Anna Karenina 14
Buổi lễ chầu đã tan. Những người ra về bàn tán về những tin tức
cuối cùng trong ngày: khen thưởng và thuyên chuyển.
- Thế nhỡ nữ bá tước Maria Borixovna được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ chiến tranh và quận chúa Vatkôpxkaia làm tham mưu trưởng thì sao? - một ông già thấp bé mặc triều phục thêu nói với một nữ quan cao lớn và xinh đẹp đang hỏi ông về những bổ nhiệm mới đây.
- Còn tôi thì làm sĩ quan phụ cận, - nữ quan mỉm cười trả lời.
- Cô ấy à, cô đã là bộ trưởng bộ Lễ… với Karenin làm thứ trưởng.
- Chào hoàng thân! - ông già thấp bé nói và bắt tay một nhân vật đang đến gần.
- Ông nói gì về Karenin thế? hoàng thân hỏi.
- Ông ta và Putiatov đều được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki.
- Tôi tưởng ông ta được thưởng từ trước rồi.
- Không, ông hãy nhìn ông ta xem, - ông già thấp bé nói, cầm mũ thêu chỉ Karenin đang đứng trong khung cửa nói chuyện với một uỷ viên có thế lực trong Hội đồng Quốc gia: ông ta đeo chéo trên bộ triều phục một dải băng đỏ mới tinh. Sung sướng và mãn nguyện như một đồng xu mới toanh, ông già nói thêm rồi ngừng lại để bắt tay một quan thị vệ vóc người lực lưỡng.
- Không, ông ta già đi chứ, viên thị vệ nói.
- Lo buồn đấy thôi. Ông ta chỉ suốt ngày dự thảo kế hoạch. Ngay bây giờ, ông ta cũng sẽ không buông tha người tiếp chuyện bất hạnh kia trước khi trình bày hết từng điểm một.
- Ông ta không già đi đâu, có người đang mê ông ta 1 đấy. Tôi nghĩ bây giờ nữ bá tước Lidia Ivanovna chắc đang ghen với vợ ông ta.
- Ồ! Tôi xin ông, đừng nói xấu nữ bá tước Lidia Ivanovna.
- Phải lòng Karenina có gì mà xấu kia chứ?
- Có Karenina hiện ở đây không?
- Không phải ở ngay tại triều đình này, nhưng ở Petersburg. Hôm qua, tôi gặp bà ta đi cùng Alecxei Vronxki, tay khoác tay 2 ở đường Morxkaia.
- Ông ta là người không có… 3 - quan thị vệ định nói, nhưng nín bặt, tránh sáng bên nhường bước và chào một người trong hoàng tộc đi qua.
Trong khi mọi người bàn tán, chỉ trích và chế giễu Alecxei Alecxandrovich như vậy, ông ta đang chắn đường vị uỷ viên Hội đồng Quốc gia và không bỏ lỡ một giây, thao thao bất tuyệt trình bày cho vị đó nghe từng điểm trong kế hoạch tài chính của ông.
Đang lúc vợ sắp bỏ, Alecxei Alecxandrovich đã gặp phải một sự kiện đặc biệt đau buồn cho một viên chức: bước đường thăng quan tiến chức của ông bị đứt đoạn. Mọi người đều thấy rõ việc đó, nhưng bản thân Karenin vẫn chưa biết con đường công danh sự nghiệp của mình đã đến lúc tận cùng. Vì vấp phải Xtremov chăng, vì không may hoặc chỉ đơn giản vì ông đã đạt tới giới hạn quy định chăng? Dù sao mọi người đều thấy rõ ràng năm đó, bước hoạn lộ của ông đã chấm dứt. Ông vẫn giữ một cương vị quan trọng, là uỷ viên của nhiều tiểu ban và uỷ hội, nhưng ông đã hết thời và người ta không còn chờ đợi gì ở ông nữa. Dù ông muốn nói gì, muốn đề nghị gì, điều đó cũng bị coi là đã biết tỏng và lỗi thời. Nhưng Alecxei Alecxandrovich không thấy cái đó; trái lại, giờ đây khi đã bị loại không được trực tiếp tham gia chính phủ, ông càng nhìn thấy rõ hơn bao giờ hết những khuyết điểm và sai lầm của kẻ khác và tự đặt cho mình bổn phận phải chỉ ra những biện pháp sửa chữa. ít lâu sau khi Anna bỏ đi, ông bắt đầu viết về những toà án mới, đó là bài thứ nhất trong một loạt vô số luận văn hoàn toàn vô ích mà người ta giao cho ông thảo về mọi ngành của chính phủ.
Alecxei Alecxandrovich không những không nhận thấy sự thất thế đó, không lấy thế làm bực tức, mà hơn bao giờ hết, ông còn mãn nguyện về hoạt động của mình.
"Kẻ nào có vợ thì nghĩ tới lạc thú cõi trần, kẻ nào không vợ thì lo lắng làm vui lòng Chúa", thánh tông đồ Pôn đã nói. Alecxei Alecxandrovich từ nay bất cứ dịp nào cũng chỉ viện đến Thánh Kinh, luôn thầm nhắc câu đó. Ông thấy hình như từ khi vợ bỏ, ông phụng sự Chúa tốt hơn xưa bằng những kế hoạch đúng đắn của mình.
Sự sốt ruột ra mặt của vị uỷ viên Hội đồng Quốc gia đã muốn cáo từ, không hề làm Alecxei Alecxandrovich nao núng. Mãi đến lúc người tiếp chuyện lợi dụng một vị trong hoàng tộc đi ngang qua để đi thoát, ông mới ngừng trình bày.
Còn lại một mình, Alecxei Alecxandrovich cúi đầu, tập trung suy nghĩ rồi lơ đãng nhìn xung quanh và đi ra cửa, ông hi vọng gặp nữ bá tước Lidia Ivanovna ở đó.
"Sao mà họ đều lực lưỡng và khoẻ mạnh đến thế". Alecxei Alecxandrovich thầm nghĩ nhìn thấy viên quan thị vệ hùng dũng có bộ ria chải mượt sức nước hoa và chiếc gáy đỏ ửng của vị hoàng thân gọn ghẽ trong bộ triều phục, lúc ông đi qua chỗ họ. "Không phải vô cớ mà người ta nói tất cả ở cõi đời này đều dối trá", ông thầm nghĩ, một lần nữa liếc nhìn đôi bắp chân quan thị vệ.
Alecxei Alecxandrovich thong thả bước đi, nghiêng mình chào một cách trịnh trọng và mệt mỏi trước các quý quan đang bàn tán về ông, rồi nhìn ra cửa, đưa mắt tìm nữ bá tước Lidia Ivanovna.
- Ồ! Alecxei Alecxandrovich! - ông già thấp bé nói với một ánh nham hiểm trong khoé mắt, khi Karenin đi tới và lạnh lùng chào ông ta.
- Tôi vẫn chưa chúc mừng ngài, - ông già chỉ dải băng mới nhận.
- Cảm ơn ngài, - Alecxei Alecxandrovich nói. - Trời đẹp quá, - ông nói thêm, quen miệng nhấn mạnh vào chữ "đẹp".
Ông biết họ đang chế giễu mình, nhưng ông không chờ ở họ cái gì khác ngoài sự thù địch: ông quen rồi.
Khi nhìn thấy đôi vai vàng bủng của nữ bá tước Lidia Ivanovna lộ ra khỏi áo nịt và đôi mắt đep tư lự đang gọi ông, Alecxei Alecxandrovich mỉm cười để lộ hàm răng trắng và bước đến gần. Liđia Ivanovna phải bận tâm rất nhiều về bộ cánh này cũng như tất cả những trang phục trong thời gian gần đây. Mục đích việc trang điểm này trái ngược với mục đích bà theo đuổi trước đây ba mươi năm. Dạo ấy, bà muốn trang sức càng nhiều càng tốt. Giờ đây, ngược lại, việc làm dáng đâm lạc điệu với tuổi tác và hình dáng nên bà chỉ còn một nỗi lo lắng duy nhất: giảm bớt sự tương phản giữa cách ăn mặc và vẻ người. Kể ra đối với Alecxei Alecxandrovich, bà cũng đã đạt mục đích và ông thấy bà cũng dễ thương. Đối với ông, bà là hòn đảo duy nhất không những của thiện tâm mà còn của tình ái giữa cái biển thù địch và giễu cợt đang vây bọc ông. Khi đi qua trước một hàng rào những con mắt nhạo báng, ông bị cái nhìn đa tình của bà thu hút không sao cưỡng nổi như cái cây bị ánh sáng thu hút.
- Tôi xin chúc mừng ông, - bà nói và đưa mắt ra hiệu chỉ dải băng. Cố nén một nụ cười mãn nguyện, ông nhún vai, nhắm mắt lại như muốn nói cái đó không làm ông vui thích chút nào.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna thừa biết, trái lại, đó là một trong những niềm vui lớn nhất của ông, nhưng không bao giờ ông chịu thừa nhận.
- Chú tiên đồng của chúng ta thế nào? - bà hỏi, ý muốn nói với Xergei.
- Tôi không thể nói là hoàn toàn hài lòng về nó, - Alecxei Alecxandrovich nói, dướn lông mày lên và mở mắt ra. - Cả Xitnicov cũng không vừa ý về nó (Xitnicov là nhà giáo được ông giao phó việc dạy dỗ Xergei). Như tôi từng nói với bà, nó có phần hững hờ đối với những vấn đề thiết yếu đáng lẽ phải tác động đến tâm hồn mỗi người và mỗi đứa trẻ, - Alecxei Alecxandrovich nói, bắt đầu trình bày ý kiến về vấn đề duy nhất làm ông quan tâm ngoài nghề nghiệp: việc giáo dục con trai.
Khi Alecxei Alecxandrovich, nhờ sự giúp đỡ của Liđia Ivanovna trở lại sinh hoạt và hoạt động bình thường, ông thấy cần phải lo đến việc giáo dục con trai. Vì trước đây chưa từng quan tâm đến việc này, ông bèn dành thời gian để nghiên cứu mặt lí luận của vấn đề. Sau khi đọc vài quyển sách bàn về nhân chủng học, về khoa sư phạm và giáo huấn, Alecxei Alecxandrovich đích thân vạch ra một chương trình giáo dục và mời nhà sư phạm xuất sắc nhất ở Petersburg tới thực hiện chương trình đó. Ông luôn lo lắng tới vấn đề này.
- Phải, nhưng còn tâm hồn nó? Tôi thấy nó có tâm hồn của bố, và với tâm hồn như vậy, đứa trẻ không thể hư được, - Lidia Ivanovna sôi nổi nói.
- Có thể như vậy… Về phần tôi, tôi gắng làm tròn bổn phận và tôi chỉ có thể làm được thế.
- Mời ông lại đằng nhà tôi, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói tiếp sau một phút im lặng. Chúng ta phải bàn một vấn đề đau lòng cho ông. Tôi sẵn sàng hi sinh tất cả để tránh cho ông một vài kỉ niệm nào đó, nhưng người khác lại không nghĩ thế. Tôi vừa nhận được thư cô ta. Cô ta đang ở đây, ở Petersburg.
Alecxei Alecxandrovich giật mình khi nghe nhắc đến vợ, nhưng liền đó, bộ mặt ông lại đờ ra như xác chết, lộ rõ sự bất lực hoàn toàn trước việc này.
- Tôi vẫn chờ đợi điều đó, - ông nói.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna nhìn ông bằng con mắt khâm phục và ứa nước mắt xúc động trước tâm hồn cao thượng đó.
Chú thích:
1. It fait des passions (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Bras dessus bras dessous (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. C' est un homme n'a pas… (tiếng Pháp trong nguyên bản).
- Thế nhỡ nữ bá tước Maria Borixovna được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ chiến tranh và quận chúa Vatkôpxkaia làm tham mưu trưởng thì sao? - một ông già thấp bé mặc triều phục thêu nói với một nữ quan cao lớn và xinh đẹp đang hỏi ông về những bổ nhiệm mới đây.
- Còn tôi thì làm sĩ quan phụ cận, - nữ quan mỉm cười trả lời.
- Cô ấy à, cô đã là bộ trưởng bộ Lễ… với Karenin làm thứ trưởng.
- Chào hoàng thân! - ông già thấp bé nói và bắt tay một nhân vật đang đến gần.
- Ông nói gì về Karenin thế? hoàng thân hỏi.
- Ông ta và Putiatov đều được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki.
- Tôi tưởng ông ta được thưởng từ trước rồi.
- Không, ông hãy nhìn ông ta xem, - ông già thấp bé nói, cầm mũ thêu chỉ Karenin đang đứng trong khung cửa nói chuyện với một uỷ viên có thế lực trong Hội đồng Quốc gia: ông ta đeo chéo trên bộ triều phục một dải băng đỏ mới tinh. Sung sướng và mãn nguyện như một đồng xu mới toanh, ông già nói thêm rồi ngừng lại để bắt tay một quan thị vệ vóc người lực lưỡng.
- Không, ông ta già đi chứ, viên thị vệ nói.
- Lo buồn đấy thôi. Ông ta chỉ suốt ngày dự thảo kế hoạch. Ngay bây giờ, ông ta cũng sẽ không buông tha người tiếp chuyện bất hạnh kia trước khi trình bày hết từng điểm một.
- Ông ta không già đi đâu, có người đang mê ông ta 1 đấy. Tôi nghĩ bây giờ nữ bá tước Lidia Ivanovna chắc đang ghen với vợ ông ta.
- Ồ! Tôi xin ông, đừng nói xấu nữ bá tước Lidia Ivanovna.
- Phải lòng Karenina có gì mà xấu kia chứ?
- Có Karenina hiện ở đây không?
- Không phải ở ngay tại triều đình này, nhưng ở Petersburg. Hôm qua, tôi gặp bà ta đi cùng Alecxei Vronxki, tay khoác tay 2 ở đường Morxkaia.
- Ông ta là người không có… 3 - quan thị vệ định nói, nhưng nín bặt, tránh sáng bên nhường bước và chào một người trong hoàng tộc đi qua.
Trong khi mọi người bàn tán, chỉ trích và chế giễu Alecxei Alecxandrovich như vậy, ông ta đang chắn đường vị uỷ viên Hội đồng Quốc gia và không bỏ lỡ một giây, thao thao bất tuyệt trình bày cho vị đó nghe từng điểm trong kế hoạch tài chính của ông.
Đang lúc vợ sắp bỏ, Alecxei Alecxandrovich đã gặp phải một sự kiện đặc biệt đau buồn cho một viên chức: bước đường thăng quan tiến chức của ông bị đứt đoạn. Mọi người đều thấy rõ việc đó, nhưng bản thân Karenin vẫn chưa biết con đường công danh sự nghiệp của mình đã đến lúc tận cùng. Vì vấp phải Xtremov chăng, vì không may hoặc chỉ đơn giản vì ông đã đạt tới giới hạn quy định chăng? Dù sao mọi người đều thấy rõ ràng năm đó, bước hoạn lộ của ông đã chấm dứt. Ông vẫn giữ một cương vị quan trọng, là uỷ viên của nhiều tiểu ban và uỷ hội, nhưng ông đã hết thời và người ta không còn chờ đợi gì ở ông nữa. Dù ông muốn nói gì, muốn đề nghị gì, điều đó cũng bị coi là đã biết tỏng và lỗi thời. Nhưng Alecxei Alecxandrovich không thấy cái đó; trái lại, giờ đây khi đã bị loại không được trực tiếp tham gia chính phủ, ông càng nhìn thấy rõ hơn bao giờ hết những khuyết điểm và sai lầm của kẻ khác và tự đặt cho mình bổn phận phải chỉ ra những biện pháp sửa chữa. ít lâu sau khi Anna bỏ đi, ông bắt đầu viết về những toà án mới, đó là bài thứ nhất trong một loạt vô số luận văn hoàn toàn vô ích mà người ta giao cho ông thảo về mọi ngành của chính phủ.
Alecxei Alecxandrovich không những không nhận thấy sự thất thế đó, không lấy thế làm bực tức, mà hơn bao giờ hết, ông còn mãn nguyện về hoạt động của mình.
"Kẻ nào có vợ thì nghĩ tới lạc thú cõi trần, kẻ nào không vợ thì lo lắng làm vui lòng Chúa", thánh tông đồ Pôn đã nói. Alecxei Alecxandrovich từ nay bất cứ dịp nào cũng chỉ viện đến Thánh Kinh, luôn thầm nhắc câu đó. Ông thấy hình như từ khi vợ bỏ, ông phụng sự Chúa tốt hơn xưa bằng những kế hoạch đúng đắn của mình.
Sự sốt ruột ra mặt của vị uỷ viên Hội đồng Quốc gia đã muốn cáo từ, không hề làm Alecxei Alecxandrovich nao núng. Mãi đến lúc người tiếp chuyện lợi dụng một vị trong hoàng tộc đi ngang qua để đi thoát, ông mới ngừng trình bày.
Còn lại một mình, Alecxei Alecxandrovich cúi đầu, tập trung suy nghĩ rồi lơ đãng nhìn xung quanh và đi ra cửa, ông hi vọng gặp nữ bá tước Lidia Ivanovna ở đó.
"Sao mà họ đều lực lưỡng và khoẻ mạnh đến thế". Alecxei Alecxandrovich thầm nghĩ nhìn thấy viên quan thị vệ hùng dũng có bộ ria chải mượt sức nước hoa và chiếc gáy đỏ ửng của vị hoàng thân gọn ghẽ trong bộ triều phục, lúc ông đi qua chỗ họ. "Không phải vô cớ mà người ta nói tất cả ở cõi đời này đều dối trá", ông thầm nghĩ, một lần nữa liếc nhìn đôi bắp chân quan thị vệ.
Alecxei Alecxandrovich thong thả bước đi, nghiêng mình chào một cách trịnh trọng và mệt mỏi trước các quý quan đang bàn tán về ông, rồi nhìn ra cửa, đưa mắt tìm nữ bá tước Lidia Ivanovna.
- Ồ! Alecxei Alecxandrovich! - ông già thấp bé nói với một ánh nham hiểm trong khoé mắt, khi Karenin đi tới và lạnh lùng chào ông ta.
- Tôi vẫn chưa chúc mừng ngài, - ông già chỉ dải băng mới nhận.
- Cảm ơn ngài, - Alecxei Alecxandrovich nói. - Trời đẹp quá, - ông nói thêm, quen miệng nhấn mạnh vào chữ "đẹp".
Ông biết họ đang chế giễu mình, nhưng ông không chờ ở họ cái gì khác ngoài sự thù địch: ông quen rồi.
Khi nhìn thấy đôi vai vàng bủng của nữ bá tước Lidia Ivanovna lộ ra khỏi áo nịt và đôi mắt đep tư lự đang gọi ông, Alecxei Alecxandrovich mỉm cười để lộ hàm răng trắng và bước đến gần. Liđia Ivanovna phải bận tâm rất nhiều về bộ cánh này cũng như tất cả những trang phục trong thời gian gần đây. Mục đích việc trang điểm này trái ngược với mục đích bà theo đuổi trước đây ba mươi năm. Dạo ấy, bà muốn trang sức càng nhiều càng tốt. Giờ đây, ngược lại, việc làm dáng đâm lạc điệu với tuổi tác và hình dáng nên bà chỉ còn một nỗi lo lắng duy nhất: giảm bớt sự tương phản giữa cách ăn mặc và vẻ người. Kể ra đối với Alecxei Alecxandrovich, bà cũng đã đạt mục đích và ông thấy bà cũng dễ thương. Đối với ông, bà là hòn đảo duy nhất không những của thiện tâm mà còn của tình ái giữa cái biển thù địch và giễu cợt đang vây bọc ông. Khi đi qua trước một hàng rào những con mắt nhạo báng, ông bị cái nhìn đa tình của bà thu hút không sao cưỡng nổi như cái cây bị ánh sáng thu hút.
- Tôi xin chúc mừng ông, - bà nói và đưa mắt ra hiệu chỉ dải băng. Cố nén một nụ cười mãn nguyện, ông nhún vai, nhắm mắt lại như muốn nói cái đó không làm ông vui thích chút nào.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna thừa biết, trái lại, đó là một trong những niềm vui lớn nhất của ông, nhưng không bao giờ ông chịu thừa nhận.
- Chú tiên đồng của chúng ta thế nào? - bà hỏi, ý muốn nói với Xergei.
- Tôi không thể nói là hoàn toàn hài lòng về nó, - Alecxei Alecxandrovich nói, dướn lông mày lên và mở mắt ra. - Cả Xitnicov cũng không vừa ý về nó (Xitnicov là nhà giáo được ông giao phó việc dạy dỗ Xergei). Như tôi từng nói với bà, nó có phần hững hờ đối với những vấn đề thiết yếu đáng lẽ phải tác động đến tâm hồn mỗi người và mỗi đứa trẻ, - Alecxei Alecxandrovich nói, bắt đầu trình bày ý kiến về vấn đề duy nhất làm ông quan tâm ngoài nghề nghiệp: việc giáo dục con trai.
Khi Alecxei Alecxandrovich, nhờ sự giúp đỡ của Liđia Ivanovna trở lại sinh hoạt và hoạt động bình thường, ông thấy cần phải lo đến việc giáo dục con trai. Vì trước đây chưa từng quan tâm đến việc này, ông bèn dành thời gian để nghiên cứu mặt lí luận của vấn đề. Sau khi đọc vài quyển sách bàn về nhân chủng học, về khoa sư phạm và giáo huấn, Alecxei Alecxandrovich đích thân vạch ra một chương trình giáo dục và mời nhà sư phạm xuất sắc nhất ở Petersburg tới thực hiện chương trình đó. Ông luôn lo lắng tới vấn đề này.
- Phải, nhưng còn tâm hồn nó? Tôi thấy nó có tâm hồn của bố, và với tâm hồn như vậy, đứa trẻ không thể hư được, - Lidia Ivanovna sôi nổi nói.
- Có thể như vậy… Về phần tôi, tôi gắng làm tròn bổn phận và tôi chỉ có thể làm được thế.
- Mời ông lại đằng nhà tôi, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói tiếp sau một phút im lặng. Chúng ta phải bàn một vấn đề đau lòng cho ông. Tôi sẵn sàng hi sinh tất cả để tránh cho ông một vài kỉ niệm nào đó, nhưng người khác lại không nghĩ thế. Tôi vừa nhận được thư cô ta. Cô ta đang ở đây, ở Petersburg.
Alecxei Alecxandrovich giật mình khi nghe nhắc đến vợ, nhưng liền đó, bộ mặt ông lại đờ ra như xác chết, lộ rõ sự bất lực hoàn toàn trước việc này.
- Tôi vẫn chờ đợi điều đó, - ông nói.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna nhìn ông bằng con mắt khâm phục và ứa nước mắt xúc động trước tâm hồn cao thượng đó.
Chú thích:
1. It fait des passions (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Bras dessus bras dessous (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. C' est un homme n'a pas… (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
5
Chương 24
Chương 24
Khi Alecxei Alecxandrovich bước vào tư thất lộng lẫy của
Lidia Ivanovna, trang trí đầy chân dung và đồ sứ cổ, nữ chủ nhân vẫn chưa có mặt
tại đó.
Bà đang thay quần áo.
Bộ đồ trà Trung Quốc và chiếc ấm đun bằng bạc đặt trên bàn tròn phủ khăn. Alecxei Alecxandrovich lơ đãng nhìn những chân dung quen thuộc treo nhan nhản trong tư thất và ngồi xuống cạnh bàn, mở quyển Kinh Phúc âm đặt ở đó. Tiếng áo lụa sột soạt của nữ bá tước làm ông chuyển hướng chú ý.
- Thế! Bây giờ, ta có thể yên tĩnh được rồi, - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa lướt qua giữa bàn và đi văng với một nụ cười xúc động, - ta sẽ vừa uống trà vừa nói chuyện một lát.
Sau vài câu mào đầu, nữ bá tước Lidia Ivanovna đỏ mặt lên thở hổn hển đưa cho Alecxei Alecxandrovich bức thư vừa nhận được. Đọc xong thư, ông nín lặng hồi lâu.
- Tôi thấy mình không có quyền từ chối cô ta việc này, - ông ngước mắt rụt rè nói.
- Ông bạn ơi, ông chẳng nhìn thấy sự xấu xa ở đâu cả!
- Trái lại, tôi nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. Nhưng như thế liệu có đúng không khi mà…?
Bộ mặt ông lộ vẻ lưỡng lự và mong muốn một lời khuyên, một sự nâng đỡ, một chỉ dẫn đối với một vấn đề ông không hiểu gì cả.
- Không, - nữ bá tước Lidia Ivanovna ngắt lời ông. - Cái gì cũng có giới hạn. Tôi hiểu được sự vô luân vô đạo, - bà nói, không phải hoàn toàn thành thực, vì bà chẳng bao giờ hiểu nổi cái gì đẩy người đàn bà đến chỗ vi phạm quy tắc đạo đức, - nhưng tôi không hiểu nổi sự tàn ác, mà tàn ác đối với ai kia chứ? Đối với ông! Làm sao cô ta nỡ lưu lại ở thành phố này, nơi ông đang sống! À! Phải, ở vào tuổi nào, cũng có thể học cho sáng mắt ra được. Tôi đây, tôi đã học vỡ ra, hiểu được tâm hồn cao thượng của ông và sự đê tiện của cô ta.
- Ai lại cạn tàu ráo máng thế được? - Alecxei Alecxandrovich nói, hài lòng ra mặt về vai trò của mình. - Tôi đã tha thứ tất cả, tôi không thể tước đoạt cái điều vốn là nhu cầu của trái tim cô ta: tình mẫu tử…
- Ông bạn ơi, nhưng đó có phải là tình mẫu tử không kia chứ? Nó có thành thực không? Cứ cho rằng trước đây ông đã tha thứ và nay ông vẫn còn tha thứ… Nhưng liệu ta có quyền làm ảnh hưởng đến tâm hồn chú tiên đồng đó không chứ? Nó đã tin là cô ta chết rồi. Nó cầu nguyện cho cô ta và cầu Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho cô ta… như thế tốt hơn. Bây giờ, nó sẽ nghĩ thế nào?
- Tôi không nghĩ tới điều đó, - Alecxei Alecxandrovich nói, rõ ràng tỏ vẻ đồng ý.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna lấy hai tay che mặt và nín lặng. Bà cầu nguyện.
- Nếu ông hỏi ý kiến tôi, - bà nói sau khi cầu nguyện xong và không che mặt nữa, - tôi xin khuyên ông không nên làm như vậy. Ông tưởng tôi không thấy ông đau khổ, không thấy việc này đã khơi lại tất cả vết thương của ông hay sao? Nhưng cứ giả dụ ông vẫn quên mình như xưa nay vậy. Cái đó sẽ dẫn ông đến đâu? Đến những đau khổ mới, và đến những day dứt thực sự cho con ông. Nếu thực cô ta còn chút lòng nhân đạo, thì đừng nên mong muốn như vậy. Không, tôi không chút do dự khuyên ông đừng làm như vậy và nếu ông cho phép, tôi sẽ viết thư cho cô ta.
Alecxei Alecxandrovich đồng ý và nữ bá tước Lidia Ivanovna liền viết bức thư sau đây bằng tiếng Pháp:
"Thưa bà. "Hồi ức về bà có thể khiến con trai bà đặt ra những câu hỏi không thể giải đáp mà không gieo vào đầu óc đứa bé ý muốn lên án những cái lẽ ra phải là thiêng liêng với nó. Cho nên tôi xin bà hiểu cho sự từ chối của ông nhà với tinh thần từ thiện Cơ đốc giáo. Tôi cầu xin Đấng Chí Cao rủ lòng từ bi đối với bà.
Nữ bá tước Lidia".
Bức thư đã đạt được cái mục đích thầm kín mà nữ bá tước Lidia Ivanovna vẫn tự giấu cả bản thân mình: nó làm cho Anna đau đớn tận đáy lòng.
Về phía Alecxei Alecxandrovich, sau khi ở nhà Lidia Ivannovna về, trong ngày hôm đó ông cũng không bắt tay làm công việc bình thường được và cũng không tìm lại được sự yên tĩnh tâm hồn của kẻ mộ đạo đã siêu thoát, như ông thường thấy trước đây.
Nhớ đến người vợ tội lỗi, mà, theo lời nữ bá tước, ông đã cư xử với cô ta như bậc thánh nhân, lẽ ra ông không việc gì phải bối rối, nhưng vẫn thấy không yên tâm; ông đọc sách mà không hiểu gì, ông không thể gạt bỏ những kỉ niệm day dứt về quan hệ vợ chồng xưa kia, về những sai lầm mà giờ đây ông thấy hình như mình đã mắc phải. Nhớ lại cách tiếp nhận lời thú tội phụ bạc của vợ khi ở trường đua ngựa trở về (chỉ yêu cầu nàng giữ thể diện mà không thách Vronxki đấu súng), ông day dứt chẳng khác gì đang ăn năn hối hận. Ông cũng đau khổ khi nghĩ tới bức thư đã viết cho vợ, tới sự tha thứ chẳng ai cần đến, tới việc chăm sóc đứa trẻ không phải con ông: mọi cái đó làm ông bừng bừng hổ thẹn và hối tiếc.
Và giờ đây, điểm lại tất cả quá khứ sống với vợ, hồi tưởng tới lời nói vụng về lúc đi cầu hôn sau thời gian dài do dự, ông cũng cảm thấy xấu hổ và hối hận như vậy.
"Nhưng ta có lỗi gì kia chứ", ông tự hỏi. Câu hỏi đó bao giờ cũng kéo theo một câu hỏi khác: "Tất cả những kẻ khác, những Vronxki, những Oblonxki… những quan thị vệ có bắp chân to béo, họ cảm nghĩ, yêu đương, kết hôn có khác ta không?". Và ông nhớ tới cả loạt người khoẻ mạnh, béo tốt và tự tin đó, bất kì lúc nào và ở đâu cũng thu hút sự chú ý của ông. Ông gạt bỏ ý nghĩ đó và cố tự thuyết phục rằng mình sống không phải vì cuộc đời phù du nơi hạ giới này, mà vì cuộc đời vĩnh viễn, rằng lòng yêu thương cùng sự yên tĩnh vẫn ngự trong tâm hồn ông. Nhưng một vài sai lầm, theo ông không đáng kể, mắc phải trong cuộc đời phù du và đáng khinh miệt này, lại dằn vặt ông đến nỗi tưởng như không hề có sự cứu độ linh hồn vĩnh cửu ông hằng tin tưởng. Sự cám dỗ đó không kéo dài và sau đó, tâm hồn Alecxei Alecxandrovich trở lại bình tĩnh và lâng lâng, khiến ông có thể quên cái điều ông không muốn nhớ tới.
Bà đang thay quần áo.
Bộ đồ trà Trung Quốc và chiếc ấm đun bằng bạc đặt trên bàn tròn phủ khăn. Alecxei Alecxandrovich lơ đãng nhìn những chân dung quen thuộc treo nhan nhản trong tư thất và ngồi xuống cạnh bàn, mở quyển Kinh Phúc âm đặt ở đó. Tiếng áo lụa sột soạt của nữ bá tước làm ông chuyển hướng chú ý.
- Thế! Bây giờ, ta có thể yên tĩnh được rồi, - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa lướt qua giữa bàn và đi văng với một nụ cười xúc động, - ta sẽ vừa uống trà vừa nói chuyện một lát.
Sau vài câu mào đầu, nữ bá tước Lidia Ivanovna đỏ mặt lên thở hổn hển đưa cho Alecxei Alecxandrovich bức thư vừa nhận được. Đọc xong thư, ông nín lặng hồi lâu.
- Tôi thấy mình không có quyền từ chối cô ta việc này, - ông ngước mắt rụt rè nói.
- Ông bạn ơi, ông chẳng nhìn thấy sự xấu xa ở đâu cả!
- Trái lại, tôi nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. Nhưng như thế liệu có đúng không khi mà…?
Bộ mặt ông lộ vẻ lưỡng lự và mong muốn một lời khuyên, một sự nâng đỡ, một chỉ dẫn đối với một vấn đề ông không hiểu gì cả.
- Không, - nữ bá tước Lidia Ivanovna ngắt lời ông. - Cái gì cũng có giới hạn. Tôi hiểu được sự vô luân vô đạo, - bà nói, không phải hoàn toàn thành thực, vì bà chẳng bao giờ hiểu nổi cái gì đẩy người đàn bà đến chỗ vi phạm quy tắc đạo đức, - nhưng tôi không hiểu nổi sự tàn ác, mà tàn ác đối với ai kia chứ? Đối với ông! Làm sao cô ta nỡ lưu lại ở thành phố này, nơi ông đang sống! À! Phải, ở vào tuổi nào, cũng có thể học cho sáng mắt ra được. Tôi đây, tôi đã học vỡ ra, hiểu được tâm hồn cao thượng của ông và sự đê tiện của cô ta.
- Ai lại cạn tàu ráo máng thế được? - Alecxei Alecxandrovich nói, hài lòng ra mặt về vai trò của mình. - Tôi đã tha thứ tất cả, tôi không thể tước đoạt cái điều vốn là nhu cầu của trái tim cô ta: tình mẫu tử…
- Ông bạn ơi, nhưng đó có phải là tình mẫu tử không kia chứ? Nó có thành thực không? Cứ cho rằng trước đây ông đã tha thứ và nay ông vẫn còn tha thứ… Nhưng liệu ta có quyền làm ảnh hưởng đến tâm hồn chú tiên đồng đó không chứ? Nó đã tin là cô ta chết rồi. Nó cầu nguyện cho cô ta và cầu Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho cô ta… như thế tốt hơn. Bây giờ, nó sẽ nghĩ thế nào?
- Tôi không nghĩ tới điều đó, - Alecxei Alecxandrovich nói, rõ ràng tỏ vẻ đồng ý.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna lấy hai tay che mặt và nín lặng. Bà cầu nguyện.
- Nếu ông hỏi ý kiến tôi, - bà nói sau khi cầu nguyện xong và không che mặt nữa, - tôi xin khuyên ông không nên làm như vậy. Ông tưởng tôi không thấy ông đau khổ, không thấy việc này đã khơi lại tất cả vết thương của ông hay sao? Nhưng cứ giả dụ ông vẫn quên mình như xưa nay vậy. Cái đó sẽ dẫn ông đến đâu? Đến những đau khổ mới, và đến những day dứt thực sự cho con ông. Nếu thực cô ta còn chút lòng nhân đạo, thì đừng nên mong muốn như vậy. Không, tôi không chút do dự khuyên ông đừng làm như vậy và nếu ông cho phép, tôi sẽ viết thư cho cô ta.
Alecxei Alecxandrovich đồng ý và nữ bá tước Lidia Ivanovna liền viết bức thư sau đây bằng tiếng Pháp:
"Thưa bà. "Hồi ức về bà có thể khiến con trai bà đặt ra những câu hỏi không thể giải đáp mà không gieo vào đầu óc đứa bé ý muốn lên án những cái lẽ ra phải là thiêng liêng với nó. Cho nên tôi xin bà hiểu cho sự từ chối của ông nhà với tinh thần từ thiện Cơ đốc giáo. Tôi cầu xin Đấng Chí Cao rủ lòng từ bi đối với bà.
Nữ bá tước Lidia".
Bức thư đã đạt được cái mục đích thầm kín mà nữ bá tước Lidia Ivanovna vẫn tự giấu cả bản thân mình: nó làm cho Anna đau đớn tận đáy lòng.
Về phía Alecxei Alecxandrovich, sau khi ở nhà Lidia Ivannovna về, trong ngày hôm đó ông cũng không bắt tay làm công việc bình thường được và cũng không tìm lại được sự yên tĩnh tâm hồn của kẻ mộ đạo đã siêu thoát, như ông thường thấy trước đây.
Nhớ đến người vợ tội lỗi, mà, theo lời nữ bá tước, ông đã cư xử với cô ta như bậc thánh nhân, lẽ ra ông không việc gì phải bối rối, nhưng vẫn thấy không yên tâm; ông đọc sách mà không hiểu gì, ông không thể gạt bỏ những kỉ niệm day dứt về quan hệ vợ chồng xưa kia, về những sai lầm mà giờ đây ông thấy hình như mình đã mắc phải. Nhớ lại cách tiếp nhận lời thú tội phụ bạc của vợ khi ở trường đua ngựa trở về (chỉ yêu cầu nàng giữ thể diện mà không thách Vronxki đấu súng), ông day dứt chẳng khác gì đang ăn năn hối hận. Ông cũng đau khổ khi nghĩ tới bức thư đã viết cho vợ, tới sự tha thứ chẳng ai cần đến, tới việc chăm sóc đứa trẻ không phải con ông: mọi cái đó làm ông bừng bừng hổ thẹn và hối tiếc.
Và giờ đây, điểm lại tất cả quá khứ sống với vợ, hồi tưởng tới lời nói vụng về lúc đi cầu hôn sau thời gian dài do dự, ông cũng cảm thấy xấu hổ và hối hận như vậy.
"Nhưng ta có lỗi gì kia chứ", ông tự hỏi. Câu hỏi đó bao giờ cũng kéo theo một câu hỏi khác: "Tất cả những kẻ khác, những Vronxki, những Oblonxki… những quan thị vệ có bắp chân to béo, họ cảm nghĩ, yêu đương, kết hôn có khác ta không?". Và ông nhớ tới cả loạt người khoẻ mạnh, béo tốt và tự tin đó, bất kì lúc nào và ở đâu cũng thu hút sự chú ý của ông. Ông gạt bỏ ý nghĩ đó và cố tự thuyết phục rằng mình sống không phải vì cuộc đời phù du nơi hạ giới này, mà vì cuộc đời vĩnh viễn, rằng lòng yêu thương cùng sự yên tĩnh vẫn ngự trong tâm hồn ông. Nhưng một vài sai lầm, theo ông không đáng kể, mắc phải trong cuộc đời phù du và đáng khinh miệt này, lại dằn vặt ông đến nỗi tưởng như không hề có sự cứu độ linh hồn vĩnh cửu ông hằng tin tưởng. Sự cám dỗ đó không kéo dài và sau đó, tâm hồn Alecxei Alecxandrovich trở lại bình tĩnh và lâng lâng, khiến ông có thể quên cái điều ông không muốn nhớ tới.
Quyển
5
Chương 25
Chương 25
- Thế nào bác Kapitonich? - Xerioja, mặt đỏ bừng vui thích
sau cuộc dạo chơi hôm trước sinh nhật, hỏi lão gác cổng già khi lão cởi áo
khoác cho nó và đứng cao sừng sững, mỉm cười nhìn xuống chú bé. - Cái ông viên
chức đeo băng có đến không? Ba có tiếp ông ta không?
- Có. Khi ông chánh văn phòng ra về, tôi đã vào báo với ông nhà tiếp ông ta, - lão gác cổng vui vẻ nháy mắt nói với chú bé. Cậu để tôi cởi áo cho nhé. - Xerioja! - viên gia sư người Xerbi đứng trên ngưỡng cửa thông sang các gian buồng gọi. - Em hãy cởi áo lấy một mình!
Nhưng Xerioja không chú ý đến những lời đó, mặc dầu đã nghe thấy cái giọng nhỏ nhẻ của ông gia sư: chú bé đứng đó, nắm lấy dây lưng lão gác cổng và nhìn thẳng vào mặt lão.
- Thế ba có làm giúp những việc ông ta cần không?
Lão gác cổng gật đầu. Ông viên chức đeo băng đã bảy lần đến thỉnh cầu Alecxei Alecxandrovich việc gì đó, làm Xergei và lão gác cổng phải chú ý. Một hôm Xerioja gặp ông trong phòng chờ và nghe thấy ông ta nài nỉ van lơn, nhờ lão gác cổng báo xin tiếp kiến, nếu không ông chỉ còn cách cùng chết với lũ con.
Từ hôm đó, sau một lần gặp nữa tại phòng chờ, Xerioja quan tâm đến ông ta.
- Ông ta có hài lòng lắm không? - chú bé hỏi.
- Tôi chắc là có! Ông ta ra khỏi đây như muốn nhảy cẫng lên.
- Có ai mang gì lại đây không? - Xerioja hỏi, sau khi nín lặng hồi lâu.
- Thưa cậu, có ạ, - lão gác cổng gật đầu nói nhỏ với chú bé, - của nữ bá tước gửi đến.
Xerioja hiểu ngay đó là quà của nữ bá tước Lidia Ivanovna tặng nó nhân kỷ niệm ngày sinh.
- Bác bảo sao hả? Đâu?
- Kornây đưa lên phòng của ba rồi. Chắc là một đồ chơi đẹp lắm!
- To chừng nào? Bằng này nhé?
- Không, nhỏ hơn, nhưng đẹp lắm.
- Sách à?
- Không đồ chơi. Thôi, cậu đi đi, Vaxili Lukich gọi cậu đấy, - lão gác cổng nói vậy khi nghe thấy tiếng chân ông gia sư. Lão nhẹ nhàng gỡ bàn tay bé nhỏ đã tuột nửa găng ra ngoài, đang bím lấy dây lưng lão và nháy mắt ra hiệu chỉ về phía gia sư Lukich.
- Vaxili Lukich, em đến ngay đây, - Xerioja trả lời với nụ cười vui vẻ và âu yếm bao giờ cũng làm xiêu lòng thầy Vaxili Lukich nghiêm khắc. Xerioja đang sung sướng quá nên không thể không chia xẻ với ông bạn gác cổng niềm vui của gia đình mà đứa cháu gái nữ bá tước vừa cho chú biết trong khi dạo chơi ở vườn hoa mùa hè. Chú bé thấy niềm vui đó càng lớn hơn vì nó trùng hợp với niềm vui của ông viên chức và niềm vui của bản thân chú khi được biết có người mang đồ chơi đến tặng. Xerioja thấy hôm nay hình như mọi người đều phải được sung sướng và hài lòng.
- Bác có biết ba được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki không?
- Tất nhiên có biết chứ! Người ta đến chức mừng ông rồi đấy.
- Ba có thích không?
- Được Nga hoàng ban ơn thì ai mà chả thích. Ông nhà xứng đáng được như vậy, - lão gác cổng nói giọng nghiêm trang và trịnh trọng.
Xerioja vừa ngẫm nghĩ, vừa ngắm khuôn mặt lão gác cổng mà chú thuộc đến từng nét nhỏ nhất, nhất là cái cằm lơ lửng giữa hai chòm râu má hoa râm, điều không ai nhận thấy trừ Xerioja vì bao giờ chú bé cũng nhìn ông bạn từ dưới lên.
- Con gái bác đến thăm bác đã lâu chưa?
Con gái lão gác cổng ở trong đội vũ balê.
- Ngày thường nó không có thì giờ lại đâu. Nó cũng phải học chứ. Thôi mời cậu đi học bài đi.
Bước vào phòng, đáng lẽ ngồi xuống học bài thì Xerioja lại bảo gia sư là nó đoán người ta đã mang đến cho nó một cái đầu tàu hoả.
- Thầy bảo có đúng không? - nó hỏi.
Nhưng Vaxili Lukich đang nghĩ tới việc chuẩn bị bài ngữ pháp cho vị giáo sư sẽ đến đây hồi hai giờ.
- Không, thưa thầy, - nó đột nhiên hỏi sau khi ngồi vào bàn học, tay cầm quyển sách, - thầy bảo cho em biết trên huân chương Alecxandr Nevxki còn có huân chương gì nữa? Thầy biết là ba vừa được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki chứ?
Vaxili Lukich trả lời còn có huân chương Thánh Vladimia.
- Thế to hơn nữa là huân chương gì?
- Thánh Andrei.
- Thế cao hơn huân chương Thánh Andrei là gì?
- Tôi không biết.
- Sao kia, cả thầy cũng không biết à? - và Xerioja tì khuỷu tay xuống bàn, triền miên suy nghĩ.
Những ý nghĩ đó thuộc loại phức tạp và linh tính nhất. Chú bé tưởng tượng đủ điều, nào là ba chú cùng một lúc được hưởng cả huân chương Thánh Vladimia lẫn huân chương Thánh Andrei, nào là hôm nay ông sẽ dễ dãi hơn nhiều đối với bài học và bản thân chú, nào là khi lớn lên, chú cũng sẽ được hưởng mọi thứ huân chương, kể cả những huân chương sẽ đặt ra cao hơn huân chương thánh Andrei nữa. Hễ họ đặt ra huân chương nào là chú sẽ xứng đáng được thưởng ngay huân chương đó. Họ sẽ đặt ra những huân chương ngày càng cao hơn và chú sẽ lập tức xứng đáng được thưởng ngay mọi huân chương đó.
Thời gian trôi theo những ý nghĩ đó và khi giáo sư đến, bài học về những bổ từ thời gian, địa điểm và trạng thái, chú vẫn chưa thuộc và giáo sư chẳng những không bằng lòng mà còn buồn phiền. Vẻ buồn rầu của giáo sư làm Xerioja xúc động. Chú không cảm thấy mình có lỗi: dù cố gắng thế nào, chú cũng không thể học thuộc được bài; khi giáo sư giảng, chú thấy hình như mình hiểu cả, nhưng khi còn lại một mình, quả thực chú không sao hiểu nổi tại sao một chữ ngắn như vậy và dễ hiểu như vậy, chẳng hạn chữ "bỗng nhiên" lại được mệnh danh là "bổ từ trạng thái"; nhưng chú vẫn hối hận vì đã làm phiền lòng giáo sư. Chú chọn lúc giáo sư đang lẳng lặng tìm gì đó trong quyển sách:
- Thầy Mikhain Ivanovich, sinh nhật của thầy vào ngày nào ạ? - chú đột nhiên hỏi.
- Em hãy nghĩ đến việc học của em thì hơn; ngày hội không có gì quan trọng đối với một người đứng đắn. Đó cũng là một ngày phải làm việc như mọi ngày thôi.
Xerioja chăm chú nhìn giáo sư, nhìn bộ râu thưa thớt, cặp kính tuột xuống mũi của ông và suy nghĩ miên man đến nỗi lần này chú hoàn toàn không nghe thấy những lời ông giảng. Chú biết giáo sư không nghĩ đúng như ông nói, chú cảm thấy thế qua giọng ông khi thốt ra lời đó.
"Nhưng tại sao họ lại cứ đồng tình nói giống hệt nhau những chuyện buồn tẻ và vô ích như vậy với mình? Tại sao ông ta lại xa lánh mình? Tại sao ông ta không yêu mình?", đứa bé buồn rầu tự hỏi mà không tìm nổi câu trả lời.
- Có. Khi ông chánh văn phòng ra về, tôi đã vào báo với ông nhà tiếp ông ta, - lão gác cổng vui vẻ nháy mắt nói với chú bé. Cậu để tôi cởi áo cho nhé. - Xerioja! - viên gia sư người Xerbi đứng trên ngưỡng cửa thông sang các gian buồng gọi. - Em hãy cởi áo lấy một mình!
Nhưng Xerioja không chú ý đến những lời đó, mặc dầu đã nghe thấy cái giọng nhỏ nhẻ của ông gia sư: chú bé đứng đó, nắm lấy dây lưng lão gác cổng và nhìn thẳng vào mặt lão.
- Thế ba có làm giúp những việc ông ta cần không?
Lão gác cổng gật đầu. Ông viên chức đeo băng đã bảy lần đến thỉnh cầu Alecxei Alecxandrovich việc gì đó, làm Xergei và lão gác cổng phải chú ý. Một hôm Xerioja gặp ông trong phòng chờ và nghe thấy ông ta nài nỉ van lơn, nhờ lão gác cổng báo xin tiếp kiến, nếu không ông chỉ còn cách cùng chết với lũ con.
Từ hôm đó, sau một lần gặp nữa tại phòng chờ, Xerioja quan tâm đến ông ta.
- Ông ta có hài lòng lắm không? - chú bé hỏi.
- Tôi chắc là có! Ông ta ra khỏi đây như muốn nhảy cẫng lên.
- Có ai mang gì lại đây không? - Xerioja hỏi, sau khi nín lặng hồi lâu.
- Thưa cậu, có ạ, - lão gác cổng gật đầu nói nhỏ với chú bé, - của nữ bá tước gửi đến.
Xerioja hiểu ngay đó là quà của nữ bá tước Lidia Ivanovna tặng nó nhân kỷ niệm ngày sinh.
- Bác bảo sao hả? Đâu?
- Kornây đưa lên phòng của ba rồi. Chắc là một đồ chơi đẹp lắm!
- To chừng nào? Bằng này nhé?
- Không, nhỏ hơn, nhưng đẹp lắm.
- Sách à?
- Không đồ chơi. Thôi, cậu đi đi, Vaxili Lukich gọi cậu đấy, - lão gác cổng nói vậy khi nghe thấy tiếng chân ông gia sư. Lão nhẹ nhàng gỡ bàn tay bé nhỏ đã tuột nửa găng ra ngoài, đang bím lấy dây lưng lão và nháy mắt ra hiệu chỉ về phía gia sư Lukich.
- Vaxili Lukich, em đến ngay đây, - Xerioja trả lời với nụ cười vui vẻ và âu yếm bao giờ cũng làm xiêu lòng thầy Vaxili Lukich nghiêm khắc. Xerioja đang sung sướng quá nên không thể không chia xẻ với ông bạn gác cổng niềm vui của gia đình mà đứa cháu gái nữ bá tước vừa cho chú biết trong khi dạo chơi ở vườn hoa mùa hè. Chú bé thấy niềm vui đó càng lớn hơn vì nó trùng hợp với niềm vui của ông viên chức và niềm vui của bản thân chú khi được biết có người mang đồ chơi đến tặng. Xerioja thấy hôm nay hình như mọi người đều phải được sung sướng và hài lòng.
- Bác có biết ba được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki không?
- Tất nhiên có biết chứ! Người ta đến chức mừng ông rồi đấy.
- Ba có thích không?
- Được Nga hoàng ban ơn thì ai mà chả thích. Ông nhà xứng đáng được như vậy, - lão gác cổng nói giọng nghiêm trang và trịnh trọng.
Xerioja vừa ngẫm nghĩ, vừa ngắm khuôn mặt lão gác cổng mà chú thuộc đến từng nét nhỏ nhất, nhất là cái cằm lơ lửng giữa hai chòm râu má hoa râm, điều không ai nhận thấy trừ Xerioja vì bao giờ chú bé cũng nhìn ông bạn từ dưới lên.
- Con gái bác đến thăm bác đã lâu chưa?
Con gái lão gác cổng ở trong đội vũ balê.
- Ngày thường nó không có thì giờ lại đâu. Nó cũng phải học chứ. Thôi mời cậu đi học bài đi.
Bước vào phòng, đáng lẽ ngồi xuống học bài thì Xerioja lại bảo gia sư là nó đoán người ta đã mang đến cho nó một cái đầu tàu hoả.
- Thầy bảo có đúng không? - nó hỏi.
Nhưng Vaxili Lukich đang nghĩ tới việc chuẩn bị bài ngữ pháp cho vị giáo sư sẽ đến đây hồi hai giờ.
- Không, thưa thầy, - nó đột nhiên hỏi sau khi ngồi vào bàn học, tay cầm quyển sách, - thầy bảo cho em biết trên huân chương Alecxandr Nevxki còn có huân chương gì nữa? Thầy biết là ba vừa được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki chứ?
Vaxili Lukich trả lời còn có huân chương Thánh Vladimia.
- Thế to hơn nữa là huân chương gì?
- Thánh Andrei.
- Thế cao hơn huân chương Thánh Andrei là gì?
- Tôi không biết.
- Sao kia, cả thầy cũng không biết à? - và Xerioja tì khuỷu tay xuống bàn, triền miên suy nghĩ.
Những ý nghĩ đó thuộc loại phức tạp và linh tính nhất. Chú bé tưởng tượng đủ điều, nào là ba chú cùng một lúc được hưởng cả huân chương Thánh Vladimia lẫn huân chương Thánh Andrei, nào là hôm nay ông sẽ dễ dãi hơn nhiều đối với bài học và bản thân chú, nào là khi lớn lên, chú cũng sẽ được hưởng mọi thứ huân chương, kể cả những huân chương sẽ đặt ra cao hơn huân chương thánh Andrei nữa. Hễ họ đặt ra huân chương nào là chú sẽ xứng đáng được thưởng ngay huân chương đó. Họ sẽ đặt ra những huân chương ngày càng cao hơn và chú sẽ lập tức xứng đáng được thưởng ngay mọi huân chương đó.
Thời gian trôi theo những ý nghĩ đó và khi giáo sư đến, bài học về những bổ từ thời gian, địa điểm và trạng thái, chú vẫn chưa thuộc và giáo sư chẳng những không bằng lòng mà còn buồn phiền. Vẻ buồn rầu của giáo sư làm Xerioja xúc động. Chú không cảm thấy mình có lỗi: dù cố gắng thế nào, chú cũng không thể học thuộc được bài; khi giáo sư giảng, chú thấy hình như mình hiểu cả, nhưng khi còn lại một mình, quả thực chú không sao hiểu nổi tại sao một chữ ngắn như vậy và dễ hiểu như vậy, chẳng hạn chữ "bỗng nhiên" lại được mệnh danh là "bổ từ trạng thái"; nhưng chú vẫn hối hận vì đã làm phiền lòng giáo sư. Chú chọn lúc giáo sư đang lẳng lặng tìm gì đó trong quyển sách:
- Thầy Mikhain Ivanovich, sinh nhật của thầy vào ngày nào ạ? - chú đột nhiên hỏi.
- Em hãy nghĩ đến việc học của em thì hơn; ngày hội không có gì quan trọng đối với một người đứng đắn. Đó cũng là một ngày phải làm việc như mọi ngày thôi.
Xerioja chăm chú nhìn giáo sư, nhìn bộ râu thưa thớt, cặp kính tuột xuống mũi của ông và suy nghĩ miên man đến nỗi lần này chú hoàn toàn không nghe thấy những lời ông giảng. Chú biết giáo sư không nghĩ đúng như ông nói, chú cảm thấy thế qua giọng ông khi thốt ra lời đó.
"Nhưng tại sao họ lại cứ đồng tình nói giống hệt nhau những chuyện buồn tẻ và vô ích như vậy với mình? Tại sao ông ta lại xa lánh mình? Tại sao ông ta không yêu mình?", đứa bé buồn rầu tự hỏi mà không tìm nổi câu trả lời.
Quyển
5
Chương 26
Chương 26
Sau bài học của giáo sư đến bài học của ông bố. Trong khi chờ
đợi, Xerioja ngồi trước bàn học nghịch con dao con và tiếp tục suy nghĩ. Một
trong những công việc ưa thích của chú là tìm mẹ trong những lúc dạo chơi. Chú
không tin vào cái chết nói chung và nhất là không tin là mẹ chết, mặc dầu Lidia
Ivanovna nói thế và bà cũng xác nhận điều ấy: cho nên, sau khi họ nói mẹ đã chết,
chú vẫn tiếp tục tìm mẹ khi dạo chơi. Tất cả những phụ nữ xinh đẹp, tóc nâu,
hơi đậm người đều là mẹ chú. Mỗi khi thấy một bà như vậy, một niềm yêu thương
mãnh liệt tràn ngập tâm hồn Xerioja đến nỗi chú nghẹn thở và rưng rưng nước mắt.
Và lần nào chú cũng hi vọng có một trong những người đàn bà đó đến với chú và
nhấc mạng che mặt lên. Chú sẽ nhìn thấy khắp mặt mẹ, mẹ sẽ mỉm cười, ôm chú
trong tay. Chú sẽ ngửi thấy mùi thơm của mẹ, cảm thấy bàn tay hiền dịu và khóc
oà lên, vui sướng như cái tối nằm dưới chân mẹ, cho mẹ cù và chú cười chảy cả
nước mắt rồi cắn vào bàn tay mẹ đẹp, trắng muốt, đầy nhẫn. Sau đó, khi bà vú
nuôi cho biết mẹ chưa chết và khi bà cùng Lidia Ivanovna giảng giải là đối với
chú, mẹ chết rồi vì mẹ không tốt (chú yêu mẹ nên chẳng bao giờ tin thế), chú lại
tiếp tục tìm kiếm và chờ đợi mẹ như không có việc gì xảy ra. Hôm nay, ở Vườn
hoa mùa hè, chú thấy một bà đeo mạng màu hoa cà men theo cùng một lối tiến lại
gần, chú nhìn mà cứ thổn thức hi vọng đó chính là mẹ. Nhưng bà không đến tận
nơi mà rẽ đi khuất. Hôm nay, Xerioja thấy lòng yêu thương mẹ tràn ngập mãnh liệt
hơn bao giờ hết và chú vừa ngồi đợi bố, vừa lấy dao gọt cạnh bàn, đôi mắt long
lanh nhìn thẳng đằng trước, vẻ lơ đãng, tưởng nhớ tới mẹ.
- Bà đang đến đấy, - Vaxili Lukich bảo chú.
Xerioja đứng phắt dậy, ra đón bố và sau khi hôn tay bố, liền chăm chú nhìn mặt ông, tìm xem có dấu hiệu gì vui mừng sau khi được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki.
- Con đi dạo chơi có thích không? - Alecxei Alecxandrovich hỏi con, ngồi vào ghế bành và mở cuốn kinh Cựu ước. Mặc dầu đã nhiều lần bảo Xerioja rằng bất cứ tín đồ nào cũng phải thuộc làu Kinh Thánh, chính ông cũng thường phải luôn tra cứu kinh Cựu ước để giảng bài. Chú bé nhận thấy thế.
- Có ạ, con chơi thích lắm ba ạ, - Xerioja nói, ngồi ngang trên ghế và lắc lư người, điều chú không được phép làm.
- Con gặp Nađenca (Nađenca là cháu gái Lidia Ivanovna được bà nuôi nấng dạy dỗ). Nó bảo con là ba được thưởng huân chương mới. Ba có thích không hả ba?
- Thứ nhất, ba yêu cầu con không được lắc lư thế, - Alecxei Alecxandrovich nói, - và thứ hai, đối với chúng ta công việc mới là quý, chứ không phải khen thưởng. Ba muốn con hiểu điều đó. Nếu con làm việc, học tập để nhận phần thưởng, con sẽ cảm thấy vất vả; nhưng nếu yêu thích công việc trong khi lao động con sẽ tìm thấy phần thưởng ngay trong đó. (Alecxei Alecxandrovich nhớ lại sáng nay đã phải kí tới một trăm mười tám công văn và ông chỉ lấy tinh thần trách nhiệm cao mà tự động viên mình làm xong cái công việc bạc bẽo ấy).
Đôi mắt long lanh yêu thương và vui sướng của Xerioja tối sầm lại trước cái nhìn của bố. Lần nào nói chuyện với nó, Alecxei Alecxandrovich cũng giữ nguyên một giọng như vậy và đứa trẻ đã tập làm quen với điều đó. Bao giờ cũng vậy - ít ra cũng là cảm tưởng của chú bé - ông nói với nó như nói với một đứa trẻ tưởng tượng thường thấy trong sách, không giống nó chút nào. Và đứng trước mặt bố, Xerioja cố gắng để giống đứa bé nọ.
- Ba chắc con hiểu chứ! - ông bố bảo con.
- Thưa ba vâng, - Xerioja trả lời, đóng vai đứa trẻ tưởng tượng.
Bài học gồm việc học thuộc lòng mấy đoạn kinh Phúc âm và đọc những chương đầu kinh Cựu ước. Xerioja thuộc bài nhưng trong khi đọc, chú lại mải ngắm cái gờ trán bố gần như thẳng góc với thái dương nên đâm lú lấp và đọc nhầm hai đoạn kinh, một đoạn thì kết thúc và một đoạn lại bắt đầu bằng cùng một chữ. Đối với Alecxei Alecxandrovich thì hiển nhiên là chú bé không hiểu gì lời mình đọc cả và điều đó làm ông bực tức.
Ông cau mày và bắt đầu giảng giải, Xerioja từng nghe những lời đó hàng bao lần rồi và không bao giờ nhớ được, vì trong đó chẳng có gì đáng tìm hiểu cả. Đại loại như: "bỗng nhiên" là một bổ từ trạng thái, Xerioja nhìn bố, khiếp hãi, và chỉ nghĩ tới một việc: liệu bố có bắt nhắc lại lời ông vừa nói như một vài lần trước không? ý nghĩ đó làm chú khiếp sợ đến nỗi không còn hiểu gì. Nhưng bố không bắt chú nhắc lại và chuyển sang học Kinh Cựu ước. Xerioja kể rất trôi chảy các sự tích nhưng đến khi phải giải thích ý nghĩa những sự tích đó, chú cứ ngồi im thin thít, mặc dầu có lần đã phải phạt vì bài đó. Đến đoạn các tộc trưởng trước trận hồng thuỷ, chú không nói được gì nữa: chú ngắc ngứ, lấy dao gọt bàn, lắc lư trên ghế. Chú chỉ nhớ có Enôc, còn sống, được đưa lên trời. Trước đây một lát, chú còn nhớ những tên khác, thế mà bây giờ đã quên tiệt, chủ yếu vì trong toàn bộ kinh Cựu ước, Enôc là nhân vật chú ưa thích nhất vì trong đầu óc chú việc Enôc được đưa lên trời gắn liền với chuỗi dài ý nghĩ đã choán hết tâm tư, trong khi chú đăm đăm nhìn cái dây đeo đồng hồ của bố và khuy áo gi lê tuột một nửa ra ngoài khuyết.
Xergei không tin hẳn là có cái chết, mà người ta thường nói với chú. Chú không tin là những người chú yêu và cả bản thân chú có thể chết. Đối với chú, cái đó hoàn toàn không thể có và không thể hiểu được. Nhưng ai cũng nói tất cả mọi người đều chết: chú tìm hỏi những người chú tin cậy và họ đều thừa nhận điều đó; bà vú nuôi cũng bảo thế, mặc dầu miễn cưỡng. Nhưng nếu Enôc không chết, thế tức là mọi người đều không chết. "Tại sao mỗi người lại không xứng đáng được lên trời từ lúc còn sống?" Xerioja thầm nghĩ. Những kẻ độc ác, nói cách khác là những người Xerioja không thích, có thể chết, nhưng người tốt thì có thể được như Enôc.
- Thế nào, những tộc trưởng khác tên là gì?
- Enôc… Enôc…
- Con nói tên đó rồi, Xerioja, như thế là không tốt. Rất không tốt. Nếu con không gắng học điều cần thiết hơn cả đối với một tín đồ, - ông bố đứng dậy và nói, - thì liệu con còn quan tâm đến cái gì nữa kia chứ? Ba không bằng lòng con và Petr Igantiêvich (tức ông giáo chính) cũng không bằng lòng con… Ba buộc phải phạt con.
Bố và thầy giáo, cả hai đều bực Xerioja và quả thực, nó học rất kém. Tuy nhiên, không thể bảo nó là đứa trẻ đần độn. Trái lại, nó còn thông minh hơn nhiều so với những đứa trẻ thầy giáo đã nêu lên làm gương. Theo cách nhìn của ông bố, nó không chịu học điều người ta dạy nó. Sự thực, nó không thể học được. Nó không học được vì tâm hồn nó chứa đựng những yêu cầu cấp thiết hơn nhiều so với yêu cầu mà bố và thầy giáo đề ra. Những yêu cầu khác nhau đó chống đối nhau, cho nên nó công khai đối lập với những người giáo dục nó.
Nó lên chín, nó chỉ là một đứa con nít; nhưng nó hiểu tâm hồn nó, tâm hồn đó thân thiết với nó, nó bảo vệ tâm hồn như hàng mi bảo vệ con mắt, chống lại những ai muốn đi sâu vào tâm hồn mà không có chìa khoá của tình yêu. Những người giáo dục than phiền nó không chịu học trong khi tâm hồn nó lại đang khao khát hiểu biết. Nếu nó học được gì là học ở Kapitonich, ở bà vú, ở Nađenca, ở Valixi Lukich, chứ không phải ở các giáo sư. Dòng nước mà ông bố và nhà sư phạm chờ đợi sẽ xoay chuyển bánh cối xay của họ, từ lâu đã thấm vào miếng đất khác để tác động ở đó.
Để phạt Xerioja, ông bố cấm nó không được đến thăm Nađenca - cháu gái Lidia Ivanovna: nhưng hình phạt hoá ra lại có lợi cho nó. Vaxili Lukich hôm đó đang phấn khởi, đã bày cho nó cách làm cối xay gió. Nó dành cả buổi tối để làm một cái và mơ tưởng cách dùng cối xay như vậy để quay lộn trong không trung: liệu có phải buộc người vào hay chỉ cần bám chặt cánh cối xay thôi? Cả buổi tối nó không nghĩ đến mẹ, nhưng khi đi nằm, đột nhiên nhớ tới, nó bèn cầu nguyện theo cách riêng để mẹ thôi đừng ẩn trốn nữa và đến thăm nó trong dịp sinh nhật ngày mai.
- Thầy Vaxili Lukich, thầy có biết em cầu xin thêm cái gì nữa không?
- Cầu học giỏi hơn?
- Không.
- Cầu đồ chơi?
- Không. Thầy chẳng đoán ra được đâu. Tuyệt lắm kia, nhưng bí mật! Khi nào thành sự thực, em sẽ nói cho thầy biết. Thầy không đoán được, phải không?
- Chịu. Chú sẽ nói cho tôi biêt sau nhé, - Vaxili Lukich nói và mỉm cười, một việc hiếm thấy ở ông.
- Chú ngủ đi, tôi tắt nến đây.
- Không có ánh sáng, em càng nhìn thấy rõ điều em đã khẩn cầu. ấy, suýt nữa em lộ cho thầy biết điều bí mật rồi đấy! - Xerioja nói và cười khanh khách.
Khi ông đem nến đi rồi, Xerioja cảm thấy như mẹ hiện ra. Mẹ đứng bên cạnh và âu yếm nhìn chú. Nhưng những cối xay, con dao liền chen vào, tất cả đều rối mù… và chú bé ngủ thiếp đi.
- Bà đang đến đấy, - Vaxili Lukich bảo chú.
Xerioja đứng phắt dậy, ra đón bố và sau khi hôn tay bố, liền chăm chú nhìn mặt ông, tìm xem có dấu hiệu gì vui mừng sau khi được thưởng huân chương Alecxandr Nevxki.
