Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Thanh Trường - Trương Anh Ta và Tuyến lửa sông Côn

 Thanh Trường - Trương Anh Ta 
và Tuyến lửa sông Côn
(Bút ký Tuyến lửa sông Côn của Thanh Trường NXB Đà Nẵng 2005)
Thanh Trường là bút hiệu và Trương Anh Ta là tên thật của nhà thơ có quê quán Đại Lộc Quảng Nam hiện đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng. Có thể kể một ít về ông như sau: Nguyên Bí thư Huyện ủy Đại Lộc những năm thập kỷ 60 Phó Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (1972-1976) tham gia cách mạng nhiệt thành; giờ đã "rất xa" cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng tinh thần vẫn minh mẫn sức khỏe vẫn đảm bảo cho công việc viết lách và nhàn tản. Ông đã có nhiều tác phẩm đã xuất bản gồm 4 tập thơ: Bóng nước Vu Gia (1994) Giọt sương (1996) Nguồn đất (2000) Hai màu lá (2003) và 2 tập bút ký: Những năm ở lại miền nam (2001) và tập thứ 2 mới đây là Tuyến lửa sông Côn.
Đọc Tuyến lửa sông Côn tôi rất tâm đắc như lời giới thiệụ của tập sách "Trong hầu hết các tác phẩm của Thanh Trường xuyên suốt vẫn là đề tài cách mạng. Ở Tuyến lửa sông Côn tác giả - với tư cách là người trong cuộc - đã ghi lại một cách trân trọng về những nhân vật sự kiện gắn bó với vùng đất Đại Lộc anh hùng những nhân vật sự kịện đã đi vào ký ức của nhân dân. Đọc Tuyến lửa sông Côn chúng ta hiểu thêm về vùng đất và con người Đại Lộc một vùng đất chịu nhiều đau thương mất mát".    

Tập bút ký của ông chân chất và ngồn ngộn các hình ảnh và các sự kiện của một vùng đất. Cách viết cách giới thiệu vùng đất con người tập quán khát vọng của các nhân vật trữ tình trong tác phẩm của ông nặng tính lịch sử và cách mạng như bài Nghĩa hội cần vương Đông du và duy tân ông viết: "huyện trung du Đại Lộc trong có vùng sông Côn được cho là căn cứ địa để hỗ trợ mặt phía bắc cho căn cứ Tân Tĩnh ở Trung Lộc huyện Quế Sơn. Trên địa bàn có nhiều đồn của nghĩa quân như Bình Yên Giao Thủy Cấm Muồng Ái Nghĩa Ô Gia Gia Cốc... Riêng tuyến phòng ngự Động Hà Sống chạy xuống núi Sơn Gà một vị trí khá quan trọng giáp sát ranh dải đồng bằng rộng lớn.
Thực dân Pháp dập tắt phong trào Cần Vương thì phong trào Đông Du và Duy Tân lại vùng lên dữ dội. Phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo nhân vật Đại Lộc có nhiều đóng góp nhất cho phong trào là cụ Đỗ Đăng Tuyển cụ sinh ra năm Bính Thìn (1862) tại làng Ô Gia tổng Quảng Hóa nay thuộc xã Đại Cường".
Khúc quê và tấc lòng



