Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có rất nhiều những danh thắng nổi tiếng mà ở đấy bạn có thể hòa mình cùng với thiên nhiên bao la rộng lớn. Như chuyến du lịch tới Thiên Cầm để thưởng thức “tiếng đàn trời” từ gió biển Thiên Cầm thổi về, hay tới một dãy núi có tên Hồng Lĩnh, một dãy núi đã được xếp vào một trong những danh thắng nổi tiếng của nước Nam, và đặc biệt là ngôi chùa Hương Tích với vẻ đẹp có danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”
Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh
Chùa Hương Tích ở Hà Sơn Bình được coi là một nhân bản của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc địa phận xã Thiên Lộc, Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Hương Tích được xây dựng từ đời Lê Huy Tông vào khoảng năm 1680-1904
Chùa Hương ở Hà Tĩnh là một ngôi chùa trên núi và thường xuyên có mây mù bao phủ, chùa được xây từ đời Trần cùng với chùa Yên Tử. Con đường vào chùa Hương là một con đường mênh mông nước và qua một con suối có tên Hương Tuyền. Chùa cũng đã nhiều lần bị giặc tàn phá, cũng từng một thời bỏ không và không có sư về trụ trì.
Nhưng kể từ năm 1990 trở lại đây thì cứ vào ngày 18-2 hàng năm thì chùa Hương lại được đón tiếp hàng ngàn du khách từ khắp nơi, từ Hà Nội cho tới Yên Bái, Đà Nẵng…Cùng với những người dân quanh vùng Hà Tĩnh, Nghệ An đều vượt sông, vượt núi về tới đây thắp nén nhang và cầu mong mọi điều tốt lành đến với người thân và bạn bè.
Chùa gồm thượng điện và có động Tiên Nữ 36 cửa, suối Tiên Tắm, am Phun Mây. Ngôi chùa luôn tĩnh lặng giữa hàng rừng trúc, rừng thông cùng với tiếng thác độ đổ xuống từ quanh bốn bề đỉnh núi. Mỗi độ tháng giêng, tháng hai hay ngày rằm tháng 7 lại đón hàng vạn con nhang phật tử tới để tỏ lòng thành kính.
Chùa Hương Tích thường được làm gọi là chùa Hương, tọa lạc ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đỉnh Ngàn Hống, núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh. Hồng Lĩnh là thắng cảnh nức nổi tiếng của Hà Tĩnh. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.
Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, du khách có thể đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng 1,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.
Đường đi lên Chùa Hương Tích - Du lịch Thiên Cầm
Chùa được dựng từ thời Trần, hắn với truyền thuyết cổ xưa xứ Thiên Cầm, đó là sự tích Bà Chúa Ba tức con gái vua Diệu Thiện, con gái Sở Trang Vương, đến tu hành và đắc đạo ở đây.
Quần thể chùa Hương ở độ cao 650m, được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi con gái vua Diệu Thiện tu hành và hóa Phật. Chung quanh chùa còn nhiều cảnh quan như: động nàng tiên, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm…
Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả Chùa Hương Tích trong Thiên Lộc huyện phong thổ chí như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương… Người ta lấy đá xây thành am, trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa có đền thờ Đại vương núi Hồng. Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng… Một con suối xanh, theo bậc đá đi lên, mỗi bước lại một phong cảnh khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Hằng năm, hội lễ chùa từ đầu tháng giêng đến 19 tháng 2 âm lịch, đã tiếp đón đông đảo khách thập phương đến tham quan, lễ bái. 
Về với chùa Hương bước đầu cuộc hành trình trên thuyền chừng 30 phút sẽ đưa ta đi qua biết bao ngọn núi, bao cánh rừng với những mái chùa ẩn hiện ở xa xa. Ở đây mỗi ngọn núi đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. 
 Từ bến Hương Tuyền ta sẽ bước lên một chiếc thuyền nhỏ, nhẹ nhàng như một cánh lá lướt xuôi theo dòng nước êm đềm đưa ta về một cõi thật nên thơ. Nếu khởi hành vào lúc trời sáng sớm, cảnh vật còn bàng bạc trong màn sương sớm, chắc hẳn bạn sẽ không còn thấy thuyền, thấy sông, chỉ thấy mình bồng bềnh nhẹ lướt như đang thực sự đi về nơi tiên cảnh.

   Du thuyền trên bến Hương Tuyền 
chúng ta có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ
Du khách cũng có thể đi bộ, leo núi để 
ngắm cảnh núi rừng trùng điệp.

     Đường lên ngọn núi đẹp nhất 
Ngàn Hống với nhiều dốc cao lởm chởm
Ngày 28/1/2012 khu di tích lịch sử văn hoá - danh thắng “Hoan Châu đệ nhất danh lam” chùa Hương Tích đã khánh thành tuyến cáp treo chùa Hương Tích. Cùng ngày, Lễ hội chùa Hương Tích cũng chính thức được khai hội mở đầu cho năm du lịch Nhâm Thìn 2012 của tỉnh Hà Tĩnh. 
 Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp không những về “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan” mà còn hình thành lên những di tích có giá trị lịch sử văn hoá tín ngưỡng lâu đời , tạo lên một lễ hội văn hoá lớn.
Tuyến cáp treo bắt đầu từ bên trái đền thờ Miếu Cô lên chùa Hương Tích, chiều dài gần 1.000m, toàn tuyến có 7 cột cao từ 12-35m đi qua các triền núi, chênh lệch độ cao ga dưới lên ga trên 300m, thời gian một lượt đi từ Miếu Cô đến chùa Hương Tích hoặc ngược lại là 3,59 phút. Ngồi trong cáp treo ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây, những đồi thông cùng với những hòn đá lởm chởm được sương mù bao phủ tạo nên một khung cảnh nên thơ, hùng vĩ.
Ngồi trong cáp treo ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
Chùa Hương Hà Tĩnh từ rất lâu đã là điểm tâm linh, cũng như là một khu du lịch mà nhiều người biết đến, hàng năm cứ vào dịp lễ hội các du khách từ Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình...cũng vào đây đi lễ, cầu may, cùng với đó là để ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.Chùa Hương Tích nổi tiếng khắp xa gần không chỉ ở các điển tích, sự linh thiêng mà còn là danh thắng được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”.
Đến với Chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của sông nước, bao la của trời đất, hùng vĩ của núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của cổ tháp . Được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế.
Du lịch Chùa Hương Tích Hã Tĩnh là du khách đã du lịch tới ngôi chùa Hương Tích ở tỉnh Hà Tĩnh toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở.
Nói đến chùa Hương, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Hương Tích ở Hà Nội (Hà Tây trước đây), ít ai biết một ngôi chùa cổ ở Hà Tĩnh nằm trên núi Hương Tích, ở độ cao 550m so với mặt nước biển.
Từ trên nhìn xuống
Hương Tích là một trong bảy ngọn núi thuộc dãy núi Hồng Lĩnh, xã Thiên Lộc, huyện Cam Lộc, một trong những điểm du lịch nổi tiếng từ xưa đã từng được mệnh danh “Hoan Châu đệ nhất danh lam”.
Từ thành phố Hà Tĩnh, đi theo phía bắc khoảng 20 cây số đến ngã ba Nghèn. Tại đây có bảng chỉ dẫn vào chùa Hương Tích, đi thêm khoảng bảy cây số là đến chân núi.
Theo các tài liệu, chùa Hương Tích Hà Tĩnh có trước chùa Hương Tích ở Hà Nội. Chuyện kể rằng, vào thời Lê – Trịnh, các cung tần, mỹ nữ đa số được tuyển chọn ở Hoan Châu.
Hằng năm các người đẹp đi hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18/2 Âm lịch. Mỗi lần đi xa như vậy khá bất tiện nên Chúa Trịnh cho xây dựng thêm một chùa Hương Tích thứ hai ở Hà Tây để mọi người đi trẩy hội gần hơn.
Hồ Nhà Đường
Từ chân núi, có ba cách để lên đến chùa Hương Tích. Khách có thể đi bằng thuyền để lênh đênh trên hồ Nhà Đường khoảng hai cây số, sau đó đi bộ khoảng cây số nữa là đến cáp treo lên chùa.
Muốn nhanh hơn có thể đi xe ôm chạy thẳng lên đến nhà ga cáp treo. Thong thả nhất là chọn cách đi bộ đến cáp treo.
Nếu không muốn đi cáp treo thì đi bộ khoảng hai cây số nữa. Đi cách nào cũng có thú vị riêng.
Nếu đi thuyền, khách có thể ngắm cảnh đẹp bình yên trên hồ; nếu đi bộ sẽ trải qua cảm giác vượt thử thách. Đi xe ôm tuy không mệt nhưng đường khá xóc và không ngắm được phong cảnh núi rừng.
Đường đi
Nếu đi bộ du khách có một cuộc hành trình rất thú vị, nhìn ngắm được phong cảnh hoang sơ của núi rừng cùng trải qua những thử thách khó quên. Hết đoạn bậc cấp rồi đến đường đất, cả đoàn cứ đi mãi, đường lên cao dần và khó đi.
Thỉnh thoảng có người ngừng lại chụp hình vì cảnh quá đẹp với rừng thông xanh mướt, hoa rừng đủ loại lạ và đẹp hoang sơ, bên dưới là hồ Nhà Đường nước màu xanh, phẳng lặng; dãy núi im mình soi bóng xuống mặt hồ rất ấn tượng, tiếng chim, tiếng cây lá cựa mình…
Giai đoạn cam go nhất là phải lội qua hai đoạn suối nhỏ, tuy dễ đi nhưng phải chú ý kẻo trơn trượt ngã. Cảm giác đi mãi mà không đến đích và nơm nớp lạc đường.
Mọi người bảo nhau cứ theo đường dây điện mà đi vì chắc chắn đó là đường dây điện kéo lên cáp treo. Chùa Hương Tích trông cổ kính và không quy mô lắm.
Cổng chùa
Tuy nhiên chính yếu tố cổ xưa và đường đi khó khăn như vậy nên ai nấy đều cảm thấy mình đến chùa vì lòng thành. Hằng năm đến ngày 18/2 Âm lịch là hội chùa khách thập phương đổ về rất đông. Người ta cầu xin cho gia đình bình yên, cầu con cái, cầu cho mùa màng tươi tốt…
Vòng ra phía sau chùa, chúng tôi tiếp tục cuộc chinh phục lên đến đỉnh khoảng 500 bậc cấp. Nơi đây di tích còn lại được gọi là nền Trang Vương mà theo truyền thuyết, là nền ngôi chùa do vua Trang Vương lập nên lần đầu tiên thờ công chúa Diệu Thiện, con vua Trang Vương.
Chùa đã bị cháy nhiều lần. Từ trên nhìn xuống, rừng mênh mông bát ngát, xa xa là hồ Nhà Đường và hồ Cu Lây. Phong cảnh đẹp và gió mát khiến bao mệt nhọc tan biến.
Cảnh chùa
Trước đây, khi chưa có cáp treo, khách thập phương đến chùa phải đi thêm đoạn đường khoảng hai cây số nữa, đường dốc đứng, rất khó đi. Tuy nhiên sẽ gặp được trạm nghỉ Phật Bà bên dòng suối, bên dưới là khe Quỉ Khốc, phía trên có một am thờ nhỏ nhìn về phía Đông.
Khách hành hương quan niệm, đi đường bộ khó khăn vất vả như vậy mới được gọi là thử thách tâm Phật trên đường đi đến đất Phật. Khi về, chúng tôi chọn phương án xe ôm.
Khoảng mười phút vòng vèo đường đất quanh co, gập ghềnh là xuống đến chân núi. Thuận lợi hơn nhiều so với đi bộ nhưng chúng tôi rất hài lòng vì đã có dịp thử thách đôi chân, ngắm cảnh đẹp núi rừng.
Đào Thị Vân
Theo http://lienketviet.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Nhà văn Nguyễn Quốc Trung trên hành trình đất không đổi màu 26 Tháng Chín, 2023 Nhà văn Nguyễn Quốc Trung qua đời cách đây 2 năm vì Co...