- Con đi dạo chơi có thích không? - Alecxei Alecxandrovich hỏi con, ngồi vào ghế bành và mở cuốn kinh Cựu ước. Mặc dầu đã nhiều lần bảo Xerioja rằng bất cứ tín đồ nào cũng phải thuộc làu Kinh Thánh, chính ông cũng thường phải luôn tra cứu kinh Cựu ước để giảng bài. Chú bé nhận thấy thế.
- Có ạ, con chơi thích lắm ba ạ, - Xerioja nói, ngồi ngang trên ghế và lắc lư người, điều chú không được phép làm.
- Con gặp Nađenca (Nađenca là cháu gái Lidia Ivanovna được bà nuôi nấng dạy dỗ). Nó bảo con là ba được thưởng huân chương mới. Ba có thích không hả ba?
- Thứ nhất, ba yêu cầu con không được lắc lư thế, - Alecxei Alecxandrovich nói, - và thứ hai, đối với chúng ta công việc mới là quý, chứ không phải khen thưởng. Ba muốn con hiểu điều đó. Nếu con làm việc, học tập để nhận phần thưởng, con sẽ cảm thấy vất vả; nhưng nếu yêu thích công việc trong khi lao động con sẽ tìm thấy phần thưởng ngay trong đó. (Alecxei Alecxandrovich nhớ lại sáng nay đã phải kí tới một trăm mười tám công văn và ông chỉ lấy tinh thần trách nhiệm cao mà tự động viên mình làm xong cái công việc bạc bẽo ấy).
Đôi mắt long lanh yêu thương và vui sướng của Xerioja tối sầm lại trước cái nhìn của bố. Lần nào nói chuyện với nó, Alecxei Alecxandrovich cũng giữ nguyên một giọng như vậy và đứa trẻ đã tập làm quen với điều đó. Bao giờ cũng vậy - ít ra cũng là cảm tưởng của chú bé - ông nói với nó như nói với một đứa trẻ tưởng tượng thường thấy trong sách, không giống nó chút nào. Và đứng trước mặt bố, Xerioja cố gắng để giống đứa bé nọ.
- Ba chắc con hiểu chứ! - ông bố bảo con.
- Thưa ba vâng, - Xerioja trả lời, đóng vai đứa trẻ tưởng tượng.
Bài học gồm việc học thuộc lòng mấy đoạn kinh Phúc âm và đọc những chương đầu kinh Cựu ước. Xerioja thuộc bài nhưng trong khi đọc, chú lại mải ngắm cái gờ trán bố gần như thẳng góc với thái dương nên đâm lú lấp và đọc nhầm hai đoạn kinh, một đoạn thì kết thúc và một đoạn lại bắt đầu bằng cùng một chữ. Đối với Alecxei Alecxandrovich thì hiển nhiên là chú bé không hiểu gì lời mình đọc cả và điều đó làm ông bực tức.
Ông cau mày và bắt đầu giảng giải, Xerioja từng nghe những lời đó hàng bao lần rồi và không bao giờ nhớ được, vì trong đó chẳng có gì đáng tìm hiểu cả. Đại loại như: "bỗng nhiên" là một bổ từ trạng thái, Xerioja nhìn bố, khiếp hãi, và chỉ nghĩ tới một việc: liệu bố có bắt nhắc lại lời ông vừa nói như một vài lần trước không? ý nghĩ đó làm chú khiếp sợ đến nỗi không còn hiểu gì. Nhưng bố không bắt chú nhắc lại và chuyển sang học Kinh Cựu ước. Xerioja kể rất trôi chảy các sự tích nhưng đến khi phải giải thích ý nghĩa những sự tích đó, chú cứ ngồi im thin thít, mặc dầu có lần đã phải phạt vì bài đó. Đến đoạn các tộc trưởng trước trận hồng thuỷ, chú không nói được gì nữa: chú ngắc ngứ, lấy dao gọt bàn, lắc lư trên ghế. Chú chỉ nhớ có Enôc, còn sống, được đưa lên trời. Trước đây một lát, chú còn nhớ những tên khác, thế mà bây giờ đã quên tiệt, chủ yếu vì trong toàn bộ kinh Cựu ước, Enôc là nhân vật chú ưa thích nhất vì trong đầu óc chú việc Enôc được đưa lên trời gắn liền với chuỗi dài ý nghĩ đã choán hết tâm tư, trong khi chú đăm đăm nhìn cái dây đeo đồng hồ của bố và khuy áo gi lê tuột một nửa ra ngoài khuyết.
Xergei không tin hẳn là có cái chết, mà người ta thường nói với chú. Chú không tin là những người chú yêu và cả bản thân chú có thể chết. Đối với chú, cái đó hoàn toàn không thể có và không thể hiểu được. Nhưng ai cũng nói tất cả mọi người đều chết: chú tìm hỏi những người chú tin cậy và họ đều thừa nhận điều đó; bà vú nuôi cũng bảo thế, mặc dầu miễn cưỡng. Nhưng nếu Enôc không chết, thế tức là mọi người đều không chết. "Tại sao mỗi người lại không xứng đáng được lên trời từ lúc còn sống?" Xerioja thầm nghĩ. Những kẻ độc ác, nói cách khác là những người Xerioja không thích, có thể chết, nhưng người tốt thì có thể được như Enôc.
- Thế nào, những tộc trưởng khác tên là gì?
- Enôc… Enôc…
- Con nói tên đó rồi, Xerioja, như thế là không tốt. Rất không tốt. Nếu con không gắng học điều cần thiết hơn cả đối với một tín đồ, - ông bố đứng dậy và nói, - thì liệu con còn quan tâm đến cái gì nữa kia chứ? Ba không bằng lòng con và Petr Igantiêvich (tức ông giáo chính) cũng không bằng lòng con… Ba buộc phải phạt con.
Bố và thầy giáo, cả hai đều bực Xerioja và quả thực, nó học rất kém. Tuy nhiên, không thể bảo nó là đứa trẻ đần độn. Trái lại, nó còn thông minh hơn nhiều so với những đứa trẻ thầy giáo đã nêu lên làm gương. Theo cách nhìn của ông bố, nó không chịu học điều người ta dạy nó. Sự thực, nó không thể học được. Nó không học được vì tâm hồn nó chứa đựng những yêu cầu cấp thiết hơn nhiều so với yêu cầu mà bố và thầy giáo đề ra. Những yêu cầu khác nhau đó chống đối nhau, cho nên nó công khai đối lập với những người giáo dục nó.
Nó lên chín, nó chỉ là một đứa con nít; nhưng nó hiểu tâm hồn nó, tâm hồn đó thân thiết với nó, nó bảo vệ tâm hồn như hàng mi bảo vệ con mắt, chống lại những ai muốn đi sâu vào tâm hồn mà không có chìa khoá của tình yêu. Những người giáo dục than phiền nó không chịu học trong khi tâm hồn nó lại đang khao khát hiểu biết. Nếu nó học được gì là học ở Kapitonich, ở bà vú, ở Nađenca, ở Valixi Lukich, chứ không phải ở các giáo sư. Dòng nước mà ông bố và nhà sư phạm chờ đợi sẽ xoay chuyển bánh cối xay của họ, từ lâu đã thấm vào miếng đất khác để tác động ở đó.
Để phạt Xerioja, ông bố cấm nó không được đến thăm Nađenca - cháu gái Lidia Ivanovna: nhưng hình phạt hoá ra lại có lợi cho nó. Vaxili Lukich hôm đó đang phấn khởi, đã bày cho nó cách làm cối xay gió. Nó dành cả buổi tối để làm một cái và mơ tưởng cách dùng cối xay như vậy để quay lộn trong không trung: liệu có phải buộc người vào hay chỉ cần bám chặt cánh cối xay thôi? Cả buổi tối nó không nghĩ đến mẹ, nhưng khi đi nằm, đột nhiên nhớ tới, nó bèn cầu nguyện theo cách riêng để mẹ thôi đừng ẩn trốn nữa và đến thăm nó trong dịp sinh nhật ngày mai.
- Thầy Vaxili Lukich, thầy có biết em cầu xin thêm cái gì nữa không?
- Cầu học giỏi hơn?
- Không.
- Cầu đồ chơi?
- Không. Thầy chẳng đoán ra được đâu. Tuyệt lắm kia, nhưng bí mật! Khi nào thành sự thực, em sẽ nói cho thầy biết. Thầy không đoán được, phải không?
- Chịu. Chú sẽ nói cho tôi biêt sau nhé, - Vaxili Lukich nói và mỉm cười, một việc hiếm thấy ở ông.
- Chú ngủ đi, tôi tắt nến đây.
- Không có ánh sáng, em càng nhìn thấy rõ điều em đã khẩn cầu. ấy, suýt nữa em lộ cho thầy biết điều bí mật rồi đấy! - Xerioja nói và cười khanh khách.
Khi ông đem nến đi rồi, Xerioja cảm thấy như mẹ hiện ra. Mẹ đứng bên cạnh và âu yếm nhìn chú. Nhưng những cối xay, con dao liền chen vào, tất cả đều rối mù… và chú bé ngủ thiếp đi.
Quyển
5
Chương 27
Chương 27
Tại Petersburg, Vronxki và Anna trọ ở một khách sạn loại sang
nhất. Vronxki ở dưới nhà, Anna cùng con gái, chị vú và chị hầu ở một gác rộng gồm
bốn buồng.
Ngay hôm mới đến, Vronxki đã lại nhà anh trai: ở đó, chàng gặp mẹ, bà đến Moskva để thu xếp công việc. Mẹ và chị dâu tiếp chàng như thường lệ: hai người hỏi thăm về chuyến du lịch nước ngoài, nói chuyện về những người cùng quen biết, nhưng không hề đả động câu nào tới chuyện dan díu của chàng với Anna. Trái lại, hôm sau, đến thăm chàng, ông anh nhắc đến nàng trước tiên. Và Alecxei không quanh co úp mở nói tuột rằng chàng coi mối tình với Karenina là hôn nhân, chàng định thu xếp cho xong chuyện li dị để kết hôn, nhưng trong khi chờ đợi chàng vẫn coi nàng như vợ chính thức và nhờ anh kể lại chuyện đó cho mẹ và chị dâu biết.
- Mặc cho thế gian phản đối, tôi không cần, - Vronxki nói, - nhưng nếu gia đình còn muốn hoà thuận với tôi, thì cũng cần đối xử hoà hảo với vợ tôi.
Ông anh cả, vốn luôn luôn tôn trọng ý kiến em trai, còn phân vân không biết Alecxei phải hay trái, chừng nào mọi người chưa kết luận dứt khoát về vấn đề này; nhưng bản thân ông thì không phản đối gì cho nên ông cùng em trai lên phòng Anna.
Trước mặt anh, cũng như trước mặt bất cứ ai, Vronxki gọi Anna bằng "chị" và đối xử như một bạn gái thân, nhưng hàm ý rằng ông anh đã hiểu rõ quan hệ giữa hai người, cho nên họ bàn đến dự định đưa Anna về sống ở trang trại của Vronxki.
Mặc dầu có kinh nghiệm xã giao, Vronxki vẫn phạm phải một sai lầm kì quặc, nó là hậu quả hoàn cảnh mới hiện nay của chàng. Đáng lẽ chàng phải hiểu xã hội thượng lưu sẽ cấm cửa hai người; trái lại, chàng mơ hồ nghĩ rằng thời trước mới thế, còn bây giờ, nhờ những tiến bộ nhanh chóng (vô hình chung gần đây chàng trở thành người ủng hộ mọi tiến bộ), dư luận xã hội đã thay đổi và vấn đề họ có tiếp Anna và chàng hay không, còn chưa ngã ngũ.
"Tất nhiên, chàng thầm nghĩ, giới quý phái chính thức sẽ không tiếp nàng, nhưng những người thân của mình có thể và phải hiểu hoàn cảnh cho thích đáng".
Người ta có thể ngồi bắt chéo khoeo hàng giờ liền nếu biết không có gì cản trở mình thay đổi tư thế, nhưng hễ đã biết mình bắt buộc phải ngồi gập chân là y như rằng bị chuột rút và đôi chân sẽ theo bản năng tìm cách duỗi ra. Đó đúng là điều Vronxki cảm thấy đối với giới thượng lưu. Mặc dầu, trong thâm tâm, chàng biết hai người không thể bén mảng đến giới xã giao được nữa, chàng vẫn tiếp tục tự hỏi liệu giới thượng lưu có thay đổi không và liệu họ có tiếp hai người không. Nhưng rồi chàng đành thừa nhận: nếu giới thượng lưu còn mở cửa tiếp chàng, thì họ vẫn cấm cửa Anna. Như trong trò chơi mèo đuổi chuột, những bàn tay giơ lên cho chàng chui qua lập tức hạ xuống chắn Anna.
Một trong những phụ nữ đầu tiên thuộc giới thượng lưu Petersburg chàng gặp lại là bà chị họ Betxy.
- À đây rồi! - bà vui vẻ thốt lên khi thấy chàng.
- Thế còn Anna đâu? Tôi rất mừng! Cô chú trọ ở đâu? Tôi chắc sau cuộc hành trình thú vị vừa rồi, chú hẳn thấy thành phố Petersburg thật gớm ghiếc nhỉ. Tôi có thể mường tượng ra tuần trăng mật của chú ở Rôm. Thế còn việc li dị? Thu xếp xong cả rồi chứ?
Vronxki thấy vẻ vui mừng của Betxy biến mất khi được biết việc li dị vẫn chưa thành.
- Tôi biết họ sẽ ném đá vào tôi, nhưng tôi sẽ đến thăm Anna, phải, nhất định tôi sẽ đến. Cô chú ở đây có lâu không?
Quả thực, ngay hôm đó, bà đến chơi với Anna; nhưng thái độ bà không giống như trước nữa. Rõ ràng bà kiêu hãnh vì sự táo bạo của mình và muốn Anna phải kính phục cái bằng chứng về lòng chung thuỷ và hữu ái đó. Bà ngồi nói chuyện tin tức trong ngày không quá mười phút và trước khi ra về còn bảo:
- Chị vẫn chưa nói cho tôi biết bao giờ sẽ ly dị? Vì dù tôi có bất chấp mọi dư luận, thì bọn lên mặt đạo đức vẫn cứ lạnh nhạt với chị chừng nào hai người chưa kết hôn. Mà bây giờ thì thật dễ dàng. Việc đó có thể làm được 1. Thế ra thứ sáu này chị đi à? Thật đáng tiếc, từ nay đến hôm đó, ta không gặp nhau được.
Xem thái độ Betxy, lẽ ra Vronxki đã có thể hiểu là chẳng thể trông mong gì nữa ở giới thượng lưu, nhưng chàng vẫn ướm thử lần nữa ở gia đình. Chàng không đặt chút hi vọng nào ở mẹ. Chàng biết mẹ yêu thích Anna trong lần gặp đầu tiên, nhưng bây giờ bà rất khắc nghiệt với người đã phá hoại sự nghiệp con trai bà. Nhưng chàng hi vọng rất nhiều ở bà chị dâu Varya. Chàng tin bà sẽ không lên án hai người, sẽ vui vẻ, mạnh dạn đến thăm và tiếp Anna ở nhà bà.
Ngay sau hôm đến Petersburg, Vronxki lại nhà, và thấy bà chỉ có một mình, liền nói thẳng ý muốn của mình.
- Alecxei, chú biết tôi rất quý chú và rất sẵn sàng làm mọi việc giúp chú, - bà nói, sau khi nghe chàng kể từ đầu đến cuối.
- Sở dĩ tôi vẫn làm thinh, vì biết không giúp ích gì được cho hai người, cả chú lẫn Anna Arcadievna (bà phát âm thật rành rọt: Anna Arcadievna). Chú đừng cho rằng tôi kết tội cô ta. Hoàn toàn không phải thế: có thể, ở vào địa vị đó, tôi cũng sẽ làm như vậy. Tôi không đi sâu vào chi tiết và cũng không làm thế được, bà nói, thỉnh thoảng lại rụt rè nhìn bộ mặt lầm lầm của chàng. Nhưng ta cần nói thẳng thắn với nhau. Chú muốn tôi đến thăm cô ấy, tiếp cô ấy tại nhà và bằng cách đó, khôi phục lại địa vị cô ấy trong xã hội thượng lưu; nhưng chú hiểu cho tôi không thể làm thế được. Tôi còn lũ con gái đang tuổi lớn và bắt buộc phải sống trong chốn thượng lưu vì nhà tôi. Giả dụ tôi đến thăm Anna Arcadievna; chắc cô ấy sẽ hiểu tôi không thể mời cô ấy đến nhà được hoặc cùng bất đắc dĩ thì tôi phải liệu cách mời thế nào để cô ấy khỏi gặp những người có cách nhìn nhận khác: chính cô ấy sẽ tự ái trước. Tôi không thể nâng cô ấy dậy…
- Nhưng tôi cho rằng cô ấy cũng chẳng sa ngã gì hơn hàng trăm phụ nữ chị vẫn tiếp! - Vronxki ngắt lời, mặt càng sa sầm, và lẳng lặng đứng dậy, biết không thể lay chuyển được chị dâu.
- Alecxei! Chú đừng giận tôi. Tôi xin chú, chú hãy hiểu cho đó không phải lỗi tại tôi, - Varya nói tiếp và nhìn chàng với một nụ cười e dè.
- Tôi không giận chị, chàng nói, mặt vẫn buồn rười rượi, nhưng điều đó càng làm tôi khổ tâm gấp đôi. Và tôi lấy làm tiếc là điều đó sẽ cắt đứt tình thân giữa chúng ta. Cứ tạm cho rằng điều đó không cắt đứt mà chỉ làm nhạt tình thân. Chị cũng hiểu đối với tôi, không có cách nào khác.
Nói rồi, chàng liền từ giã bà.
Vronxki hiểu dù có thử vận động thêm người khác cũng vô ích và mấy ngày đó hai người sống tại Petersburg như ở một thành phố xa lạ, tránh mọi tiếp xúc với chốn thượng lưu cũ, để khỏi hứng lấy những bực mình và nhục nhã có thể xúc phạm sâu sắc đến chàng. Một trong những bực dọc chủ yếu là tên chàng luôn luôn bị ghép liền với tên Alecxei Alecxandrovich. Không thể nói bất cứ vấn đề gì mà câu chuyện không chuyển sang Alecxei Alecxandrovich; không thể đi đâu mà không vấp phải tên ông ta. ít nhất, đó cũng là cảm tưởng của Vronxki, tựa hồ người có ngón tay đau, ở đâu cũng như bị ai cố tình chạm phải ngón tay khốn khổ đó.
Vronxki thấy những ngày ở Petersburg càng nặng nề thêm vì suốt thời kì đó, chàng thấy tính nết Anna đâm khác thường và khó hiểu. Khi thì nàng có vẻ say mê chàng, khi lại lạnh lùng, bực bội và bí hiểm. Nàng không chịu thổ lộ cho chàng biết điều gì đang giày vò mình và hình như không chú ý tới những bực bội đang đầu độc cuộc sống Vronxki, những điều lẽ ra còn cay cực gấp bội đối với nàng, con người thường ngày vốn tinh tế nhạy cảm là thế.
Chú thích:
1 Ca se fait (tiếng Pháp trong nguyên bản)
Ngay hôm mới đến, Vronxki đã lại nhà anh trai: ở đó, chàng gặp mẹ, bà đến Moskva để thu xếp công việc. Mẹ và chị dâu tiếp chàng như thường lệ: hai người hỏi thăm về chuyến du lịch nước ngoài, nói chuyện về những người cùng quen biết, nhưng không hề đả động câu nào tới chuyện dan díu của chàng với Anna. Trái lại, hôm sau, đến thăm chàng, ông anh nhắc đến nàng trước tiên. Và Alecxei không quanh co úp mở nói tuột rằng chàng coi mối tình với Karenina là hôn nhân, chàng định thu xếp cho xong chuyện li dị để kết hôn, nhưng trong khi chờ đợi chàng vẫn coi nàng như vợ chính thức và nhờ anh kể lại chuyện đó cho mẹ và chị dâu biết.
- Mặc cho thế gian phản đối, tôi không cần, - Vronxki nói, - nhưng nếu gia đình còn muốn hoà thuận với tôi, thì cũng cần đối xử hoà hảo với vợ tôi.
Ông anh cả, vốn luôn luôn tôn trọng ý kiến em trai, còn phân vân không biết Alecxei phải hay trái, chừng nào mọi người chưa kết luận dứt khoát về vấn đề này; nhưng bản thân ông thì không phản đối gì cho nên ông cùng em trai lên phòng Anna.
Trước mặt anh, cũng như trước mặt bất cứ ai, Vronxki gọi Anna bằng "chị" và đối xử như một bạn gái thân, nhưng hàm ý rằng ông anh đã hiểu rõ quan hệ giữa hai người, cho nên họ bàn đến dự định đưa Anna về sống ở trang trại của Vronxki.
Mặc dầu có kinh nghiệm xã giao, Vronxki vẫn phạm phải một sai lầm kì quặc, nó là hậu quả hoàn cảnh mới hiện nay của chàng. Đáng lẽ chàng phải hiểu xã hội thượng lưu sẽ cấm cửa hai người; trái lại, chàng mơ hồ nghĩ rằng thời trước mới thế, còn bây giờ, nhờ những tiến bộ nhanh chóng (vô hình chung gần đây chàng trở thành người ủng hộ mọi tiến bộ), dư luận xã hội đã thay đổi và vấn đề họ có tiếp Anna và chàng hay không, còn chưa ngã ngũ.
"Tất nhiên, chàng thầm nghĩ, giới quý phái chính thức sẽ không tiếp nàng, nhưng những người thân của mình có thể và phải hiểu hoàn cảnh cho thích đáng".
Người ta có thể ngồi bắt chéo khoeo hàng giờ liền nếu biết không có gì cản trở mình thay đổi tư thế, nhưng hễ đã biết mình bắt buộc phải ngồi gập chân là y như rằng bị chuột rút và đôi chân sẽ theo bản năng tìm cách duỗi ra. Đó đúng là điều Vronxki cảm thấy đối với giới thượng lưu. Mặc dầu, trong thâm tâm, chàng biết hai người không thể bén mảng đến giới xã giao được nữa, chàng vẫn tiếp tục tự hỏi liệu giới thượng lưu có thay đổi không và liệu họ có tiếp hai người không. Nhưng rồi chàng đành thừa nhận: nếu giới thượng lưu còn mở cửa tiếp chàng, thì họ vẫn cấm cửa Anna. Như trong trò chơi mèo đuổi chuột, những bàn tay giơ lên cho chàng chui qua lập tức hạ xuống chắn Anna.
Một trong những phụ nữ đầu tiên thuộc giới thượng lưu Petersburg chàng gặp lại là bà chị họ Betxy.
- À đây rồi! - bà vui vẻ thốt lên khi thấy chàng.
- Thế còn Anna đâu? Tôi rất mừng! Cô chú trọ ở đâu? Tôi chắc sau cuộc hành trình thú vị vừa rồi, chú hẳn thấy thành phố Petersburg thật gớm ghiếc nhỉ. Tôi có thể mường tượng ra tuần trăng mật của chú ở Rôm. Thế còn việc li dị? Thu xếp xong cả rồi chứ?
Vronxki thấy vẻ vui mừng của Betxy biến mất khi được biết việc li dị vẫn chưa thành.
- Tôi biết họ sẽ ném đá vào tôi, nhưng tôi sẽ đến thăm Anna, phải, nhất định tôi sẽ đến. Cô chú ở đây có lâu không?
Quả thực, ngay hôm đó, bà đến chơi với Anna; nhưng thái độ bà không giống như trước nữa. Rõ ràng bà kiêu hãnh vì sự táo bạo của mình và muốn Anna phải kính phục cái bằng chứng về lòng chung thuỷ và hữu ái đó. Bà ngồi nói chuyện tin tức trong ngày không quá mười phút và trước khi ra về còn bảo:
- Chị vẫn chưa nói cho tôi biết bao giờ sẽ ly dị? Vì dù tôi có bất chấp mọi dư luận, thì bọn lên mặt đạo đức vẫn cứ lạnh nhạt với chị chừng nào hai người chưa kết hôn. Mà bây giờ thì thật dễ dàng. Việc đó có thể làm được 1. Thế ra thứ sáu này chị đi à? Thật đáng tiếc, từ nay đến hôm đó, ta không gặp nhau được.
Xem thái độ Betxy, lẽ ra Vronxki đã có thể hiểu là chẳng thể trông mong gì nữa ở giới thượng lưu, nhưng chàng vẫn ướm thử lần nữa ở gia đình. Chàng không đặt chút hi vọng nào ở mẹ. Chàng biết mẹ yêu thích Anna trong lần gặp đầu tiên, nhưng bây giờ bà rất khắc nghiệt với người đã phá hoại sự nghiệp con trai bà. Nhưng chàng hi vọng rất nhiều ở bà chị dâu Varya. Chàng tin bà sẽ không lên án hai người, sẽ vui vẻ, mạnh dạn đến thăm và tiếp Anna ở nhà bà.
Ngay sau hôm đến Petersburg, Vronxki lại nhà, và thấy bà chỉ có một mình, liền nói thẳng ý muốn của mình.
- Alecxei, chú biết tôi rất quý chú và rất sẵn sàng làm mọi việc giúp chú, - bà nói, sau khi nghe chàng kể từ đầu đến cuối.
- Sở dĩ tôi vẫn làm thinh, vì biết không giúp ích gì được cho hai người, cả chú lẫn Anna Arcadievna (bà phát âm thật rành rọt: Anna Arcadievna). Chú đừng cho rằng tôi kết tội cô ta. Hoàn toàn không phải thế: có thể, ở vào địa vị đó, tôi cũng sẽ làm như vậy. Tôi không đi sâu vào chi tiết và cũng không làm thế được, bà nói, thỉnh thoảng lại rụt rè nhìn bộ mặt lầm lầm của chàng. Nhưng ta cần nói thẳng thắn với nhau. Chú muốn tôi đến thăm cô ấy, tiếp cô ấy tại nhà và bằng cách đó, khôi phục lại địa vị cô ấy trong xã hội thượng lưu; nhưng chú hiểu cho tôi không thể làm thế được. Tôi còn lũ con gái đang tuổi lớn và bắt buộc phải sống trong chốn thượng lưu vì nhà tôi. Giả dụ tôi đến thăm Anna Arcadievna; chắc cô ấy sẽ hiểu tôi không thể mời cô ấy đến nhà được hoặc cùng bất đắc dĩ thì tôi phải liệu cách mời thế nào để cô ấy khỏi gặp những người có cách nhìn nhận khác: chính cô ấy sẽ tự ái trước. Tôi không thể nâng cô ấy dậy…
- Nhưng tôi cho rằng cô ấy cũng chẳng sa ngã gì hơn hàng trăm phụ nữ chị vẫn tiếp! - Vronxki ngắt lời, mặt càng sa sầm, và lẳng lặng đứng dậy, biết không thể lay chuyển được chị dâu.
- Alecxei! Chú đừng giận tôi. Tôi xin chú, chú hãy hiểu cho đó không phải lỗi tại tôi, - Varya nói tiếp và nhìn chàng với một nụ cười e dè.
- Tôi không giận chị, chàng nói, mặt vẫn buồn rười rượi, nhưng điều đó càng làm tôi khổ tâm gấp đôi. Và tôi lấy làm tiếc là điều đó sẽ cắt đứt tình thân giữa chúng ta. Cứ tạm cho rằng điều đó không cắt đứt mà chỉ làm nhạt tình thân. Chị cũng hiểu đối với tôi, không có cách nào khác.
Nói rồi, chàng liền từ giã bà.
Vronxki hiểu dù có thử vận động thêm người khác cũng vô ích và mấy ngày đó hai người sống tại Petersburg như ở một thành phố xa lạ, tránh mọi tiếp xúc với chốn thượng lưu cũ, để khỏi hứng lấy những bực mình và nhục nhã có thể xúc phạm sâu sắc đến chàng. Một trong những bực dọc chủ yếu là tên chàng luôn luôn bị ghép liền với tên Alecxei Alecxandrovich. Không thể nói bất cứ vấn đề gì mà câu chuyện không chuyển sang Alecxei Alecxandrovich; không thể đi đâu mà không vấp phải tên ông ta. ít nhất, đó cũng là cảm tưởng của Vronxki, tựa hồ người có ngón tay đau, ở đâu cũng như bị ai cố tình chạm phải ngón tay khốn khổ đó.
Vronxki thấy những ngày ở Petersburg càng nặng nề thêm vì suốt thời kì đó, chàng thấy tính nết Anna đâm khác thường và khó hiểu. Khi thì nàng có vẻ say mê chàng, khi lại lạnh lùng, bực bội và bí hiểm. Nàng không chịu thổ lộ cho chàng biết điều gì đang giày vò mình và hình như không chú ý tới những bực bội đang đầu độc cuộc sống Vronxki, những điều lẽ ra còn cay cực gấp bội đối với nàng, con người thường ngày vốn tinh tế nhạy cảm là thế.
Chú thích:
1 Ca se fait (tiếng Pháp trong nguyên bản)
Quyển
5
Chương 28
Chương 28
Một trong những mục đích đã định của Anna khi trở về Nga là
thăm con trai. Kể từ hôm rời khỏi ý, ý định gặp gỡ đó không ngừng khuấy động
lòng nàng. Và càng về đến gần Petersburg, niềm vui và tầm quan trọng của việc
đó càng tăng lên trước mắt nàng. Nàng thấy việc đến thăm con là rất giản dị và
tự nhiên, một khi ở cùng thành phố với nó; nhưng sau khi đến Petersburg, nàng đột
nhiên nhìn thấy rõ cương vị hiện tại của mình trong xã hội và nàng hiểu việc bố
trí gặp gỡ sẽ khó khăn.
Nàng đến Petersburg đã được hai ngày. Lòng thương nhớ con không lúc nào nguôi nhưng nàng vẫn chưa gặp được nó. Nàng cảm thấy mình không có quyền về thẳng nhà, nhỡ ra chạm trán với Alecxei Alecxandrovich ở đó. Người ta có thể cự tuyệt không tiếp nàng, làm nhục nàng. Viết thư cho chồng, bắt liên lạc với ông ta, chỉ nghĩ vậy nàng đã không chịu nổi: nàng chỉ bình tĩnh khi nào không nghĩ tới chồng. Gặp con lúc dạo mát, sau khi hỏi dò được giờ giấc đi chơi của nó, nàng thấy chẳng thấm tháp gì: nàng đã bao lâu chờ đón cuộc gặp gỡ này, có bao nhiêu chuyện cần nói với nó, vô cùng thèm khát ghì nó trong tay, hôn nó. Bà vú già của Xerioja có thể giúp đỡ và mách nước cho nàng. Nhưng bà ta không còn ở nhà Alecxei Alecxandrovich nữa. Nàng mất đứt hai ngày loay hoay và tìm kiếm bà vú già.
Được biết quan hệ khăng khít giữa Alecxei Alecxandrovich và nữ bá tước Lidia Ivanovna, sang ngày thứ ba, Anna quyết định viết thư cho bà ta, việc này đòi hỏi nàng hết sức cố gắng; trong thư, nàng chủ tâm nói việc cho phép đến thăm con trai tuỳ thuộc vào lòng cao thượng của chồng. Nàng biết nếu chồng xem thư, ông ta sẽ không từ chối nàng để tiếp tục đóng cho trọn vai trò cao thượng của mình.
Người mang thư đem về cho nàng câu trả lời độc ác và bất ngờ nhất, khi hắn nói người ta không phúc đáp thư nàng. Nàng chưa bao giờ cảm thấy nhục nhã bằng lúc gọi người đưa thư lên phòng, nghe hắn kể lại tỉ mỉ việc người ta bắt hắn chờ đợi ra sao để rồi bảo là không có thư trả lời. Anna cảm thấy bị sỉ nhục, nhưng hiểu rằng, đứng về quan điểm bà ta, nữ bá tước Lidia Ivanovna đã làm đúng. Nỗi đau buồn càng khốc liệt vì nàng phải chịu đựng một mình. Nàng không thể và cũng không muốn chia xẻ với Vronxki. Nàng biết mặc dầu là nguyên nhân chủ yếu của đau khổ này, chàng vẫn có thể coi nhẹ cuộc gặp gỡ của nàng với con trai. Nàng biết không bao giờ chàng có thể hiểu nổi tất cả tầm sâu sắc nỗi đau của nàng: biết đâu, khi nhắc đến chuyện đó, chàng lại chẳng dùng một giọng hờ hững khiến nàng có thể đâm ghét chàng. Đó là điều nàng sợ nhất trên đời, cho nên nàng giấu chàng tất cả những gì dính dáng đến con trai.
Nàng ở nhà suốt ngày, nghĩ cách gặp con và cuối cùng quyết định viết thư cho chồng. Nàng bắt đầu viết thì có người đem thư của Lidia Ivanovna đến. Sự im lặng của nữ bá tước đã làm nàng nguôi đi, cam chịu, nhưng bức thư của bà ta, với tất cả ẩn ý trong đó, khiến nàng tức giận đến cực độ, nàng thấy sự tàn nhẫn đó đối với lòng thương yêu con tha thiết và chính đáng của mình thật đáng phẫn nộ đến nỗi nàng đâm bất bình với mọi người khác và thôi không tự kết tội mình nữa.
"Thật là vô tình và đạo đức giả! Nàng thầm nghĩ. Họ chỉ muốn làm nhục mình, làm khổ con mình, thế mà mình lại chịu khuất phục ư! Không đời nào! Mụ ta còn xấu xa hơn mình. Mình đây, ít nhất, mình cũng không nói dối". Và nàng lập tức quyết định ngay hôm sau, sinh nhật Xerioja, nàng sẽ đến gặp kì được con trai và chấm dứt sự dối trá kinh tởm mà họ đang vây quanh đứa bé tội nghiệp.
Nàng đến cửa hàng đồ chơi, mua rất nhiều thứ và bố trí cả một kế hoạch hành động. Sáng mai, nàng sẽ đến vào hồi tám giờ: Alecxei Alecxandrovich chắc chắn vẫn chưa dậy. Nàng sẽ sắp sẵn tiền giúi cho lão gác cổng và gã hầu phòng để họ cho nàng vào nhà, và không nhấc mạng che mặt, nàng sẽ nói bố đỡ đầu Xerioja phái nàng đến chúc mừng chú và ông ta dặn nàng phải đặt đồ chơi ngay cạnh giường chú bé. Nhưng nàng không chuẩn bị trước những lời sẽ nói với con. Nàng suy nghĩ mãi, nhưng không tìm được câu nào.
Hôm sau, hồi tám giờ sáng, Anna một mình trên xe ngựa thuê bước xuống và giật chuông trước bậc thầm chính ngôi nhà cũ của nàng.
- Ra xem người ta hỏi gì. Có một phu nhân đấy, - Kapitonich, mặc áo bành tô, đi ủng cao su nói vậy sau khi ghé nhìn qua cửa sổ thấy một bà mặt che mạng đứng trước cửa ra vào. Người giúp việc lão, một gã thanh niên Anna không quen, vừa mở cửa thì nàng đã bước luôn vào và rút trong bao tay ra tờ giấy bạc ba rúp, nhét vội vào tay gã.
- Xerioja… Xergei Alecxeiêvich, - nàng nói và định đi xộc vào nhà trong. Nhưng sau khi liếc nhìn tờ giấy bạc, gã trai trẻ liền ngăn nàng lại trước cửa kính thứ hai.
- Bà hỏi ai ạ? - nó hỏi.
Nàng không nghe gã hỏi và không trả lời gì. Thấy vẻ bối rối của bà khách lạ, Kapitonich đích thân ra khỏi buồng cánh cửa, mời khách vào và hỏi bà muốn gì.
- Hoàng thân Xcorodumov phái tôi đến thăm Xergei Alecxeievich, - nàng nói.
- Cậu ấy chưa dậy, - lão gác cổng trả lời và chăm chú nhìn nàng. Anna không ngờ gian phòng chờ vẫn y nguyên của căn nhà này, nơi nàng đã sống chín năm, lại tác động tới nàng đến thế. Từng kỉ niệm vui sướng hoặc đau buồn lần lượt nổi dậy trong tâm hồn và trong giây lát, nàng quên bẵng tại sao mình đến đây.
- Xin bà chờ cho một lát, Kapitonich nói và cởi áo khoác cho nàng. Ngay lúc đó, lão nhận ra nàng và lẳng lặng không nói gì, cúi rạp xuống chào.
- Xin mời bà lớn vào, - lão nói.
- Nàng muốn nói gì đó, nhưng nghẹn lời không thốt ra được tiếng nào; sau khi liếc nhìn ông già với một vẻ phạm lỗi và van lơn, nàng thoăn thoắt nhẹ nhàng bước lên thang gác. Kapitonich cúi gập người, đôi ủng cao su vấp vào bậc thang, chạy theo sau, gắng đuổi kịp nàng.
- Ông giáo có lẽ vẫn chưa mặc quần áo. Tôi xin đi báo trước.
Anna vẫn tiếp tục leo lên chiếc cầu thang thân thuộc, không hiểu ông già bảo gì mình.
- Xin mời bà đi về phía này, bên trái kia ạ. Xin bà tha lỗi cho nhà cửa bừa bộn. Cậu hiện nay ở phòng khách nhỏ cũ, - lão gác cổng thở hổn hển nói. - Thưa bà lớn, xin bà chờ cho một lát, để tôi đi ngó qua một cái, - lão vượt lên trước, mở chiếc cửa lớn và đi khuất.
Anna dừng bước và đứng chờ.
- Cậu vừa dậy xong, - lão gác cổng lại hiện ra ở cửa và nói.
Ngay khi lão gác cổng nói câu đó, Anna nghe thấy tiếng trẻ con ngáp. Nàng nhận ra tiếng con trai và hình dung rõ ràng như nó đứng ngay trước mặt.
- Để tôi vào, để tôi vào, nào!
Nàng nói và bước vào phòng. Bên phải cánh cửa, kê một chiếc giường và ngồi trên đó là một đứa trẻ mặc sơ mi không cài khuy, cái thân hình bé nhỏ cúi về đằng trước, vừa vươn vai ngáp xong. Đôi môi vừa mím lại thoáng mỉm cười ngái ngủ và nó lại uể oải, khoan khoái gieo mình xuống gối.
- Xerioja! - nàng khẽ gọi, bước lại gần êm như ru.
Suốt thời gian hai mẹ con xa nhau và những ngày gần đây, khi lòng yêu thương con trào lên dào dạt, nàng vẫn hình dung nó như hồi lên bốn, cái tuổi nàng yêu nó nhất. Giờ đây, nó không còn như hồi nàng bỏ đi; nó lớn thêm và gầy đi. Trời! Sao mặt nó gầy thế! Sao tóc nó ngắn thế! Sao hai cánh tay nó dài thế! Nhưng dù sao, vẫn là nó, hình dáng cái đầu, đôi môi, cái cổ mảnh dẻ và đôi vai rộng của nó.
- Xerioja! nàng nhắc lại bên tai đứa bé.
Nó chống khuỷu tay nhỏm dậy, quay cái đầu rối bù sang trái như tìm ai và mở mắt. Trong một vài giây, nó nhìn mẹ đứng trước mặt, vẻ dò hỏi, rồi mỉm cười ngây ngất, và lại khép đôi mi mắt dính vào nhau, gieo mình vào cánh tay mẹ.
- Xerioja! Con trai bé bỏng yêu quý của mẹ! - nàng hổn hển nói, ôm tấm thân bé nhỏ mũm mĩm.
- Mẹ ơi! - nó vừa gọi, vừa cựa quậy trong tay mẹ để mọi bộ phận thân thể đều cảm thấy sức ghì vòng tay đó.
Vẫn mỉm cười và ngái ngủ, mắt nhắm nghiền, nó buông thành giường và vòng hai cánh tay tròn trĩnh ôm lấy vai mẹ, nép vào người mẹ, phả ra cái mùi thơm âm ấm, dìu dịu của trẻ con đang ngủ bao bọc lấy nàng rồi dụi mặt vào vai và cổ nàng.
- Con biết ngay mà, - nó nói và mở mắt ra. - Hôm nay là sinh nhật con. Con biết thể nào mẹ cũng đến. Con dậy ngay bây giờ đây.
Và vừa nói xong, nó lại ngủ luôn. Anna đắm đuối nhìn con; nàng thấy nó đã lớn và thay đổi rất nhiều trong thời gian nàng vắng mặt. Nàng nửa nhận ra nửa bỡ ngỡ với đôi cẳng chân để trần giờ đây dài ngoẵng; đôi má gầy gò, mái tóc cắt ngắn xoắn lại ở gáy, chỗ nàng hay hôn trước đây. Nàng sờ nắn tất cả thân hình con và không nói nên lời: nàng nghẹn ngào nước mắt.
- Tại sao mẹ lại khóc, mẹ? - nó tỉnh hẳn và nói. - Mẹ ơi, sao mẹ lại khóc? - nó hỏi, giọng ảo não.
- Mẹ không khóc nữa đâu… mẹ khóc vì vui sướng đấy thôi. Bao nhiêu lâu mẹ không được trông thấy con! Mẹ không khóc nữa, không khóc nữa, - nàng nói, nuốt nước mắt và quay mặt đi.
- Bây giờ, đến lúc con mặc quần áo rồi đấy, - nàng nói thêm khi trấn tĩnh lại sau một phút im lặng, và vẫn nắm tay nó, nàng ngồi xuống chiếc ghế tựa xếp sẵn quần áo, kê cạnh giường.
- Vắng mẹ, con mặc lấy quần áo như thế nào hả? Làm thế nào… - Nàng muốn chuyện trò vui vẻ, bình thường, nhưng không được và một lần nữa, lại quay mặt đi.
- Bây giờ, con không tắm nước lạnh nữa đâu, ba cấm con không được tắm thế. Mẹ chưa gặp Vaxili Lukich à? Thầy ấy sắp đến đấy. Mẹ ngồi lên quần áo của con rồi!
Và Xerioja cười khanh khách. Nàng nhìn nó mỉm cười.
- Mẹ ơi, mẹ yêu quý ơi! - nó kêu lên và lại lăn vào trong tay mẹ.
Dường như mãi đến lúc này, nhìn thấy mẹ cười, nó mới hiểu rõ sự việc xảy ra.
- Mẹ cất cái này đi, nó nói và bỏ mũ nàng ra. Và như đã hoàn toàn nhận ra mẹ với cái đầu để trần, nó lại hôn nàng.
- Con đã nghĩ như thế nào về mẹ hả? Con không tin là mẹ chết chứ?
- Không đời nào.
- Có thật không, con yêu quý của mẹ?
- Con biết lắm chứ, con biết lắm chứ! - nó nói, nhắc lại câu nói ưa thích. Và cầm bàn tay đang vuốt ve tóc mình, nó úp lòng bàn tay vào miệng và hôn khắp lên đó.
Nàng đến Petersburg đã được hai ngày. Lòng thương nhớ con không lúc nào nguôi nhưng nàng vẫn chưa gặp được nó. Nàng cảm thấy mình không có quyền về thẳng nhà, nhỡ ra chạm trán với Alecxei Alecxandrovich ở đó. Người ta có thể cự tuyệt không tiếp nàng, làm nhục nàng. Viết thư cho chồng, bắt liên lạc với ông ta, chỉ nghĩ vậy nàng đã không chịu nổi: nàng chỉ bình tĩnh khi nào không nghĩ tới chồng. Gặp con lúc dạo mát, sau khi hỏi dò được giờ giấc đi chơi của nó, nàng thấy chẳng thấm tháp gì: nàng đã bao lâu chờ đón cuộc gặp gỡ này, có bao nhiêu chuyện cần nói với nó, vô cùng thèm khát ghì nó trong tay, hôn nó. Bà vú già của Xerioja có thể giúp đỡ và mách nước cho nàng. Nhưng bà ta không còn ở nhà Alecxei Alecxandrovich nữa. Nàng mất đứt hai ngày loay hoay và tìm kiếm bà vú già.
Được biết quan hệ khăng khít giữa Alecxei Alecxandrovich và nữ bá tước Lidia Ivanovna, sang ngày thứ ba, Anna quyết định viết thư cho bà ta, việc này đòi hỏi nàng hết sức cố gắng; trong thư, nàng chủ tâm nói việc cho phép đến thăm con trai tuỳ thuộc vào lòng cao thượng của chồng. Nàng biết nếu chồng xem thư, ông ta sẽ không từ chối nàng để tiếp tục đóng cho trọn vai trò cao thượng của mình.
Người mang thư đem về cho nàng câu trả lời độc ác và bất ngờ nhất, khi hắn nói người ta không phúc đáp thư nàng. Nàng chưa bao giờ cảm thấy nhục nhã bằng lúc gọi người đưa thư lên phòng, nghe hắn kể lại tỉ mỉ việc người ta bắt hắn chờ đợi ra sao để rồi bảo là không có thư trả lời. Anna cảm thấy bị sỉ nhục, nhưng hiểu rằng, đứng về quan điểm bà ta, nữ bá tước Lidia Ivanovna đã làm đúng. Nỗi đau buồn càng khốc liệt vì nàng phải chịu đựng một mình. Nàng không thể và cũng không muốn chia xẻ với Vronxki. Nàng biết mặc dầu là nguyên nhân chủ yếu của đau khổ này, chàng vẫn có thể coi nhẹ cuộc gặp gỡ của nàng với con trai. Nàng biết không bao giờ chàng có thể hiểu nổi tất cả tầm sâu sắc nỗi đau của nàng: biết đâu, khi nhắc đến chuyện đó, chàng lại chẳng dùng một giọng hờ hững khiến nàng có thể đâm ghét chàng. Đó là điều nàng sợ nhất trên đời, cho nên nàng giấu chàng tất cả những gì dính dáng đến con trai.
Nàng ở nhà suốt ngày, nghĩ cách gặp con và cuối cùng quyết định viết thư cho chồng. Nàng bắt đầu viết thì có người đem thư của Lidia Ivanovna đến. Sự im lặng của nữ bá tước đã làm nàng nguôi đi, cam chịu, nhưng bức thư của bà ta, với tất cả ẩn ý trong đó, khiến nàng tức giận đến cực độ, nàng thấy sự tàn nhẫn đó đối với lòng thương yêu con tha thiết và chính đáng của mình thật đáng phẫn nộ đến nỗi nàng đâm bất bình với mọi người khác và thôi không tự kết tội mình nữa.
"Thật là vô tình và đạo đức giả! Nàng thầm nghĩ. Họ chỉ muốn làm nhục mình, làm khổ con mình, thế mà mình lại chịu khuất phục ư! Không đời nào! Mụ ta còn xấu xa hơn mình. Mình đây, ít nhất, mình cũng không nói dối". Và nàng lập tức quyết định ngay hôm sau, sinh nhật Xerioja, nàng sẽ đến gặp kì được con trai và chấm dứt sự dối trá kinh tởm mà họ đang vây quanh đứa bé tội nghiệp.
Nàng đến cửa hàng đồ chơi, mua rất nhiều thứ và bố trí cả một kế hoạch hành động. Sáng mai, nàng sẽ đến vào hồi tám giờ: Alecxei Alecxandrovich chắc chắn vẫn chưa dậy. Nàng sẽ sắp sẵn tiền giúi cho lão gác cổng và gã hầu phòng để họ cho nàng vào nhà, và không nhấc mạng che mặt, nàng sẽ nói bố đỡ đầu Xerioja phái nàng đến chúc mừng chú và ông ta dặn nàng phải đặt đồ chơi ngay cạnh giường chú bé. Nhưng nàng không chuẩn bị trước những lời sẽ nói với con. Nàng suy nghĩ mãi, nhưng không tìm được câu nào.
Hôm sau, hồi tám giờ sáng, Anna một mình trên xe ngựa thuê bước xuống và giật chuông trước bậc thầm chính ngôi nhà cũ của nàng.
- Ra xem người ta hỏi gì. Có một phu nhân đấy, - Kapitonich, mặc áo bành tô, đi ủng cao su nói vậy sau khi ghé nhìn qua cửa sổ thấy một bà mặt che mạng đứng trước cửa ra vào. Người giúp việc lão, một gã thanh niên Anna không quen, vừa mở cửa thì nàng đã bước luôn vào và rút trong bao tay ra tờ giấy bạc ba rúp, nhét vội vào tay gã.
- Xerioja… Xergei Alecxeiêvich, - nàng nói và định đi xộc vào nhà trong. Nhưng sau khi liếc nhìn tờ giấy bạc, gã trai trẻ liền ngăn nàng lại trước cửa kính thứ hai.
- Bà hỏi ai ạ? - nó hỏi.
Nàng không nghe gã hỏi và không trả lời gì. Thấy vẻ bối rối của bà khách lạ, Kapitonich đích thân ra khỏi buồng cánh cửa, mời khách vào và hỏi bà muốn gì.
- Hoàng thân Xcorodumov phái tôi đến thăm Xergei Alecxeievich, - nàng nói.
- Cậu ấy chưa dậy, - lão gác cổng trả lời và chăm chú nhìn nàng. Anna không ngờ gian phòng chờ vẫn y nguyên của căn nhà này, nơi nàng đã sống chín năm, lại tác động tới nàng đến thế. Từng kỉ niệm vui sướng hoặc đau buồn lần lượt nổi dậy trong tâm hồn và trong giây lát, nàng quên bẵng tại sao mình đến đây.
- Xin bà chờ cho một lát, Kapitonich nói và cởi áo khoác cho nàng. Ngay lúc đó, lão nhận ra nàng và lẳng lặng không nói gì, cúi rạp xuống chào.
- Xin mời bà lớn vào, - lão nói.
- Nàng muốn nói gì đó, nhưng nghẹn lời không thốt ra được tiếng nào; sau khi liếc nhìn ông già với một vẻ phạm lỗi và van lơn, nàng thoăn thoắt nhẹ nhàng bước lên thang gác. Kapitonich cúi gập người, đôi ủng cao su vấp vào bậc thang, chạy theo sau, gắng đuổi kịp nàng.
- Ông giáo có lẽ vẫn chưa mặc quần áo. Tôi xin đi báo trước.
Anna vẫn tiếp tục leo lên chiếc cầu thang thân thuộc, không hiểu ông già bảo gì mình.
- Xin mời bà đi về phía này, bên trái kia ạ. Xin bà tha lỗi cho nhà cửa bừa bộn. Cậu hiện nay ở phòng khách nhỏ cũ, - lão gác cổng thở hổn hển nói. - Thưa bà lớn, xin bà chờ cho một lát, để tôi đi ngó qua một cái, - lão vượt lên trước, mở chiếc cửa lớn và đi khuất.
Anna dừng bước và đứng chờ.
- Cậu vừa dậy xong, - lão gác cổng lại hiện ra ở cửa và nói.
Ngay khi lão gác cổng nói câu đó, Anna nghe thấy tiếng trẻ con ngáp. Nàng nhận ra tiếng con trai và hình dung rõ ràng như nó đứng ngay trước mặt.
- Để tôi vào, để tôi vào, nào!
Nàng nói và bước vào phòng. Bên phải cánh cửa, kê một chiếc giường và ngồi trên đó là một đứa trẻ mặc sơ mi không cài khuy, cái thân hình bé nhỏ cúi về đằng trước, vừa vươn vai ngáp xong. Đôi môi vừa mím lại thoáng mỉm cười ngái ngủ và nó lại uể oải, khoan khoái gieo mình xuống gối.
- Xerioja! - nàng khẽ gọi, bước lại gần êm như ru.
Suốt thời gian hai mẹ con xa nhau và những ngày gần đây, khi lòng yêu thương con trào lên dào dạt, nàng vẫn hình dung nó như hồi lên bốn, cái tuổi nàng yêu nó nhất. Giờ đây, nó không còn như hồi nàng bỏ đi; nó lớn thêm và gầy đi. Trời! Sao mặt nó gầy thế! Sao tóc nó ngắn thế! Sao hai cánh tay nó dài thế! Nhưng dù sao, vẫn là nó, hình dáng cái đầu, đôi môi, cái cổ mảnh dẻ và đôi vai rộng của nó.
- Xerioja! nàng nhắc lại bên tai đứa bé.
Nó chống khuỷu tay nhỏm dậy, quay cái đầu rối bù sang trái như tìm ai và mở mắt. Trong một vài giây, nó nhìn mẹ đứng trước mặt, vẻ dò hỏi, rồi mỉm cười ngây ngất, và lại khép đôi mi mắt dính vào nhau, gieo mình vào cánh tay mẹ.
- Xerioja! Con trai bé bỏng yêu quý của mẹ! - nàng hổn hển nói, ôm tấm thân bé nhỏ mũm mĩm.
- Mẹ ơi! - nó vừa gọi, vừa cựa quậy trong tay mẹ để mọi bộ phận thân thể đều cảm thấy sức ghì vòng tay đó.
Vẫn mỉm cười và ngái ngủ, mắt nhắm nghiền, nó buông thành giường và vòng hai cánh tay tròn trĩnh ôm lấy vai mẹ, nép vào người mẹ, phả ra cái mùi thơm âm ấm, dìu dịu của trẻ con đang ngủ bao bọc lấy nàng rồi dụi mặt vào vai và cổ nàng.
- Con biết ngay mà, - nó nói và mở mắt ra. - Hôm nay là sinh nhật con. Con biết thể nào mẹ cũng đến. Con dậy ngay bây giờ đây.
Và vừa nói xong, nó lại ngủ luôn. Anna đắm đuối nhìn con; nàng thấy nó đã lớn và thay đổi rất nhiều trong thời gian nàng vắng mặt. Nàng nửa nhận ra nửa bỡ ngỡ với đôi cẳng chân để trần giờ đây dài ngoẵng; đôi má gầy gò, mái tóc cắt ngắn xoắn lại ở gáy, chỗ nàng hay hôn trước đây. Nàng sờ nắn tất cả thân hình con và không nói nên lời: nàng nghẹn ngào nước mắt.
- Tại sao mẹ lại khóc, mẹ? - nó tỉnh hẳn và nói. - Mẹ ơi, sao mẹ lại khóc? - nó hỏi, giọng ảo não.
- Mẹ không khóc nữa đâu… mẹ khóc vì vui sướng đấy thôi. Bao nhiêu lâu mẹ không được trông thấy con! Mẹ không khóc nữa, không khóc nữa, - nàng nói, nuốt nước mắt và quay mặt đi.
- Bây giờ, đến lúc con mặc quần áo rồi đấy, - nàng nói thêm khi trấn tĩnh lại sau một phút im lặng, và vẫn nắm tay nó, nàng ngồi xuống chiếc ghế tựa xếp sẵn quần áo, kê cạnh giường.
- Vắng mẹ, con mặc lấy quần áo như thế nào hả? Làm thế nào… - Nàng muốn chuyện trò vui vẻ, bình thường, nhưng không được và một lần nữa, lại quay mặt đi.
- Bây giờ, con không tắm nước lạnh nữa đâu, ba cấm con không được tắm thế. Mẹ chưa gặp Vaxili Lukich à? Thầy ấy sắp đến đấy. Mẹ ngồi lên quần áo của con rồi!
Và Xerioja cười khanh khách. Nàng nhìn nó mỉm cười.
- Mẹ ơi, mẹ yêu quý ơi! - nó kêu lên và lại lăn vào trong tay mẹ.
Dường như mãi đến lúc này, nhìn thấy mẹ cười, nó mới hiểu rõ sự việc xảy ra.
- Mẹ cất cái này đi, nó nói và bỏ mũ nàng ra. Và như đã hoàn toàn nhận ra mẹ với cái đầu để trần, nó lại hôn nàng.
- Con đã nghĩ như thế nào về mẹ hả? Con không tin là mẹ chết chứ?
- Không đời nào.
- Có thật không, con yêu quý của mẹ?
- Con biết lắm chứ, con biết lắm chứ! - nó nói, nhắc lại câu nói ưa thích. Và cầm bàn tay đang vuốt ve tóc mình, nó úp lòng bàn tay vào miệng và hôn khắp lên đó.
Quyển
5
Chương 29
Chương 29
Trong khi đó, Vaxili Lukich thoạt đầu không hiểu vị phu nhân
đó là ai, nhưng rồi qua lời trò chuyện của gia nhân, mới biết đó chính là người
mẹ trẻ đã bỏ chồng, ông vào làm ở đây sau khi nàng đi nên không biết, ông bối rối
không biết nên vào phòng hay nên đi báo cho Alecxei Alecxandrovich.
Sau khi suy nghĩ, ông quyết định cứ triệt để thi hành đúng bổn phận là đến giờ quy định thì vào đánh thức Xergei dậy, không cần biết người ngồi trong phòng đứa bé là mẹ nó hay người nào khác, và ông mặc quần áo bước đến mở cửa phòng. Nhưng thấy hai mẹ con âu yếm vuốt ve nhau, nghe giọng họ và những lời nói với nhau, ông bèn thay đổi ý định. Ông lắc đầu và khép cửa lại. "Ta hãy chờ thêm mươi phút nữa", ông tự nhủ, vừa đằng hắng vừa lau mắt.
Cùng lúc đó, đám gia nhân xôn xao cả lên. Tất cả đều biết bà chủ đã đến, Kapitonich để bà vào nhà, và bà hiện đang ở trong buồng Xergei; ông chủ bao giờ cũng đến đó hồi chín giờ và tất cả đều hiểu phải tránh đừng để cho hai vợ chồng gặp nhau. Kornây, gã hầu phòng, chạy xuống buồng canh cửa và khi biết chính Kapitonich đã tiếp đón và đưa Anna vào nhà, hắn liền mắng ông lão tàn tệ. Lão gác cửa vẫn giữ vẻ lặng thinh ương bướng, nhưng khi Kornây bảo lão thật đáng tống cổ đi, Kapitônnich bèn chồm lên và vung hai tay trước mặt Kornây nói rằng:
- Thế còn mày, dễ mày không để bà ấy vào chắc? Sau mười năm hầu hạ người ta, lĩnh lương cao bổng hậu bỏ túi, bây giờ mày lại đi nói: "Xin bà ra cho tôi nhờ!". Mày là thằng mật thám chính trị xảo quyệt, thế đấy! Nhưng mày vẫn không quên ăn cắp của ông lớn và đánh thó cả áo khoác ngoài của ông ấy!
- Đồ tốt đen! - Kornây khinh bỉ nói và quay lại phía bà vú đang đi vào. Maria Efimovna, bà cứ thử nghĩ xem. Lão ta để bà ấy vào, chẳng bảo ai cả.
Alecxei Alecxandrovich sắp sửa bất chợt đi sang phòng chú bé.
- Chao ôi! Cơ sự đến là rắc rối! - bà vú nói. - Kornây Vaxilievich, anh hãy tìm cách nào giữ ông lớn lại, còn tôi, trong lúc đó, tôi sẽ chạy lại dẫn bà ra. Chao ôi! Cơ sự rắc rối quá!
Khi bà vú bước vào buồng, Xerioja đang kể cho mẹ nghe nó và Nađenca, hai đứa đã ngã khi trượt trên núi Nga 1 xuống và vấp lộn ba lần liền như thế nào. Anna nghe giọng con, nhìn khuôn mặt và những sắc thái thay đổi, sờ nắn bàn tay nó, mà không hiểu nó nói gì. Nàng phải đi, phải rời nó bây giờ. Nàng chỉ còn nghĩ đến điều đó. Nàng đã nghe thấy tiếng chân Vaxili Lukich vừa ho vừa lại gần cửa ra vào, rồi tiếng chân bà vú già, nhưng nàng vẫn ngồi lì ra đó, như đã hóa thành tượng đá, không đủ sức nói năng hoặc đứng dậy nữa.
- Bà lớn thân yêu! - bà vú nói, bước đến gần Anna và hôn vai, hôn tay nàng. - Đây là niềm vui Chúa gửi đến cho cậu bé nhà ta. Bà vẫn thế, không thay đổi chút nào.
- Ồ! Vú già thân yêu, tôi không biết vú vẫn ở đây, - Anna nói, sau một lát trấn tĩnh lại. - Tôi hiện không ở đây nữa, tôi ở với con gái tôi, nhưng tôi đến để chúc mừng cậu Xerioja. Anna Arcadievna, bà lớn hiền hậu của tôi!
Bà lão đột nhiên oà lên khóc và hôn tay Anna. Xerioja tươi cười, cặp mắt long lanh, một tay nắm lấy mẹ, tay kia nắm lấy vú già, đôi chân trần nhỏ bé giậm giậm lên thảm. Thái độ trìu mến của vú già với mẹ làm chú vui thích.
- Mẹ ơi! Vú già vẫn đến thăm con luôn và khi vú tới… - chú nói, nhưng dừng lại khi thấy bà vú ghé vào tai mẹ nói thầm và thấy mặt mẹ tỏ ra sợ hãi cùng một vẻ gần như xấu hổ không hợp với mẹ chút nào.
Nàng bước lại gần con.
- Con yêu quý của mẹ! - nàng nói. Nàng không thể nói từ biệt được, nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, nó hiểu thế.
- Con thân yêu của mẹ, Kutich bé bỏng thân yêu của mẹ! nàng nói, gọi nó bằng cái tên hồi nhỏ, - con sẽ không quên mẹ chứ? Con… - nàng không nói nổi hết câu.
Về sau, nàng nghĩ ra biết bao lời đáng lẽ có thể nói với nó! Nhưng lúc này, nàng không thể thốt ra được tiếng nào. Nhưng Xerioja hiểu tất cả những điều mẹ muốn nói. Nó hiểu mẹ đau khổ và mẹ yêu nó. Nó hiểu tất cả những điều vú già đã nói thầm. Nó nghe thấy: "Bao giờ cũng vào hồi chín giờ", nó đoán là nói ba nó, và ba mẹ nó không nên giáp mặt nhau. Có một điều nó không hiểu nổi. Đó là vẻ sợ hãi và xấu hổ nó thấy hiện trên nét mặt mẹ, mẹ không có tội, tuy nhiên mẹ vẫn sợ ba, mẹ xấu hổ. Nó muốn hỏi mẹ một câu có thể xua tan mọi nghi ngờ, nhưng không dám. Nó thấy mẹ đang đau khổ và nó thương mẹ. Nó im lặng ghì chặt lấy mẹ rồi khẽ nói:
- Mẹ đừng đi vội! Ba chưa đến ngay đâu.
Mẹ kéo nó nhích ra xem nó có nghĩ đúng như nó nói không, và thấy vẻ mặt nó hoảng sợ, nàng biết không những nó nhắc đến bố mà hình như còn muốn hỏi nàng xem nó nên nghĩ thế nào về bố.
- Xerioja, con của mẹ, con hãy yêu ba, ba tốt hơn mẹ và mẹ có tội với ba. Lớn lên, con sẽ nhận xét lấy.
- Không ai tốt hơn mẹ được, - đứa trẻ tuyệt vọng kêu lên qua hàng nước mắt và nó nắm lấy vai mẹ, ráng hết sức ghì chặt vào người đến nỗi đôi cánh tay run lên.
- Con bé bỏng xinh đẹp của mẹ! - Anna nói và oà lên khóc như nó, như một đứa con nít.
Trong lúc đó, cánh cửa mở ra, Vaxili Lukich bước vào. Có tiếng chân ở gần cánh cửa đằng kia. Bà vú nuôi thì thầm, vẻ sợ hãi: "Ông đến đấy", và đưa mũ cho Anna.
Xerioja nằm lăn ra giường khóc nức nở, hai tay ôm lấy mặt. Anna gỡ tay nó ra để hôn lần nữa lên đôi má đẫm nước mắt và thoăn thoắt bước ra cửa. Alecxei đang đi tới. Thoáng thấy nàng ông dừng lại và cúi đầu chào.
Mặc dầu vừa nói là ông tốt hơn nàng, nhưng khi đảo mắt nhìn khắp người ông ta, đến tận những nét nhỏ nhất, lòng nàng bỗng tràn đầy một cảm giác ghê tởm, căm thù và ghen tức vì con trai. Nàng vội kéo mạng che mặt xuống và rảo bước gần như chạy ra khỏi phòng.
Trong lúc hấp tấp, nàng đã để quên trong xe những đồ chơi mà hôm qua nàng chọn với biết bao thương yêu, sầu tủi! Nàng đành mang về khách sạn.
Chú thích:
1. Một trò chơi phổ biến thường thấy ở các công viên Nga
Sau khi suy nghĩ, ông quyết định cứ triệt để thi hành đúng bổn phận là đến giờ quy định thì vào đánh thức Xergei dậy, không cần biết người ngồi trong phòng đứa bé là mẹ nó hay người nào khác, và ông mặc quần áo bước đến mở cửa phòng. Nhưng thấy hai mẹ con âu yếm vuốt ve nhau, nghe giọng họ và những lời nói với nhau, ông bèn thay đổi ý định. Ông lắc đầu và khép cửa lại. "Ta hãy chờ thêm mươi phút nữa", ông tự nhủ, vừa đằng hắng vừa lau mắt.
Cùng lúc đó, đám gia nhân xôn xao cả lên. Tất cả đều biết bà chủ đã đến, Kapitonich để bà vào nhà, và bà hiện đang ở trong buồng Xergei; ông chủ bao giờ cũng đến đó hồi chín giờ và tất cả đều hiểu phải tránh đừng để cho hai vợ chồng gặp nhau. Kornây, gã hầu phòng, chạy xuống buồng canh cửa và khi biết chính Kapitonich đã tiếp đón và đưa Anna vào nhà, hắn liền mắng ông lão tàn tệ. Lão gác cửa vẫn giữ vẻ lặng thinh ương bướng, nhưng khi Kornây bảo lão thật đáng tống cổ đi, Kapitônnich bèn chồm lên và vung hai tay trước mặt Kornây nói rằng:
- Thế còn mày, dễ mày không để bà ấy vào chắc? Sau mười năm hầu hạ người ta, lĩnh lương cao bổng hậu bỏ túi, bây giờ mày lại đi nói: "Xin bà ra cho tôi nhờ!". Mày là thằng mật thám chính trị xảo quyệt, thế đấy! Nhưng mày vẫn không quên ăn cắp của ông lớn và đánh thó cả áo khoác ngoài của ông ấy!
- Đồ tốt đen! - Kornây khinh bỉ nói và quay lại phía bà vú đang đi vào. Maria Efimovna, bà cứ thử nghĩ xem. Lão ta để bà ấy vào, chẳng bảo ai cả.
Alecxei Alecxandrovich sắp sửa bất chợt đi sang phòng chú bé.
- Chao ôi! Cơ sự đến là rắc rối! - bà vú nói. - Kornây Vaxilievich, anh hãy tìm cách nào giữ ông lớn lại, còn tôi, trong lúc đó, tôi sẽ chạy lại dẫn bà ra. Chao ôi! Cơ sự rắc rối quá!
Khi bà vú bước vào buồng, Xerioja đang kể cho mẹ nghe nó và Nađenca, hai đứa đã ngã khi trượt trên núi Nga 1 xuống và vấp lộn ba lần liền như thế nào. Anna nghe giọng con, nhìn khuôn mặt và những sắc thái thay đổi, sờ nắn bàn tay nó, mà không hiểu nó nói gì. Nàng phải đi, phải rời nó bây giờ. Nàng chỉ còn nghĩ đến điều đó. Nàng đã nghe thấy tiếng chân Vaxili Lukich vừa ho vừa lại gần cửa ra vào, rồi tiếng chân bà vú già, nhưng nàng vẫn ngồi lì ra đó, như đã hóa thành tượng đá, không đủ sức nói năng hoặc đứng dậy nữa.
- Bà lớn thân yêu! - bà vú nói, bước đến gần Anna và hôn vai, hôn tay nàng. - Đây là niềm vui Chúa gửi đến cho cậu bé nhà ta. Bà vẫn thế, không thay đổi chút nào.
- Ồ! Vú già thân yêu, tôi không biết vú vẫn ở đây, - Anna nói, sau một lát trấn tĩnh lại. - Tôi hiện không ở đây nữa, tôi ở với con gái tôi, nhưng tôi đến để chúc mừng cậu Xerioja. Anna Arcadievna, bà lớn hiền hậu của tôi!
Bà lão đột nhiên oà lên khóc và hôn tay Anna. Xerioja tươi cười, cặp mắt long lanh, một tay nắm lấy mẹ, tay kia nắm lấy vú già, đôi chân trần nhỏ bé giậm giậm lên thảm. Thái độ trìu mến của vú già với mẹ làm chú vui thích.
- Mẹ ơi! Vú già vẫn đến thăm con luôn và khi vú tới… - chú nói, nhưng dừng lại khi thấy bà vú ghé vào tai mẹ nói thầm và thấy mặt mẹ tỏ ra sợ hãi cùng một vẻ gần như xấu hổ không hợp với mẹ chút nào.
Nàng bước lại gần con.
- Con yêu quý của mẹ! - nàng nói. Nàng không thể nói từ biệt được, nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, nó hiểu thế.
- Con thân yêu của mẹ, Kutich bé bỏng thân yêu của mẹ! nàng nói, gọi nó bằng cái tên hồi nhỏ, - con sẽ không quên mẹ chứ? Con… - nàng không nói nổi hết câu.
Về sau, nàng nghĩ ra biết bao lời đáng lẽ có thể nói với nó! Nhưng lúc này, nàng không thể thốt ra được tiếng nào. Nhưng Xerioja hiểu tất cả những điều mẹ muốn nói. Nó hiểu mẹ đau khổ và mẹ yêu nó. Nó hiểu tất cả những điều vú già đã nói thầm. Nó nghe thấy: "Bao giờ cũng vào hồi chín giờ", nó đoán là nói ba nó, và ba mẹ nó không nên giáp mặt nhau. Có một điều nó không hiểu nổi. Đó là vẻ sợ hãi và xấu hổ nó thấy hiện trên nét mặt mẹ, mẹ không có tội, tuy nhiên mẹ vẫn sợ ba, mẹ xấu hổ. Nó muốn hỏi mẹ một câu có thể xua tan mọi nghi ngờ, nhưng không dám. Nó thấy mẹ đang đau khổ và nó thương mẹ. Nó im lặng ghì chặt lấy mẹ rồi khẽ nói:
- Mẹ đừng đi vội! Ba chưa đến ngay đâu.
Mẹ kéo nó nhích ra xem nó có nghĩ đúng như nó nói không, và thấy vẻ mặt nó hoảng sợ, nàng biết không những nó nhắc đến bố mà hình như còn muốn hỏi nàng xem nó nên nghĩ thế nào về bố.
- Xerioja, con của mẹ, con hãy yêu ba, ba tốt hơn mẹ và mẹ có tội với ba. Lớn lên, con sẽ nhận xét lấy.
- Không ai tốt hơn mẹ được, - đứa trẻ tuyệt vọng kêu lên qua hàng nước mắt và nó nắm lấy vai mẹ, ráng hết sức ghì chặt vào người đến nỗi đôi cánh tay run lên.
- Con bé bỏng xinh đẹp của mẹ! - Anna nói và oà lên khóc như nó, như một đứa con nít.
Trong lúc đó, cánh cửa mở ra, Vaxili Lukich bước vào. Có tiếng chân ở gần cánh cửa đằng kia. Bà vú nuôi thì thầm, vẻ sợ hãi: "Ông đến đấy", và đưa mũ cho Anna.
Xerioja nằm lăn ra giường khóc nức nở, hai tay ôm lấy mặt. Anna gỡ tay nó ra để hôn lần nữa lên đôi má đẫm nước mắt và thoăn thoắt bước ra cửa. Alecxei đang đi tới. Thoáng thấy nàng ông dừng lại và cúi đầu chào.
Mặc dầu vừa nói là ông tốt hơn nàng, nhưng khi đảo mắt nhìn khắp người ông ta, đến tận những nét nhỏ nhất, lòng nàng bỗng tràn đầy một cảm giác ghê tởm, căm thù và ghen tức vì con trai. Nàng vội kéo mạng che mặt xuống và rảo bước gần như chạy ra khỏi phòng.
Trong lúc hấp tấp, nàng đã để quên trong xe những đồ chơi mà hôm qua nàng chọn với biết bao thương yêu, sầu tủi! Nàng đành mang về khách sạn.
Chú thích:
1. Một trò chơi phổ biến thường thấy ở các công viên Nga
Quyển
5
Chương 30
Chương 30
Mặc dù khao khát sôi nổi và từ lâu chờ đón cuộc gặp gỡ đó.
Anna vẫn không ngờ nó lại gây cho nàng những xúc động mãnh liệt như vậy. Về tới
căn buồng cô độc của mình, trong một lát, nàng vẫn chưa hiểu nổi tại sao mình ở
đây? "Phải, thế là hết và ta lại chỉ còn một mình ở đây", nàng thầm
nhủ, và không bỏ mũ, ngồi xuống ghế bành gần lò sưởi. Đôi mắt đăm đăm nhìn chiếc
đồng hồ bằng đồng đặt trên chiếc bàn kê giữa hai cửa sổ, nàng suy nghĩ.
Cô hầu phòng người Pháp đưa từ nước ngoài về bước vào và hỏi nàng có thay quần áo không. Anna ngỡ ngàng nhìn cô ta và nói:
- Lát nữa.
Một gã bồi khách sạn đến mời nàng đi ăn sáng, nàng nhắc lại.
- Lát nữa.
Chị vú nuôi người Ý bế đứa con gái nhỏ vừa mặc quần áo xong vào cho nàng. Cũng như mọi khi, trông thấy mẹ, đứa bé hé cái miệng chưa mọc răng mỉm cười, úp sấp hai bàn tay xinh xắn và bắt đầu vẫy vẫy như con cá quẫy vây, vỗ vào những nếp hồ cứng trên chiếc váy thêu. Không thể không mỉm cười, không thể không hôn con gái, không thể không chìa ngón tay cho nó níu lấy, vừa la hét vừa nhảy cỡn lên, không thể không chìa môi để cái miệng nó đớp lấy như hôn vậy. Anna làm mọi cái đó: nàng bế con trong tay cho nó nhún nhảy, hôn đôi má tươi mát và cánh tay trần nhỏ bé; nhưng vừa nhìn thấy đứa con này, nàng càng thấy rõ tình cảm đối với nó không thể so với lòng nàng yêu thương Xerioja. Con bé xinh đẹp mọi vẻ, nhưng tất cả cái đó không hề làm lòng nàng rung động. Nàng đã trút tất cả sức mạnh của mối tình chưa thoả vào đứa con đầu lòng, dù không yêu bố nó; còn đứa con gái đã sinh ra trong hoàn cảnh đau buồn nhất, lại không được hưởng tới một phần trăm sự nâng niu săn sóc dành cho đứa đầu lòng. Vả lại con bé mới chỉ là niềm hi vọng, trong khi Xerioja đã gần thành người lớn rồi; ở nó, tư tưởng và tình cảm đã có xung đột, nó hiểu nàng, yêu nàng, nhận xét nàng, nàng thầm nghĩ khi nhớ tới lời nói và cái nhìn của nó. Thế mà phải vĩnh viễn xa nó, không những về thể xác mà cả về tinh thần, và không có cách nào cứu vãn cả!
Nàng trao trả con gái cho vú nuôi, bảo chị ta đi ra và mở chiếc huy hiệu hình trái tim, trong có chân dung Xerioja hồi bằng đứa con gái hiện nay. Nàng đứng dậy và bỏ mũ, cầm quyển an bum đặt trên bàn tròn, trong đó có dán ảnh con trai ở các thời kì khác nhau. Nàng muốn so sánh những ảnh đó, và lấy tất cả ảnh ra khỏi an bum. Chỉ còn lại một cái, đó là cái đẹp nhất: nó đang cưỡi lên ghế tựa, mặc áo choàng, lông mày nhíu lại và miệng tươi cười. Đây là vẻ mặt có cá tính nhất của nó. Bằng đôi bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại với những ngón lóng ngóng, đặc biệt co quắp lại lúc này, nàng định nạy những góc bức chân dung ra; nhưng ảnh bị rách và không bóc ra được. Không sẵn dao rọc giấy trong tay, nàng bèn cầm bức ảnh bên cạnh, (đó là bức chân dung Vronxki đội mũ vành mềm, tóc để dài chụp ở Rôm) và dùng để gỡ ảnh con trai ra. "À! Đây!", nàng nói, nhìn ảnh Vronxki và đột nhiên nhớ tới người đã gây ra mọi đau khổ cho mình. Suốt buổi sáng nay, không lần nào nàng nhớ tới chàng. Nhưng nhìn thấy bộ mặt thân yêu, quý phái, anh tuấn, xiết bao quen thuộc, nàng bỗng cảm thấy dào dạt yêu thương chàng.
"Chàng đang ở đâu nhỉ? Tại sao chàng lại bỏ ta một mình với nỗi đau khổ thế này?", nàng bỗng thầm nghĩ với ý trách móc, quên bẵng là chính nàng đã giấu chàng mọi cái dính dáng đến con trai. Nàng sai người mời chàng lên ngay; rồi ngồi chờ chàng, lòng thổn thức, tưởng tượng tới những lời mình sẽ nói để thổ lộ mọi nỗi niềm cùng những lời âu yếm chàng dùng để an ủi nàng. Người hầu trở lại báo là chàng đang tiếp khách, và hỏi nàng có thể tiếp chàng cùng hoàng thân Yasvin vừa mới đến Petersburg không? "Chàng không tới một mình; từ bữa ăn chiều qua đến giờ chàng chưa gặp mình; và mình sẽ không thể nói hết với chàng, vì có cả Yasvin nữa". Đột nhiên nàng nảy ra một ý nghĩ kì lạ: "Nhỡ chàng không yêu mình nữa?".
Nghĩ lại những việc trong mấy ngày gần đây, nàng có cảm tưởng tất cả đều chứng thực cho cái giả định kì quái đó: hôm qua, chàng không ăn ở nhà, chàng đã khăng khăng đòi thuê hai buồng riêng ở Petersburg, và bây giờ chàng lên buồng nàng lại có người đi cùng như sợ phải đối diện tay đôi.
"Nhưng chàng phải nói cho mình hay chứ! Mình phải được biết điều đó. Nếu quả thực thế, mình sẽ biết phải làm nốt những gì, nàng thầm nhủ, không dám hình dung tới hoàn cảnh sẽ lâm vào khi biết chắc chàng đã nhạt tình. Đinh ninh là chàng không yêu mình nữa, nàng gần như tuyệt vọng và xao xuyến lạ lùng. Nàng giật chuông gọi cô hầu phòng và sang phòng thay quần áo. Nàng mặc hết sức chải chuốt, tưởng như Vronxki dù lạnh nhạt với nàng cũng sẽ trở lại say mê khi trông thấy chiếc áo dài và mái tóc đặc biệt hợp với nàng.
Nàng chưa chuẩn bị xong thì chuông đã réo. Khi bước vào phòng khách, thoạt tiên nàng bắt gặp cái nhìn của Yasvin chứ không phải của Vronxki. Vronxki đang xem những tấm ảnh con trai nàng để quên trên bàn và chưa vội ngước mắt nhìn nàng.
- Chúng ta đã quen biết nhau, - nàng nói và đặt bàn tay bé nhỏ vào bàn tay to lớn của Yasvin đang rất lúng túng (dáng điệu này trái ngược kì lạ với vóc người đồ sộ và khuôn mặt hơi thô của chàng). Năm ngoái chúng ta đã gặp nhau tại trường đua. Lại đây anh, - nàng nói và nhanh nhẹn giằng lấy những ảnh Vronxki đang xem, đôi mắt long lanh nhìn chàng đầy ý nghĩa. - Những cuộc đua năm nay có thành công không? Còn tôi, tôi đã được xem những cuộc đua ở Rom, ở Coocx. Nhưng hình như ông không ưa sống ở nước ngoài thì phải, - nàng nói với một nụ cười thân mật. - Tôi biết ông và biết cả mọi sở thích của ông, mặc dù chúng ta ít gặp nhau.
- Rất tiếc là phần lớn thị hiếu của tôi đều quê kệch, - Yasvin nói và nhấm nhấm hàng ria mép trái.
Trò chuyện một lúc, thấy Vronxki xem đồng hồ, Yasvin hỏi Anna có định ở lại Petersburg lâu không, và vươn cái thân hình đồ sộ đứng dậy, chàng cầm lấy mũ lưỡi trai.
- Tôi chắc cũng không ở lại đây lâu, nàng nói và nhìn Vronxki bằng con mắt ngơ ngác.
- Nếu thế chúng ta sẽ không gặp nhau nữa? - Yasvin quay lại hỏi Vronxki - Anh ăn ở đâu?
- Mời ông lại ăn với chúng tôi, - Anna nói, giọng quả quyết. Nàng hình như bực mình vì đã tỏ ra lúng túng, đồng thời lại đỏ mặt xấu hổ như mỗi lần để lộ hoàn cảnh mình trước người thứ ba. - Ăn ở đây không khá lắm đâu, nhưng ít nhất các ông cũng được gặp nhau. Trong tất cả các bạn ở trung đoàn, ông là người Alecxei mến nhất.
- Rất hân hạnh, - Yasvin nói với một nụ cười tỏ cho Vronxki biết chàng rất hài lòng về Anna. Yasvin cúi chào và đi ra, Vronxki nán lại sau.
- Anh cũng đi chứ? - nàng hỏi.
- Anh bị muộn giờ rồi đấy! - chàng trả lời.
- Cứ xuống đi, tôi sẽ ra ngay bây giờ! chàng nói to với Yasvin.
Nàng cầm tay chàng và vẫn ngước mắt đăm đăm nhìn chàng. Nàng đang tìm cách nói thế nào để giữ chàng lại.
- Khoan đã, em có việc này muốn nói với anh, - và nàng cầm bàn tay ngắn của Vronxki áp lên má mình.
- Em mời ông ta đến ăn như thế có được không?
- Em làm như thế là phải lắm! - chàng nói với một nụ cười bình thản, để lộ hàm răng đều đặn và hôn tay nàng.
- Alecxei, anh không thay đổi gì đối với em chứ? - nàng nói, dùng cả hai tay bóp chặt tay chàng. - Alecxei, ở đây em không chịu nổi nữa rồi. Bao giờ chúng mình đi?
- Sắp thôi, sắp thôi. Em không thể hình dung cuộc sống của chúng ta ở đây cũng làm anh khó chịu đến mức nào, - chàng nói và chìa tay cho nàng.
- Thôi được, anh đi đi! - nàng nói giọng giận dỗi và vội vã bỏ đi.
Cô hầu phòng người Pháp đưa từ nước ngoài về bước vào và hỏi nàng có thay quần áo không. Anna ngỡ ngàng nhìn cô ta và nói:
- Lát nữa.
Một gã bồi khách sạn đến mời nàng đi ăn sáng, nàng nhắc lại.
- Lát nữa.
Chị vú nuôi người Ý bế đứa con gái nhỏ vừa mặc quần áo xong vào cho nàng. Cũng như mọi khi, trông thấy mẹ, đứa bé hé cái miệng chưa mọc răng mỉm cười, úp sấp hai bàn tay xinh xắn và bắt đầu vẫy vẫy như con cá quẫy vây, vỗ vào những nếp hồ cứng trên chiếc váy thêu. Không thể không mỉm cười, không thể không hôn con gái, không thể không chìa ngón tay cho nó níu lấy, vừa la hét vừa nhảy cỡn lên, không thể không chìa môi để cái miệng nó đớp lấy như hôn vậy. Anna làm mọi cái đó: nàng bế con trong tay cho nó nhún nhảy, hôn đôi má tươi mát và cánh tay trần nhỏ bé; nhưng vừa nhìn thấy đứa con này, nàng càng thấy rõ tình cảm đối với nó không thể so với lòng nàng yêu thương Xerioja. Con bé xinh đẹp mọi vẻ, nhưng tất cả cái đó không hề làm lòng nàng rung động. Nàng đã trút tất cả sức mạnh của mối tình chưa thoả vào đứa con đầu lòng, dù không yêu bố nó; còn đứa con gái đã sinh ra trong hoàn cảnh đau buồn nhất, lại không được hưởng tới một phần trăm sự nâng niu săn sóc dành cho đứa đầu lòng. Vả lại con bé mới chỉ là niềm hi vọng, trong khi Xerioja đã gần thành người lớn rồi; ở nó, tư tưởng và tình cảm đã có xung đột, nó hiểu nàng, yêu nàng, nhận xét nàng, nàng thầm nghĩ khi nhớ tới lời nói và cái nhìn của nó. Thế mà phải vĩnh viễn xa nó, không những về thể xác mà cả về tinh thần, và không có cách nào cứu vãn cả!
Nàng trao trả con gái cho vú nuôi, bảo chị ta đi ra và mở chiếc huy hiệu hình trái tim, trong có chân dung Xerioja hồi bằng đứa con gái hiện nay. Nàng đứng dậy và bỏ mũ, cầm quyển an bum đặt trên bàn tròn, trong đó có dán ảnh con trai ở các thời kì khác nhau. Nàng muốn so sánh những ảnh đó, và lấy tất cả ảnh ra khỏi an bum. Chỉ còn lại một cái, đó là cái đẹp nhất: nó đang cưỡi lên ghế tựa, mặc áo choàng, lông mày nhíu lại và miệng tươi cười. Đây là vẻ mặt có cá tính nhất của nó. Bằng đôi bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại với những ngón lóng ngóng, đặc biệt co quắp lại lúc này, nàng định nạy những góc bức chân dung ra; nhưng ảnh bị rách và không bóc ra được. Không sẵn dao rọc giấy trong tay, nàng bèn cầm bức ảnh bên cạnh, (đó là bức chân dung Vronxki đội mũ vành mềm, tóc để dài chụp ở Rôm) và dùng để gỡ ảnh con trai ra. "À! Đây!", nàng nói, nhìn ảnh Vronxki và đột nhiên nhớ tới người đã gây ra mọi đau khổ cho mình. Suốt buổi sáng nay, không lần nào nàng nhớ tới chàng. Nhưng nhìn thấy bộ mặt thân yêu, quý phái, anh tuấn, xiết bao quen thuộc, nàng bỗng cảm thấy dào dạt yêu thương chàng.
"Chàng đang ở đâu nhỉ? Tại sao chàng lại bỏ ta một mình với nỗi đau khổ thế này?", nàng bỗng thầm nghĩ với ý trách móc, quên bẵng là chính nàng đã giấu chàng mọi cái dính dáng đến con trai. Nàng sai người mời chàng lên ngay; rồi ngồi chờ chàng, lòng thổn thức, tưởng tượng tới những lời mình sẽ nói để thổ lộ mọi nỗi niềm cùng những lời âu yếm chàng dùng để an ủi nàng. Người hầu trở lại báo là chàng đang tiếp khách, và hỏi nàng có thể tiếp chàng cùng hoàng thân Yasvin vừa mới đến Petersburg không? "Chàng không tới một mình; từ bữa ăn chiều qua đến giờ chàng chưa gặp mình; và mình sẽ không thể nói hết với chàng, vì có cả Yasvin nữa". Đột nhiên nàng nảy ra một ý nghĩ kì lạ: "Nhỡ chàng không yêu mình nữa?".
Nghĩ lại những việc trong mấy ngày gần đây, nàng có cảm tưởng tất cả đều chứng thực cho cái giả định kì quái đó: hôm qua, chàng không ăn ở nhà, chàng đã khăng khăng đòi thuê hai buồng riêng ở Petersburg, và bây giờ chàng lên buồng nàng lại có người đi cùng như sợ phải đối diện tay đôi.
"Nhưng chàng phải nói cho mình hay chứ! Mình phải được biết điều đó. Nếu quả thực thế, mình sẽ biết phải làm nốt những gì, nàng thầm nhủ, không dám hình dung tới hoàn cảnh sẽ lâm vào khi biết chắc chàng đã nhạt tình. Đinh ninh là chàng không yêu mình nữa, nàng gần như tuyệt vọng và xao xuyến lạ lùng. Nàng giật chuông gọi cô hầu phòng và sang phòng thay quần áo. Nàng mặc hết sức chải chuốt, tưởng như Vronxki dù lạnh nhạt với nàng cũng sẽ trở lại say mê khi trông thấy chiếc áo dài và mái tóc đặc biệt hợp với nàng.
Nàng chưa chuẩn bị xong thì chuông đã réo. Khi bước vào phòng khách, thoạt tiên nàng bắt gặp cái nhìn của Yasvin chứ không phải của Vronxki. Vronxki đang xem những tấm ảnh con trai nàng để quên trên bàn và chưa vội ngước mắt nhìn nàng.
