Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Bài thơ Viên đá thời gian

Bài thơ Viên đá thời gian
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim
Chuyến đi ngắn và điều đáng nhớ
Ba lô xe đò Một lối đi riêng.
Nhớ thơ viết về Người
của cụ Hải Như
”Chúng ta thích đón đưa,
Người không thích.
Đến thăm chúng ta
Người thường “đột kích”,
Chữ “đột kích” vui này
Người nói lại cùng ta.
Và đường quen thuộc
Người chẳng đi đâu
Đường quen thuộc
Thường xa
Người hiện đến
bằng lối tự tìm ra
Ngắn nhất.
Người không muốn dẫm lên
mọi đường mòn có sẵn.
Khi đích đã ngắm rồi.
Người luôn luôn tạo cho mình
Một lối đi riêng”.
Cám ơn Bài thơ
Viên đá Thời gian.
50 NĂM NHỚ LẠI
Người hiền.

TÔI BÁT ĐẦU MỘT KÝ ỨC với Victor Thắng, kẻ xách va ly cho người vũ công già, trong 50 năm nhớ lại, người anh đã liên tưởng tới Người đàn bà xa lạ của họa sĩ Kramskoi. Số phận đã cho Victor Thắng được gặp người phụ nữ Nga, cho tâm hồn anh một lần được trú ngụ trong cái hiền hòa và nhân hậu của người Nga. Câu chuyện này giúp tôi neo đậu tại đây các bài thơ không quên. Tôi nói với Huỳnh Thi Kim Em “Mời bạn theo dõi câu chuyện này, không phải với cương vị CATAND nữa mà là nhân chứng chuyện cổ tích cho người lớn nói về Con Người”
PHAN CHI THẮNG 
VỚI HOA CỦA ĐẤT
Hoàng Kim
đề ảnh Phan Chi
“Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng anh thắng tuổi trăm”
Tôi đùa anh Thắng “Anh là Hoa Người. Hoa Người về Hoa của Đất, sau lưng Hoa Người là Vườn Mai và Cây Bồ Đề đấy’. Anh tặng tôi cuốn sách của anh về “50 năm nhớ lại”. Tôi tặng anh cuốn sách “10 đại văn hào Trung Quốc” có câu chuyện gần gũi…  Để bắt đầu câu chuyện , tôi sẽ kể vắn tắt với bạn Phan Chí Thắng là ai? Tôi đã kể về anh Phan Chí Thắng năm 2009, nay chỉ chép lại để hiến tặng bân đọc. Nhân chuyện vui, một bạn hỏi tôi: “Văn hóa là gì?” Tôi trả lời : “Các cụ có định nghĩa rồi. Văn hóa là điều người ta còn nhớ khi người ta đã quên đi tất cả”. Bạn tôi hỏi tiếp: “Theo anh thì anh Phan Chí Thắng là người thế nào? ”Tôi đáp không chút ngập ngừng: “Theo mình đó là một người rất hay, sâu sắc, tinh tế” và xòe năm ngón tay nhớ  bốn bài thơ và một bài văn của anh.
TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng
Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.
TA NỢ
Phan Chí Thắng
Ta nợ mặt trời chiếc bóng dưới chân
Ta nợ đêm thu tiếng sáo trong ngần
Ta nợ mẹ già tháng năm tần tảo
Ta nợ vợ hiền một thời thanh xuân
Ta nợ cuộc đời cúi đầu tạ lỗi
Ta nợ quê hương núi thẫm ráng chiều
Ta nợ lòng mình những lần thất hẹn
Ta nợ cuộc tình khoá lễ cầu siêu
Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng
Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi
Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong
Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng
Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông
GỬI HOÀNG KIM
Phan Chí Thắng
Nghe đêm vỡ giọt bên mành
Hương thơm như khẽ lay nhành phong lan
Mưa xa chớp loé trên ngàn
Lòng riêng chất chứa muôn vàn thiết tha
Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh…
MỘT GIỜ DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ
Phan Chí Thắng
Khổng tử thường đưa học trò đi các nơi du lịch sinh thái, vừa đi vừa dạy bằng cách trò chuyện với học trò. Các giáo án từ trên đưa xuống tỏ ra quá giáo điều và khô cứng nên ông không dùng. Mà ông cũng không bao giờ chuẩn bị giáo án. Ông phó mặc cho trí tuệ và cảm hứng dẫn dắt.
Vào một ngày đầu thu mát mẻ, ông đưa mấy người học trò ra vườn trúc. Những khóm trúc xanh nằm giữa bãi cỏ xanh. Xa xa có con suối róc rách, bên kia con suối là đồi chè rất xanh, vài ba thiếu nữ đang khom lưng hái chè.
Cầm chén rượu từ tay Tử Tư, người cháu duy nhất là môn đồ của ông, Khổng tử thư thái ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên đang bày ra trước mắt. Mấy người học trò cung kính chắp tay đứng sau lưng ông.
Bỗng Khổng tử cất tiếng:
– Hôm nay ta muốn các con trả lời câu hỏi: “Cái gì ở sau lưng người đàn bà?”
Sau vài phút suy nghĩ, Tử Tư bước lên:
– Thưa thầy, sau lưng người đàn bà là một giỏ đầy trách nhiệm. Mời thầy và các bạn nhìn lên đồi sẽ thấy những người phụ nữ đang còng lưng với cái giỏ chè.
Khổng tử chiêu một ngụm rượu, vuốt râu khen Tử Tư:
– Con là người có tấm lòng nhân ái và biết thông cảm với nhân quần. Ta cho con 7 điểm.
Đến lượt Mạnh tử:
– Thưa thầy, sau lưng người đàn bà là không có gì ạ. Bản thân người đàn bà đã quá đẹp, không còn cái gì xung quanh có thể so sánh nổi với người đàn bà nữa rồi. Ca dao có câu:
Trúc xinh trúc đứng đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
Khổng tử lại chiêu thêm một ngụm rượu, cười hiền hậu:
– Con có khả năng tư duy logic và là người tin vào Chân Thiện Mỹ. Ta cho con 7 điểm.
Đến lượt Tuân Tử:
– Thưa thầy, sau lưng người đàn bà là nhiều người đàn ông ạ. Đó là những người si mê chạy theo nàng.
Khổng tử cười lớn:
– Con nói đúng. Con biết đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng Tử. Ta cho con 7 điểm.
Tất cả các con đều nói đúng nhưng chỉ mới đưa ra được một câu trả lời chưa khái quát, lại quá phức tạp và có vẻ chữ nghĩa quá!
Đám học trò im lặng chờ thầy đưa ra đáp án. Khổng tử uống nốt chén rượu, chậm rãi nói:
– Rất đơn giản: Ở ngay sau lưng của người đàn bà là cái khoá áo ngực. Hầu hết thời gian trong ngày người đàn bà mặc áo ngực? Ta hiểu các con muốn nói là có những lúc người đàn bà không mặc áo ngực. Những lúc đó thì chúng ta chỉ quan tâm đến phía trước của người đàn bà thôi. Ha ha!
Các môn đồ cúi đầu suy nghĩ. Thầy của họ thật sâu sắc. Thầy dạy cho họ biết bao giờ người ta cũng nhận thức thế giới khách quan như nó vốn có nhưng lại theo quyền lợi của ta.”
PHAN CHÍ THẮNG TUYỂN VĂN
Anh Phan Chí Thắng có hai nhà, một nhà ảo và một nhà thật. Một nhà ảo mà thật, đó là  http://pcthang.vnweblogs.com; Một nhà thật mà ảo, đó là nhà số 10. Phan Chí Thắng tuyển văn có ba bài đáng để ý “Bình sinh Hồ Chí Minh” “Gia đình tôi” “Hậu duệ của Hàn Tín”. Đó là một ẩn ngữ thú vị, ban mai cho đời và nắng ấm cho văn.
BÌNH SINH HỒ CHÍ MINH
Phan Chí Thắng gửi Hoàng Kim ngày 30. 3 .2008 
“Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”
“Cách đây mấy ngày trong một cuộc tiếp xúc nhiều người tôi vô tình được nói chuyện với anh H. – cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H lấy anh cả của ông LĐT.  Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo. 
Có vài điểm thắc mắc: 1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ? 2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong “Hồ Chí Minh”. Còn chữ “Thơm” có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết? Sơ bộ như thế, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.”
“GIA ĐÌNH TÔI
Phan Chí Thắng
Năm 1957 cha tôi được “sửa sai”. Trên mời cha tôi ra Hà Nội nhận công tác. Dịp chỉnh huấn năm 1953 riêng cơ quan cha tôi có 7 người tự tử. Họ bị khép nhiều tội mà họ không hề mắc. Không ai tìm ra cha tôi có tội gì. Cha bị ghép là xuất thân con nhà quan lại bản thân thành phần tiểu tư sản theo cách mạng chưa chắc đã thật lòng. Không thật lòng thì có thể làm cho địch biết đâu đấy?
Cha tôi không tự tử. Sau này cha nói là một phần do cho đến năm đó cha chưa hề biết mặt tôi. Cha sợ nếu chết đi thì tôi sẽ khổ vì không có cha hoặc có cha nhưng cha mang tiếng phản động (vì mình chết rồi lấy ai thanh minh).
Từng là thư ký của tướng Nguyễn Chí Thanh đang là Trưởng ban Chính trị Công an Thừa thiên cha tôi được (hay bị) thuyên chuyển ra Nghệ an chờ nhận công việc mới.
Qua đường dây liên lạc cha nhắn tin đón mẹ con tôi lên chiến khu. Phải lần thứ hai chúng tôi mới đi thoát. Du kích đưa chúng tôi lên rừng bố trí ở trong một căn nhà lá. Sáng hôm sau cha và mấy người trong cơ quan mới đến. Trong số những người mặc bộ bà ba đen đeo xắc cốt giống hệt nhau tôi vẫn đoán ra ai là cha mình và lao vội vào lòng ông.
