, anh nhận được một bức thư điện tử của người đồng nghiệp ở nhà. Về mà xem. Đồn đại nhiều chuyện lắm. Đồn rằng anh đi sang đấy chuyến này phức tạp và sẽ không trở về nữa. Đồn hay nhỉ. Cũng là một thứ thường tình với những người đang khuất mặt.
Rồi một ngày, anh bỗng tò mò nảy ý đến xem cái pho tượng bên này Quảng Trường Đỏ là tượng ai? Ngày nào cũng đi qua mà không băn khoăn thắc mắc. Anh tiến đến gần mà đọc dòng chữ trên tấm biển ở bệ tượng. Ô. George Washington. Chính ông. Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Cha già dân tộc. Father of the Nation. Ở thủ đô, có cái đài tưởng niệm ông cao hơn trăm mét hình cái bút chì. Cái bút thẳng đứng giữa trời. Dân Mỹ đùa bảo lúc nào cũng thẳng cứng như thế, ông là cha già dân tộc còn là ít, ông hẳn phải đẻ ra cả châu Mỹ.
Hình ảnh Washington trong tranh trong tượng đều có gương mặt cau cau. Miệng mím. Miệng móm. Tóc bông như mấy ông quý tộc quan lại Big Wig. Tượng ở đây cũng thế. Ông đứng thẳng người. Miệng móm mím nhìn thẳng sang thư viện, nhìn xuyên qua Quảng Trường Đỏ.
Lũ bồ câu ở đâu cũng chẳng biết phép tắc lễ nghi. Chúng đậu lên vai ông, chúng đậu lên đỉnh đầu ông. Tượng đồng gỉ xanh loang lổ vệt trắng cứt chim. Cứt chim chảy thành dòng từ đầu xuống, từ vai xuống. Xuống lưng xuống ngực xuống khắp người. Mưa dầm dề rửa trôi được đôi chút rồi khi mưa tạnh lại thấy vệt uế tạp loang lổ khắp người. Lưu cữu.
Lũ bồ câu vẫn xoen xoét trên đầu trên vai ông. Chúng ghé vào tai ông mà chuyện trò. Này ông, ông ơi, người ta bảo tóc ông không phải là bộ tóc giả Big Wig mà là tóc thật. Tóc thật của ông màu đỏ bông bông cứ như tóc rởm. Này ông ông ơi, răng ông rụng rất sớm, ông có cả chục bộ răng giả, bằng ngà voi và ngà hà mã, có mấy bộ bằng gỗ thơm. Gỗ thơm thì ông vẫn thối mồm. Người đau răng có đứng cách một mét thì vẫn phát tán hơi thối mồm. Mồm ông cứ móm cứ mím là vì vậy, phải không ông.
Hỗn hào. Nhưng Washington đã chọn thái độ của pho tượng. Một khi đã khuất mặt rồi, đã thành tượng rồi thì ta không thể làm gì để đáp trả và không việc gì phải đáp trả. Những lời xoen xoét nói xuôi nói ngược cũng chỉ là của lũ chim trời.
Hồ Anh Thái
Nguồn: daibieunhandan.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét