Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Mùa đã thu - Cái đẹp mong manh, tình yêu mong manh

Mùa đã thu Cái đẹp mong manh,
tình yêu mong manh
(Đọc tập thơ Mùa đã thu của Phan Chín NXB Văn học 2007)
Biết Phan Chín là nhà báo anh viết báo thật sung mãn. Rồi gặp Phan Chín  là nhà thơ với tập thơ thiếu nhi Quê nhà cô Tấm - giấc mơ trong trẻo hồn nhiên của tuổi thơ hoang dại. Giờ lại đọc tập thơ Mùa đã thu của anh với những rung động mong manh về cái đẹp và tình yêu những kỷ niệm bóng mây trôi da diết nuối tiếc về mẹ em và đời sống nỗi vui buồn đa đoan trắc ẩn. Và dường như tập thơ là sự hội tụ cảm xúc rung động chân thực của tác giả để bạn đọc nhận diện ra một gương mặt thân quen với những âm vực trầm buồn: Ném chiếc nắng vàng cuối cùng/ thu chuyển sang đông/ mây trắng thế/ bất ngờ mọng nước/ heo may lặng lẽ/ khai mùa. (Sang mùa).
Thơ của Phan Chín là những giấc mơ thường hằng và được nung nấu chưng cất cho cái đẹp phổ quát hoặc là khát vọng của cái đẹp vĩnh hằng trước sự tàn phá cám dỗ của quái vật thời gian. Mùa đã thu không chỉ là nhịp điệu thời gian
cảm nhận và chua xót cho cái biến mất từ từ chậm chạp không thể thấy không thể níu kéo mà còn chứa đựng cuộc sống và hy vọng cuộc sống và những diễn tiến có thực của nó những hệ lụy của nó những cuộc gặp gỡ và ly biệt những hẹn hò và luyến nhớ những giấc mơ và sự thật: Có người con gái/ về thăm vườn xưa/ ngắt bông hoa ấy/ bỗng xôn xao mùa/ tôi nằm mộng mị/ trong vòng tay xuân/ mơ thành hoa dại/ nép bên chân tường. (Chút xuân riêng). Những câu thơ chuyện tình dễ thương ấy nằm mãi kín hút trong lòng thi nhân tôi tin vậy.
Đọc thơ Phan Chín ta có cảm giác tâm hồn nhà thơ trẻ như một ngọn cỏ mùa xuân mơn mởn tươi rói mỏng manh dễ bị lay động cuốn hút bởi những ngọn gió vô biên của đời sống. Bởi vậy mà hơi thở thơ ca của anh luôn luôn bàng hoàng nhẹ nhàng âu lo thắc thỏm luôn luôn ở bên mé của vực thẳm và núi cao. Ở đó tiếng nói bắt đầu run rẩy bắt đầu cô đơn bắt đầu chìm khuất: Đã chìm khuất những phố phường bụi bặm/ và một người con gái đã rời xa/ bỏ phố thị về quê ăn tết/ chỉ một nhành hoa/ ấm một lời tạm biệt/ Thị xã bây giờ/ có một kẻ bâng khuâng/ hái chiếc lá giấu vào lòng tay ấm/ bất chợt tiếng chim ngân giữa vòm cây xanh thẳm. (Chút mùa xuân thị xã).
Nếu lấy những ý sau: Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai người ta thấy nó như là tiếng ca của lòng mình như là của mình vậy. Thơ là tiếng nói tri âm. Không có tri âm thì cuộc đời nghèo đi biết mấy thì người ta làm sao sống được... của cố thi sĩ Tố Hữu làm thước đo làm chuẩn mực thì "vận" vào thơ của Phan Chín đôi khi ta bắt gặp sự đồng cảm lớn. Thơ của Phan Chín là thơ tình ngân rung tình mẹ tình em tình quê tình đời tình lãng mạn của sắc xanh. Cảm hứng thơ anh cũng mang màu xanh cái sắc xanh dịu nhẹ dịu êm dịu dàng mềm dịu như bàn tay con gái dễ đi vào lòng người để gợi niềm bâng khuâng thương cảm. Ngược lại bởi vậy thơ anh ít mang màu sắc chói gắt ấn tượng sắc đỏ sắc dục sắc phóng túng bạo liệt như một xu hướng thơ hiện đại mà nhiều nhà thơ đang theo đuổi ôm ấp. Thơ anh thỏ thẻ tâm sự: Những cơn gió chạy từ thu sang đông/ sáng nay có dừng trước cửa nhà em báo tin xuân đến?/ anh đã gửi theo chút xanh lộc nõn/ em có cầm lên với biêng biếc tuổi mình? anh ở nơi này bốn phía mùa xuân/ với trái tim phập phồng chờ đợi/ mắt bối rối nhìn ra bờ nắng. (Gửi người con gái mùa xuân).
Phải chăng với những cảm quan riêng với những nhận thức nhất quán xuyên suốt trong công việc trong đời sống mang đậm chất truyền thống chất dân ca xứ Quảng mà tâm hồn đa cảm của anh dễ tri âm với những quê nhà nhịp cầu tre hai trảng cát với cây đa giếng nước sân đình không đề ngày tết: Nào hay biết trên bật thềm năm mới/ riêng mẹ ngồi với ngọn gió chiều se với đón chiều: bâng khuâng tôi đón chiều về/ bóng mây lẫn với bóng tre cuối làng/ khói sương gợi nhớ miên man/ đâu đây vẳng một tiếng đàn vu vơ.
Cái chân thiện của tập thơ cái phần tốt đẹp của tập là nỗi đau nhân sinh của tác giả đồng hành cùng bạn đọc với nhân tình thế thái với những đối lập nghèo - giàu được - mất vinh quang - hèn mọn. Và tác giả trằn trọc tự vấn đau đớn tư lự phải chăng bởi sức vóc con người có hạn mà sự kiện đời sống thì vô hạn?. Bồi đất bãi này/ xoáy lở bờ kia/ có con sông mơ mình đổi hướng/ chưa xong/ đã gặp bờ kè! (Không đề).
Tuy vậy đọc cả tập thơ ta có cảm nhận thơ Phan Chín nội dung dàn trãi hiền hòa quá.Thi pháp của anh không mới nếu không muốn nói là "nhiều phần cũ". Câu chữ chưa bứt phá riết róng. Một số ý thơ câu thơ dường như ta đã bắt gặp ở một ai đó viết trước đó quen thuộc lắm. Tứ thơ hay lặp dễ gây nhàm. Hình tượng chưa sắc để tạo ấn tượng găm vào lòng độc giả. Mong rằng đây chỉ là những thiển ý rất chủ quan những ước mong yêu cầu không hợp lý. Nói như Tiến sĩ Văn học Hồ Hải Hà: "Mùa đã thu của Phan Chín như tên gọi tự nó đã là thông điệp về thời gian muốn chia sẻ tâm tình cùng tha nhân trong ý nghĩa tích cực... hóa giải những niềm vui nỗi buồn để chúng lên ngôi cùng niềm tin và hy vọng xanh biếc... Chỉ chừng ấy thôi Mùa đã thu đã đáng để ta yêu quí một hồn thơ trân trọng một tâm tình. Và vì vậy những gì chưa đạt đến hài hòa nghệ thuật ở một số bài mong bạn đọc thông cảm và chờ đợi ở các thi phẩm tiếp theo của Phan Chín". Những ghi nhận của Tiến sĩ thật quí giá và cảm động. Bởi vậy chúng ta có cớ để hy vọng ở anh.
KHÁT VỌNG CÁI CHẾT
(Đọc tập thơ:Ẩn dụ mưa của Bùi Xuân NXB Hội Nhà văn 2007)
Khát vọng cái chết là khát vọng thường trực chết đi cái cũ kỹ mòn rũ của thi ca để sáng tạo ca hát sự mới mẻ của ngôn ngữ cái giọng điệu tự do phóng khoáng thanh thản giản dị cái xúc cảm mãnh liệt của lửa... Đó là những cảm nhận ban đầu miên man của tôi khi đọc tập thơ Ẩn dụ mưa của Bùi Xuân với những câu thơ đầy ngẫu hứng diễn cảm sau: Sự ấm áp của lửa cho chúng ta hơi thở nồng nàn/ sự giằng xé của lửa khiến chúng ta ngột ngạt khổ đau/ sự mãnh liệt của lửa thắp chúng ta tràn trề niềm hy vọng/ sự bập bùng của lửa làm thổn thức trái tim ngỡ đôi lần chạm tiếng vỡ pha lê. (Hai ngọn lửa).
So với tập đầu tay: Thơ đề trên chiếc lá rụng 1997 - tập thơ mang âm hưởng của ca dao quê mẹ ngôn ngữ trong trẻo lạ thường ý thơ rõ ràng xúc cảm bồng bột thì tập thơ thứ 2 này của anh có tính triết luận đầy đặn hơn từ ngữ thô nhám hơn gần gũi với tiếng nói của đời sống nỗi đau nhân sinh cũng rộng và quặn thắt hơn. Bài thơ Thế giới là di tích những chế tác chưa hoàn chỉnh là một thành công lớn của anh ở thể thơ văn xuôi: Anh tự hào về con người song bản thân con người là chế tác chưa hoàn chỉnh. Thử soi mình vào gương và anh sẽ thấy những vết chân chim đang khiến anh già đi. Thử soi vào gương và em sẽ hiểu vì sao phụ nữ lại cần mỹ phẩm đến thế. Sự trang điểm hàm nghĩa tôn vinh cũng đồng nghĩa với sự thật - nhan sắc người đàn bà chưa bao giờ là nhan sắc. Sự toàn vẹn của nhan sắc rất cần đến những thứ phụ gia.
