Mùa xuân và tuổi trẻ
Nói đến mùa Xuân là nói tới tuổi trẻ. Mùa Xuân tượng trưng
cho tuổi trẻ sung sức, năng động và sáng tạo. Để thể hiện mối liên quan giữa
mùa Xuân và tuổi trẻ, nhạc sĩ La Hối (1) đã sáng tác ca khúc “Xuân và Tuổi Trẻ”,
lời Việt của thi sĩ Thế Lữ (2). Ca khúc này nhịp nhàng mà tưng bừng với âm thể
Trưởng, được viết ở nhịp 3/4, loại nhịp thường được đệm đàn theo điệu Valse, loại
nhịp luân vũ sang trọng thời đó.
Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, đẹp từ thời tiết đến cỏ
cây và hoa lá. Mùa Xuân còn đẹp vì là mùa đoàn tụ, chan hòa yêu thương. Vì thế,
khi nghe ca khúc “Xuân và Tuổi Trẻ”, tâm hồn khó có thể bình lặng, chúng ta khả
dĩ cảm nhận nhịp điệu rộn rã như những bước chân người trẻ tung tăng trên đường
phố, những nhịp chân thoăn thoắt. Nhịp điệu mùa Xuân là thế đó!.
Nhịp điệu vui nhộn, giai điệu mượt mà, lời ca cũng trong sáng và trẻ trung:
Nhịp điệu vui nhộn, giai điệu mượt mà, lời ca cũng trong sáng và trẻ trung:
“Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống”.
Chắc chắn
như vậy, vì
“Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng”.
Ngày nào cũng đủ 12 giờ, nhưng ngày Xuân bất chợt khác hẳn,
vì tràn ngập sức sống tươi trẻ, thời gian như cũng biến đổi, nhịp Xuân đầy nhựa
sống:
“Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới,
lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về
với ngàn hoa tươi sáng,
Dù những người mang
tâm sự buồn cũng cảm thấy “nhẹ lòng” hơn và muốn cười cho tan hết nỗi buồn.
Xuân đẹp về nhiều thứ, vui về nhiều kiểu:
“Xuân thắm tươi,
chim én bay cao tít trời,
vui sướng đi,
cao tiếng ca mừng vui reo”.
Người già
cũng như được trẻ lại, được “hồi xuân” (theo nghĩa tốt). Nhưng dù bạn là ai, có
vui thế nào thì cũng nên giữ chừng mực, vì thái quá hóa bất cập:
“Đừng để lòng
thổn thức tình mê đắm,
ta trẻ vui, ta trẻ vui đời Xuân thắm tươi”.
Thật vậy, y
học đã chứng minh: Vui mừng quá hoặc lo lắng quá hại tim (tâm), buồn sầu quá hại
phổi (phế), tức giận quá hại gan (can), suy nghĩ quá hại lá lách (tỳ), ăn nhiều
quá hại dạ dày (vị), sợ hãi quá hại thần kinh.
Vui tích cực, vui lành mạnh chứ không vui mà vi phạm thuần
phong mỹ tục:
“Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm”,
và chúng ta sẽ cảm thấy
“ta
trẻ vui, ta trẻ vui đời Xuân tươi”.
Đó mới là vui Xuân cao thượng.
Không vui quá, nhưng cũng đừng chìm trong nỗi buồn. Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống, hãy gạt bỏ nỗi buồn để tận hưởng hạnh phúc ngày Xuân, hãy tha thứ cho nhau để đồng hưởng niềm vui ngày Tết:
Không vui quá, nhưng cũng đừng chìm trong nỗi buồn. Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống, hãy gạt bỏ nỗi buồn để tận hưởng hạnh phúc ngày Xuân, hãy tha thứ cho nhau để đồng hưởng niềm vui ngày Tết:
“Vui sướng đi cho đời tươi sáng,
vui sướng
đi cho lòng thêm tươi,
ta hát ca đón mừng Xuân mới,
ta hát ca cho lòng thêm
hăng hái”.
Vui Xuân, mừng Tết để thêm hy vọng mà bước tiếp chặng đường đời.
Thật vậy, không ai có thể trì hoãn cái sự sung sướng được.
Hãy xem con chim, dù nó biết sắp bị viên đạn bắn chết nhưng nó vẫn hót vang;
cánh hoa dù sớm nở chiều tàn như đóa Phù Dung cũng vẫn nở tươi. Chúng ta cũng
phải như vậy:
“Hát vang lên đời ta thắm tươi,
tiết Xuân huy hoàng muôn sắc hoa,
tiết Xuân êm đềm muôn tiếng ca,
hát vang hòa lòng thêm hăng hái”.
Bình thường thì “phúc bất trùng lai”, nhưng ngày Xuân là lúc
niềm vui nhân đôi, thế thì đừng kiềm chế niềm vui:
“Hát vang lên đời ta thắm
tươi,
tiết Xuân huy hoàng muôn sắc hoa,
tiết Xuân êm đềm muôn tiếng ca,
Xuân tràn ngập niềm vui rộn rã, Xuân rất tưng bừng, hãy thể hiện niềm
hạnh phúc ngày Tết cho trọn tình Xuân!
Ngày Tết là dịp để chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn, nạp thêm
năng lượng cho cả tinh thần và thể lý. Hãy tận hưởng mùa Xuân và đến với nhau bằng
cả tấm lòng chân thành nhất.
Sống không có niềm tin thì chỉ là hiện hữu. Tuổi trẻ năng động
nhưng cũng bồng bột, háo thắng và dễ sa ngã thế nên càng phải thận trọng hơn để
tránh ảo tưởng. Khôn ngoan nhất là người biết sống tích cực và dám thay đổi
cách sống, dám thay đổi từ nếp nghĩ.
Xuân và tuổi trẻ
La Hối - Diễm Liên
Xuân và tuổi trẻ
La Hối - Hồng Ngọc
Xuân Quý Tỵ - 2013
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét