Cảm nhận về ca khúc “Trở lại bến sông xưa”
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Dương nhưng nhạc sĩ
Quang Hiển (hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội) đã một thời gắn bó với giải đất miền
Trung khói lửa qua những lần hành quân ngang qua đây. Hình ảnh dòng sông, con
đò, những con người chân chất nơi đây đã ám ảnh anh để rồi cảm xúc ấy trở về
khi anh đọc bài thơ “Trở lại bến sông xưa” của tác giả Thanh Vân – cán bộ của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, một kĩ sư điện yêu thơ văn và đã có nhiều tứ thơ đẹp đi
vào lòng người.
Đến với bản nhạc “Trở lại bến sống xưa” của nhạc sĩ Quang Hiển,
tôi cảm nhận được nét đẹp của giai điệu mang âm hưởng sâu lắng qua ca từ lấy từ
bài thơ cùng tên của tác giả Thanh Vân. Xin chia sẻ với bạn đọc yêu âm nhạc những
cảm nhận ấy.
Bài hát viết ở hình thức 2 đoạn đơn, nhịp 2/4 tính chất trữ
tình. Đoạn một: giọng Rê thứ (Dmoll). Đoạn hai: giọng son trưởng (Gdur), kết
bài ở bậc V của giọng Gdur. Kết cấu cả bài chặt chẽ, cấu trúc rõ ràng, âm hình
tiết tấu độc đáo và phong phú.
Đoạn
một gồm hai câu (15 nhịp). Câu 1 (7 nhịp), giai điệu dừng ở nốt Mi (hợp âm A7).
“Ta lại về với bến sông xưa, nơi con đò trưa cắm sào đứng đợi”.
Câu 2 (8 nhịp) kết câu đồng thời kết đoạn ở nốt La (bậc V của
giọng chủ) đó là một kiểu kết lửng.
“Đò đợi ta hay đò đợi
người xưa. Đò ơi, đò ơi,...Ta đợi đò trời bỗng đổ cơn mưa”
Giai điệu đoạn một có nhiều nhảy quãng 4, 5 kết hợp các âm
trùng và chùm ba thể hiện tính tự sự, nỗi niềm da diết. Tiết tấu đoạn một khá đồng
nhất, cứ sau 2 nhịp là những âm (nốt) kéo dài. Trước khi chuyển sang đoạn 2 ở
giọng Gdur, tác giả sử dụng cầu nối (3 nhịp) chuyển điệu về giọng Gdur nhằm
tránh sự bất ngờ cho người nghe (nốt xi hoàn).
“Cơn mưa xưa, cơn mưa xưa hay cơn mưa bất chợt”
Tiếp
theo là đoạn hai gồm 2 câu (21 nhịp). Câu 1 và 2 dều dừng ở nốt Son (âm chủ).
Câu 1 (12 nhịp): “Nón che sách ướt hết áo em rồi. Để ta nhìn ngơ ngác những đường
cong, sách nón che ướt hết áo em rồi”. Nét giai điệu đi lên và đi xuống liên
tục khiến ta liên tưởng tới làn sóng dập dềnh trên sông nước. Câu 2 (11 nhịp):
“Ta đã đi qua bao bến sông, bao mối tình bên bồi bên lở, con đò quê cắm sào
trong nỗi nhớ, nón sách che mưa ướt áo em rồi”.
Giai điệu đoạn hai được đẩy lên cao, âm vực mở rộng (nốt là -
mí); tiết tấu: đơn- kép- kép được lặp lại nhiều lần làm nổi bật sự trong sáng của
điệu Trưởng. Lời ca và âm nhạc có sự nhất quán, gắn kết chặt chẽ với nhau bằng
cú pháp nhắc lại qua câu hát: “Nón sách che mưa ướt áo em rồi” như muốn
diễn tả tình cảm thầm kín nhưng cũng rất sâu lắng. Tác giả sử dụng nhiều
luyến quãng 4 (la-rê, mi-la) mang đặc thù giọng nói và âm hưởng của dân ca miền
Trung.
Kết
bài bằng một coda (câu nhạc 8 nhịp): “Trở lại bến sông xưa, con đò quê cắm sào
trong nỗi nhớ”. Ở đây, giai điệu vừa mang chất liệu trữ tình đồng quê của
giọng Dmoll đồng thời củng rất trong sáng của giọng Gdur. Âm kết bài (Rê) mới
nhìn qua cứ ngỡ âm chủ của giọng Dmoll nhưng thực chất chính là bậc V của giọng
Gdur. Đó là kết lửng như muốn tạo cảm giác luyến tiếc không nguôi, tình cảm sâu
lắng ấy đọng mãi trong lòng tác giả cũng như người hát và người nghe.
Hà
Tĩnh 9/2012
Đặng Thị Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét