Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Tiếng gọi non cao Tây Yên Tử

Tiếng gọi non cao Tây Yên Tử
Từ góc nhìn địa - văn hóa có thể nhận thấy quốc lộ 31 làm thành một vòng cung  (đối sánh với con đường tâm linh Tây Yên Tử 293) cũng là miền đất địa linh nhân kiệt, có cảnh quan sinh thái kỳ vĩ, vùng đất cổ non cao với nhiều điểm di tích lịch sử, đền, chùa độc đáo. 
Đường lên  Tây Yên Tử. Ảnh: Hương Giang
Từ TP Bắc Giang, tỉnh lộ 293 - đường tâm linh Tây Yên Tử có chiều dài toàn tuyến 74 km. Nếu tính từ trung tâm huyện Lục Nam, tuyến đường chính này sẽ qua các điểm Suối Mỡ, Mai Sưu, Đám Trì, Đèo Bụt, Tuấn Mậu, Đồng Thông. 
Tuy nhiên, cũng tính từ huyện Lục Nam, còn có thể đến chùa Tây Yên Tử theo đường 31, qua Cầu Từ - Phượng Sơn, Kim - Quý Sơn, Chũ, Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Hoa, Biển Động (Lục Ngạn), vượt Cẩm Đàn, Yên Định, An Châu, từ đây theo quốc lộ 279 qua các xã An Châu, An Lạc, Dương Hưu đến Thanh Sơn - Tuấn Mậu đều thuộc huyện Sơn Động… 
Từ góc nhìn địa - văn hóa có thể nhận thấy tuyến đường 31 làm thành một vòng cung (đối sánh với đường 293) cũng là miền đất địa linh nhân kiệt, cảnh quan sinh thái kỳ vĩ với nhiều điểm di tích lịch sử, đền, chùa độc đáo. Xin nói thêm, sự khảo sát này chỉ bao theo tuyến đường 31 nối một phần quốc lộ 279 chứ không nhằm mô tả toàn bộ cơ sở địa - văn hóa hai huyện Lục Ngạn - Sơn Động.
Bên cạnh những đền miếu vọng thờ các thánh Cao Sơn, thánh Mẫu, công chúa Mị Nương, Kim Chân đời các vua Hùng, hiện còn nhiều di chỉ khảo cổ, dấu tích văn hóa vật thể và hệ thống truyền thuyết nối dài các đời sau. Vào thời nhà Lý (1010-1225), vùng đất Động Giáp - Na Ngạn (Lục Ngạn) còn là miền non cao, biệt lập, xa trung tâm, dễ dẫn đến tình trạng cát cứ. Chính vì thế, các vua nhà Lý đã tính đến việc cai trị và thu phục nhân tâm người vùng cao bằng cách gả công chúa, gây tình hòa hiếu với các phò mã như Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc. 
Tính đến nay, trong tổng số 40 di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn huyện thì có đến một nửa xa gần liên quan đến việc thờ Thân Cảnh Phúc. Đền Hả đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và tổ chức lễ hội hằng năm vào ba ngày 6-8 tháng Giêng, trở thành sự kiện văn hóa trọng đại của nhân dân trong vùng. 
Vùng đất cổ Lục Ngạn còn được hiển thị bằng chùa Am Vãi - Am Ni (xã Nam Dương), tạm hiểu là chùa của sư nữ, ni sư. Chùa núi cao 700 m trên mực nước biển, vào đầu thế kỷ trước vẫn còn hổ, báo. Nhìn bốn xung quanh là trùng trùng lớp lớp những núi, những đồi, cánh rừng, sông suối cuối triền Yên Tử - Đông Triều… Chùa Am Vãi còn lưu giữ ký ức với tháp đá cổ và những truyền thuyết, chuyện cổ dấu chân Phật trên đá, bàn cờ tiên, núi Hàm Rồng, giếng Cần, hang Tiền, hang Gạo, vũng Chị, vũng Em… Đến nay, chùa Am Vãi trở thành điểm du lịch tâm linh sinh thái nổi tiếng. Hội chùa được tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo khách thập phương về dự.
Du khách khám phá suối Nước Vàng dưới chân Yên Tử.
Vào thời nhà Trần, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai đầu năm Ất Dậu (1285), sau khi được phong Quốc công tiết chế, Trần Quốc Tuấn đã đặt đại bản doanh tại ải Nội Bàng. Đến ngày 2/2/1285, quân giặc từ phía Bắc đánh tràn xuống. Mặc dù không phá được giặc nhưng quân đội nhà Trần và thủ lĩnh Vi Hùng Thắng đã chiến đấu ngăn bước quân thù cho đại quân rút lui an toàn. Địa danh Nội Bàng và tấm gương hy sinh của Vi Hùng Thắng đã được hậu thế ghi nhận như một trong những trang sử bi hùng và còn truyền lại trong lễ hội đền Quan - Khánh Vân cho đến ngày nay.
Trong quá trình hiện đại hóa dưới thời thực dân Pháp, ngay tại đồn Đầm thuộc xã Phượng Sơn đã sinh ra hai thi nhân, văn sĩ nổi tiếng là Tương Phố Đỗ Thị Đàm (1896-1973) và Bùi Huy Phồn (1911- 1990). Tiểu thuyết gia Bùi Huy Phồn từng có bài thơ "Ra đời" in trên Tiểu thuyết thứ Năm với giọng trào tiếu: Hai mươi năm trước buổi giao thời,/ Phong cảnh đồn Đầm ngẫm chửa nguôi./ Phố xá rộn ràng Tây đá lính,/ Ngàn dâu khúc khích đĩ ve bồi./ Đỉnh đồi mây đuổi trăng thua chạy,/ Mặt sóng thuyền neo lửa tập bơi./ Bỗng chó xua ma, gà rủa cáo,/ Đầu làng tiếng khóc: mẹ sinh tôi…
Có thể xác định tuyến đường thượng đạo Tây Yên Tử đã được tạo dựng với truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời và ngày nay đã trở thành điểm du lịch tâm linh và sinh thái giàu tiềm năng. Trên phương diện giao thương, khách thập phương có thể đến Tây Yên Tử bằng cả hai tuyến đường, hoặc đi lối này về theo lối kia và ngược lại, thời thỏa nguyện thăm thú được cả hai.

Sơn Động là vùng du lịch sinh thái đặc sắc, hấp dẫn và còn nhiều tiềm năng. Trước hết, Sơn Động còn diện tích rừng tự nhiên khá lớn với nhiều loại gỗ quý như lim, lát, sến, táu, vàng tâm, dẻ và nhiều cây thuốc quý hiếm. Thêm nữa, gần cận quanh An Châu còn có chí ít hai điểm du ngoạn hấp dẫn. Thứ nhất là núi cỏ Đồng Cao (có người gọi là cao nguyên, đồi cỏ, đều chưa đúng), trên đỉnh núi cao lại có những bãi cỏ, ghềnh đá. Đồng Cao được xem là một trong bốn núi cỏ đẹp nhất Việt Nam. Hầu như quanh năm đều có phượt thủ và những nhóm tham quan, cắm trại, du hành, du ngoạn, leo núi và ngắm sao trời. Chỉ cầu mong cõi tiên Đồng Cao mãi mãi mãi hoang sơ, thanh vắng thế này… Thứ nữa là rừng nguyên sinh Khe Rỗ với những bản người Tày, Nùng, Dao Thanh Phán, Cao Lan, Sán Chí thưa vắng; những lối mòn yên tĩnh và tiếng chim hư ảo giữa rừng già…
Theo đường 31, từ thị trấn Chũ qua xã Biển Động (Lục Ngạn), vượt xã Cẩm Đàn, Yên Định tới thị trấn An Châu - trung tâm huyện Sơn Động. Có thể nói thung lũng Cẩm Đàn - An Châu là nơi cư dân cổ vùng cao tụ họp thành làng bản tương đối đông đúc trước khi nhập vào những cánh rừng đại ngàn. Tại An Châu hiện còn đình, chùa Chẽ, nghè Chải, đền Vua Bà thờ công chúa Ngọc Dung con gái Hùng Vương có công đánh giặc và phối thờ mẫu Liễu Hạnh, đức thánh Trần, đền Vua Ông. Đặc biệt ở nơi nguồn sông non cao này còn có lễ hội bơi chải Ba Chẽ truyền thống, được tổ chức vào ngày 15-4 hằng năm. Thị trấn An Châu cũng là điểm giao cắt, trung chuyển của hai tuyến đường liên tỉnh quan trọng: Ngược đường 31 khoảng 60 km lên Đình Lập (Lạng Sơn), xuôi ngang theo đường 279 sẽ gặp đường tâm linh 293 rồi nối sang Hoành Bồ (Quảng Ninh)…
Đến đây xin dẫn giải tiếp tuyến đường 279 từ thị trấn An Châu qua xã An Châu, An Lạc, Dương Hưu và gặp đường tâm linh 293 Tây Yên Tử ở Long Sơn, kết nối sang Thanh Luận - Thanh Sơn - Tuấn Mậu. Tuyến đường chưa đầy ba chục cây số, qua cầu Yên Định đầu nguồn sông Lục, men theo những dãy núi, bờ sông. 
Phía bên kia là bạt rừng già, tre nứa, tưởng như đang đi bên đường núi Sơn La, Hà Giang. Phía bên này thấy nhiều rừng nhân tạo với những bạch đàn, keo lá mít, tai tượng xanh tốt. Ngang qua xã Dương Hưu có di tích lịch sử - văn hóa đình Mục phối thờ đức thánh Cao Sơn - Quý Minh đại vương, Ngọc Hoa công chúa, Lý Tử Thôi - Lý Hoài Nam và đức Trần Hưng Đạo; tiếp đến xã Long Sơn lại có đình Lục Liễu thờ thánh Cao Sơn - Quý Minh đại vương và Đào Khai Trân Ngọc (tướng quân đời nhà Trần)…
Đến điểm cuối vòng cung Lục Ngạn, qua An Châu tới thị trấn Thanh Sơn và xã Tuấn Mậu (Sơn Động) là đã nhập vào tuyến đường tâm linh 293 Tây Yên Tử. Có thể xác định tuyến đường thượng đạo Tây Yên Tử nói trên đã được tạo dựng với truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời và nay đã trở thành điểm du lịch tâm linh, sinh thái giàu tiềm năng. Trên phương diện giao thương, du khách có thể đến Tây Yên Tử bằng cả hai tuyến đường, thời thỏa nguyện thăm thú được cả hai.
Một ngày xuân, một mùa xuân, một thời vận xuân đang về với vùng tâm linh non thiêng Tây Yên Tử…
Nguyễn Hữu Sơn
Theo http://baobacgiang.com.vn/

Cao sơn lưu thủy - Tuyệt phẩm được Nasa gửi vào không gian vũ trụ

Cao sơn lưu thủy - Tuyệt phẩm 
được Nasa gửi vào không gian vũ trụ
Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm...
Chuyên mục Kiệt Tác Thế Giới là chuyên mục thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại, đã được minh chứng qua dòng chảy thời gian, với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc… kiệt xuất. Có thể nói đó là những dấu ấn lịch sử đã đặt định nên chuẩn mực giá trị nghệ thuật và nhân sinh vô cùng quý báu cho toàn thể nhân loại.
Vào một ngày đẹp trời năm 1977, có một kiệt tác âm nhạc đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ là Voyager 1 và Voyager 2.
Năm 1977, tàu thám hiểm Voyager 1 và Voyager 2 đã gửi 
một tuyệt phẩm vào không gian vũ trụ, đó là tuyệt phẩm nào vậy?
Đó là tuyệt phẩm nào vậy?  
Mời các bạn cùng chúng tôi thực hiện một chuyến du ngoạn về một vùng đất thanh khiết nhất, một nơi trong trẻo nhất không vướng chút bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm…
Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm
Dường như trong sâu thẳm nội tâm mỗi con người, chúng ta ít nhiều có lúc cảm thấy đột nhiên rất cô độc trong cõi hồng trần này. Chúng ta có thể có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân nhưng ngoài tình yêu thương của người thân và chia sẻ thông thường của bạn bè thì dường như trong sâu thẳm nội tâm của con người đều có một “vùng đất thiêng” của riêng mình mà không phải ai cũng có thể đặt chân tới được.
Đó là vùng đất cất giữ bí mật riêng tư của phẩm giá, đức hạnh và cao quý, bản chất nhất của linh hồn, nhưng cũng chính vì vậy nên nó không tùy tiện được bộc lộ trong sự hỗn độn của thế gian. Chúng ta khao khát được chia sẻ nó nhưng tuyệt đối không phải vì sự ràng buộc tầm thường của cuộc sống, mà nó đòi hỏi một sự đồng điệu thiêng liêng trong tâm hồn.
Chẳng thế mà có nhà văn từng nói “Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”. Một người bạn tri âm chính là người hiểu được phẩm chất tốt đẹp nhất trong ta, đánh thức được nó dậy và ở cạnh họ khiến ta thấy mình là chính mình nhất.
Tìm về với Kiệt Tác Thế Giới, ngày hôm nay Đại Kỷ Nguyên dành tặng quý độc giả một kiệt tác âm nhạc, một câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử khắc họa chân thực, sâu sắc cho chúng ta hiểu thế nào là  tri âm.
Đó chính là “Cao sơn lưu thủy”, tuyệt phẩm được diễn tấu bởi nghệ nhân Thất huyền cầm nổi tiếng - Quan Bình Hồ, kiệt tác mà vào năm 1977, NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ) đã gửi phát vào không gian vũ trụ thông qua các tàu thám hiểm Voyager 1 và Voyager 2, như một ước vọng thiết tha của loài người gửi lên Thượng Đế…
Tuyệt phẩm được gửi vào không gian vũ trụ, như một 
ước vọng thiết tha của loài người gửi lên Thượng đế…
Thế nào là tri âm? Câu chuyện về sự ra đời của tuyệt tác
Từ trước đến nay, ai trong chúng ta cũng nghĩ mình hiểu được tri âm là gì… Là người có thể hiểu được ta, đồng điệu với tâm hồn ta một cách sâu sắc nhất và đi mãi cùng ta trong suốt cuộc đời…
Tuy nhiên, đi sâu hơn, Tri âm - trong tiếng Hán, “tri”- hiểu biết, “âm”- âm nhạc, tức là người hiểu được âm nhạc của mình. Và khái niệm đó lại xuất phát từ chính câu chuyện lịch sử kinh điển của Kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy này về mối tri âm thiêng liêng giữa Bá Nha – Tử Kỳ.
Theo sách Lã thị xuân thu: “Bá Nha cổ cầm, Chung Tử Kỳ tại ngoại thiết tính chi viết: nguy nguy hồ như thái sơn, dương dương hồ như lưu thủy” (Bá Nha gảy đàn, Chung Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm, khen rằng: ngun ngút như núi Thái Sơn, cuồn cuộn như dòng nước chảy.)
Vào lúc Tấn, Sở đang giao hảo nhau. Bá Nha là người nước Sở, nhưng lại làm quan đến chức Thượng đại phu của nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một phong lưu mặc khách, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời; ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ rời cây Dao cầm thiết thân của mình.
Ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ 
rời cây Dao cầm thân thiết của mình…
