Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Vì sao nhiều tu sĩ Phật giáo chính thống phản đối cách tu hành của thầy Thích Minh Tuệ

Vì sao nhiều tu sĩ Phật giáo
chính thống phản đối cách tu hành
của thầy Thích Minh Tuệ?

Sự xuất hiện hiện của Thích Minh Tuệ đang làm sống lại hình ảnh của chư cổ Phật, của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhắc nhở, khuyến tấn chúng sanh đi theo con đường Bát Chánh Đạo để cùng nhau hướng về bến bờ giải thoát.
Bước chân an lạc của thầy Thích Minh Tuệ. 
Tranh của họa sĩ Điệp Tuấn
Vì Thích Minh Tuệ đã làm thay đổi cách nhìn một chiều đối với Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Tại sao một chiều? Bởi không ít vị tu sĩ cho rằng tu sĩ: phải đầu tròn, áo vuông, phải được giáo hội công nhận… Mới được gọi là tu sĩ. Nhưng đằng sau những hình tướng này ra sao, ít người cho đó là quan trọng.
Hình ảnh đầu đội trời, chân đạp đất trên khắp mọi nẻo đường đã làm lung lay những bước chân quen bước lên xe máy, xe hơi, phi cơ sang trọng của nhiều vị tu sĩ.
Hình ảnh ba Y phấn tảo được chắp, vá từ những mảnh vải lượm từ bãi rác, bãi tha ma, khiến cho những bộ hoàng y của nhiều tu sĩ bị lu mờ.
Hình ảnh chiếc “bình bát” được chế từ lõi nồi cơm điện vì sợ làm hoen ố hình ảnh bình bát của Phật – những bình bát mà rất nhiều tu sĩ dùng để nạp đầy những món đồ phi pháp.
Hình ảnh từng bước chân an lạc đi khắp mọi nẻo đường của tổ quốc, dưới trời mưa, giá lạnh hay nắng nóng 30-40 độ C chỉ để rèn luyện sức khỏe và học hỏi lối sống tàm quý, tri túc, biết đủ khiến cho vô số các tu sĩ quen hành cước trong các đạo tràng cao sang phải nhột nhạt.
Hình ảnh một ngày ăn một bữa trước ngọ, sau ngọ ai cho, ai tặng, ai cúng dường bất cứ thứ gì đều nhất quyết không nhận, cho dù một vật nhỏ đã khiến nhiều tu sĩ ngày ăn ba bữa, nhận đồ cúng dường phi thời, cảm thấy bị thương tổn vì quyền lợi đang bị thu nhỏ và đe dọa.
Hình ảnh ai cho tiền, nhét tiền, ép nhận tiền vào tay nhưng nhất quyết không nhận, vì nhận tiền là phạm giới, khiến cho không ít tu sĩ quen, thường nhận tiền, tìm mọi cách để nhận tiền của chúng sanh phải đổ mồ hôi hột.
Hình ảnh đắp y phấn tảo, an nhiên tự tại giữa bốn mùa nóng lạnh, kiết già qua đêm trong hang núi sâu, dưới rừng lá rậm, trong căn nhà hoang hay giữa bãi tha ma…khiến cho nhiều tu sĩ quen nằm giường cao, nệm đẹp, có máy điều hòa phải cảm thấy bất an.
Hình ảnh nụ cười an lạc luôn nở trên môi, từ bi cầu nguyện an lạc cho những chúng sanh ngay cả khi bị chúng sanh chửi bới, đánh đập, xua đuổi… Khiến không ít tu sĩ đã quen cảnh được chúng sanh khúm núm, xu nịnh, cung phụng… cảm thấy nhức nhối.
Luôn xưng con với tất cả chúng sanh – tự tại, vô ngại, vô ngã khiến không ít tu sĩ quen núp trong ảo tướng giả tạm đứng ngồi không yên.
Luôn phủ nhận mình là tu sĩ – vì không muốn làm mất đi hay làm ảnh hưởng tới hình ảnh tôn nghiêm, cao quý của bổn Sư, bổn tự nơi mình xuất gia, mà chỉ khiêm hạ nhận mình là một công dân Việt Nam đang học thực hành theo hạnh nguyện của Phật khiến không ít tu sĩ và các cư sĩ cuồng tín tức tối.
Luôn pháp, lấy giới của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật làm Thầy, trang nghiêm trong từng bước chân, khiêm cung, lễ kính trước hết thảy chúng sanh khiến cho nhiều tu sĩ, cư sĩ lơ mơ về pháp, sao nhãng, khinh khi giới luật của Phật phải tức tối, hoảng sợ.
Luôn lấy Giới – Định – Huệ làm Thầy, làm nền tảng tu học, làm hành trang khuyến tấn hành giả, tùy duyên hóa độ chúng sanh khiến cho nhiều tu sĩ, cư sĩ quen tu giới định huệ trên sa lon, phòng lạnh đứng ngồi không yên, ăn ngủ không ngon, không yên giấc.
Sự xuất hiện hiện của Thích Minh Tuệ đang làm sống lại hình ảnh của chư cổ Phật, của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhắc nhở, khuyến tấn chúng sanh đi theo con đường Bát Chánh Đạo để cùng nhau hướng về bến bờ giải thoát.
Mọi hành vi, phương tiện nói xấu, dèm pha, chửi bới, nhục mạ, bức hại Thích Minh Tuệ càng chứng tỏ một điều đạo từ bi trí tuệ của Phật đang không ngừng tỏa sáng trên đất Việt.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nguyện có ai thấy nghe
Đều phát tâm bồ đề
Khi mãn báo thân này
Đồng sanh Cực lạc quốc.
Nam Mô A Di Đà Phật!.
14/5/2024
THIỆN NHÂN
Theo https://vanhocsaigon.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

XXXXTrường đời 2

Trường đời 2 XVII- Buổi chiều hôm ấy, mãi quá ba giờ, Khánh Ngọc mới ra chỗ làm. Nàng đi thẳng ngay đến mỏm núi Sám Coọc mà nàng biết chắc...