Sau một tháng đi xuyên rừng chúng tôi mới ra đến Nghệ an. Đoạn nào dễ đi thì tôi tự đi chỗ hiểm trở thì có người cõng tôi. Tôi mới 6 tuổi. Vì hầu hết là đi ban đêm nên chủ yếu là tôi được cõng. Tôi đi qua những địa danh mà sau này tôi không bao giờ quên. (Hôm đầu tháng Tư vừa rồi tôi về Lệ Thuỷ thăm quê của nhà thơ Trần Quang Đạo đại tá Thọ bạn của Đạo khoe ở vùng này có một suối nước nóng 103 độ C tôi nói tôi biết rồi luộc trứng ăn được nhưng hơi nồng vì trong nước có nhiều lưu huỳnh. Thọ ngạc nhiên: “Anh tới suối nước nóng này bao giờ?” tôi nói là từ năm 1953 Thọ tỏ ra rất thú vị).
Qua đất Hà Tĩnh có một đọan chúng tôi được đi “xe lửa” (một toa xe hàng còn sót lại do người đẩy trên quãng đường sắt vẫn còn ray). Ngồi chen chúc trên sàn xe nhưng ai cũng thấy sướng sau những ngày đi bộ xuyên rừng hai chân nứt nẻ toé máu.
Chúng tôi được bố trí nghỉ một ngày ở nhà cụ Phan Châu Trinh. Tôi còn nhỏ quá không biết cụ Phan Châu Trinh là ai thấy mọi người nói về cụ với lòng ngưỡng mộ sâu sắc con tim trẻ thơ của tôi ghi sâu tình cảm với cụ ngay từ lúc đó.
Ra đến Nghệ an cha tôi mới biết là mình bị chuyển sang làm thuế vụ. Ông kiêu hãnh vứt trả quyết định bỏ về ở Nam Vân – Nam Đàn. Phải chăngtừ ngày ấy định mệnh đã gắn tôi Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 vĩnh viễn với mảnh đất Nam Đàn?
Ở Nam Đàn mấy tháng thì hoà bình lập lại đất nước bị chia làm hai miền. Bà ngoại tôi chỉ có hai người con gái mẹ tôi là con đầu cậu tôi đã chết đuối năm lên mười tuổi. Ông ngoại tôi ghét thực dân Pháp bỏ quan (tôi không biết ông làm chức quan gì chắc là chức nhỏ thôi Tôn thất có ít chữ nghĩa thể nào chả được một chức quan) theo bạn sang Lào làm ăn bị ngã nước chết khi bà tôi mới 27 tuổi. Bà ở vậy nuôi con. Bà yêu tôi lắm. Những năm ở Huế tôi sống với bà là chính. Những lần bị Tây đuổi bà một bên nách là tôi bên kia là gói vài cái áo quần và cuộn thuốc Cẩm Lệ.    
Đất nước chia cắt nhớ thương con cháu quá bà dắt dì tôi đi xuyên rừng ra Nghệ an tìm chúng tôi bỏ lại sau lưng nhà cửa ruộng vườn và cuộc sống no đủ dấn thân vào quãng đời gian khổ mấy chục năm trên đất Bắc chiến tranh và nghèo đói. Mẹ tôi dệt vải nhuộm nâu còn bà giã lá gai làm bánh mang ra chợ bán. Có lần bà ngủ gật chày giã phải tay ngón cái từ đó bị tật cong queo cầm điếu thuốc lá rê…
Sau đó cha tôi mua nhà và mảnh ruộng ở Thịnh Sơn Anh Sơn. Ông quyết định về làm ruộng. Không hẳn là ông thấy cần tự cải tạo lao động mà ông không có việc gì để làm ngoài việc tối tối đi dạy bình dân học vụ. Ông làm thơ những bài thơ ông làm thời cải cách ruộng đất sau này ông đốt hết và vĩnh viễn không làm thơ nữa trừ những bài thơ khóc bạn đọc ở đám tang những người bạn ra đi trước ông. Ông cũng không thích tôi làm thơ bài thơ nào tôi viết ra ông cũng xé đi hoặc cất giữ rất bí mật. Ông muốn tôi theo đuổi con đường khoa học kỹ thuật tránh xa chuyện văn chương vì vậy mãi tới năm 56 tuổi khi cha tôi đã mất rồi tôi mới tí toáy viết lách.
Như đã nói năm 1957 trên mời cha tôi ra Hà nội nhận công tác hình như có sự can thiệp của chính Đại tướng Nguyễn Chí Thanh điều này tôi không dám chắc vì tính cha tôi ít khi nói chuyện với con cái về công việc của mình tôi chỉ nghe mẹ nói thế. Ông từ chối về lại ngành công an. Những người bạn vào sinh ra tử năm nào nhưng đã “đấu tố” ông trong chỉnh huấn nay vẫn còn đó ông không muốn làm việc với họ nữa. Thế là ông về làm biên tập viên ở Nhà Xuất bản Sự Thật nay là NXB Chính trị quốc gia. Ông chơi thân với ông Minh Tranh Giám đốc Nhà xuất bản người sau này bị cho là thuộc nhóm xét lại. Bởi vậy cha tôi cứ lẹt đẹt ở chức Trưởng phòng chính trị cho đến lúc về hưu mặc dù từng tham gia dự thảo nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và lãnh tụ. Sau này khi đã già mắc bệnh pa-king-sơn ông không tự đi được nữa song năm nào dịp tết cũng bảo tôi lấy xe đưa ông đi thăm ông Minh Tranh.
Vài tháng sau cha tôi được phân một phòng 24 mét vuông trên tầng hai ở 169 Mai Hắc Đế tiêu chuẩn độc thân. Cha đón mẹ tôi ra Hà nội trước bà ngoại ở lại bán nhà bán ruộng xong thì đưa tôi ra Hà nội.
Tôi có hai cái bình minh đáng nhớ ở Nghệ An. Một lần đi thuyền trên sông Lam. Sương khói lãng đãng trên sông xa xa là những ngọn núi tím mờ bãi ngô xanh mướt hai bên bờ sông tiếng hò lan trên mặt nước thấm vào đâu đó trong không gian tuyệt đẹp bao quanh. Và lần hai là khi bà cháu chúng tôi dắt nhau đi lúc tờ mờ sáng sau lưng là 4 năm thơ ấu của tôi là nấm mộ cô em gái tôi chết khi mới mấy tháng tuổi chỉ vì không có vài viên thuốc cần thiết. Chó sủa ăng ẳng tiễn đưa chúng tôi ra đi không ngày trở lại.”
HẬU DUỆ CỦA HÀN TÍN
Phan Chí Thắng
1. Cụ Vi Văn Định từng làm tổng đốc tỉnh Thái Bình dưới thời Pháp cai trị nổi tiếng đàn áp cách mạng nhưng thực ra cụ là người trí thức cách mạng ngoài miệng cụ chửi cộng sản nhưng ngầm giúp che giấu cán bộ hoạt động bí mật. Hai cuộc họp hội nghị trung ương đảng được tổ chức thành công tại chính nhà cụ trong khi thực dân Pháp ráo riết tìm kiếm khắp nơi. Cụ đã gả hai người con gái là bà Vi Kim Ngọc cho nguyên Bộ trưởng giáo dục chính quyền cách mạng Nguyễn Văn Huyên bà Vi Kim Phú cho giáo sư Hồ Đắc Di nguyên Giám đốc Đại học và gả cô cháu Vi Nguyệt Hồ cho giáo sư Tôn Thất Tùng.
Cụ đã hiến tặng ngôi nhà riêng tại phố Trần Bình Trọng  cho Đảng một thời làm nhà khách Trung ương. Sinh thời cụ và Bác Hồ có qua lại thăm nhau.
2. Ngồi nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng Lưu Bang hỏi ông:
– Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
Hàn Tín nói:
– Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.
Lưu Bang lại hỏi:
– Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hán Tín trả lời:
– Thần thì càng nhiều càng tốt.
Lưu Bang cười nói:
– Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Hán Tín đáp:
– Bệ hạ không có tài cầm quân nhưng có tài cầm tướng vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Sau lần đó Lưu Bang càng sợ tài của Tín và quyết trừ khử cho được.
Sử ký Tư Mã Thiên ghi đại ý: Năm 196 TCN Trần Hy làm phản. Lưu Bang thân hành làm tướng đem quân đi đánh. Lã Hậu muốn gọi Hàn Tín vào để giết nhưng sợ ông không đến nên bàn với tướng quốc Tiêu Hà giả vờ sai người từ ngoài chiến trường chỗ Lưu Bang trở về báo tin rằng: Trần Hy đã chết các chư hầu các quan đều đến mừng. Tiêu Hà lừa Hàn Tín rằng:
– Tuy ngài ốm cũng xin cố gắng vào mừng.
Hàn Tín theo Tiêu Hà vào cung Lã Hậu lập tức sai võ sĩ trói ông rồi mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc. Lã Hậu giết tiếp cả ba họ nhà Hàn Tín. Sau khi Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô thấy ông đã chết nhà vua vừa mừng vừa thương.
Tiêu Hà trước kia là ân nhân của Hàn Tín ra sức tiến cử ông với Lưu Bang nhưng cuối cùng lại chính Tiêu Hà lừa ông vào cung cho Lã Hậu giết. Bởi vậy đời sau nói rằng Hàn Tín làm nên sự nghiệp nhờ bởi Tiêu Hà mà chết cũng do tay Tiêu Hà.
3. Gần tết lão Hâm sang nhà ông tổ phó dân phố biếu cuốn lịch. Cơ quan in lịch nhiều quá biếu không hết nên chia thêm cho anh em mang đi đối ngoại.
Ông tổ trưởng dân phố người gầy gò thấp bé một mắt bị hỏng trong chiến tranh ông là thương binh loại hai. Ngày ngày hai vợ chồng ngồi dán túi nilon gia công cho người ta. Căn nhà nhỏ một tầng khá giản dị.
Ông tổ phó được phân công lo chuyện cung cấp nước cho dân đi ghi chỉ số công tơ tháng tháng đến từng nhà thu tiền nước. Những ngày hè nước chảy ri rỉ hoặc không chảy các hộ dân cứ nhè ông mà réo mà than phiền. Ông lăn lộn với bà con nên ai cũng quý thấy ông nghèo ai có cái gì cũng cho.
Ông tổ phó pha chè rút bao Thăng Long mời lão Hâm. Chuyện qua chuyện lại lão Hâm mới biết ông tổ phó là cháu của cụ Vi Văn Định – một người lẫy lừng tên tuổi. Khi biết vợ lão Hâm từng học cùng trường với chị Hà con ông Nguyễn Văn Huyên và là cháu ngoại của cụ Vi Văn Định ông tổ phó mới chậm rãi kể về giòng họ Vi mà người ta vẫn cho là người dân tộc Thổ ở Cao Bằng.
Ông tổ phó nói hiện ông còn giữ bộ gia phả giòng họ Vi được chạm trên nhiều tấm đồng lá theo đó chữ Vi chính là cắt ra từ chữ Hàn trong tiếng Hán. Một ngưòi con của Hàn Tín chạy thoát sang Việt nam đổi thành họ Vi sợ hậu thế không biết đến gốc gác của mình là từ Hàn Tín - vị võ tướng hiển hách thời Lưu Hán Đế – nên đã cho làm bản gia phả nói trên.
Lão Hâm ngắm ông tổ phó người nhỏ thó theo tài liệu thì Hàn Tín cũng nhỏ bé thể chất yếu ớt.
Không thể ngờ được là cái ông tổ phó ốm yếu nghèo nàn nhưng cần cù lo cho dân này lại chính là hậu duệ của Hàn Tín.
Ghi chú thêm về truyện ngắn “Gia đình tôi” của Phan Chí Thắng đã đăng trên sách Nhà số 10 Tập truyện ngắn Nhà Xuất bản Lao Động 2010. Trên hộp thư nhà ảo của bài “Gia đình tôi” có lời nhắn tin của Nguyễn Minh Châu:”Kính gửi Anh Thắng. Có phải Ba của Anh tên là Chư? Em trai anh tên là Quyết? Vợ anh tên là Chính? Con gái anh tên là Thuỷ? Nhà số 10 là số 10 Phùng Hưng? Nếu đúng như vậy – anh em mình biết nhau đấy từ hồi anh mới học ở Liên Xô về“.
Tôi rất tâm đắc với những bài viết trích dẫn trên đây của anh và nhắn:  Cám ơn anh đã tặng bài thơ “GỬI HOÀNG KIM Nghe đêm vỡ giọt bên mành Hương thơm như khẽ lay nhành phong lan  Mưa xa chớp loé trên ngàn Lòng riêng chất chứa muôn vàn thiết tha Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh…” Em hiểu sâu sắc : “Tôi có hai cái bình minh đáng nhớ ở Nghệ An…” trong ‘Gia đình tôi’. Em rát muốn anh viết tiếp “Người đàn bà xa lạ” kết nối ’50 năm nhớ lại’. Em đồng cảm tiếng tri âm “sau lưng người đàn bà là một giỏ đầy trách nhiệm” trong “Một giờ dạy học của Khổng Tử” và tỉnh thức với ‘ĐÊM DÀI XÒE MỘT BÌNH MINH” khởi đầu điều mới mẻ.
NGỌC TRONG ĐÁ
Lâm Cúc nhà thơ nữ vốn ám ảnh bạn đọc với tập thơ Đãi Trăng và bài thơ Tháng Ba kỳ ảo được nhiều người biết. Câu chuyện NGỌC TRONG ĐÁ giữa những người bạn quý đã giúp tôi tìm được KHO BÁU CHÍNH MÌNH:  Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn,  Ngọc cho đời,  Ngọc phương Nam, Dưới đáy đại dương là ngọc. Tôi ngộ được minh triết ở Ngày xuân đọc Trạng Trình,  500 năm nông nghiệp Brazil và  Ngọc lục bảo Paulo Coelho  ẩn tàng những niềm vui phúc hậu an nhiên.
Trong Ngọc lục bảo Paulo Coelho tôi đã kể bạn nghe chuyện ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Tác phẩm của ông “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Tiểu thuyết này được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt  có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.  Nhà văn Brazil này đã tìm được NGỌC TRONG ĐÁ của chính mình hay đến vậy.
Tôi theo chân những người bạn lẫn thẩn, chưa ngộ nhận mình là minh triết phúc hậu nhưng  thích học, làm, dạy và viết. Tôi thích có được 365 CHUYỆN KỂ MỖI NGÀY. Đó là một sở thích rất riêng, chí thiện và không làm hại bất cứ ại cả, nếu thông tin ấy được chọn lọc rất kỹ như thợ đá tìm ngọc. Sản phẩm ấy sẽ quý như ngọc vì tốt cho trí tuệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng khi lắng nghe sự minh triết.  Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc, nhân loại nhưng tôi tâm đắc  và tôi tin lời Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”
Cám ơn anh, cám ơn bạn, cám ơn người thân trong gia đình, nơi tôi yêu thương nhận ra ở họ những phẩm chất trí tuệ và CON NGƯỜI giúp tôi học, làm, dạy và viết, trở thành người thợ đá cần mẫn, học mỗi ngày làm người, tự mình tìm ra kho báu chính mình để trở thành NGƯỜI.
Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hóa ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh…
Cám ơn anh Phan Chi đã nói hộ điều muốn nói.
DẤU CHÂN THỜI GIAN
Trong bức ảnh này có giáo sư tiến sĩ Ngô Kế Sương và những người bạn lớp một trường Internat Moskva gặp nhau ngày 15-10-2016 ở nhà hàng ẩm thưc Nga 60 Ngọc Khánh Hà Nội, ảnh Phan Chi. Câu chuyện vui có Đôi lời của thầy Ngô Kế Sương:  “Vấn đề của bạn là gì? Bạn không phán xét bất kỳ ai vì bạn biết rằng mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình. Đó là lí do tại sao bạn thấy được điều tốt ở tất cả mọi người và không tin rằng bất kỳ ai có thể làm điều gì xấu xa một cách có chủ ý“.
Thầy Ngô Kế Sương là người Thầy sinh hóa sinh lý của nhiều thế hệ sinh viên, là chủ của một gia đình hạnh phúc, bố mẹ của nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân, người có chùm ảnh đẹp và lời giới thiệu cực ngắn và thật hay: “Ba người đàn ông của cuộc đời tôi: “Bố – Chồng – Con trai; Cảm ơn Ông Trời đã ban cho tôi ba con người này. Love them for life !!!!”. Thầy có trang Face Book Ngoke Suong nói chuyện về sức khỏe trí tuệ thật nhân hậu. Thầy Sương thuộc thế hệ chuyên gia sinh học đầu tiên của nước Việt Nam mới, được đào tạo tại Liên Xô. Thầy dạy khối sinh viên Trồng trọt 2 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là lứa tuyển sinh thứ 2 sau ngày Việt Nam thống nhất. Tôi đã kể chuyện này trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Do sự yêu thích học để làm “nhà phù thủy sinh học”  nên tôi thực sự ngưỡng mộ những danh sư như thầy Đào Thế Tuấn, Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ,  Ngô Kế Sương, Lê Văn Tố, Nguyễn Văn Uyển, Lê Doãn Diên, Chu Phạm Ngọc Sơn, … Câu chuyện “nhà giả kim” (The Alchemist) Ngọc lục bảo Paulo Coelho Ngọc trong đá là một sự liên tưởng thú vị. Dấu chân thời gian thoạt nhìn rất đỗi bình thường nhưng chắc chắn có ‘dấu hiệu’ thú vị.
Sau này, tôi theo hướng chọn giống cây lương thực, cây thực phẩm (sắn, khoai, ngô lúa, đậu đỗ) và nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ thâm canh tổng hợp hệ canh tác cây trồng vật nuôi lấy lúa – hoa màu làm nền. Mục đích nhằm chọn tạo giống cây lương thực và xây dựng quy trình canh tác thích hợp bền vững để nâng cao năng suất chất lượng sản lượng và thu nhận đời sống cho các hộ nông dân. Những mơ ước trẻ thơ đầu đời thích làm “nhà phù thủy cây lương thực” và các bài học nghề nông sinh đầu tiên thành hành trang quý cho tôi vào đời. Thật lạ lùng có những lời nhắc như của  thầy Lê Văn Ký của chúng tôi  “Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm. Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong !” lại thành sự ám ảnh. Tôi đã được trãi nghiệm thăm thú qua hầu hết Vườn Quốc gia ở Việt Nam do sự yêu thích và những chỉ dấu này. Vườn Quốc gia ở Việt Nam là những quà tặng vô giá trên quê hương Việt Nam yêu dấu mà chúng ta may mắn được thừa hưởng, là những điểm nhấn bảo tồn thiên nhiên, chủ yếu là rừng và di sản lịch sử văn hóa,  là những điểm đến du lịch đáng ao ước của cả đời người.
Dấu chân thời gian là chuyện kể nối tiếp Ngọc trong đá. Mời thầy bạn đọc lại Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Tôi đi tìm kho báu của chính mình và trở về vùng ký ức. Nơi đó tôi nhận ra thầy Ngô Kế Sương ở trong một nhóm bầu bạn khác. Đó là những ai? và ai là nhân vật tôi thầm lặng để ý, lắng nghe câu chuyện . Mời thầy bạn gặp Victor Thắng, người chụp hình không có trong bức ảnh đầu trang và đọc “Người đàn bà xa lạ” tác phẩm văn học  “50 năm nhớ lại” của Phan Chí Thắng, Nhà Xuất bản Lao Động, năm 2016, trang 193-197.
Chúng tôi cũng có câu chuyện “Dấu chân thời gian” của riêng mình Mai Việt (Nguyễn Thị Thủy) nhà tôi, nói với anh Hoa Huyền năm 2007: “Gia đình em có được ngôi nhà này cũng vất vả lắm. Nhà bắt đầu làm từ năm 1986 mãi cho đến năm 2003 sau 18 năm mới hoàn thành đấy anh à. Công việc nghiên cứu khoa học và thầy giáo nghề nông dành dụm được thế này là thật cố gắng”. Tôi tổng kết vui: Nhà mình có bảy phần tốt là vàng đá, mới cũ, trước sau, với ba phần không hợp thời là nhà quê, trần thấp (muốn lên phải cúi đầu). Tôi biết ơn tình bạn thân thiết và sự khích lê đằm thắm yêu thương trân trọng trong bài viết của Hoa Huyền cùng với các trao đổi của thầy bạn.