Đọc thơ Bùi Xuân tôi thích tôi đồng cảm không phải ở chỗ người đọc đi tìm những câu mở đầu vụt chớp những kết thúc bất ngờ những giai điệu riết róng ám ảnh mà là ở chỗ cái nhìn lạ xa lạ mẫn tiệp và đậm nhân bản của anh về một sự việc một hình ảnh. Nhà thơ đã cảm hóa ta bằng một tình yêu chân thật tinh khôi bằng cách diễn đạt từ tốn và thông minh: Anh xin nhận tình yêu em/ làm ngôi nhà vĩnh cửu/ xin nhận xác thân giả tạm này/ làm nơi chốn/xin nhận cõi người/ làm quê hương/ sinh diệt nghìn trùng/ bời bời cát bụi. (Ý).
Tập thơ Ẩn dụ mưa được chia làm hai phần lớn: 
Phần I: Thắp tượng trưng cho ánh lửa trên con đường "phục sinh" là cái tôi quy tụ ánh sáng khúc ca người đốt lửa là con đường niềm tin để tác giả hướng mắt về cuộc sống. Phần này sự sáng tạo và "nhập thế" của anh rất đắt rất bạo liệt mạnh mẽ nổi trội các bài: Trái đất mang hình giọt nước mắt Khúc lưu đầy của hạt bụi Dấu hỏi bông lau hoặc ở bài Bùn non: Bùn non. Gió rít mưa xối. Nước mênh mông đồng bãi. Phấp phỏng tiếng trống làng. Nước sàn sạt cuốn đi nhiều thứ. Nước đọng lại bùn non. Mẹ bốc lên lòng bàn tay mình những giọt bùn non tươi rói. Ánh cười của mẹ gợi cho anh vị đất hương của mùa. Cái nhìn của mẹ gợi cho anh một cách nghĩ một cách nhìn một cách sống. 
Phần II: Ẩn dụ mưa là ẩn dụ về nỗi buồn bị đánh thức là kỷ niệm đã xa bay là tình yêu và những giấc mơ huyền hoặc. Phần này còn nặng thơ cũ vần vè dễ đọc cách nhìn cũng hạn hẹp vặt vãnh lục bát anh gieo còn dễ dãi. Tuy vậy cũng có một vài bài hay có ấn tượng: Trên cánh đồng sinh khôn đời người/ em là lúa sinh khôn của mẹ/ mẹ đã cầm trên tay những bông lúa trĩu hạt/ nhưng mẹ ngả nón về không/ trong đôi mắt khô ngơ ngác giữa chiều gió thổi. Những câu thơ buồn nhưng tác giả biết nâng niu con chữ để câu thơ vực dậy một khúc ca hy vọng. Hay ở bài thơ Những chiếc nồi đất anh viết kỹ sắc sảo nét đẹp bài thơ huyền ảo và lấp lánh cuối trời: Anh cất giữ cho mình mảnh vỡ/ những chiếc nồi đất/ ngày xưa/ mẹ phì phò thổi cơm mỗi bữa/ gửi vào đó lời thầm thì của mẹ...
Sự thành công của tập thơ còn ở chỗ Bùi Xuân đã "xử lý" rất tốt chắc và sâu các hình tượng với những suy nghiệm và giọng điệu thơ chúng hài hòa gợi mở trong sáng: Lưa thưa mưa bay chiều quán nhỏ/ uống cạn cốc đầy. Đôi chân bước/ ấy thế...mười năm xuôi con dốc.../ mười năm ngoảnh lại...đất trung du (Quán nhỏ trung du) bài Đà Lạt... Những câu thơ ngắn những bài thơ ngắn trong tập cũng bớt đi nỗi đam mê sử thi hoành tráng nhạc điệu mòn sáo mà ở tuổi anh những nhà thơ thường "mắc phải": Lặng im/ nỗi buồn đặc quánh như đất/ lặng im/ giấc mơ sinh nở/ lăng im/ hoa gạo/ đỏ. (Những bài thơ ngắn).
Thơ ca là tiếng vọng của tâm hồn là lời ước nguyền về thế giới tốt đẹp là tình yêu - sẻ chia nỗi đau nhân quần với những khái niệm ước lệ như vậy Ẩn dụ mưa với 45 bài chắt chiu trong tập thiết nghĩ thơ Bùi Xuân sẽ cộng hưởng rất nhiều rất nhiều tâm hồn bạn đọc. Dường như nhà thơ đã rất cố gắng rất chăm chuốc từng bài với ý nghĩa cao nhất đẹp nhất là mang hơi thở của thời đại mang tiếng nói những người gần gũi thân quen ở quanh ta và chỉ có thế bạn đọc mới yêu mến nó trong niềm hứng khởi và mỉm cười. Chết đi cái cũ rích để sống lại cái mới mẻ. Hy vọng Bùi Xuân đã làm được việc ấy và tập thơ Ẩn dụ mưa là bước khởi đầu ấn tượng được khẳng định hay là một minh chứng?.
Huỳnh Minh Tâm
Theo http://tamdailoc.vnweblogs.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Chê vợ – Truyện ngắn Chinh Văn 8 Tháng Mười Hai, 2023 Lê từng bước nặng nhọc trên đường, Sen đi như kẻ mộng du. Ngày trước, đi trên co...