 KHÚC QUÊ VÀ TẤC LÒNG
 KHÚC QUÊ
 Nguyễn Nhã Tiên
Em va gàu vào giếng khuya gọi ngàn đêm thức giấc
Bếp lửa thức xa xôi rực đỏ một góc trời
Ngọn gió thức ngoài đường chập chùng cung bậc
Trừ tịch thức gọi người đủ mặt lứa đôi
Đập vỡ thời gian hoa lửa rơi rơi
Mọi ẩn nấp xô bật tường rêu nhú lời cỏ biếc
Bấc se se ngập ngừng ngoài sân đợi tết
Nước tràn mái tràn thùng em gánh tiếp niềm tin
Giếng ngời ngời gương mặt của đêm đêm cháy sáng
Đêm giũ mình bóng tối
Những cát bụi không còn nơi ẩn trốn
Hạnh phúc từ ngực người nhuộm thắm cỏ hoa
Cả ngàn nhà nước từ giếng chia ra
Cười nói dội vang vang hồi âm của đất
Có một thiên đường đêm ba mươi rất thật
Trừ tịch chia đều mọi ngõ trầm hương
Khói bay trong nhà khói bay hàng hiên về em nhé
Giao thừa đang điểm
Có một tiếng gàu bỏ quên ngoài giếng
Chạm vào tôi ngân mãi khúc quê mùa!
Quay về "cố quận" là sực tỉnh thổn thức thao thức về quê hương dấu yêu với mây ngàn gió nội bảng lảng khói sương mà dồn tụ chất chứa xiết bao kỷ niệm Khúc quê của Nguyễn Nhã Tiên mang đầy hợp âm sử thi đã quay về quê nhà Đại Lộc chứa chan hạnh phúc của khí tiết đầu xuân mà dàn dụa đớn đau về nỗi nhớ một bóng hình hư ảo thần tiên.
Em va gầu vào giếng khuya gọi ngàn đêm thức giấc/ bếp lửa thức xa xôi rực đỏ một góc trời. Em va vào tâm thức của tôi mênh mông sóng gió bốn mùa vào nỗi cô đơn của cuộc đời tôi ngay giữa trừ tịch thức gọi người đủ mặt lứa đôi mà lòng tôi bồi hồi quá hoang vắng quá. Bởi cái không gian mùa xuân đang bổi hổi bồi hồi rộn ràng hé lộ ngọn gió thức ngoài đường chập chùng cung bậc có thể làm ấm áp xanh mướt tâm hồn tôi lắm chứ? nhưng biết sao bây giờ? Vì tiếng gầu va mãi va mãi vào cái giếng của lòng tôi sâu hun hút để tôi ước muốn đập vỡ thời gian hoa lửa rơi rơi đập vỡ cây đàn muôn điệu để ngắm lại bóng yêu dấu  nghìn năm cũ. Tác giả đã "khéo lựa chọn" các chi tiết các hình tượng gây ấn tượng mang chút hoành tráng với màu lửa đỏ rực trên "nền sân khấu" phơi mở một hình ảnh hừng hực của mùa xuân.
Lách qua âm hưởng của có vô vàn thanh âm bay qua hân hoan dịu êm và vỡ vụn - thơ dọc đường với gió - chỉ nghe nặng lời ồn ào; trở lại quê hương lần này qua nỗi đau vô hạn người thân yêu xa biệt cảm xúc lắng đọng lại thơ anh hình tượng dày hơn sâu hơn đa mang hơn. Mọi ẩn nấp xô bật tường rêu nhú lời cỏ biếc/ bấc se se ngập ngừng ngoài sân đợi tết/ nước tràn mái tràn thùng em gánh tiếp niềm tin. Tính triết luận của thơ trở nên ngọt ngào và đời sống câu chữ và âm điệu thăng hoa trong lòng bạn đọc.
Thơ ca khởi nguồn từ nỗi đau từ những tâm hồn biết chia sẻ nỗi bất hạnh và khát vọng của nhân sinh rồi phát sáng và quay về làm ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời làm viên thuốc thuyên giảm nỗi thất vọng của bể dâu trời đất mười lăm năm lưu lạc Thúy Kiều tìm lại bản ngã nguyên sinh nô giỡn cùng thời gian lau lách. Bởi vậy nhà thơ nào chẳng "tấu lên" khúc bi hùng ca của nội tâm trắc ẩn và hoài niệm mênh mang. Khúc quê của nhà thơ Nguyễn Nhã Tiên cũng nằm trong dòng chảy miên man ấy. Những dòng chảy ấy biết hút lấy chất nhựa xuân xanh cỏ hoa hồn di mục/ tóc xanh kỳ hẹn sai ngày/ khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen (Thơ Bùi Giáng)  cười nói dội vang vang hồi âm của đất.
Rồi lơ đễnh hớ hên bồi hồi trong đêm xuân giữa lòng xuân với bao mộng đẹp nhà thơ kết lại khúc ngân vọng thường tình giữa bề bộn cảm xúc: Có một tiếng gầu bỏ quên ngoài giếng/ chạm vào tôi ngân mãi khúc quê mùa chưa làm thỏa lòng bạn đọc khó tính với đôi con sáo nhuộm thắm cỏ hoa. Dẫu sao khúc quê là một bài thơ hay giàu hình tượng nhiều bức tranh đẹp chạm vào được cốt lõi của tính triết luận thơ ca là: quê nhà thời gian sinh tử và mùa xuân.

Huỳnh Minh Tâm
Theo http://tamdailoc.vnweblogs.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cung bậc - Chùm thơ Hữu Dũng

Cung bậc - Chùm thơ Hữu Dũng Cũng là/ cung bậc ấy thôi/ Mà sao/ cảm xúc/ xa xôi ùa về… Cung bậc   Cũng là cung bậc ấy thôi Mà sa...