Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Du thuyền sông Hương nghe ca Huế

Du thuyền sông Hương nghe ca Huế 
Sau mấy ngày điền giã tại các tỉnh miền Trung, những cán bộ nghiên cứu của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật quyết định dừng chân tại Huế. Lịch trình đã định sẵn, ngày đầu đi khảo sát khu di tích thành nội bên bờ Bắc, ngày thứ hai đến các lăng tẩm bên bờ Nam, và du thuyền nghe ca Huế.
Hai phần ba công việc diễn ra thông đồng bến giọt, duy chỉ có kế hoạch nghe ca Huế trên sông Hương là không chiều theo lòng người. Thì ra, ca Huế trên sông Hương là một trong những điểm nhấn của các tuor du lịch ở đây.Vậy nên, nếu không đăng ký trước hàng tháng, thì khó có thể chen ngang để được nghe ca Huế xịn theo ý muốn. May thay, do sự quen biết với mấy ca nương, anh em trong đoàn của Tạp chí được xếp vào sô đầu.
5 giờ chiều, cái nắng tháng 6 vẫn rắc rực ngọn cây, nóng như đổ lửa quay quắt lòng người. Xuống thuyền, gần nước cái cảm giác đầu tiên vừa bồng bềnh, vừa mát dịu ùa đến. Trong tôi, bắt đầu xuất hiện chập chờn cái không gian của quá khứ, đồng thời có cả không gian mơ ảo ước vọng về tương lai đan trộn cái thực tại truớc mắt. Dòng Hương giang nước lững lờ trôi, bao năm rồi vẫn miệt mài như thế. Thừa Thiên Huế sông có nhiều, nhưng Hương giang luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của người dân ở đất thần kinh này. Bởi đây là con sông lớn nhất, đẹp nhất tạo ra những nét riêng của Huế. Theo sử sách, thì khởi nguồn của con sông này bắt đầu từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, do hai nguồn chính là Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng mà thành sông Hương. Bắt đầu từ ngọn nguồn, sông len lách chảy qua các chân núi, xuyên qua nhiều cánh rừng rậm và mang theo hệ động thực vật nhiệt đới, rồi lại chảy chậm chậm qua làng mạc xanh tươi, râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, sau đó hòa lẫn với hương thơm của hoa cỏ Huế... Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời (1).
Từ cái tên sông Linh, Kim Trà, Hương Trà, Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục đến sông Hương là cả mộ quá trình vận động chẳng một chút ngưng nghỉ của lịch sử. Không chỉ thuần túy mang tính tự nhiên, và ẩn chứa dấu tích lịch sử, Hương giang còn là dòng sông văn hóa, sông của thơ của nhạc, và của lòng người. Ngồi trên thuyền bồng bềnh, lại chợt nhớ đến câu thơ của Bùi Giáng:
Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say
Miên man say cùng quá khứ thì tiếng máy nổ đẩy con thuyền ra giữa sông như đưa tôi về thực tại. Nhìn về phía trước là cầu Phú Xuân với cảnh chộn rộn người qua lại, cây cầu đang mang trong nó âm hưởng của cuộc sống công nghiệp. Ngoái lại phía sau là cầu Long Hổ, xa nữa bên bờ Bắc là chùa Thiên Mụ, bên bờ Nam là núi Ngự Bình vẫn trầm mặc cùng thời gian. Và, ở miền thực tại, trong khoảng không gian có giới hạn của con thuyền, vẫn đủ cho các nghệ sĩ thực hiện một chương trình ca Huế có chọn lọc trên sông. 10 tiết mục của chương trình được chia thành hai phần, thứ tự là:
Hòa tấu nhạc cụ Lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ, theo giải thích của người dẫn chương trình thì lưu thủy tượng trưng cho dòng nước, kim tiền tượng trưng cho đồng tiền vàng, xuân phong là gió, long hổ là biểu hiện của sức mạnh. Cách giải thích đó là đúng, nhưng rõ ràng chưa đầy đủ với những ý nghĩa mà bản thân âm nhạc bao chứa. Thực ra tiết mục này thuộc loại nhạc đàn nằm trong hệ thống bài bản của ca Huế. Lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ có trong 10 bản Tầu (gọi là thập thủ liên hoàn hay 10 bản ngự) đều thuộc điệu bắc, tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, linh hoạt. Dùng tiết mục này để mở đầu chương trình là hoàn toàn hợp lý, bởi nó có sức cuốn hút người nghe một cách kỳ lạ.
Tổ khúc Nón quê em, nội dung ca ngợi vẻ đẹp chiếc nón bài thơ của xứ Huế.
Lý tình tang (còn gọi là lý mười thương), lời ca nói về những nét ấn tượng, dễ thương của người con gái xứ Huế: Một thương tóc xõa ngang vai/ Hai thương đi đứng vẻ ngoài có duyên/ Ba thương ăn nói dịu hiền/ Bốn thương mơ mộng mắt huyền thêm xinh/ Năm thương dáng điệu thanh thanh/ Sáu thương nón Huế những vành bay xa/ Bẩy thương những phút mong chờ/ Tám thương bến đợi bến chờ Hương Giang/ Chín thương em bước nhẹ nhàng/ Mười thương tà áo nhẹ nhàng bay bay.
Lý chiều chiều (cong gọi là lý qua đèo), người ta nói rằng, do Huế nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân, điều ấy đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hình thành của điệu lý này. Nội dung thể hiện một tình bạn cao cả được thể hiện qua lời ca: Chiều chiều dắt bạn qua đèo/ Chim kêu bên nớ, vượn trèo bên ni/ Thương ai nên phải đi đêm/ Bổ (ngã) ba keo thịt đất mềm không đau.
Nếu bốn tiết mục trên đã phần nào thu hút sự chú ý của các "tao nhân mặc khách" trên thuyền, thì đến hát Chầu văn - loại hát thờ gắn bó chặt chẽ với nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu ở điện Hòn Chén - lại tạo nên một sắc màu khác thường. Các nữ ca công với tà ào dài duyên dáng bỗng chốc trở nên nhanh nhẹ, linh hoạt hơn trong tiết tấu rộn ràng của âm nhạc, tạo ra sự hưng phấn xóa nhòa ranh giới giữa người diễn và người nghe.
Sau hát chầu văn, nghỉ giải lao 15 phút, thả hoa đăng để gửi những ước nguyện của từng người vào dòng sông, rồi tiếp đến phần hai của chương trình gồm các tiết mục:
Lý giao duyên, lời ca là một bài thơ giới thiệu về cảnh đẹp và những món ăn đặc sản của Huế như: bánh khoái chợ Đông Ba, bún bò Gia Hội, cơm hến Bến Cồn, nem An Cựu, rượu Phú Cam...
Hành vân, không phải là lý mà là một trong những bài bản của ca Huế. Hành vân thuộc điệu Nam, mang tính buồn thương, vương vấn, thậm chí có màu sắc của bi ai. Trong nội dung của chương trình ca Huế mà chúng tôi thưởng thức, tiết mục này một mặt như nhấn thêm nét đẹp vốn của sông Hương, mặt khác càng cho thấy những nét đặc sắc về giọng điệu, ngữ điệu trong việc kết hợp hòa quyện đến mức không thể tách rời với giai điệu âm nhạc.
Hò mái nhì, điệu hò này nằm trong hệ thống của hò Huế. Cũng như hò mái đẩy, hò mái nhì vừa mang tính phổ biến, lại vừa mang tính tiêu biểu. Tính phổ biến, đó là sự quảng đại của nó trong quần chúng nhân, còn tính tiêu biểu là khả năng biểu cảm nằm trong một hệ thống âm nhạc có tính khái quát cao. Giai điệu của hò mái nhì thường gợi dẫn mạnh mẽ cho người nghe về không gian, thời gian, địa danh, tình cảm chiều sâu của người dân xứ Huế...
Lời ca của hò mái nhì thường dựa trên thể thơ song thất lục bát hoặc có những biến thể của nó:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
Nghe nói lời câu hò trên là do cụ Ưng Bình Thúc Giạ ghi lại, đó là sự cộng cảm của bao thế hệ với tâm trạng của vị vua trước hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Rõ ràng dạng tình cảm này hoàn toàn phù hợp với không gian diễn xướng ở đây, đúng như các cụ xưa từng dạy "tức cảnh sinh tình", nghĩa là bất cứ tình nào cũng được nảy sinh từ những cảnh cụ thể. Có lẽ hò mái nhì không chỉ có sức cuốn hút với du khách, mà ngay cả với người dân xứ Huế cũng chẳng thể cưỡng lại được trước vẻ đẹp mê hồn của nó. Dương Bích Hà - tác giả cuốn Lý Huế - không khỏi bâng khuâng khi nhận xét về điệu hò mái nhì: "bằng một giai điệu trầm bổng mượt mà, với một nhịp điệu dàn trải, chậm rãi khoan thai nhưng phóng khoáng. Câu hò vút lên ngân nga, trải dài lan tỏa giữa mênh mang sông nước, rồi buông lơi bằng những bước phản hồi êm ái, như chùng xuống, chìm dần vào tâm tư, tự sự. Có một chút buồn man mác, bâng khuâng, một chút nhớ thương da diết và lưu luyến, xa xăm... để rồi tan vào sương chiều, trăng thanh non nước Hương Bình" (2).
Cũng phải thừa nhận rằng, trong 8 tiết mục ca - nhạc, thông qua sự biểu diễn của 5 ca công và 3 nhạc công, người nghe đã thấy một diện mạo cơ bản xứ Huế, với những địa danh nổi tiếng, con người thanh lịch, của ngon vật lạ mang nét riêng biệt. Cũng thông qua đây, phần nào có thể hiểu thêm được sự phong phú, đa dạng của các điệu hò, câu lý trong nền văn hóa âm nhạc của người dân cố đô. Nhưng, những tiết mục trên mới chỉ phản ánh được phần nhỏ đời sống tình thần của người dân sống ở đô thị hoặc gần đô thị mà thôi, còn một phần nữa có lẽ cũng không kém phần quan trọng, đó là những sinh hoạt trong đời sống thường nhật của người nông dân nơi làng xã được thể hiện qua nhiều câu hò, điệu lý. Đây là một trong những hình thức sinh hoạt văn nghệ mang tính dân gian nhất, ở đó tình cảm của người dân lao động từ đơn giản đến phức tạp đều được thể hiện một cách rõ nét nhất. ý thức được sắc diện đó, người thiết kế chương trình Ca Huế trên sông Hương không thể bỏ qua một "miền" âm nhạc đầy tính ngẫu hứng, sáng tạo trong các điệu hò gắn với lao động.
Hò giã gạo, đây là tiết mục cuối cùng của chương trình. Nội dung là cuộc đối đáp giữa nam và nữ, có lẽ cũng do hình thức trình diễn nên nó còn có tên là hò đối đáp. ở cách hò đối đáp này, nữ luôn là người đưa ra câu hỏi, nếu nam trả lời được những tình huống trong những trạng huống cụ thể, thì họ có thể nên duyên chồng vợ.
Vào đầu của cuộc hò đối đáp là hát mở (vỉa) để dẫn: Mời bạn ta lại hò khoan/ Tết đến xuân sang mai vàng đua nở/ Đến đây ta mở lời chào/ Mở lời chào khách đường xa/ Ham vui đến Huế hay là tìm ai/ Muốn thương nhau ta mượn câu hò tiếng hát/ Tâm sự đổi trao/ Xin mời thanh niên nam nữ mạnh dạn bước vào hò chơi.
Nó là hò chơi, nhưng cuộc chơi này hoàn toàn không đơn giản chút nào, nó vừa mang tính dân dã, lại vừa mang tính trí tuệ, không chút ngưng nghỉ, từ đơn giản đến phức tạp, thậm chí còn gấp gáp căng thẳng. Nữ hỏi, nam đáp.
Hỏi: Anh ơi em hỏi anh này/ trong trăm loại dầu có dầu chi không thắp/ trong trăm loại bắp có bắp chi không rang... Cái hay ở đây là ngay từ câu đầu tiên đã có yếu tố mở của bên nữ: "Trai nam nhi mà đối đặng, giải lụa điều em trao". Tất nhiên sẽ có những lời đáp lưu loát: Trong trăm loại dầu có nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp/ Trong trăm loại bắp có thứ lắp bắp mồm, lắp bắp miệng là thứ bắp không rang... Hình như người trả lời còn đang từ tốn đề chờ thời cơ "tấn công đối thủ". Người con gái cũng thể hiện được sự thông minh nhanh nhẹn bằng cách vin vào cớ "nghe anh hay chữ" để đưa ra câu hỏi về những con vật ở trên trời, dưới bể, nơi ruộng đồng, rừng núi... Cũng như những lần trước, người nam trả chính xác và tự tin hơn.
Nếu nữ cứ hỏi, nam cứ đáp thì cuộc đối đáp này rõ ràng không mang tính hấp dẫn, nhưng bước ngoặt của nó được thiết lập lần thứ hai bởi yếu tố mở mà người con gái đưa ra, bằng cách ví: Thân em như cái sạp vàng/ Thân anh như manh chiếu trải đường để em đi. Người con trai bắt đầu phản công: Lạy trời cho gió nổi lên/ Để cho manh chiếu úp lên sạp vàng.
Lại tiếp: Thân em như đóa hoa sen/ Thân anh bèo bọt chẳng chen được vào. Mặc dù vẫn còn phải nhờ vào sự cầu viện của bên ngoài, nhưng câu trả lời không kém phần thông minh: Cầu trời đổ trận mưa rào/ Cho sen chìm xuống để bèo trèo lên sen.
Hình như gần về cuối cuộc hò đối đáp, thì nữ lại nhường ưu thế cho nam. Chẳng hạn: Thân em như quả mít chín thời/ Bao chàng quân tử hưởng hơi đến gần, thì tính thực dụng của người nam nhi lại được thể hiện ngay tức khắc: Thân anh như con quạ bơ vơ/ Trông thấy mít chín anh xơi từ xơ đến cùi. Hay: Thân em như trái mãng cầu/ Đặt trên hương án có chầu lọng che, ắt thời sẽ gặp được sự quả quyết của đấng nam nhi: Thân anh như thể con dơi/ Chao qua liệng lại quyết xơi trái mãng cầu...
Và cuối cùng, nút thứ ba được gợi mở: Lúa lên ba tấc lúa xanh/ Trai chi ba lăm tuổi chưa thành vợ con/ Em đây xác lớn tuổi son/ Đôi ba nơi dạm hỏi nhưng vẫn còn đợi ai. Thế là "đối thủ" đã xiêu lòng, chàng trai không chút chần chừ gì mà rằng: Chờ chờ đợi đợi làm chi/ Anh đây vừa nút vừa khuy em cài. Rồi kết cục thì nàng đã xiêu thật sự và tự nguyện: Đi mô cho thiếp theo cùng/ Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp can. Thắng cuộc chàng khẳng định như đóng đinh: Em về thưa với mẹ cha/ Tháng giêng anh qua xin cưới, tháng mười mình sinh con.
Hò đối đáp trong dân dã là vậy, câu đối câu, ý đối ý, lời đối lời, một luật lệ về lối chơi chẳng dễ chút nào, ấy thế mà tính sáng tạo của người chơi hình như lại không có giới hạn. Như vậy, nếu nhìn rộng ra một chút thì dân ca xứ Huế không chỉ thiên về diễn tả nét thanh lịch, hào hoa của người dân cố đô, mà nó còn cho thấy tài ba ứng tác, ứng biến thông minh của cư dân xứ Huế nói chung.
Cho dù hò giã gạo hay một số điệu lý không nằm trong hệ thống bài bản của ca Huế, cho dù sông Hương không phải là không gian diễn xướng lý tưởng của những tiết mục trên... nhưng cách thức, kết cấu chương trình Ca Huế trên sông Hương để phục vụ du khách là một ý tưởng tốt của những người có trách nhiệm tổ chức. Đó cũng là việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn, giới thiệu các giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống của người dân xứ Huế đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hãy quên đi những câu hỏi mang tính hoài nghi, hãy hòa mình sóng nước Hương giang rồi đằm chìm vào câu hát điệu đàn của các ca công, nhạc công, thì bỗng thấy tâm hồn thanh thảnh và nhận ra rằng: 
Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc điện ngọc rồng
Tháp bẩy tầng, Thánh miếu, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam tòa
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ còn đợi khúc âu ca thái bình.
1. Tư liệu từ nguồn: Sông Hương - Wikipedia tiếng Việt.
2. Dương Bích Hà, Lý Huế, Viện Âm nhạc - Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1977, tr.48.
Nguyễn Dương Anh
Nguồn : Tạp chí VHNT số 302, tháng 8-2009
Theo http://vhnt.org.vn/

Nền tảng bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam

Nền tảng bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam 
Nhiều năm nay, đã có những bài viết bàn về bản sắc dân tộc cũng như các yếu tố dân gian trong âm nhạc Việt Nam nói chung và trong ca khúc mới Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, những yếu tố dân gian có vai trò như thế nào, khả năng và mức độ đóng góp của chúng ra sao trong việc biểu hiện bản sắc dân tộc của ca khúc mới Việt Nam? Đó là những vấn đề thiết nghĩ nên tìm hiểu và mong muốn được làm sáng tỏ.
 Năm 2011, chúng tôi thực hiện điều tra xã hội học, đưa ra 60 ca khúc quen thuộc để trưng cầu ý kiến công chúng đánh giá các nhóm thể hiện mức độ từ đậm, đậm vừa, nhạt và không có bản sắc dân tộc (1). 38 bài được công chúng thừa nhận là có sắc thái văn hóa dân tộc, trong đó 26 bài thuộc nhóm đậm (14 bài) và đậm vừa (12 bài) được dùng để phân tích tìm những yếu tố góp phần biểu hiện bản sắc dân tộc. Những yếu tố đó là thang âm - điệu thức ngũ cung, âm điệu dân ca nhạc cổ, tiết tấu dân gian, lối chuyển đổi giai điệu giữa có và không có tiết nhịp, các thủ pháp ca từ trong dân ca, các hình tượng ca từ được rút từ dân gian. Vậy, những yếu tố này thuộc bộ phận nào trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam? Để làm rõ vấn đề, có thể nhìn lại một cách vắn tắt như sau:
Về thang âm ngũ cung, những dạng thang âm điệu thức ngũ cung được sử dụng trong các ca khúc phân tích, đều phổ biến trong các bài dân ca ở nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, một số điệu như bắc, nam, oán - phổ biến trong đờn ca tài tử và ca Huế - là những thể loại có nguồn gốc bác học, đồng thời đang tồn tại trong môi trường dân gian. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan cũng khẳng định điều này trong nhiều công trình nghiên cứu của mình (2).
Về âm điệu, tất cả ca khúc có dùng âm điệu dân ca nhạc cổ thì đều lấy chất liệu âm nhạc từ những bài dân ca, hoặc những thể loại dân ca trong dân gian.
Về tiết tấu, các ca khúc có sử dụng một số dạng tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền, thì đều có nguồn gốc từ dân gian.
Về lối chuyển đổi giai điệu giữa không và có tiết nhịp, có mặt trong nhiều bài dân ca ở các vùng miền đất nước. Ngoài ra, đó cũng là lối cấu trúc phổ biến trong âm nhạc tuồng.
Về các thủ pháp ca từ: tất cả đều được khai thác từ trong dân ca thuộc các vùng miền của đất nước.
Về hình tượng ca từ, ngoài một số ca khúc sử dụng hình tượng Lạc Long Quân, Âu Cơ trong truyền thuyết, thì đa số sử dụng hình tượng trong văn học dân gian như cô Tấm, nàng Tô Thị, con cò, lá diêu bông..., hay hình tượng được rút từ đời sống dân gian: gánh gồng, sàng sảy, mùa lúa, làng tôi, cày cấy, trảy hội...
Điểm lại các yếu tố biểu hiện bản sắc dân tộc đã trình bày ở trên, có thể còn thấy một số yếu tố trong âm nhạc bác học cổ truyền, như các điệu: bắc, nam, oán, lối chuyển đổi giai điệu giữa không và có tiết nhịp..., hoặc hình tượng Lạc Long Quân, Âu Cơ chưa xác định rõ dân gian hay bác học. Tuy nhiên, ngay cả những yếu tố vừa nêu cũng tồn tại phổ biến trong dân gian. Như vậy có thể nói, đa số yếu tố biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới, đều có nguồn gốc từ dân gian. Vậy các yếu tố dân gian này có mối liên hệ gì với bản sắc dân tộc, đó là vấn đề cần được xem xét một cách khách quan.
Sau khi phân tích 26 ca khúc thuộc nhóm đậm và vừa, chúng tôi sẽ dùng thêm cả nhóm không có bản sắc dân tộc (15 bài) để tìm hiểu xem ca khúc thuộc 3 nhóm này liên quan gì tới sự có mặt của các yếu tố dân gian hay không? Quá trình phân tích đã cho kết quả như sau:
Ca khúc trong nhóm mang đậm bản sắc dân tộc đều chứa từ 3 đến 5 yếu tố dân gian.
Những ca khúc chứa 3 yếu tố dân gian: âm điệu, ngũ cung và hình tượng ca từ, có 3/14 bài, đó là: Sợi nhớ sợi thương (Phan Huỳnh Điểu - Thúy Bắc), Đóng nhanh lúa tốt (Lê Lôi - Huyền Tâm) và Chiếc áo bà ba (Trần Thiện Thanh).
Chứa 4 yếu tố dân gian, có 7/14 bài. Địu con đi nhà trẻ (Đào Ngọc Dung) có yếu tố âm điệu, ngũ cung, tiết tấu và hình tượng trong ca từ. Bà tôi (Nguyễn Vĩnh Tiến), có yếu tố ngũ cung, tiết tấu, thủ pháp ca từ và hình tượng trong ca từ. Em là hoa Pơ Lang(Đức Minh) có yếu tố ngũ cung, âm điệu, tiết tấu và hình tượng ca từ. Lời Bác dặn trước lúc đi xa (Trần Hoàn) có yếu tố âm điệu, ngũ cung, lối chuyển đổi giai điệu giữa không và có tiết nhịp, thủ pháp ca từ. Vui mở đường (Đỗ Nhuận), có yếu tố ngũ cung, lối chuyển đổi giai điệu giữa không và có tiết nhịp, tiết tấu, thủ pháp ca từ. Còn bài Những cô gái quan họ (Phó Đức Phương) và Tình ta biển bạc đồng xanh (Hoàng Sông Hương) đều có yếu tố âm điệu, ngũ cung, thủ pháp ca từ, hình tượng ca từ.
Chứa 5 yếu tố dân gian, có 4/14 bài. Mái đình làng biển (Nguyễn Cường), Chị Mai xuống chợ (Lê Lan), Về quê (Phó Đức Phương), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho) đều chứa đựng yếu tố âm điệu, ngũ cung, lối biến đổi giai điệu giữa không và có tiết nhịp, thủ pháp ca từ và hình tượng ca từ.
Các ca khúc trong nhóm mang bản sắc dân tộc đậm vừa, đều có từ 2 đến 4 yếu tố dân gian.
Ca khúc chứa 2 yếu tố dân gian, có 5/12 bài. Đường chúng ta đi (Huy Du - Xuân Sách), có yếu tố ngũ cung, tiết tấu. Con cò(Lưu Hà An), Lòng mẹ (Y Vân) và Câu chuyện đầu năm (Hoài An) có 2 yếu tố là ngũ cung và hình tượng ca từ. Còn Chiến thắng Điện Biên (Đỗ Nhuận) thì có yếu tố âm điệu dân ca và ngũ cung.
Chứa 3 yếu tố dân gian, có 5/12 bài. Bức họa đồng quê (Văn Phụng) có yếu tố tiết tấu, thủ pháp ca từ và hình tượng ca từ. Sao em lỡ vội lấy chồng (Trần Tiến), Lời ru Âu Lạc (Nguyễn Minh Sơn) và Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn) đều có yếu tố ngũ cung, thủ pháp ca từ và hình tượng ca từ. Em muốn sống bên anh trọn đời (Nguyễn Cường) thì có yếu tố âm điệu, ngũ cung và thủ pháp ca từ.
Chứa 4 yếu tố dân gian, có 2/ 12 bài. Tình ca Tây Bắc (Bùi Đức Hạnh - Cầm Giang) có yếu tố âm điệu, ngũ cung, thủ pháp ca từ và hình tượng trong ca từ. Ngày tết quê em (Từ Huy) có yếu tố ngũ cung, thủ pháp ca từ và hình tượng ca từ.
Các ca khúc trong nhóm không mang bản sắc dân tộc, đa số là không chứa đựng yếu tố dân gian nào.
Những ca khúc không chứa yếu tố dân gian, có 12/15 bài. Điều giản dị (Phú Quang), Vào hạ (Lê Hựu Hà), Tôi đi giữa hoàng hôn (Văn Phụng), Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Hoài cảm (Cung Tiến), Nụ cười sơn cước (Tô Hải), Trưa vắng (Huy Tuấn), Ru em bằng tiếng sóng (Dương Thụ), Dằm trong tim (Lương Hữu Bích), Tình khúc không tên số 2 (Vũ Thành An), Lời của gió (Duy Thái) và Giọt nắng bên thềm (Thanh Tùng).
Chứa 1 yếu tố dân gian, có 3/15 bài. Và tôi cũng yêu em (Đức Huy), Người đàn bà hóa đá (Trần Lập) đều có yếu tố hình tượng ca từ. Còn ca khúc Chí Phèo (Đinh Tiến Đạt) thì chỉ có yếu tố thủ pháp ca từ. Tuy nhiên, sự có mặt của các yếu tố này trong 3 ca khúc trên chỉ ở mức thoáng qua.
Như trên đã đưa ra số lượng yếu tố dân gian có trong từng bài ở các nhóm ca khúc mới được phân tích. Nếu đem so sánh chúng với nhau, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy các vấn đề sau:
Các ca khúc được xác định là có bản sắc dân tộc (đậm và đậm vừa), trong mỗi bài đều chứa từ 2 đến 5 yếu tố. Bên cạnh đó, ca khúc ở nhóm được xác định là không mang bản sắc dân tộc thì đại đa số là không chứa yếu tố dân gian nào. Nghĩa là, những bài không chứa đựng yếu tố dân gian chiếm đến 12/15 bài (80%) và chỉ có 3/15 bài (tỷ lệ 20%) có duy nhất 1 yếu tố dân gian, nhưng cũng chỉ xuất hiện thoáng qua.
Ca khúc ở nhóm được xác định là mang đậm bản sắc dân tộc đều chứa từ 3 đến 5 yếu tố dân gian. Bên cạnh đó, ở nhóm được xác định là có bản sắc dân tộc đậm vừa thì từng bài có từ 2 đến 4 yếu tố dân gian.
Nhóm mang đậm bản sắc, các ca khúc chứa 3 yếu tố dân gian có tỷ lệ công chúng lựa chọn thấp nhất (80,17% - 82,22%). Các ca khúc chứa 4 yếu tố dân gian thì tỷ lệ công chúng lựa chọn cao hơn (29% - 85%). Còn tỷ lệ lựa chọn cao nhất (86,25% - 94,35%) thuộc về các ca khúc chứa 5 yếu tố dân gian.
Nhóm mang bản sắc dân tộc đậm vừa, các ca khúc chứa 2 yếu tố dân gian có tỷ lệ công chúng lựa chọn thấp nhất (80,28% - 86,03%). Ca khúc chứa 3 yếu tố dân gian, tỷ lệ lựa chọn cao hơn (85,83% - 91,72%). Tỷ lệ lựa chọn cao nhất (94,66% - 95,83%) là các ca khúc chứa 4 yếu tố dân gian.
Từ những phân tích và so sánh ở trên, có thể rút ra những kết luận cơ bản như sau:
Qua kết quả điều tra, đa số ca khúc được công chúng đồng thuận cho là không mang bản sắc dân tộc, thì kết quả phân tích đều cho thấy chúng không chứa yếu tố dân gian nào. Chỉ số ít trong đó là có chứa duy nhất 1 yếu tố dân gian, tuy nhiên mức độ xuất hiện là thoáng qua. Có lẽ điều này đã không đủ để tác động lên cảm nhận của công chúng về bản sắc dân tộc.
Cũng từ kết quả điều tra của hai nhóm ca khúc được công chúng xác định là mang bản sắc dân tộc, khi phân tích cho thấy, trong các bài đều có chứa những yếu tố dân gian. Trong đó, số lượng yếu tố dân gian bài thấp nhất là 2 và nhiều nhất là 5.
Những số liệu so sánh ở trên đã chỉ ra, ca khúc ở nhóm mang đậm bản sắc dân tộc có số lượng yếu tố dân gian nhiều hơn ca khúc thuộc nhóm mang bản sắc đậm vừa. Số liệu so sánh ngay trong từng nhóm cũng chỉ ra những biểu hiện rất rõ về mức độ của bản sắc tỷ lệ thuận với số lượng các yếu tố dân gian có trong từng bài. Cụ thể là, ở nhóm đậm bản sắc thì những bài có chứa 3 yếu tố dân gian đều nhận được tỷ lệ lựa chọn thấp nhất từ công chúng. Đối với các ca khúc có chứa 4 yếu tố dân gian thì tỷ lệ công chúng lựa chọn cao hơn. Còn tỷ lệ lựa chọn cao nhất trong nhóm là các ca khúc có chứa 5 yếu tố. Trong nhóm mang bản sắc đậm vừa, quy luật này vẫn đúng. Chẳng hạn, những ca khúc chứa 2 yếu tố dân gian có tỷ lệ công chúng lựa chọn thấp nhất. Cao hơn là ca khúc có chứa 3 yếu tố dân gian. Tỷ lệ công chúng lựa chọn cao nhất trong nhóm là 2 ca khúc có chứa 4 yếu tố dân gian.
Từ những dẫn giải, phân tích, kết luận như trên, có thể tạm khẳng định rằng: văn hóa hay âm nhạc dân gian bao giờ cũng là nền tảng cho việc tạo nên bản sắc dân tộc trong ca khúc mới. 
1. Xem thêm: Trần Bảo Lân, Những yếu tố biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 339, tháng 9 năm 2012, tr.78-80.
2. Xem thêm: Nhiều tác giả, Đờn ca tài tử qua góc nhìn nghiên cứu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Viện Âm nhạc, Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xb, Hà Nội, 2011, tr.123; và Nguyễn Thụy Loan, Ca Huế - một thể loại bác học.
Trần Bảo Lân 
Nguồn: Tạp chí VHNT số 341, tháng 11-2012
Theo http://vhnt.org.vn/

Nhìn lại các dạng ca khúc trữ tình giai đoạn 1945 - 1975

Nhìn lại các dạng ca khúc trữ tình 
giai đoạn 1945 - 1975
Nếu tính chất âm nhạc chủ yếu của các bài hành khúc là khỏe khoắn, hào hùng, thì ca khúc trữ tình là những bài hát thể hiện chiều sâu nội tâm của con người với nhiều cung bậc khác nhau. Trong ca khúc trữ tình giai đoạn 1945 - 1975, cái tôi đã được đề cập, tuy nhiên nó không phải là cái tôi đơn lẻ, mà phải được hòa trong cái ta. Mặc dù cách giới thuyết như vậy chưa được ổn, nhưng có thể tạm chấp nhận để có cơ sở tách bạch các loại thể trong dòng ca khúc cách mạng với nhau.
Ca khúc trữ tình ra đời sau so với các loại thể khác. Trước năm 1945, có nguyên nhân riêng của nó, do hoàn cảnh lịch sử. Mặt khác, cũng phải thấy rằng các nhạc sĩ lúc đó chưa đủ khả năng, kể cả bút pháp lẫn cách nhìn nhận để sáng tác ra bài hát loại trữ tình. Từ năm 1945 đến 1975, theo thời gian, ca khúc trữ tình đã tìm được chìa khóa rồi hòa vào cùng dòng chảy của các loại thể khác. Tất nhiên, trên dặm đường ấy, ca khúc trữ tình cũng có những bước đi mang tính mềm dẻo với những biến thái riêng. Và, cũng tuỳ theo từng giai đoạn mà ca khúc trữ tình lại có những dạng mới phát sinh, làm cho diện mạo của nó đầy đặn, nhiều chiều, đa sắc màu hơn. Dẫu vậy, khi nhìn vào diện mạo ấy, chúng tôi thấy loại ca khúc trữ tình có thể chia thành mấy dạng sau: trần thuật, chính luận, dân gian, tình ca và trữ tình nghệ thuật.
Dạng trữ tình trần thuật
Chúng tôi đồng thuận với nhóm tác giả cuốn Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu, khi họ nhận diện ca khúc trần thuật: "Đó là sự giãi bày, sự kể lại những sự việc, những câu chuyện, những con người trong cuộc sống hiện hữu thông qua nhân vật “tôi”, “em”, “chúng ta”, hoặc một người khác trong cuộc” (1). Ngay dạng này, nó cũng thể hiện sự đa dạng, phong phú bằng nhiều nhánh khác nhau:
Nhánh đề tài về quê hương đất nước, thường thì các tác giả hay trần thuật theo motif quen thuộc: làng quê yên bình - giặc đến cướp bóc, đốt phá - nhân dân vùng lên kháng chiến - thắng lợi, nhân dân lại vui vẻ như xưa.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một loạt bài thuộc môtip này đã xuất hiện và để lại những dấu ấn mang tính thời gian cho âm nhạc cách mạng: Làng tôi, Ngày mùa (Văn Cao), Làng tôi (Hồ Bắc), Ba Vì năm xưa, Sẽ về thủ đô (Huy Du), Đường lên Tây Bắc, Mùa gặt (Văn An), Nhớ về quê em (Tân Huyền), Quê hương anh bộ đội (Xuân Oanh), Lên ngàn (Hoàng Việt), Quê em của Nguyễn Đức Toàn... là một những ví dụ nằm trong cách tư duy ấy.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dạng ca khúc trần thuật vẫn nối được dòng với thời kỳ trước, vẫn là những câu chuyện được thuật lại có đầu, có cuối, nhưng chất dân gian được in đậm hơn và bút pháp sáng tác trở nên già dặn hơn. Một nhận định để giúp chúng ta phân biệt được nó với các nhánh khác: "Cái khác với giai đoạn trước là sự sử dụng âm nhạc truyền thống rất phổ biến, có tính đại trà. Nhưng về nguyên tắc nó phân biệt với kiểu trần thuật dân gian ở chỗ nó chỉ mô phỏng cục bộ, chủ yếu là vận dụng chất liệu, còn các mặt cấu tứ, cú pháp, cấu trúc chung, cách xử lý ca từ... có thể không vận dụng hoặc có vai trò không đáng kể"(2).
Giai đoạn này, nhánh đề tài về quê hương đất nước không chỉ bó hẹp trong một vài địa danh của vùng Tây Bắc, mà mở rộng ra các vùng, miền khác, tính chất âm nhạc tuy dàn trải, nhưng có xu hướng đi vào chiều sâu nội tâm. Có thể điểm qua một số bài như: Quê tôi(Lưu Cầu), Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận), Trên đường ta đi (Bửu Huyền), Từ trên đỉnh núi, Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung), Địu con đi nhà trẻ (Đào Ngọc Dung), Vàm Cỏ Đông (nhạc Trương Quang Lục, thơ Hoài Vũ), Rặng trâm bầu, Qua bến Đò Quan (Thái Cơ)...
Nhánh đề tài về tình đồng đội, tình quân dân, tình người hậu phương và tiền tuyến cũng được thể hiện với nhiều sắc độ khác nhau.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp là: Tình vệ quốc (Nguyễn Đức Toàn), Anh và tôi (Lưu Cầu), Niềm thương mến (Phan Vân), Áo mùa đông (Đỗ Nhuận), Cô gái Vĩnh Hanh (Quốc Hương), Gửi mẹ phương xa (Hoàng Mai Lộc), Truyện người chiến sĩ (Lưu Hữu Phước).
Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chí trai ra mặt trận, phụ nữ phải đảm đương việc nhà, việc nước, làm thay công việc của chồng nơi hậu phương, cày bừa, đắp đập, đào mương. Điều ấy đã được phản ánh đậm nét qua tác phẩm: Đường cày đảm đang (An Chung). Đó là hình ảnh người phụ nữ tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng trong thời buổi chiến tranh. Cũng theo môtip này có: Tiễn anh lên đường (Nguyễn Văn Tý), Thư ra tiền tuyến (Thái Cơ), Những cô gái quan họ (Phó Đức Phương), Con gái đồng chiêm (Phạm Tuyên), Trai anh hùng, gái đảm đang (Đỗ Nhuận), Người con gái sông La (Doãn Nho)... Không còn chân yếu, tay mềm, yểu điệu, đào tơ như quan niệm ngày xưa, người phụ nữ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này chẳng kém gì giới mày râu, cũng phơi phới tự tin, và ngay ở những nơi lửa đạn, họ đã có những đóng góp rất đáng khâm phục. Cô gái mở đường (Xuân Giao), Nổi lửa lên em (Nhạc: Huy Du, lời Huy Du - Giang Lam), Lời ru trên nương (nhạc Trần Hoàn, thơ Nguyễn Khoa Điềm), Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ), Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương)... là những minh chứng điển hình cho điều vừa nói.
Dạng phong cách dân gian
Lại một giới thuyết để nhận diện những bài hát này: trước hết nó không phải là dạng bài vận dụng chất liệu dân ca và một số thủ pháp dân gian, mà có một đặc trưng bao quát nhất là: “sự mô phỏng, xuyên suốt đa điện, từ âm điệu đặc trưng, thang âm, điệu thức đến cấu trúc, cú pháp và các thủ pháp nghệ thuật khác. Tất nhiên, đặc trưng dân gian có thể đậm nhạt khác nhau ở mỗi tác phẩm, nhưng chúng phải tạo ra một cảm quan nó như dân ca mà không phải dân ca”(3).
Dạng bài hát viết theo kiểu dân gian, từ 1930 đến 1945 hầu như không xuất hiện. Lý do, giai đoạn ấy cần một sự hiệu triệu, cứng cỏi hơn là sự mềm mại, chiều sâu. Đến gần cuối những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ít ra các nhạc sĩ sáng tác đã ý thức được, họ là công dân của một nước có chủ quyền, và họ đang từng ngày, từng giờ tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến vĩ đại này. Một nguyên nhân khác, có thể coi đây như cái giá đỡ về mặt tư tuởng cho các nhạc sĩ, đó là chủ trương đi sâu vào thực tế để khai thác các vốn cổ của dân tộc, nhằm nâng cao giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Trong Báo cáo Xây dựng văn nghệ nhân dân trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2-1951), Đảng chỉ rõ, muốn nâng cao giá trị nghệ thuật thì phải: "Ra sức phát triển vốn văn nghệ cũ của dân tộc nhất là vốn văn nghệ bình dân... Phát triển vốn văn nghệ cũ có nghĩa là khai thác, hướng dẫn khả năng sáng tác nghệ thuật của quần chúng. Bởi quần chúng là người giữ gìn tất cả gia tài quý báu của nền văn nghệ bình dân xưa. Đó là phương pháp hiệu quả nhất để nền văn nghệ mới của chúng ta duy trì và phát huy được những bản sắc dân tộc tốt đẹp"(4).
Thế là từ đây, các nhạc sĩ đã vững tin hơn để sáng tạo ra nhiều sản phẩm tinh thần mang đậm chất dân ca. Những yếu tố dân ca của vùng châu thổ sông Hồng đã được chú ý khai thác để đưa vào trong các tác phẩm: Đóng nhanh lúa tốt (nhạc Lê Lôi, thơ Huyền Tâm),Lúa mới (Nguyễn Đức Toàn), Lúa vàng (Mạc Hy), Cấy chiêm (nhạc Tô Vũ, thơ Quách Vinh). Từ chất liệu hò sông nước của cư dân đồng bằng Nam Bộ, Hoàng Việt đã chưng cất rồi đưa vào Mùa lúa chín, và sau đó là Lên ngàn...
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhìn về số lượng thì rõ ràng dạng ca khúc này không nhiều, nhưng về chất lượng nó đã hé nhú những mầm xanh hy vọng để tỏa bóng mát ở thời kỳ tiếp theo. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở, bởi ngoài những định hướng cụ thể về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, ngoài những sở trường vốn có của từng nhạc sĩ, thì thời kỳ này, họ còn được trang bị những kiến thức cơ bản về bút pháp và thủ pháp sáng tác. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, hai miền chia cắt, đó cũng là yếu tố để thúc đẩy các nhạc sĩ sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị. Thời kỳ ấy, hầu như nhánh viết về đề tài quê hương đất nước chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt nó được nhấn mạnh ở hai mảng: nỗi nhớ miền Nam và niềm tự hào của người dân miền Bắc về cuộc sống mới trong hòa bình, dựng xây.
Nỗi nhớ miền Nam là tiếng lòng của người con xa quê ra miền Bắc tập kết. Một chút nhắn gửi trong Anh về miền Bắc (Đắc Nhẫn), một nỗi nhớ đến nao lòng trong Nhớ đàn xe nước, Nhớ về quê mẹ (Vân Đông). Dẫu có như vậy, nhưng vẫn một lòng son sắt, thủy chung, điều ấy đã được ghi lại trong: Giữ trọn tình quê (Văn Cận), Tình trong lá thiếp (Phan Huỳnh Điểu), và đặc biệt là Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp - Đằng Giao)...