Năm ấy, trên đường từ Sở về lại Tấn sau sau chuyến công cán, Bá Nha cho thuyền đỗ lại bến Hàm Dương vào một đêm trăng thanh gió mát. Bá Nha cho đồng tử đốt lư trầm trước thuyền, rồi lấy Dao cầm ra so phím thử dây. Dưới ánh trăng trong, tiếng đàn quyện lấy hương trầm đang cất vút lên cao giữa đêm thu thanh vắng, bỗng một tiếng ” bựt ” khô khan, dây tơ đồng đứt. Bá Nha nghĩ dây đàn đứt ắt có quân tử nào nghe lén đây, bèn sang sảng cất tiếng:
– Có cao nhân nào trên bờ lắng nghe tiếng đàn của tại hạ, xin vui lòng ra mặt.
Từ trên vách núị có tiếng vọng xuống:
– Xin đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe tiếng đàn tuyệt diệu quá, nên cất bước đi không đành.
Xin đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, 
đi ngang qua đây, nghe tiếng đàn tuyệt diệu quá, 
nên cất bước đi không đành…
Bá Nha cười lớn:
– Tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đàn với ta?
Tiếng nói từ trên núi lại đáp lại:
– Đại nhân nói vậy, kẻ hèn này trộm nghĩ là không đúng. Há đại nhân không nhớ câu nói của người xưa: “Thập nhất chi ấp tất hữu trung tín” (Trong một ấp có mười nhà ắt có người trung tín). Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa ắt có người quân tử đến…
Bá Nha có vẻ ngượng khi nghe câu nói của người tiều phu. Biết mình lỡ lời, ông tiến sát đến mũi thuyền nói lớn:
– Nếu thật là người trên bờ biết nghe đàn, thì xin cho biết lúc nãy tại hạ đã đàn khúc gì?.
Giọng trên bờ bình thản vọng xuống:
– Đó là Khổng Vọng Vi, Đức Khổng Tử khóc trò Nhan Hồi. Phổ vào tiếng đàn, lời rằng:
Khả liên Nhan Hồi mệnh tảo vong
Giáo nhân tư tưởng mấn như sương
Chỉ nhân lậu hạng đan biều lạc
Hồi nãy, đại nhân đang đàn thì đứt dây, nên còn thiếu mất câu bốn là:
 Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương.
Tạm dịch thơ:
Nhan Hồi mất sớm thật đau thương,
Tư tưởng dạy người tóc bạc sương.
Ngõ hẹp nước bầu cơm giỏ hẩm
Danh hiền lưu mãi cõi trần dương.
Ngõ hẹp nước bầu cơm giỏ hẩm. 
Danh hiền lưu mãi cõi trần dương.
Nghe xong, Bá Nha thấy lòng phơi phới lạ, vội sai tùy tùng lên bờ rước người tiều phu xuống thuyền. Bá Nha trân trọng đón tiếp:
– Quý hữu biết nghe đàn, vậy chắc cũng rõ được xuất xứ của cây Dao cầm?
Tiều phu không ngập ngừng:
– Nghe nói, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu. Vua biết cây ngô đồng là thứ gỗ quý, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng để làm nhạc khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn  giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được.
Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô rồi gọi người thợ giỏi Lưu Tử Kỳ đẽo thành cây Dao cầm. Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc, án theo tám tiết, mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùa, bề dày hai tấc án theo lưỡng nghị Đàn gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm , lại có thêm một phím phụ tượng trưng cho tháng nhuận.
Đàn có năm dây án theo ngũ hành tượng trưng cho năm âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ. Xưa, vua Thuấn gảy đàn Ngũ huyền, thiên hạ thái bình. Khi vua Văn Vương bị ngồi tù nơi Dũ Lý, Bá Ấp Khảo thêm một dây oán, gọi là văn huyền (dây văn). Về sau, khi Vũ Vương đánh nước Trụ, thêm môt dây nữa gia tăng kích động gọi là vũ huyền (dây vũ). Do đó, Dao cầm lúc đầu có năm dây, sau có bảy dây.
Dao cầm có bốn điều kỵ là: rét lớn, nắng lớn, gió lớn và tuyết lớn; và bảy điều không nên là: không đàn ở đám tang, không đàn lúc lòng rối loạn, không đàn lúc lòng không thanh bạch, không đàn lúc bận rộn nhiều việc, không đàn lúc y trang không chỉnh tề, không đàn lúc không có trầm hương và không đàn lúc không có bạn tri âm.
Không đàn lúc không có tri âm…
Bá Nha nghe nói, biết tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính thương:
– Hiền hữu quả là người tinh thông nhạc lý. Xưa kia, Khổng Tử đang gảy đàn, Nhan Hồi bước vào, nghe thanh âm sao mà u trầm, biết là trong tâm Khổng Tử đang dao động. Hỏi ra, mới hay là trong khi Khổng Tử đàn, thấy con mèo đang bắt chuột, nên tâm tư đã chùng tiếng tơ đồng. Trước kia, Nhan Hồi nghe tiếng đàn mà biết được lòng người thầy, còn ngày nay, nghe tiếng đàn Bá Nha này, hiền hữu có biết lòng ta đang tư lự gì không?
– Xin đại nhân cho nghe một vài khúc nhạc nữa.
Bá Nha thay dây đàn, gảy khúc Ý tại non cao.

Tiều phu ngẩng mặt mỉm cười:
– Tuyệt thay, ý chí cao vút. Ý tại non cao.
Tuyệt thay! Ý chí cao vút. Ý tại non cao
Bá Nha giật mình ngưng đàn. Một lúc sau gảy thêm khúc Ý tại lưu thủy.
Tiều phu khua tay xuống dòng nước:
– Trời nước bao la. Ý tại lưu thủy.
Bá Nha thất kinh, nhìn người tiều phu không ngớt mắt, sao lại có người cảm thấu được tiếng đàn của mình như vậỵ Ông sai người hầu dẹp trà, bày tiệc rượu. Xong, ông đứng lên trước mặt người tiều phu, kính cẩn hỏi:
– Dám hỏi tiên sinh quý danh và quê quán. Tiều phu vội đứng lên, chắp tay thi lễ:
– Tiện dân họ Chung, tên Tử Kỳ, người thôn Tập Hiền gần núi Mã Yên này. Còn đại nhân, chẳng hay cao danh quý tánh là gì, hiện đi trấn nhậm nơi đâu mà ghé thuyền lại đây vãng cảnh.
– Tại hạ họ Du tên Thụy, là Đại phu nuớc Tấn, nhân đi sứ nước Sở về, thấy cảnh Hàm Dương trăng thanh gió mát, nên ghé thuyền thưởng lãm. Tại hạ chỉ là một kẻ tài hèn đức bạc mà thôi, còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này?
… Còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao 
không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, 
mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này?
– Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo tròn chữ hiếu, dẫu cho công hầu khanh tướng cũng không thể đổi được một ngày báo hiếu của tại hạ.
Tử Kỳ hai mươi bảy tuổi, Bá Nha trân trọng nói:
– Tiện chức hơn tiên sinh những mười tuổi. Nếu tiên sinh không chê tôi đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ duyên tri âm.
Chung Tử Kỳ khiêm nhường đáp:
– Đại nhân là bậc công khanh nơi triều đình, tại hạ là kẻ áo vải chốn sơn lâm thì làm sao kết bạn với nhau được, xin đại nhân miễn cho.
– Giá trị con người đâu ở chỗ giàu sang phú quý, mà ở đức hạnh tài năng. Nay nếu tiện sinh chịu nhận làm anh em thì thật là vạn hạnh cho tiện chức.
Bá Nha đã có thành tâm, Tử Kỳ không từ chối nữa. Bá Nhà sai người hầu đốt lò hương mới, lập hương án trước thuyền, cùng Tử Kỳ lạy trời đất tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ, rồi hai bạn cùng đối ẩm chuyện trò với nhau rất chi là tương đắc.
Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc gọi ánh nắng mai, đôi bạn đành phải chia taỵ Bá Nha giọng run run, nhìn Tử Kỳ:
– Lòng huynh quá cảm mộ, chưa nỡ rời hiền đệ, hiền đệ có thể cùng huynh đi thêm một đoạn đường để thêm được một khúc chuyện trò cho thỏa mối tâm tình.
Chung Tử Kỳ cũng không giấu được xúc động:
– Theo lễ, tiểu đệ phải tiễn hiền huynh vài dặm đường mới phải, ngặt vì song thân của tiểu đệ đang trông ngóng ở nhà, xin hiền huynh thứ lỗi.
– Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song đường qua nước Tấn thăm chơi, chắc là sẽ được nhận lời.
– “Phụ mẫu tồn, bất khả viễn du”, làm sao Tử Kỳ có thể rời cha mẹ để vui chơi cùng bạn được.
Cuối cùng, Bá Nha nắm tay Tử kỳ, giọng khẩn thiết:
– Sang năm, cũng vào giờ này, xin hẹn hiền đệ tại đây.
Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc 
gọi ánh nắng mai, đôi bạn đành phải chia taỵ…
Rồi lấy ra hai nén vàng, hai tay dâng cao lên trước mặt:
– Đây là món lễ vật mọn của ngu huynh làm quà cho bá phụ, bá mẫu, đã xem nhau là cốt nhục xin hiền đệ chớ từ chối.
Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không từ chốị Lưu luyến chia tay, đôi bạn bịn rịn không thốt lên nỗi lời tạm biệt.
Thấm thoắt một năm qua, ngọn gió heo may từ phương Bắc về đem mùa thu đến. Bá Nha vào triều kiến vua Tấn xin được phép về Sở thăm quê nhà. Thuyền đến bến Hàm Dương, Bá Nha cho dừng lại dưới núi Mã Yên. Lòng bồn chồn trông ngóng. Vừng kim ô đã ngả bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút, sao mãi vẫn không thấy bạn tri âm.
Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn của mình sao mà ai oán, não nùng. Bá Nha thất kinh, ngừng tay đàn, tâm thần rối bời; cung thương bỗng nghe sầu thảm như thế này thì chắc là Chung Tử Kỳ gặp nạn lớn rồi.
Cả đêm, Bá Nha trăn trở, nhớ thương và âu lo cho bạn. Trời chưa sáng, Bá Nha đã khoác cây Dao cầm lên lưng, bỏ vào túi mười nén vàng ròng rồi cùng vài tên hầu tìm đến chân núi Mã Yên. Dọc đường gặp một ông lão, tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc. Bá Nha lễ phép thưa:
– Xin lão trượng chỉ đường đi đến Tập Hiền thôn.
– Có Tập Hiền thôn thượng, Tập Hiền thôn hạ. Tiên sinh cần đến thôn nào ?
– Thưa lão trượng, người Tử Kỳ họ Chung ở thôn nào?
Vừa nghe nhắc đến tên Chung Tử Kỳ, lão ông sa sầm nét mặt, đôi mắt trũng sâu chảy dài hai hàng lệ. Lão ông sụt sùi, giọng ngắt đoạn:
– Chung Tử Kỳ là con lão. Năm ngoái cũng vào ngày này, nó đi củi về, gặp một vị quan nước Tấn tên là Bá Nha và kết nghĩa huynh đệ vì chỗ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Lúc chia tay, vị quan có tặng cho vợ chồng lão hai nén vàng. Ở nơi núi non heo hút thế này, vợ chồng lão chưa cần đến số vàng đó, nên con lão đã dùng đổi lấy sách, đọc bất kể ngày đêm, giờ giấc , ngoài việc đốn củi mưu sinh. Có thể vì quá lao nhọc, con lão đã lâm bệnh mà qua đời…
Chưa kịp nghe hết lời, Bá Nha đã bật òa khóc, ôm chầm lấy ông lão, hậu sinh này chính là người bạn kết giao của Chung Tử Kỳ đây. Ông lão thảng thốt, trời ơi!
Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn 
của mình sao mà ai oán, não nùng…
– Mang ơn đại nhân không chê trách cảnh bần cùng, đã cùng con lão kết nghĩa tâm giao. Lúc lâm chung, con lão đã trối trăn lại: ” Sống không trọn đạo làm con, chết xin được chôn dưới chân núi Mã Yên để trọn đạo nghĩa với bạn, nằm bên triền dốc chờ đúng lời hẹn mùa thu này” Con đường mà đại nhân vừa đi quạ phía bên phải có nấm đất nhỏ là ngôi mộ của Tử Kỳ. Hôm nay đúng một trăm ngày mất, lão vừa đi viếng mộ con về thì gặp đại nhân.
Trước mộ Tử Kỳ, Bá Nha vừa lạy bạn xong, truyền đem đàn đến, ngồi trên tảng đá tấu khúc “Thiên thu trương hận“. Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Tiếng gió ngàn rít mạnh, bầu trời trở màu tối sẩm và tiếng tiếng chim từ xa vọng về nghe u uất não nùng. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng. Bá Nha nhìn Chung lão thưa:
– Tử Kỳ đã về đây chứng giám cho lòng thành của tiểu sinh. Cháu vừa đàn khúc đoản ca để viếng người tri âm tài hoa mệnh yểu, và xin đọc thành thơ đoản ca này:
Ức tính khi niên xuân
Giang thượng tằng hội quân
Kim nhật trùng lai phỏng
Bất kiến tri ân nhân
Đản kiến nhất phân thổ
An nhiên thương ngã tâm
Bất giác lệ phân phân
Lai hoan khứ hà khổ
Giang ban khởi sầu vân.
Tử Kỳ, Tử kỳ hề!
Nhĩ, ngã thiên kim nghĩa
Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ
Thử khúc chung hề bất phụ đàn
Tam xích Dao cầm vị quân tử
Dịch thơ:
Từ nhớ đến muà thu năm trước
Bến trường giang gặp bạn cố nhân
Năm nay lại đến Giang Tân
Dòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi
Buồn chỉ thấy nấm mồ bên núi
Cõi ngàn năm chia cắt đau lòng
Ôi thương tâm, ôi thương tâm
Sụt sùi lai láng bao hàng lệ rơi
Mây sầu thấp thoáng chân trời
Đêm vui đổi lấy một đời khổ đaụ
Tử Kỳ ơi, Tử Kỳ ơi!
Ngàn vàng khôn chuộc được bầu tâm can
Thôi từ nay, thôi phím đàn
Ngàn thu thôi hết mơ màng cố nhân…
Lời thơ vừa dứt, Bá Nha nâng Dao cầm lên cao, đập mạnh xuống tảng đá. Dao cầm vỡ tung từng mãnh, trụ ngọc, phím đồng rơi lả tả. Lão ông hoảng kinh, sao đại nhân lại đập vỡ đàn quí. Bá Nha đáp lời bằng bài thơ tứ tuyệt:
Thốt đoái Dao cầm phượng vĩ hàn
Tử Kỳ bất tại, hướng thùy đàn?
Xuân phong mãn diện giai bằng hữu
Dục mịch tri âm, nan thượng nan
Dịch thơ:
Dao cầm đập nát đau lòng phượng
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai
Gió xuân bốn phía bao bè bạn
Khó thay tìm được bạn tri âm
Bốn câu thơ là bài văn tế cho bạn. Bá Nha quay lại phía lão ông, sụp quỳ xuống:
– Bá Kỳ Tử Nha đã y lời hẹn đến đây rồi. Nay tiểu sinh có đem theo ít nén vàng, xin thành tâm dâng lên bá phụ cùng bá mẫu để cung dưỡng tuổi già và tạo mươi mẫu ruộng làm tự cho Tử Kỳ. Bốn năm nữa hạ quan sẽ dâng biểu từ quan, về đây chung sống với bá phụ bá mẫu, với người bạn tri âm.
Chung lão không từ chối Bá Nha lạy Chung lão, lạy tạ từ bạn rồi quay xuống cho thuyền nhổ sào, trở về nước Tấn.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng những phút giây quý giá của cuộc gặp gỡ đó đã được lưu lại ngàn năm. Tình bạn của họ đã được khắc họa trong một bản nhạc kinh điển nhất của nhạc cổ Trung Hoa - Cao Sơn Lưu Thủy - bản nhạc mà Bá Nha đã chơi vào ngày gặp Tử Kỳ, được lưu truyền và được hậu nhân những người mến mộ hoàn thiện như bản nhạc đang có hiện nay.
Trong dòng đời như cát bụi, 
tìm đâu được người tri kỷ?
Câu chuyện của họ đã đi vào lịch sử văn hóa, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức hệ của xã hội trong những năm dài của lịch sử, đã đi vào lòng người biết bao thế hệ sau này.
Vẻ đẹp vĩnh hằng của kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy
Mời các bạn giữ một tâm hồn tĩnh lặng để lắng nghe những tiếng lòng đồng điệu tri âm trong kiệt tác Cao Sơn Lưu Thủy.
Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó. Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến một không gian cao, rộng và thoáng đãng và mơ màng.
Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương… Có lẽ đây là không gian mà ta gọi là “Cao sơn”.
Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương…
Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa.
Con nước chảy từ trên cao hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là “lưu thủy”. Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như dòng chảy đang dần về một nơi xa lắm.
Bản nhạc không chỉ đẹp ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng lặng để lắng nghe “Cao sơn lưu thủy“, ta lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất.
Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa.
Một chút gì đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Cao sơn lưu thủy 高山流水 - Bá Nha - YouTube
Cao sơn lưu thủy
Thiên Kim - Hà Phương Linh
Theo https://www.dkn.tv/