GẶP BẠN ĐẦU XUÂN
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC
suối ban mai trong tựa ngọc
OANH
vàng CÚC tím nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

Hoàng Kim
9 NĂM LÀ BẤY NHIÊU NGÀY? anh Phan Chí Thắng viết: “9 năm trước, ngày 31 tháng 10 năm 2007, tôi cùng nhà văn Hoàng Đình Quang và nhà thơ Hoa Huyền đến thăm gia đình tiến sĩ nông học Hoàng Kim ở Dầu Giây. Ngày 18 tháng 10 năm nay (2016) tôi có dịp quay lại. Nhiều thứ đã thay đổi cùng thời gian, riêng tình bạn thì bền chặt hơn”.
Cám ơn tình bạn cao quý đã giúp tôi neo đậu Bài thơ Viên đá Thời gian, các ghi chép Phan Chí Thắng và Hoa Của Đất, Ngọc trong đá và phần đầu của Dấu chân thời gian. Trong bài Lương Định Của quê hương và dòng họ  tôi đã tâm đắc nhận thấy sự nuôi dưỡng của vùng đất lành Nam Bộ và sự chung sức của con người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam mà có được những vùng danh thắng như  Hà Tiên thập vịnh Mạc Thiên Tích. Tình bạn trân quý đã mang đến cho gia đình tôi nói riệng và cộng đồng nói chung  Lộc xuân cuộc đời.
TỪ LỀU THƠ THÀNH LẦU THƠ VĂN, Giáo sư Lê Văn Tố đùa vui ngợi khen nhóm bạn hữu chúng tôi đã bay qua giấc mơ, mỗi ngày tình bạn thêm bền chặt hơn, năng lượng ngày một dồi dào hơn và bài viết có vẻ ngày một chắc tay và đằm thắm hơn. Tôi cũng “bị” (được) nhà thơ Hoa Huyền, nhà báo Kim Loan với một số bạn thân khác cứ gọi bừa là ‘giáo sư’ trong khi tôi không hề bén được tới danh hiệu cao quý ấy. Tôi chỉ là hoa của đất đã trực tiếp làm thầy hướng dẫn của 5 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 98 kỹ sư nông học, có được 27 giống cây trồng tốt và 5 tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhưng đó chỉ là sản phẩm một thời. Tôi đã viết bài thơ “Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm” họa thơ Hoa Huyền
ƯỚC NOI CỤ TRẠNG ƯA DUYÊN THẮM
Hoàng Kim
Gửi Hoa Huyền
Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.
Cổ điển  honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.
Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ  không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên  đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.
(Nguồn: Thơ cho con)
HOA CỦA ĐẤT
Hoàng Kim
Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…
NHÀ TÔI
(My Home, Hoàng Kim)
Trăng rằm, Hoa của Đất
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Thơ cho con, Ngọc cho đời
Đêm trắng và bình minh
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
Minh triết sống thung dung phúc hậu
Linh Giang dòng sông quê hương
Đất mẹ vùng di sản
Đến chốn thung dung
Nhớ miền Đông,
Phan Thiết có nhà tôi
Dạo chơi non nước Việt
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng
Sông Thương,ta về trời đất Hồng Lam
Chút Huế cho em, Ngày mới, Ngày xuân đọc Trạng Trình
Giấc mơ hạnh phúc
Đầy đặn yêu thương
Ong và Hoa, Ngọc phương Nam
Tình yêu cuộc sống
Tôi đang đọc bài thì nhà tôi chạy vào: “Nấm ngon nhà mình nhiều quá! kín cả dưới gốc bồ đề và vườn mai trước ngõ. Anh ra chụp ảnh đi, đẹp quá!” Tôi chạy ra. Trời, cơ man là nấm ngon trắng xóa đất. Đúng là nhà có lộc! Chúng tôi trồng nhiều cây bóng mát, không săn bắn nên nhà tôi có chim về làm tổ và dưới gốc cây có nấm ngon để ăn. Tôi gọi nấm ngon và người hiền là Hoa của Đất. Ai ao ước những chuyện cao siêu, chúng tôi thì ao ước sự bình an, yêu thương, làm người hiền “hoa của đất” và có nấm ngon để chén… Nấm ngon và người hiền là Hoa của Đất.


Nấm ngon vườn nhà tôi
Triết lý nhân sinh của gia đình tôi thật giản dị “Người khôn về chốn đông người. Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông. Ta vui ở lại ruộng đồng. Để gieo tục ngữ để trồng dân ca, Thỏa thuê cùng với cỏ hoa. Thung dung đọc sách nhẫn nha dọn vườn. Mặc ai tính thiệt so hơn Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng. Thiên nhiên là thú thần tiên, Chân quê là chốn bình yên đời mình. Bạn hiền bia miệng anh linh. Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. Nước khơi ngập ánh trăng vàng. Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo. Lợi danh một thực mười hư. Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi. Thung dung thanh thản cuộc đời. Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm. Ta về hát khúc trăm năm. Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao“.
Tôi thích DẠY VÀ HỌC, TÌNH YÊU CUỘC SỐNG, thích lắng nghe đất trời , cổ vật và con người kể chuyện lịch sử văn hóa, thích dạy, học và thực hành những bài học minh triết, chí thiện, tải đạo, chứa đựng tinh hoa làm người và có năng lượng cao. Tôi thích câu chuyện cuộc đời và thơ văn của Trạng Trình, Nguyễn Du, Đào Duy Từ, Kim Dung hơn các nhà văn khác, tâm đắc với  Nguyễn Hiến Lê học và viết, Nguyễn Khải, ngọc cho đời và diễn từ của Mạc Ngôn “viết là cách nói tốt nhất”. Đời tôi vui sống thung dung vì chính mình: Hạnh phúc đối thoại triết học,  Minh triết sống thung dung phúc hậu, Ngọc phương Nam,  và Tình yêu cuộc sống, …
Dấu chân thời gian là câu chuyện nhà tôi, hoa của đất.
Hoàng Kim
(*) Notes của Hoàng Kim: Nguyễn Hiến Lê học và viết là trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của danh nhân Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌCVIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Khải, ngọc cho đời cũng nói những lời thật tâm huyết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Lắng nghe Mạc Ngôn kể chuyện, Mạc Ngôn cũng nói: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất”
Mạc Ngôn  là một trong ba nhà văn đương đại Trung Quốc mà tôi yêu thích và tôi đã viết ở DẠY VÀ HỌC – Kim Dung, Vương Mông, Mạc Ngôn: bạn thích ai?. Theo Mạc Ngôn: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất. Các bạn sẽ tìm thấy mọi điều tôi muốn nói trong các tác phẩm của tôi. Lời nói bị gió cuốn đi, còn những câu chữ đã được viết ra thì không bao giờ bị xóa bỏ. Tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn đọc các cuốn sách của tôi. Tôi không thể ép buộc các bạn, và ngay cả khi các bạn làm như vậy thì tôi cũng không trông chờ các bạn thay đổi ý kiến về tôi. Chưa có tác giả nào, dù ở bất cứ nơi đâu, lại được mọi độc giả của mình yêu thích; điều đó đặc biệt đúng trong những lúc như thế này“.
Mạc Ngôn kể chuyện về mẹ, về đất mẹ, về sự hình thành và ra đời của tác phẩm lớn “Ngực lớn mông rộng” (“Báu vật của đời”). Ông đã kính tặng hương hồn mẹ, tác phẩm đỉnh cao đưa ông đến giải Nobel văn chương. Cuối diễn từ, Mạc Ngôn kể tiếp câu chuyện thú vị:
“Xin vui lòng nghe tôi, chỉ một câu chuyện cuối nữa thôi, câu chuyện mà nhiều năm trước ông tôi đã kể cho tôi: Một nhóm tám người thợ xây ở ngoại thành đến trú bão trong một ngôi đền. Sấm ầm ầm bên ngoài, trút những quả cầu lửa xuống chỗ họ. Họ thậm chí còn nghe thấy cả âm thanh tựa rồng thét. Họ kinh hãi, mặt tái mét. Một người nói: “Trong chúng ta có một người nào đó hẳn là đã gây tội khủng khiếp đối với trời. Ai có tội thì tình nguyện bước ra nhận lấy hình phạt và cứu những người vô tội khỏi sự đau đớn”. Tất nhiên chẳng có ai tình nguyện. Cho nên một trong số bảy người còn lại đề nghị: “Vì không ai muốn bước ra, nên tất cả chúng ta hãy quăng mũ rơm của mình ra cửa. Mũ của ai bay qua cửa thì người ấy có tội, và chúng ta sẽ đòi người ấy bước ra và nhận lấy hình phạt của mình”. Thế là họ quăng mũ của mình ra cửa. Bảy cái bị thổi ngược vào trong, một cái bay ra ngoài. Một người bị buộc bước ra và nhận lấy hình phạt của anh ta, và khi anh ta không chịu, bảy người còn lại nhấc bổng anh ta lên và quẳng anh ta ra cửa. Tôi dám cá rằng các bạn đều biết kết cục của câu chuyện: Ngôi đền sụp xuống ngay sau khi anh ta bị quẳng ra khỏi cửa.” Tôi là một người kể chuyện. Kể chuyện đã giúp tôi có được giải Nobel văn học. Nhiều điều thú vị đã đến với tôi sau khi đuợc giải thưởng này, và chúng thuyết phục tôi rằng sự thật cũng như công lý vẫn tồn tại, vững vàng.
Vì thế trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục kể những câu chuyện của mình. Cảm ơn mọi người!”.
Đàn bầu Việt Nam
Vietnamese food paradise
Ta nợ 

Thơ Phan Chí Thắng, Nhạc Ng Quang Nhàn
Hoàng Kim
Theo https://khatkhaoxanh.wordpress.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Chùm thơ Rida K Liamsi 30 Tháng Tám, 2023 Nhà thơ Rida K Liamsi sinh ngày 17/7/1943 tại Dabosingkep, thuộc quần đảo Lingga, tỉnh Đảo R...