Mảng về sự tự hào của người dân miền Bắc, được gắn chặt với những ca khúc viết về địa phương. Có lý do riêng của nó, đó là sự kiện vịnh Bắc Bộ (5-8-1964). Các nhạc sĩ đã đi thực tế ở những địa phương, nơi được coi là nóng bỏng nhất, và cho ra đời loạt bài hát: Quảng Bình quê ta ơi, Hai chị em (Hoàng Vân), Tiếng hò trên đất Nghệ An (Tân Huyền), Tiếng hát sông Lam (Đinh Quang Hợp), Gái sông La (Lê Hàm)... Tất nhiên, ngoài sự kiện trên, thì trước, hoặc sau đó, các nhạc sĩ đã ý thức được việc khai thác vốn dân ca để đưa vào tác phẩm của họ, đặc biệt nhiều nhạc sĩ tỏ ra có sở trường viết về mảng đề tài này. Chẳng hạn như Nguyễn Văn Tý có Bài ca năm tấn, Em đi làm tín dụng, Tấm áo mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh; Nguyễn Đức Toàn có Nỗi băn khoăn của chi Lảvà Khâu áo gửi người chiến sĩ...
Phải nói rằng, những ca khúc viết theo dạng dân gian là sự tiếp nối truyền thống một cách rõ nhất. Ngoài chất liệu thì từ ngôn ngữ, giai điệu đến lời ca, đặc biệt là yếu tố ngữ âm vùng, miền cũng như địa danh của từng địa phương được các tác giả chú trọng khai thác, làm cho mỗi bài hát có những sắc thái riêng. Mỗi bài hát sẽ là tỉnh ca hoặc địa phương ca, nó gắn liền với niềm tự hào, kiêu hãnh của con người ở vùng, miền đó. Điều ấy có thể giúp chúng tôi đủ tự tin mà khẳng định rằng: đó là ca khúc của Việt Nam chứ không phải của nước ngoài. Hay nói cách khác, đó chính là một trong những nét cơ bản để nhận diện đặc trưng của ca khúc cách mạng Việt Nam.
Dạng trữ tình chính luận
Nó được phân biệt với các dạng khác ở chỗ: tính chất âm nhạc vẫn là ngâm ngợi nhưng giàu kịch tính, điều ấy kéo theo sự đòi hỏi về nghệ thuật trình diễn mang nhiều yếu tố kỹ thuật. Đề tài phải mang yếu tố chính luận với những cảm xúc cá nhân cụ thể. Nội dung tác phẩm thể hiện qua ca từ phải có sự đan xen giữa màu sắc trữ tình và sử thi. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu trong từng tác phẩm là hơi thở của thời đại. So với các dạng khác, số lượng những bài trữ tình chính luận là không nhiều, nhưng nó cũng góp phần làm nên sự đa dạng của dòng ca khúc cách mạng Việt Nam.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhìn trên bảng tổng sắc của dòng ca khúc cách mạng, chỉ thấy xuất hiện một số bài: Hồn Việt Nam (Bùi Công Kỳ), Uất hận (Nguyễn Xuân Khoát - Bồ Tát), Ngày về (nhạc Lương Ngọc Trác, thơ Chính Hữu). Ngày về là tiếng nói có chiều sâu của tâm hồn, nhưng vô cùng đĩnh đạc (5).
Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dạng chính luận có những bước phát triển hơn so với thời kỳ trước, kể cả về số lượng và chất lượng. Chủ đề cơ bản vẫn là tổ quốc, ngoài ra còn một số tác phẩm có đề cập hình tượng người chiến sĩ, nhưng mang tính khái quát, không đi vào một con người cụ thể.
Chủ đề về tổ quốc có: Tổ quốc tôi trên mười năm đã lớn (Hồng Đăng - Nguyễn Liệu). Đây là ca khúc ra đời sớm nhất về chủ đề này. Tính chính luận của ca khúc là sự dõng dạc, đĩnh đạc không những thể hiện ở tiêu đề, mà còn được thể hiện trong lời ca: “Mười năm chống quân ngoại xâm, từng giọt máu đã ướt ruộng đồng...”(6). Trong khoảng thời gian này, Lời tổ quốc (Tô Hải) cho thấy không khí xây dựng đang diễn ra sôi động, và sự thay da đổi thịt đang từng ngày hiện ra trên miền Bắc, cũng như tương lai về một ngày thống nhất đất nước. Bài ca gửi đất liền (Lương Ngọc Trác) là hình ảnh về tổ quốc trong cơn lửa đạn. Tác giả đưa người thưởng thức cùng cộng cảm trong sự trìu mến, thiết tha khi nghĩ về tổ quốc, và nỗi căm giận trước sự tàn phá của quân thù. Mỗi bước đi thêm yêu tổ quốc (Tân Huyền), là bài hát mang phong cách trữ tình chính luận rất đậm nét. “Có được điều đó chính là do sự kết hợp giữa ngôn ngữ âm nhạc dõng dạc, hào sảng, thiết tha với lời ca mang tính khái quát cao về truyền thống lịch sử”(7).
Chủ đề về hình tượng người chiến sĩ cách mạng có: Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân), Những người bất tử (Lương Ngọc Trác), Bài ca chiến thắng (Trần Kiết Tường), Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc (Thuận Yến), Giờ hành động (Long Hưng - Thanh Hải).
Nhìn chung, những bài trữ tình mang tính chính luận, dù đối tượng phản ánh có khác nhau, nhưng lại có điểm giống nhau đó là : giai điệu âm nhạc chủ yếu sử dụng trên thang 7 âm diatonique với màu sắc điệu tính trưởng, thứ rõ ràng, ngôn ngữ âm nhạc hào sảng, khúc triết. Mặc dù vậy, do tính chất của loại thể có tính ngâm ngợi, mặt khác để phù hợp với dấu giọng của tiếng Việt, nên chúng vẫn mang được những đặc điểm của dân tộc. Bên cạnh đó, là lối cấu trúc không cân phương mà dàn trải theo chiều ngang - cái vốn có trong tư duy của người Việt Nam - càng làm cho ca khúc trữ tình chính luận có những đặc trưng khác biệt so với ca khúc của phương Tây.
Dạng trữ tình tình ca
Nói thật chính xác, đây là một nhánh nhỏ của dạng ca khúc trữ tình, nhưng có một điều đặc biệt, những bài hát thuộc dạng này, nội dung đề cập tới tình yêu đôi lứa. Cho dù nó có một tiền đề khá vững chắc là dòng ca khúc lãng mạn trữ tình trước đó; thứ nữa, trong dân ca cổ truyền đã đề cập nhiều đến lĩnh vực tình yêu; trực tiếp hơn, những bài hát trữ tình đã mở đường cho một xu hướng thể hiện tình cảm. Nhưng điều ấy, vẫn chưa hội đủ điều kiện để những bài hát thuộc dạng này ra đời và phát triển với đúng nghĩa của nó. Có những nguyên nhân riêng thuộc về các nhạc sĩ, có những nguyên nhân chung thuộc về lịch sử, bởi thế, chỉ sau 1954, mặc dù đất nước vẫn còn chia cắt, nhưng miền Bắc tạm có hòa bình, kéo theo những đòi hỏi mới về nhu cầu thưởng thức, lúc đó dạng bài hát tình ca mới bắt đầu ra đời.
Tất nhiên, sự ra đời của nó không thể rầm rộ và tự nhiên như dạng hành khúc được. Vì, như đã đề cập ở trên, lúc này cái ta phải được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Không có cái tôi của tôi, mặc dù cái tôi đó là lành mạnh. Vậy nên, ngay từ ngày đầu, tình ca đã có những bước đi khá thận trọng. Điều này, phần nào nói lên được khả năng ứng biến mềm dẻo nằm trong truyền thống văn hóa của dân tộc, mà các nhạc sĩ Việt Nam đã lĩnh hội được. Nhìn chung, để sáng tác tình ca, các nhạc sĩ đã đi theo ba hướng sau đây:
Hướng thứ nhất: hòa cái tôi bé nhỏ vào trong cái ta hùng tráng. Hoàng Việt đã chọn cách này, và ông là người đã đặt viên gạch đầu tiên cho tình ca cách mạng Việt Nam. Không chê và cũng không thể phê phán vào đâu được, dẫu đây là tình cảm riêng tư của vợ chồng ông, nhưng lại chẳng riêng tư chút nào. Đất nước trong thời lửa đạn, nên đó là tình trạng chung của nhiều người. Tài năng của Hoàng Việt là biết đẩy cái bình thường trở thành cái cao cả, cao thượng: "Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu xa. Đã biến tình đôi ta thành những cánh sao toả sáng. Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa. Bến nước Cửu Long còn đó em ơi! Biển lúa nương dâu còn mãi muôn đời. Là còn duyên tình ta với bao tiếng ca không thể xóa nhòa"(8).
Sau tám năm, lại xuất hiện một bài hát cũng theo cách đi này, nhưng không phải là sự cách trở giữa anh Bắc, em Nam, mà là cuộc chia tay để rồi anh Nam em Bắc. Tiễn anh lên đường (Nguyễn Văn Tý), bức tranh về tình yêu của đôi trai gái miền Bắc vừa dìu dặt, vừa trung trinh, nhưng cao hơn, mối tình lại được đặt trong nhiệm vụ chung của lúc đó là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. “Căm thù giặc Mỹ sục sôi, anh ra nơi tiền tuyến em vào dân quân. Đôi chúng ta đã chung một lời nguyền. Thề quyết đánh tan giặc Mỹ. Nam Bắc nối liền ta sẽ gần nhau”(9)
Hướng thứ hai: có thể nói, đây là một hướng đi mang tính mềm dẻo và hợp lý, tránh được mọi sự phiền toái cho tác giả. Hướng đi ấy là dựa vào môtip tình yêu trong dân gian truyền thống, đặc biệt là việc khai thác đề tài dân dã miền núi phía Bắc. Mở đầu cho hướng đi này, phải nói đến Tiếng sáo gọi người yêu của Nguyễn Đình Tấn, sau đó là Sao cô em chưa về của Lê Lan, rồi Trước ngày hội bắn của Trịnh Quý. Đặc biệt, Bùi Đức Hạnh đã phỏng thơ của Cầm Giang để cho ra đời bản Tình ca Tây Bắc khắc họa lại tình yêu của đôi trai gái Thái, mộng mơ và trong sáng, có thể ví như núi Mường Hum với dòng sông Mã. Khi nhìn nhận về những bài hát trữ tình dạng này, nhóm tác giả của cuốn Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu có nhận xét: "Trong tất cả những tác phẩm liên quan đến loạt bài hát tình ca “núi rừng” đã nảy nở hai yếu tố quan trọng cho hướng phát triển chung của dòng tình ca mới giai đoạn 1954 - 1975. Tình ca Tây Bắc của Bùi Đức Hạnh đề xuất một mô hình, một kinh nghiệm về việc vận dụng ngôn ngữ của nhạc mới vào tình ca. Trước ngày hội bắncủa Trịnh Quý đề xuất một mô hình, một kinh nghiệm về việc đưa nội dung đề tài mới vào tình ca"(10).
Hướng thứ ba: khai thác nội dung đề tài trong thơ đương đại. Đây cũng là cách làm có độ an toàn và tập trung cao. Tuy vậy, một số bài vẫn không thể quảng bá được sâu rộng trong công chúng, vấn đề là tính chất của thời điểm lịch sử. Dẫu sao, trong loại ca khúc trữ tình vẫn ghi nhận được một số bài tình ca như: Nhớ (nhạc Lê Yên, thơ Thanh Hải), Nhớ (nhạc Hoàng Vân, thơ Nguyễn Đình Thi), Tình em (nhạc Huy Du, thơ Ngọc Sơn), Bài ca người thủy thủ (nhạc Hoàng Vân, thơ Hà Nhật), Chiếc áo xanh (nhạc Lương Ngọc Trác, thơ Tố Hữu).
Dạng ca khúc nghệ thuật
Bất kỳ ca khúc nào cũng có tính nghệ thuật, nhưng không phải ca khúc nào cũng thuộc dạng ca khúc nghệ thuật. Vậy thì, tiêu chí để nhận biết ca khúc nghệ thuật là gì? Nói ngắn gọn, đó là tác phẩm viết cho giọng hát có phần đệm của nhạc khí. Ca từ có tính hình tượng, giai điệu phải khai thác được những yếu tố kỹ thuật cũng như yếu tố kỹ xảo cho giọng hát. Phần đệm phải có tính chất như một tác phẩm khí nhạc, phải tôn được vẻ đẹp của giai điệu, lời ca và không phá vỡ tính thống nhất của hình tượng âm nhạc.
Nếu với tiêu chí như vậy, thì Việt Nam thật khó mà tìm được bài nào thuộc dạng ca khúc nghệ thuật. Nhưng bằng cách nhìn thoáng đạt hơn, có thể tạm chấp nhận những bài sau thuộc dạng này: Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Bài ca hy vọng (Văn Ký), Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ)... Thực ra, ca khúc nghệ thuật là sự rút tỉa, chọn lọc những bài hát có giá trị nghệ thuật cao của nhiều dạng khác mà thành. Bài ca hy vọng kết cấu âm nhạc ngắn gọn, cô động, mạch lạc. Tính chất âm nhạc dặt dìu, nhưng có sức phát triển cao. Ca từ được chọn lọc và mang tính hình tượng... Tất cả những yếu tố ấy, hòa trộn, cộng hợp với nhau một cách hợp lý để tạo nên diện mạo của một ca khúc. Ca khúc ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử của đất nước đang nhiều cam go. Điều quan trọng hơn, trong nội dung của nó hàm chứa những cung bậc tình cảm vô cùng lớn lao, dẫn dắt người nghe vào miền cảm xúc của chân trời mênh mang, rộng mở...
Nhìn chung, những ca khúc thuộc dạng tình ca, ca khúc nghệ thuật không nhiều, nếu so với các dạng khác thì nó chiếm một tỷ lệ quá ít. Tất nhiên, số lượng nhiều hay ít là do bối cảnh lịch sử quy định. Nhưng, một điều có thể thấy rằng, sự xuất hiện của các dạng ca khúc nghệ thuật đã làm cho diện mạo của ca khúc cách mạng Việt Nam trở nên hài hòa hơn. Có thể ví tình ca và ca khúc nghệ thuật như những đóa hoa lạ, điểm tô cho ca khúc cách mạng thêm phần rực rỡ.
1, 2, 3, 7, 10. Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên, Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu, Viện Âm nhạc xb, Hà Nội, 2000, tr.216, 379, 373, 400-401, 406-407.
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2000), Một số văn kiện của Đảng, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.77.
5. Xin xem thêm Ngày về trong Tuyển tập ca khúc chọn lọc Lương Ngọc Trác, Hội Nhạc sĩ Việt Nam - Nxb Â m nhạc, Hà Nội, tr.4-6.
6, 8. Nhiều tác giả, Tiếng hát Việt Nam (1930-1963), tập 1, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1975, tr.247, 195.
9. Nhiều tác giả, Tiếng hát Việt Nam (1964-1975), tập 2, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1977, tr.44.
Nguyễn Đăng Nghị
Nguồn: Tạp chí VHNT số 342, tháng 12-2012
Theo http://vhnt.org.vn/



Quán cà phê lưu giữ dòng nhạc tiền chiến

Cafe lưu trữ nhạc tiền chiến
Giữa lúc cao điểm của cuộc sống hiện đại ngày nay, Thống Lộc Vàng là nơi mà các chủ quán cà phê cũ vẫn còn khó khăn để bảo tồn giá trị dòng không thay đổi âm nhạc theo thời gian cho các thế hệ tương lai.
những người yêu thích nhạc vàng tại Hà Nội sẽ không phải là rất quen thuộc với tên Lộc Vàng - ca sĩ bước ra khỏi cuộc sống đầy bi kịch, nhiều nước mắt. những người đam mê âm nhạc của mình thường xuyên lui tới các quán cà phê mang tên ông để thả hồn với âm nhạc, không phải sống lại những năm của một quá khứ xa xôi. 
Mỗi tuần, anh đã hát trong tất cả niềm đam mê hoàn toàn ban đầu để phục vụ những người yêu thích âm nhạc trẻ Hà Nội. Ở tuổi 70, giọng ca vàng Lộc vẫn còn khỏe mạnh, tâm trạng và đời sống tình cảm như sự mất mát nhiều hơn, đau khổ quyết tâm của mình để theo đuổi âm nhạc lãng mạn, trữ tình của mình.
"Nghệ sĩ Lộc Vàng trải qua một cuộc sống không biết đến hoang dã, khôn ngoan".
Tọa lạc tại số 71 Trich Sài Road, dọc theo gió Hồ Tây, quán cà phê vàng Lộc Nguyễn Văn Lộc (sinh năm 1945, rằng cuộc sống vẫn được biết đến như là ca sĩ Lộc Vàng) là địa chỉ cho những người thân yêu những người yêu nhạc tiền chiến (màu vàng ban nhạc) của dân tộc. Tên và biểu diễn âm nhạc độc đáo tại cửa hàng của mình từ lâu đã được vào tâm trí của Hà Nội cổ, sau đó mỗi thời gian truy cập vào cửa hàng, thưởng thức âm nhạc đặc biệt được, nó được tắm trong cảm xúc, suy nghĩ hoài lạnh và phản ánh, để tìm kiếm thư giãn thật sự, trở lại để năm tháng qua của cuộc sống, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống hôm nay.
Ông Nguyễn Văn Lộc quán cà phê này mở cửa vào năm 2008, một tuần, quán bar nhạc sống ông làm việc 03:00, thứ 2, thứ 5, thứ 7 tại 20h30 đến 22h30 khe thời gian. Những ngày này, các cửa hàng đông đúc hơn bình thường. 
Bất cứ ai lần đầu tiên đến mua sắm, gặp người đàn ông đã biến mùa thu cảm thấy ấn tượng. Ấn tượng bởi những cử chỉ ân cần, tình cảm của mình cho đội khách và nếu bạn có thời gian để ngồi nói chuyện, bạn sẽ bị ám ảnh bởi những thắt lưng buộc bụng mạnh trong đôi mắt đẫm lệ, chúc khóc của mình. Ông chia sẻ rằng anh mở quán cà phê này cho các mục đích kinh doanh, nhưng chỉ với một mong muốn duy nhất: muốn bảo tồn âm nhạc trữ tình trước năm 1945 đang dần bị xói mòn quý giá đối với các quốc gia bằng một quan điểm các lớp học của ông bây giờ là ca sĩ hát giọng Opera không phải đại diện cho tiếng nói của tất cả người dân Việt Nam. Và đáng chú ý hơn, cuộc sống bi thảm, nhiều nước mắt của anh cũng oán với âm nhạc này.
Ông nhắc lại rằng, kể từ khi tôi là một đứa trẻ, ông là người cha tài năng trồng ca lãng mạn, của nhạc vàng đậm, anh ngân nga và hát mỗi ngày say đắm những giai điệu mượt mà, quyến rũ của cô. Tại thời điểm đó, ông và bạn bè của ông sẽ tập trung đánh dương cầm, hát với nhau. Dần dần truyền âm nhạc trong tâm trí và lớn lên theo những kỷ niệm của thời thơ ấu của mình.
Nhưng cuộc đời đầy sóng gió cuộc đời mình đến bên cũng bắt nguồn từ tình yêu âm nhạc, mà đã dẫn ông đến một biến định mệnh với những năm đen tối nhất: Trong những năm 1970, nhạc tiền chiến được đánh đồng với ban nhạc vàng tình cảm, không được coi là một giá trị được phổ biến. Ông và bạn bè của ông đã bị kết án nhiều năm tù. Chôn tuổi trẻ của cuộc sống phía trước đẹp nhất của tất cả các lao động của mình, sau khi ra tù, ông đã đi khắp mọi nơi, như nhiều công việc để đi qua những khó khăn và thách thức của thời đại. Ông nói rằng ông đã may mắn được gặp người vợ hiền, là đồng tác cộng khổ trong những ngày khó khăn nhất. Anh còn nợ vợ
Khi định cư ở nhiều, xem xét, ông mở cửa hàng. Ông quản lý để mở quán cà phê với một mong muốn mang âm nhạc đến với công chúng hát ba lần nhưng không thành công, phần lớn là do những câu chuyện nền. cửa hàng cà phê nhỏ tại là kết quả của nhiều năm của ông về nỗ lực và bạn bè. Rất ít người biết rằng đằng sau sự thăng hoa ca hát trên sân khấu, anh phải vật lộn nhiều ngành nghề, ngay cả khi ông đã phải bán nhà, cầm cố tài sản ít ỏi của mình để quyên góp tiền để duy trì tính nhất quán.
Để giữ gìn và trân trọng những nét đẹp văn hóa của một ngàn năm đô của nền văn minh đã ở lần bị bỏ quên và bị bỏ rơi một điều đáng tiếc cách này, ông đã rất khó tính khi chọn ra những giọng ca sĩ đích thực, chuẩn âm sắc, "người hát ở Hà Nội Việt Nam", có thể truyền đạt những cảm xúc thật của bài hát, lấy người nghe trở lại quá khứ. Họ là những ca sĩ nghiệp dư bước ra khỏi cuộc sống, cùng mối quan tâm với âm nhạc dân tộc và có khả năng thổi vào các ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng.
Trong không gian cửa hàng nhỏ của mình, hình ảnh của mình treo trên tường mà tôi ngưỡng mộ nhạc sĩ như Đoàn Chuẩn, Văn Cao, Trịnh Công Sơn. Ông thuộc lòng tác phẩm và tác phẩm của họ bởi Nguyễn Văn Thương, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Khanh, Phạm Duy, Quảng Châu Kỳ ... Sau năm 1945 có những bản sao của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng ... mỗi đêm anh hát với tất cả trái tim mình, để phục vụ lợi ích chung.
Nói về những kỷ niệm với quán cà phê này, ông có phần tự hào nói rằng có những người ở Sài Gòn, các tỉnh xa, thậm chí những người nước ngoài muốn nghe âm nhạc Việt Nam đến để nghe cửa hàng của mình. Các bài hát tình yêu nhúng trong ký ức, khắc vào tâm trí của người dân trong các nghệ sĩ cũ có đề cập đến "Các chị em miền Nam" của Đoàn Chuẩn, "đêm đông" của Nguyễn Văn Thương, "Nới lỏng tay đua" của Nguyễn Văn Khanh, "tìm kiếm ký ức "của Nguyễn Văn Thái và không thể thiếu" Niệm khúc cuối cùng "của Ngô Thụy Miên - ca khúc như nghe khi vợ ông vẫn còn sống.
Những người đã từng là khách hàng quen của nhà hàng của mình, cũng sẽ cảm thấy sự chân thành hơi hiếm ông cho người vợ quá cố của ông. Anh sẽ không bao giờ ngừng khóc bên trong vì mất mát, hy sinh cho gia đình nhỏ của mình. Mỗi khi bạn đề cập đến vợ của mình, ông đã nghẹn. Năm 2002, vợ ông đã không khỏi bệnh, cô đã chết trong khi các gia đình đã phá vỡ tất cả mọi thứ, để lại nỗi đau to lớn và mang theo một phần của linh hồn mình cho mộ. Trong suốt 13 năm, kể từ khi vợ ông qua đời, những kỷ niệm của vợ, anh đứng trên sân khấu khô, với tất cả tâm hồn tôi hát những bài hát mà người vợ yêu của mình: "Mặc dù trời mưa tôi sẽ đưa bạn đến sự kết thúc của cuộc sống / Ngay cả khi những đám mây hay cơn bão có thể kéo qua đây ... Ngay cả nếu tôi muốn, muốn một ngàn chữ, có một cuộc sống / nó quá muộn / Oh yêu nào xin vẫn yêu em. " 
Video của quán cà phê vàng Lộc.
Nhiều người Hà Nội đến cửa hàng của mình như là một thói quen, một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ông cũng đối xử với khách hàng của mình chân thành hiếu khách của người tri kỷ bị thương, họ chia sẻ niềm đam mê cùng hát và thưởng thức âm nhạc. Vì vậy, không ngạc nhiên khi thấy cửa hàng ông chủ quen thuộc hầu hết mọi người và luôn dành thời gian để đặt câu hỏi, nói chuyện với họ.
Cuộc sống người dân của mình vẫn tin rằng ông có một sức mạnh kỳ lạ bên trong để có thể đứng lên để bão và vẫn hát cuộc sống của tôi với tất cả tâm hồn và trái tim của tôi với những vết sẹo sẽ không bao giờ lành trên sân khấu ngày hôm nay. Nhưng giọng điệu là tên giống nghệ sĩ bước ra khỏi cuộc sống của cô mãi mãi phạt đời đời, bất tử trong trái tim của những người yêu thích âm nhạc.
Lộc Vàng Cà phê - Mùa xuân mơ ước 
 Cà phê Lộc Vàng - Thu quyến rũ 
 Cà phê Lộc Vàng 
Gửi chị em miền nam
 Lộc Vàng Coffee - The Last Tình yêu 
Lộc Vàng Cà phê - Mùa thu cho bạn 
Cà phê Lộc Vàng - Mộng chiều xuân 
Bài và ảnh: Anh Quân
Nguồn Congluan
Theo  http://emdep.vn/

  Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh 7 Tháng Chín, 2023                                    ...