Tìm hiểu về văn hóa, con người và phong tục của Nhật Bản

Tìm hiểu về văn hóa, con người 
và phong tục của Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước phát triển cả về kinh tế, giáo dục và du lịch. Nhật Bản có nền văn hóa, phong tục đa dạng cùng vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên độc đáo. Đất nước này thu hút số lượng lớn người du lịch từ khắp nơi trên thế giới hàng năm đổ về 
Tìm hiểu về đất nước và con người Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?
Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á;
Diện tích la: 377.834km² Dân số 1268 triệu người

Thủ đô của Nhật Bản: Tokyo
Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe
Tôn giáo chủ yếu đạo Phật.
Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá - Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.
Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu; hokkaido kyushu shikoku okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giớii về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc
Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.

Nhật Bản còn có các mỹ danh là “xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào ( sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa “thoắt nở thoắt tàn” được người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; Là “đất nước hoa cúc” vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; “đất nước Mặt Trời mọc” vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).
Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau đẻ đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài. Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị,đây là tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu hút nguồn nhân lực. Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế, khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. Nói tóm lại đất nước Nhật Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới.
I/ Người Nhật
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm 
với văn hóa nước ngoài
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa của nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn 
hóa dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hóa nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn 
hóa của họ. Tư liệu lịch sử văn hóa, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.
Ý thức tập thể
Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn 
hóa tội lỗi” của phương Tây.
Tôn trọng thứ bậc và địa vị

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.
Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.
II/ Trang phục Nhật bản
Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt.
Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh họa ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Áo kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng, trái hẳn với một số nước phương Tây ở đó màu lam nhạt được coi là thích hợp với trẻ em. Ở một số nước, màu đỏ và những màu sáng khác thường được coi là những màu thích hợp nhất đối với phụ nữ trưởng thành, nhưng ở Nhật Bản, nhất là khi mặc kimono, màu sắc chỉ hạn chế ở những màu dịu, không sặc sỡ. Họ cũng không mặc áo màu đen như những phụ nữ đã lập gia đình ở một số nước Latinh.

Xu hướng này thậm chí còn được thể hiện ở trang phục kiểu phương Tây mà hầu hết phụ nữ Nhật Bản hiện hay mặc. Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.
Trong những năm gần đây, áo kimono được làm bằng vải tổng hợp, vì vậy những người không có tiền mua lụa cũng có thể mua được. Áo kimono, khăn thắt lưng và những đồ kèm theo làm bằng lụa được bán với giá cực kỳ đắt nên phụ nữ trẻ chỉ có thể mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc lễ trưởng thành (khi tới 20 tuổi) v.v… Qua trang phục kiểu phương Tây hàng ngày ta thấy hầu hết các xu thế mốt của châu Âu và châu Mỹ đã được du nhập nhanh chóng vào các trang phục của thanh niên Nhật Bản. Nhật Bản hiện là thị trường lớn của các hãng thời trang hàng đầu thế giới.
III/ Gia đình
Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình.
Tuy vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ được xây dựng ngày một nhiều.
Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn hộ không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung bình muốn có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt Nam. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà của công ty. Theo thống kê năm 2000, tỷ lệ có nhà riêng là 61,3%, và số tiền để dành trung bình là gần 10 triệu yên (khoảng 1,2 tỷ đồng Việt Nam). Tỷ lệ có 3 thế hệ trong một gia đình là 15%. Số nhà có phòng riêng cho trẻ con: 76%. Số người thuộc tầng lớp trung lưu: 88,5%.
Tỷ lệ phụ nữ đi làm việc ở Nhật Bản ngày càng tăng. Tuy vậy, đa số họ đều nghỉ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. Họ thường đảm nhiệm các công việc của gia đình, không cần phải thuê người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc riêng của mình.
Những người đi làm việc ở công ty thường đi làm về rất muộn hoặc đi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp vào buổi tối. Vì vậy, cảnh người chồng không cùng ăn tối với gia đình là điều rất bình thường. Những ông bố Nhật Bản có rất ít thời gian cho con cái và gia đình. Do phải đi làm xa, họ thường rời nhà khi con chưa thức dậy, và trở về khi chúng đã đi ngủ. Nhân viên các công ty còn thường có những chuyến công tác dài ngày, hoặc thuyên chuyển công việc trong và ngoài Nhật Bản. Do việc học hành của con cái, hay trông nom bố mẹ già mà không ít người phải chấp nhận sống độc thân xa gia đình trong thời gian dài.

Vì lý do này hay lý do khác, ngày càng nhiều thanh niên Nhật chọn cách sống một mình, và sự lựa chọn đó đang dần hình thành tương lai của xã hội Nhật Bản. Hiện có tới 25% nam và 16% nữ thanh niên xứ Phù Tang ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon, rượu và công việc. Xu hướng này ngày càng gia tăng trong một đất nước mà hôn nhân và gia đình vốn là giá trị truyền thống lâu đời
IV/ Tiếng Nhật

Là ngôn ngữ duy nhất của một dân tộc sinh sống trên khắp quần đảo, tiếng Nhật là một thí dụ hiếm có của mối tương quan dân tộc-lãnh thổ-ngôn ngữ rõ nét và đơn nhất. Mặc dù có những khác nhau nhỏ giữa các tiếng địa phương nhưng xét trên toàn cục, về mặt ngôn ngữ học, có sự thống nhất ở những điểm chủ yếu. Tuy người Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với người nước ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy tắc văn phạm khá linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học hơn so với một số ngôn ngữ khác, ít nhất là cho mục đích hội thoại, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho việc đọc và viết.
Về nguồn gốc ngữ văn của ngôn ngữ, các học giả có những nhìn nhận rất khác nhau. Một số học giả cho rằng tiếng Nhật thuộc họ Ural-Altaic ở phương Bắc cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên, trong khi đó một số học giả lại khẳng định rằng nó là một thành viên của họ Tây Tạng-Miến Điện hoặc Mã lai-Polynexia ở phương Nam và những người khác lại khẳng định rằng nó có xuất xứ từ sự pha trộn của cả hai.
Từ vựng tiếng Nhật đã được làm giàu bằng cách vay mượn từ các ngôn ngữ khác: của Trung Quốc thời xưa, của Bồ Đào Nha và Hà Lan trong những thế kỷ gần đây, và của các ngôn ngữ phương Tây từ thời Minh Trị khi nước Nhật tiếp xúc nhiều với thế giới phương Tây. Việc Nhật hoá đã cho ra đời nhiều từ mới từ những từ vay mượn và xu hướng này đang tăng mạnh trong những năm gần đây.
Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác đối với các phạm trù như lúa gạo, thực vật, cá và thời tiết.

Điều này dường như bắt nguồn từ ý thức đã ăn sâu và bền chặt về các nguồn thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống trong điều kiện khí hậu gió mùa. Ngược lại, những từ liên quan đến các thiên thể, đặc biệt là các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân sống ở đảo nhưng lại không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.
Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tùy theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ.
Hệ thống chữ viết của Trung Quốc dường như được đưa đầu tiên vào Nhật Bản qua Triều Tiên, có thể vào khoảng thế kỷ III, sau hệ thống chữ cái Latinh được đưa vào Anh hai hoặc ba thế kỷ. Người Nhật đã chọn loại chữ viết tượng hình này để biểu đạt ngôn ngữ của mình. Điều này có thể thực hiện được vì chữ tượng hình, như tên gọi của nó, biểu hiện ý nghĩa hơn là âm thanh. Do âm của các từ tiếng Nhật không giống như âm của các từ tiếng Trung Quốc có cùng nghĩa nên cần phải xác lập phương pháp thể hiện âm tiếng Nhật. Việc này được thực hiện bằng cách tạo nên những mẫu chữ cái đơn giản trên cơ sở sao chép hoặc sửa đổi một số chữ tượng hình và gán cho mỗi chữ cái một âm cố định. Bằng cách này, hai bảng chữ cái ghi âm riêng biệt đã ra đời và hiện nay vẫn đang được sử dụng song song. Vì vậy, tiếng Nhật được viết với sự phối hợp hai kiểu ký tự khác nhau - trước tiên là chữ kanji hay là Hán tự, là những chữ tượng hình biểu đạt nghĩa, và tùy theo các chữ kanji ghép cùng hay yếu tố khác mà có thể có những cách phát âm khác nhau.

Thứ hai là chữ kana hay các ký hiệu ngữ âm được dùng để hướng dẫn việc phát âm đúng những chữ kanji hiếm hoặc lạ, hoặc để chỉ những biến đổi về văn phạm v.v… Bảng chữ cái nét mềm hiragana phục vụ hai mục đích đầu tiên này, còn bảng chữ cái nét cứng katakana được dùng để phiên âm các từ ngoại lai. Mặc dù hệ thống chữ tượng hình có thể truyền đạt một ý nghĩa đầy đủ chỉ bằng một ký tự, nhưng điều bất tiện là cần phải có một ký tự riêng để biểu thị mỗi ý nghĩa. Vì vậy ở Nhật Bản trong thời kỳ trước chiến tranh, số ký tự được dùng phổ biến cho các mục đích hàng ngày là khoảng 4000 ký tự. Từ thời kỳ chiến tranh, để phục vụ cho giáo dục học đường và các mục đích khác, số ký tự được chính thức dạy trong chương trình giáo dục bắt buộc và dùng trong báo chí v.v… được giới hạn ở 1850 ký tự. Nhiều sách xuất bản ở nước ngoài nhấn mạnh đến khó khăn của học sinh Nhật phải học một số lượng lớn các ký tự này. Tuy nhiên, trên thực tế khi đã nắm vững những nguyên tắc cơ bản hình thành các ký tự thì việc học trở nên dễ dàng hơn là người ta tưởng.
V/ Ẩm thực Nhật Bản
Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật. Mặc dù những điều dạy của đạo Phật cũng có ít nhiều tác động đến vấn đề này trong một thời gian dài, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên người ta phải tập trung đất cho việc sản xuất ngũ cốc cần thiết, khiến đất dành cho chăn nuôi gia súc rất ít ỏi.
Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật Bản đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với hầu hết các món ăn của phương Tây. Đồ ăn của Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật.
Sự tiếp xúc ngày một tăng với các nước khác trên thế giới kể từ thời Minh Trị đã làm thay đổi bữa ăn của người Nhật Bản, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.

Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hóa nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hóa từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari.
Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.
Trước đây, tiếng Nhật với sự kết hợp giữa hai loại ký tự được viết theo cách viết chính thức từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Ngày nay, một số lớn các tài liệu cả chính thức lẫn không chính thức, đặc biệt là các tài liệu không chính thức được viết theo chiều ngang từ trái sang phải, tuy rằng báo chí và các tác phẩm văn học vẫn sử dụng kiểu viết dọc truyền thống.
Theo http://thanglongosc.vn/

  Cung bậc – Chùm thơ Hữu Dũng 20 Tháng Mười Hai, 2023 Cũng là/ cung bậc ấy thôi/ Mà sao/ cảm xúc/ xa xôi ùa về… Cung bậc   Cũng l...