Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Nét đẹp văn hóa của các tộc người thiểu số

Nét đẹp văn hóa của các tộc người thiểu số
Bình Thuận là tỉnh có 34 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), tập trung ở  huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, với dân số là 101.000 người (chiếm tỷ lệ gần 8% dân số toàn tỉnh). Các DTTS  cư trú đều khắp các địa bàn trong tỉnh. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng rất phong phú và đa dạng tạo nên tính thống nhất trong nền văn hóa tại địa phương.
Ảnh: Đ.Hòa
Vai trò của chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản
Nhằm phát huy, bảo tồn văn hóa DTTS  trên địa bàn, những nét đẹp trong  sinh hoạt truyền thống, lễ hội… thời gian qua tỉnh đã đầu tư nhiều dự án, khôi phục lễ hội, ngành, nghề truyền thống như: phục dựng lễ hội Katê, Ramưwan, Tết Đầu lúa, hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo các đền tháp Chăm, bảo tồn các làng nghề truyền thống và các hạng mục khác. Ông Võ Văn Hòa - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh bày tỏ: “Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, nguy cơ đồng hóa, mai một, thậm chí là  mất bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS  đang hiện hữu hơn bao giờ hết. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các tộc người thiểu số trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào các DTTS ”.
Xác định vị trí, vai trò của mình trong việc phát huy, bảo tồn văn hóa DTTS  trên địa bàn, các chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức và người có uy tín thường xuyên tuyên truyền việc gìn giữ  và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, phát triển và bảo tồn ngành nghề truyền thống như nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, đan lát. Bên cạnh đó, vận động họ gìn giữ phong tục tập quán của dân tộc mình, nhất là giữ gìn tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội. Đặc biệt là tuyên truyền cho đồng bào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực, mà cụ thể là việc cưới hỏi được thực hiện theo đúng pháp luật. Hầu hết nam, nữ thanh niên đăng ký kết hôn đúng độ tuổi, hiện không còn tệ thách cưới như trước đây. Việc tang trong đồng bào DTTS  có nhiều tiến bộ. Đồng bào Chăm trong hồi giáo Bàni chỉ để một ngày đêm, trong khi trước kia để một tuần. Đối với người Chăm Bà la môn đám thiêu không để quá 4 ngày, trước kia để từ 7 đến 10 ngày. Bên cạnh đó, các chức sắc tôn giáo, già làng và người có uy tín tích cực tuyên truyền vận động đồng bào tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, đồng bào các DTTS  phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tích cực vận động gia đình và đồng bào DTTS  mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại cho thu nhập cao, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước để bảo tồn những nét đẹp văn hóa
Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu, phối hợp các ngành liên quan triển khai, thực hiện tốt các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS , nhất là đầu tư xây dựng các thiết chế  văn hóa cho đồng bào, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Đến nay, 100% xã có trường học từ mẫu giáo đến THCS, 100% xã có trạm y tế, trụ sở làm việc xã, bưu điện văn hóa xã, 100% xã có nhà văn hóa, hệ thống truyền thanh, các thôn xen ghép đều có nhà sinh hoạt cộng đồng, thành lập Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm…
Hàng năm, Ban Dân tộc đã tham mưu lãnh đạo tỉnh, Trung ương thăm chúc Tết Katê, Ramưwan, Tết Đầu lúa của đồng bào để động viên đồng bào thực hiện tốt đời sống văn hóa trong các lễ hội, tết cổ truyền của từng dân tộc. Triển khai và thực hiện chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định 18, Quyết định 56 của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định 12/2018/QĐ-TTg). Thành lập Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo và Hội đồng Sư cả Bàni. Bên cạnh phối hợp cung cấp thông tin qua các cuộc hội nghị phổ biến chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, còn mời tập huấn các chuyên đề, dự các cuộc mít tinh, tọa đàm, nói chuyện thời sự, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn và tiếp xúc với lãnh đạo các cấp để lãnh hội các chủ trương, chính sách, của Đảng, Nhà nước… Mặt khác, nhằm tuyên truyền, cổ vũ, động viên các chức sắc, các nhân sĩ, các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương các  chức sắc, nhân sĩ tiêu biểu. Đồng thời, tổ chức các đoàn đại biểu huyện, tỉnh đi dự Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương. Đặc biệt, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc các tôn giáo đã phát huy trách nhiệm công dân, giới thiệu nhiều ứng cử viên là chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp…
HỮU CÁN
Theo http://www.baobinhthuan.com.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hoa lúa – Chùm thơ của Hoàng Xuân 14 Tháng Mười Hai, 2023 Cơn mưa xâu đêm/ sảy sàng /khoan nhặt mùa vụ bão giông… Hoa lúa (Tặn...