Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Cảm thức quê nhà

Cảm thức quê nhà 
(Đọc tập thơ Khúc lưu vong bầy chim sẻ 
của Phụng Lam NXB Đà Nẵng 2006)
Khúc lưu vong bầy chim sẻ là khúc tưởng niệm dời xa cố quận - chữ dùng của cố thi sĩ Bùi Giáng; với tôi: cảm thức quê nhà miên viễn: Ta về xanh gọi khúc mùa/ tiếng liềm xục xạc nhặt khua tay người/ chim đồng lội mót thóc rơi/ dáng em gánh lúa kéo cời vai sa.(Khúc mùa).
Sinh năm 1938 ở làng Lam Phụng Đại Hồng Đại Lộc 30 năm cầm bút nghiệp thơ dằng dặt niềm vui nỗi buồn; đến tuổi chiều xế nhà thơ Phụng Lam mới ấn hành tập thơ đầu tay này. Nói khiêm tốn như nhà thơ là tặng vật cho quê hương gia đình và bạn đọc. Nói thì vậy nhưng đâu giản dị đơn sơ vậy? Ta cứ bị đời xô nghiêng nhiều phía/ may có câu thơ giữ thế thăng bằng. (Thanh thản) - Một "tuyên ngôn cổ điển" thơ có sức ám ảnh kỳ lạ; thông điệp về sức mạnh thẩm mỹ của nghệ thuật nói chung thi ca nói riêng?
Tập thơ không chia nội dung đề tài thành những phần rõ rệt mà đan xen vào nhau. Nổi bật đầy đặn hơn cả là bàng bạc nỗi thổn thức quê nhà tuổi thơ trong tâm tưởng; những hình ảnh cũ xưa khăn nhung mỏ quạ yếm lụa sồi được tác giả diễn đạt sắp đặt với một thi pháp ngôn ngữ tươi mới phù hợp cảm xúc mỹ cảm hiện thực: Tiếng trưa ve rót xuống làng em/ chim dộc ru con tay mềm võng cỏ/ chim cu há mồm ngậm chùm nắng đỏ/ bưng tiếng trưa làng chờ gió em giê. (Tiếng trưa quê). 
Bất chợt tôi cảm nhận một chút đồng điệu nào đó giữa nhà thơ Phụng Lam và cây bút tản văn khúc chiết đầy cảm hứng của Quảng Nam là Lam Hà. Với tần suất ám ảnh làng xưa các hoạt động văn hóa của dân tộc đôi khi trở thành những biểu tượng trù phú tươi đỏ trong văn thơ hai ông.Thiết nghĩ có lý khi nhà thơ Đông Trình giới thiệu: "Thơ Phụng Lam treo đầy mặt nạ của quá khứ. Anh là người cơ hồ đi ngược chiều với dòng chảy thời gian. Mười năm trước có thể xa hơn thế nữa tôi đã gặp anh với những bài thơ đầy tiếc nuối ngậm ngùi: Tay nào em hái hoa yêu/ Tay nào em khỏa nắng chều để quên?. Người ta đã quên thì anh tìm. Tìm xưa..."
Sức nặng tập thơ còn là tiếng nói tâm hồn ngân vang chân thực trong trẻo; và điều đó đã truyền cảm tinh tế tự nhiên vào tâm hồn tri âm độc giả gợi mở về một cái đẹp bền bỉ của những câu ca dao lung linh huyền ảo: Nằm lăn đồng cỏ thả hồn/ lời chim vịt rót cay con mắt chiều/ cảm ơn rơm rạ rất nhiều/ biết nuôi hạt thóc cánh diều giấc mơ. (Hoa vàng rạ rơm). Nếu nói lục bát của Phụng Lam đã đạt độ chín đỏ vàng mười thì hơi quá nhưng rất có ấn tượng về cách ôm vần chặt cách gieo chữ ngắt câu nhịp điệu mới ghi nhận có những thành công nhất định.
Nhưng thật lạ đọc kỹ tập thơ tôi có cảm nhận những bài "đinh" trong tập những bài "để đời" được giải thưởng tạp chí Sông Hương là những bài viết về nỗi niềm suy tư lẽ đời phận người công danh thị phi văn hóa như Khúc lưu vong bầy chim sẻ Thấu cảm Lửa chi sơ nhớ Phùng Quán... Tựu trung những bài thơ ấy có một cách nhìn cách viết xê dịch ngôn ngữ tung tẩy hình tượng kín đáo gợi mở cho bạn đọc nhiều hướng tiếp cận vấn đề thấu cảm lẽ "sắc không" của trời đất và ý niệm tương tự "tiềm thức kết hợp suy tưởng tạo nên thi ca" (F.Schiler):
Cụ Nguyễn Du luyện chữ tâm
Thành ngọc
thả vào bể dâu
nàng Kiều mười lăm năm
Nổi
Chìm
Cười
Khóc
Ngọc vẫn long lanh sông Tiền Đường.
(Thấu cảm)
Có lẽ có rất nhiều điều cần bàn những cái hay nào đó còn ẩn sâu trong các câu chữ cần đọc nhiều lần để giải mã. Tuy vậy với những cảm hứng chủ đạo của tập thơ đã hiển lộ với độ dày của tập thơ dường như tác giả muốn tổng kết một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc cần mẫn miệt mài thật đáng trân trọng xiết bao! Nhưng giá như tác giả bớt tham vọng và dễ dãi cắt bỏ đi những bài cũ kỹ non tay sắp đặt hệ thống hơn tư tưởng chủ đề mạnh dạn hơn nữa bước ra khỏi ngôi làng hiện thực đẩy ngôn ngữ "quặn thắt" hơn về phía triết lý nhân sinh cội nguồn thì hy vọng tập thơ mang một chiều kích lớn hơn. Âu đó cũng là một nhận định sai lầm đầy tính chủ quan. Những gì tập thơ thể hiện cũng đã trĩu nặng một ám ảnh nhân sinh một phong cách thơ tươi trẻ khá hấp dẫn.
Huỳnh Minh Tâm
Theo http://tamdailoc.vnweblogs.com/

                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Beijing lá phong vàng - Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu

Beijing lá phong vàng Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu Tuyết đầu mùa bao giờ cũng đến cùng may mắn. Tuyết rơi Buổi trưa có một đợt tuyết đầu mùa ...