- Chúng ta đã quen biết nhau, - nàng nói và đặt bàn tay bé nhỏ vào bàn tay to lớn của Yasvin đang rất lúng túng (dáng điệu này trái ngược kì lạ với vóc người đồ sộ và khuôn mặt hơi thô của chàng). Năm ngoái chúng ta đã gặp nhau tại trường đua. Lại đây anh, - nàng nói và nhanh nhẹn giằng lấy những ảnh Vronxki đang xem, đôi mắt long lanh nhìn chàng đầy ý nghĩa. - Những cuộc đua năm nay có thành công không? Còn tôi, tôi đã được xem những cuộc đua ở Rom, ở Coocx. Nhưng hình như ông không ưa sống ở nước ngoài thì phải, - nàng nói với một nụ cười thân mật. - Tôi biết ông và biết cả mọi sở thích của ông, mặc dù chúng ta ít gặp nhau.
- Rất tiếc là phần lớn thị hiếu của tôi đều quê kệch, - Yasvin nói và nhấm nhấm hàng ria mép trái.
Trò chuyện một lúc, thấy Vronxki xem đồng hồ, Yasvin hỏi Anna có định ở lại Petersburg lâu không, và vươn cái thân hình đồ sộ đứng dậy, chàng cầm lấy mũ lưỡi trai.
- Tôi chắc cũng không ở lại đây lâu, nàng nói và nhìn Vronxki bằng con mắt ngơ ngác.
- Nếu thế chúng ta sẽ không gặp nhau nữa? - Yasvin quay lại hỏi Vronxki - Anh ăn ở đâu?
- Mời ông lại ăn với chúng tôi, - Anna nói, giọng quả quyết. Nàng hình như bực mình vì đã tỏ ra lúng túng, đồng thời lại đỏ mặt xấu hổ như mỗi lần để lộ hoàn cảnh mình trước người thứ ba. - Ăn ở đây không khá lắm đâu, nhưng ít nhất các ông cũng được gặp nhau. Trong tất cả các bạn ở trung đoàn, ông là người Alecxei mến nhất.
- Rất hân hạnh, - Yasvin nói với một nụ cười tỏ cho Vronxki biết chàng rất hài lòng về Anna. Yasvin cúi chào và đi ra, Vronxki nán lại sau.
- Anh cũng đi chứ? - nàng hỏi.
- Anh bị muộn giờ rồi đấy! - chàng trả lời.
- Cứ xuống đi, tôi sẽ ra ngay bây giờ! chàng nói to với Yasvin.
Nàng cầm tay chàng và vẫn ngước mắt đăm đăm nhìn chàng. Nàng đang tìm cách nói thế nào để giữ chàng lại.
- Khoan đã, em có việc này muốn nói với anh, - và nàng cầm bàn tay ngắn của Vronxki áp lên má mình.
- Em mời ông ta đến ăn như thế có được không?
- Em làm như thế là phải lắm! - chàng nói với một nụ cười bình thản, để lộ hàm răng đều đặn và hôn tay nàng.
- Alecxei, anh không thay đổi gì đối với em chứ? - nàng nói, dùng cả hai tay bóp chặt tay chàng. - Alecxei, ở đây em không chịu nổi nữa rồi. Bao giờ chúng mình đi?
- Sắp thôi, sắp thôi. Em không thể hình dung cuộc sống của chúng ta ở đây cũng làm anh khó chịu đến mức nào, - chàng nói và chìa tay cho nàng.
- Thôi được, anh đi đi! - nàng nói giọng giận dỗi và vội vã bỏ đi.
Quyển
5
Chương 31
Chương 31
Khi Vronxki trở về, vẫn chưa thấy Anna ở nhà. Nghe nói có một
phu nhân đến gặp nàng sau khi chàng đi được một lát, và cả hai cùng ra phố.
Cách vắng mặt mà không nhắn lại là đi đâu (chưa bao giờ nàng làm như vậy), vẻ mặt
xao xuyến, kỳ lạ của nàng sáng nay, giọng nói hằn học khi nàng gần như giật khỏi
tay chàng những tấm hình con trai ngay trước mặt Yasvin, tất cả cái đó cộng lại
khiến chàng phải suy nghĩ. Chàng định tâm yêu cầu nàng giải thích việc đó. Và
chàng đợi ở buồng nàng. Nhưng Anna không trở về một mình, nàng dẫn về một bà
cô, một bà già không chồng, quận chúa Oblonxcaia. Đó là cái bà đến đây hồi sáng
và đã cùng Anna đi sắm sửa đồ dùng. Anna vờ như không thấy vẻ mặt lo lắng và dò
hỏi của Vronxki mà vui vẻ liệt kê cho chàng nghe những thứ mua được. Chàng thấy
nàng đã thay đổi: một vẻ chăm chú tập trung hiện trong đôi mắt long lanh khi dừng
lại nhìn chàng giây lát, và lời nói cùng cử chỉ đều bộc lộ cái vẻ hoạt bát sôi
nổi và cái duyên dáng mà xưa kia trong thời gian đầu gắn bó, đã làm chàng say
mê, nhưng bây giờ lai làm chàng lo lắng và sợ hãi.
Bữa ăn được bày cho bốn người. Mọi người sắp sang phòng ăn nhỏ thì Tuskievich đến, do Betxy nhờ lại báo cho Anna một việc. Bà ta xin lỗi không đến từ biệt nàng được vì bị mệt. Nhưng bà mời Anna đến chơi nhà từ sáu rưỡi đến chín giờ.
Vronxki liếc nhìn Anna ý muốn bảo cho nàng hiểu giờ đó được lựa chọn để nàng không phải gặp ai cả, nhưng Anna lờ đi làm như không thấy.
- Tôi rất tiếc lại mắc bận vào đúng từ sáu rưỡi đến chín giờ, - nàng khẽ mỉm cười nói.
- Nếu vậy quận chúa sẽ rất lấy làm tiếc.
- Cả tôi cũng vậy.
- Chắc bà đi nghe cô đào Patti hát? - Tuskievich hỏi.
- Đào Patti à?… Ông gợi cho tôi một ý hay đấy. Nếu kiếm được một khoang ghế "lô" thì tôi sẽ đi.
- Tôi có thể kiếm được cho bà, - Tuskievich nói.
- Tôi xin cảm tạ, rất cảm tạ ông, - Anna nói. - Nhưng mời ông ở lại ăn với chúng tôi nhé?
Vronxki khẽ nhún vai. Chàng quả tình không hiểu những việc Anna làm. Tại sao nàng lại dẫn cái bà quận chúa già này về, tại sao nàng lại giữ Tuskievich ở lại ăn, và nhất là tại sao nàng lại nhờ ông ta đi lấy vé xem hát? Với hoàn cảnh hiện tại làm sao nàng có thể đến Ca kịch viện vào một ngày toàn khán giả thuê bao 1 từ trước, một ngày mà những người nàng quen đều có mặt? Chàng nghiêm nghị nhìn nàng, nhưng nàng đáp lại bằng một cái nhìn khiêu khích, nửa giễu cợt nửa tuyệt vọng mà chàng không hiểu nổi.
Trong bữa ăn, Anna vui vẻ quá đáng. Nàng như làm đỏm với Tuskievich và Yasvin. Ăn xong, Tuskievich liền đi lấy vé và Yasvin xuống nhà hút thuốc với Vronxki. Được một lát, Vronxki lại lên gác. Anna đã mặc chiếc áo lụa dài màu tươi viền nhung, hở cổ rất rộng, may ở Pari; hàng ren trắng quý giá ôm lấy khuôn mặt và đặc biệt làm tôn vẻ đẹp lộng lẫy.
- Em đi xem hát thực đấy à? - chàng nói và cố không nhìn nàng.
- Tại sao anh lại hỏi tôi với cái vẻ khiếp hãi như vậy? - nàng nói, giận dỗi thấy chàng tránh nhìn mình.
- Tại sao tôi lại không đi xem được kia chứ? Nàng làm như không hiểu ý chàng muốn nói.
- Tất nhiên là chẳng tại sao cả! - chàng cau mày nói.
- Thì chính tôi cũng muốn nói vậy, - nàng nói, vờ như không thấy giọng nhạo báng trong câu chàng trả lời và ung dung xỏ chiếc găng tay dài xức nước hoa.
- Anna, lạy Chúa tôi, em làm sao thế? - chàng nói, muốn thức tỉnh nàng, y như xưa kia chồng nàng đã từng làm thế.
- Tôi không hiểu anh muốn nói gì.
- Em cũng biết em không thể đến đó được.
- Tại sao? Tôi không đi một mình. Quận chúa cùng đi với tôi. Chàng nhún vai thất vọng:
- Thế em không hiểu là… - chàng nói.
- Mà tôi không muốn hiểu gì cả! - nàng nói gần như thét lên. Tôi không muốn. Thử hỏi tôi có hối hận vì những việc tôi làm không? Không, không và không! Nếu cần làm lại thì tôi sẽ làm lại như cũ. Đối với chúng ta, đối với tôi và đối với anh, chỉ có một chuyện duy nhất quan trọng thôi: là chúng ta yêu nhau. Những cái khác đều không đáng đếm xỉa tới. Tại sao ở đây chúng ta lại sống cách biệt nhau, không gặp mặt nhau? Tại sao tôi không thể đến đó được! Em yêu anh và em bất chấp tất cả, miễn là anh không thay lòng đổi dạ, - nàng nói bằng tiếng Nga và nhìn chàng với một ánh mắt kì dị mà chàng không hiểu nổi. Tại sao anh lại không nhìn em?
Chàng ngước mắt nhìn nàng. Chàng thấy tất cả vẻ đẹp của khuôn mặt và bộ đồ trang sức vẫn rất thích hợp với nàng, nhưng giờ đây chính vẻ đẹp và thanh lịch đó lại khiến chàng tức giận.
- Tôi không hề thay đổi lòng dạ, em cũng biết đấy, nhưng tôi xin em, tôi van em đừng đi, - chàng nói tiếp bằng tiếng Pháp, giọng tuy dịu dàng nhưng cái nhìn vẫn lạnh lùng. Nàng không nghe thấy chàng nói gì, chỉ nhìn thấy vẻ lạnh lùng trong khoé mắt, và nàng trả lời, giọng tức tối:
- Còn tôi, tôi xin anh cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao tôi không nên đi?
- Vì cái đó có thể gây cho em những… chàng ngập ngừng nói.
- Tôi không hiểu. Yasvin không thể làm ai mang tiếng 2 và quận chúa Vacvara thì cũng không thua kém ai cả. Bà ấy kia rồi.
Chú thích:
1. Hồi đó các gia đình quý phái thường đặt thuê bao từng khoang buồng riêng ở các nhà hát cho suốt mùa kịch.
2. N' est pas compromettant (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Bữa ăn được bày cho bốn người. Mọi người sắp sang phòng ăn nhỏ thì Tuskievich đến, do Betxy nhờ lại báo cho Anna một việc. Bà ta xin lỗi không đến từ biệt nàng được vì bị mệt. Nhưng bà mời Anna đến chơi nhà từ sáu rưỡi đến chín giờ.
Vronxki liếc nhìn Anna ý muốn bảo cho nàng hiểu giờ đó được lựa chọn để nàng không phải gặp ai cả, nhưng Anna lờ đi làm như không thấy.
- Tôi rất tiếc lại mắc bận vào đúng từ sáu rưỡi đến chín giờ, - nàng khẽ mỉm cười nói.
- Nếu vậy quận chúa sẽ rất lấy làm tiếc.
- Cả tôi cũng vậy.
- Chắc bà đi nghe cô đào Patti hát? - Tuskievich hỏi.
- Đào Patti à?… Ông gợi cho tôi một ý hay đấy. Nếu kiếm được một khoang ghế "lô" thì tôi sẽ đi.
- Tôi có thể kiếm được cho bà, - Tuskievich nói.
- Tôi xin cảm tạ, rất cảm tạ ông, - Anna nói. - Nhưng mời ông ở lại ăn với chúng tôi nhé?
Vronxki khẽ nhún vai. Chàng quả tình không hiểu những việc Anna làm. Tại sao nàng lại dẫn cái bà quận chúa già này về, tại sao nàng lại giữ Tuskievich ở lại ăn, và nhất là tại sao nàng lại nhờ ông ta đi lấy vé xem hát? Với hoàn cảnh hiện tại làm sao nàng có thể đến Ca kịch viện vào một ngày toàn khán giả thuê bao 1 từ trước, một ngày mà những người nàng quen đều có mặt? Chàng nghiêm nghị nhìn nàng, nhưng nàng đáp lại bằng một cái nhìn khiêu khích, nửa giễu cợt nửa tuyệt vọng mà chàng không hiểu nổi.
Trong bữa ăn, Anna vui vẻ quá đáng. Nàng như làm đỏm với Tuskievich và Yasvin. Ăn xong, Tuskievich liền đi lấy vé và Yasvin xuống nhà hút thuốc với Vronxki. Được một lát, Vronxki lại lên gác. Anna đã mặc chiếc áo lụa dài màu tươi viền nhung, hở cổ rất rộng, may ở Pari; hàng ren trắng quý giá ôm lấy khuôn mặt và đặc biệt làm tôn vẻ đẹp lộng lẫy.
- Em đi xem hát thực đấy à? - chàng nói và cố không nhìn nàng.
- Tại sao anh lại hỏi tôi với cái vẻ khiếp hãi như vậy? - nàng nói, giận dỗi thấy chàng tránh nhìn mình.
- Tại sao tôi lại không đi xem được kia chứ? Nàng làm như không hiểu ý chàng muốn nói.
- Tất nhiên là chẳng tại sao cả! - chàng cau mày nói.
- Thì chính tôi cũng muốn nói vậy, - nàng nói, vờ như không thấy giọng nhạo báng trong câu chàng trả lời và ung dung xỏ chiếc găng tay dài xức nước hoa.
- Anna, lạy Chúa tôi, em làm sao thế? - chàng nói, muốn thức tỉnh nàng, y như xưa kia chồng nàng đã từng làm thế.
- Tôi không hiểu anh muốn nói gì.
- Em cũng biết em không thể đến đó được.
- Tại sao? Tôi không đi một mình. Quận chúa cùng đi với tôi. Chàng nhún vai thất vọng:
- Thế em không hiểu là… - chàng nói.
- Mà tôi không muốn hiểu gì cả! - nàng nói gần như thét lên. Tôi không muốn. Thử hỏi tôi có hối hận vì những việc tôi làm không? Không, không và không! Nếu cần làm lại thì tôi sẽ làm lại như cũ. Đối với chúng ta, đối với tôi và đối với anh, chỉ có một chuyện duy nhất quan trọng thôi: là chúng ta yêu nhau. Những cái khác đều không đáng đếm xỉa tới. Tại sao ở đây chúng ta lại sống cách biệt nhau, không gặp mặt nhau? Tại sao tôi không thể đến đó được! Em yêu anh và em bất chấp tất cả, miễn là anh không thay lòng đổi dạ, - nàng nói bằng tiếng Nga và nhìn chàng với một ánh mắt kì dị mà chàng không hiểu nổi. Tại sao anh lại không nhìn em?
Chàng ngước mắt nhìn nàng. Chàng thấy tất cả vẻ đẹp của khuôn mặt và bộ đồ trang sức vẫn rất thích hợp với nàng, nhưng giờ đây chính vẻ đẹp và thanh lịch đó lại khiến chàng tức giận.
- Tôi không hề thay đổi lòng dạ, em cũng biết đấy, nhưng tôi xin em, tôi van em đừng đi, - chàng nói tiếp bằng tiếng Pháp, giọng tuy dịu dàng nhưng cái nhìn vẫn lạnh lùng. Nàng không nghe thấy chàng nói gì, chỉ nhìn thấy vẻ lạnh lùng trong khoé mắt, và nàng trả lời, giọng tức tối:
- Còn tôi, tôi xin anh cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao tôi không nên đi?
- Vì cái đó có thể gây cho em những… chàng ngập ngừng nói.
- Tôi không hiểu. Yasvin không thể làm ai mang tiếng 2 và quận chúa Vacvara thì cũng không thua kém ai cả. Bà ấy kia rồi.
Chú thích:
1. Hồi đó các gia đình quý phái thường đặt thuê bao từng khoang buồng riêng ở các nhà hát cho suốt mùa kịch.
2. N' est pas compromettant (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
5
Chương 32
Chương 32
Lần đầu tiên, Vronxki thấy một cảm giác oán giận gần như hằn
học đối với Anna, vì nàng cố ý không chịu hiểu hoàn cảnh mình. Cảm giác đó càng
tăng thêm vì chàng không thể giải thích nguyên nhân nỗi bực tức của mình cho
nàng hiểu. Nếu có thể nói thẳng tuột những điều suy nghĩ thì chàng sẽ nói thế
này: "Mặc bộ cánh ấy đến rạp hát cùng với một người tiếng tăm bất hảo như
quận chúa, không những em thừa nhận mình là người hư hỏng mà còn khiêu khích cả
xã hội thượng lưu, tức là vĩnh viễn tự tách mình khỏi xã hội đó".
Chàng không thể nói điều đó ra với nàng. "Nhưng tại sao nàng không hiểu nổi điều đó và có gì đang xảy ra trong lòng nàng vậy?…, chàng tự hỏi. Chàng cảm thấy mình đánh giá nàng thấp đi, đồng thời càng nhận ra nàng đẹp biết bao.
Chàng đăm chiêu lo lắng quay về phòng, ngồi xuống cạnh Yasvin đang uống rượu cô nhắc pha nước suối, hai chân duỗi thẳng lên ghế tựa và chàng cũng pha cho mình một cốc như vậy.
- Thế cậu bảo là con Dũng Mãnh của Lancovxki à? Con ngựa ấy tốt và mình khuyên cậu nên mua, - Yasvin nói, sau khi nhìn vẻ mặt u ám của bạn. Cái mông nó thon, nhưng chân và đầu thì… không thể ước ao có con nào tốt hơn nữa.
- Có lẽ mình sẽ mua con đó, - Vronxki trả lời.
Câu chuyện về ngựa làm chàng thích thú, nhưng chàng không phút nào lãng quên Anna. Bất giác, chàng lắng tai nghe ngóng tiếng chân ngoài hành lang và thỉnh thoảng lại nhìn lên đồng hồ treo trên lò sưởi.
- Anna Arcadievna cho đến thưa với ông là bà đã đi đến rạp hát, - một gã đầy tớ vào báo.
Yasvin rót thêm một li nhỏ cô nhắc vào cốc nước suối, uống cạn và đứng dậy cài khuy áo ngoài.
- Thế nào, ta đi chứ? - chàng nói, hơi nhếch mép mỉm cười dưới hàng ria, bằng nụ cười đó, tỏ ra mình đã hiểu rõ nguyên nhân bực tức của Vronxki, nhưng không coi là quan trọng.
- Mình không đi đâu! - Vronxki rầu rầu trả lời.
- Còn mình, mình trót hẹn rồi, đành phải đi thôi. Tạm biệt. Nếu cậu thay đổi ý kiến thì cứ đến chỗ dàn nhạc, ngồi vào ghế của Kraxinxki, - Yasvin nói thêm và đi ra.
- Không, mình bận.
"Có vợ đã là phiền, nhưng với tình nhân lại càng khổ hơn", Yasvin thầm nghĩ khi ra khỏi khách sạn. Còn lại một mình, Vronxki đứng dậy và đi bách bộ quanh phòng.
"Hôm nay chương trình gì nhỉ? Tối diễn thứ tư cho khán giả thuê bao. Anh mình sẽ có mặt ở đó với bà vợ, có lẽ cả mẹ mình nữa. Nghĩa là tất cả Petersburg! Bây giờ, nàng đã vào đến nơi, đã cởi áo lông, thế là ngồi phơi mặt ra trước mọi con mắt. Tuskievich, Yasvin, quận chúa Vacvara… chàng thầm nghĩ, thử hình dung cảnh tượng đó. Thế còn mình thì sao? Mình sợ hay là mình đã trao cho Tuskievich quyền che chở nàng? Việc này, dù muốn nhìn nhận dưới góc độ nào, cũng thật là phi lí, phi lí… Và tại sao nàng lại dồn mình vào cái thế như vậy?", chàng nói và vung tay giận dữ. Cử chỉ này khiến chàng chạm phải cái bàn tròn có đặt cốc nước suối cùng chai rượu cô nhắc và suýt nữa xô đổ. Chàng định giữ cái bàn lại, nhưng lại hất nó đổ nhào và chàng cáu kỉnh đá một cái vào bàn, rồi giật chuông.
- Nếu anh còn muốn làm với tôi, - chàng nói với gã hầu phòng đang bước vào, - thì đừng có làm ăn chểnh mảng thế. Từ này đừng để xảy ra thế nữa. Cất cái này đi.
Gã hầu phòng thấy bị mắng oan, toan cãi lại, nhưng nhìn mặt chủ, hắn hiểu im đi là tốt hơn; hắn vội xin lỗi và quỳ xuống thảm nhặt những mảnh chai cốc vỡ.
- Đấy không phải công việc của anh, đi gọi bồi lại và chuẩn bị quần áo cho tôi.
Vronxki bước vào rạp hát lúc tám giờ rưỡi. Vở kịch đã đến đoạn cao trào. Lão già đưa chỗ 1. cởi áo choàng lông cho Vronxki và khi nhận ra chàng, liền bẩm "Quan lớn"; rồi lão nói là chàng không cần số ghế mà chỉ việc gọi Fedor là được. Trong hành lang sáng đèn, không có ai, ngoài lão xếp chỗ 2. và hai tên hầu trông áo khoác đứng nghe hóng cạnh cửa ra vào. Từ cánh cửa hé mở, vẳng ra tiếng dàn nhạc đệm theo tiết tấu staccato êm nhẹ và một giọng nữ hát uyển chuyển rành rọt một câu nhạc. Cửa mở ra một lát để một gã xếp chỗ đi vào và câu nhạc sắp kết thúc, đập rõ vào tai Vronxki. Cửa lập tức đóng lại: Vronxki không nghe thấy đoạn cuối câu nhạc, nhưng nghe tiếng vỗ tay, chàng biết khúc ca đã hết. Khi chàng bước vào rạp sáng trưng những chùm đèn treo và đèn đất bằng đồng đen, tiếng vỗ tay vẫn kéo dài. Trên sân khấu, cô đào hát, mặc áo hở ngực và đeo đầy kim cương, mỉm cười cúi chào; và với sự giúp đỡ của ca sĩ giọng nam cao đang cầm tay mình, cô nhặt những bó hoa vụng về tung lên qua hàng biên sân khấu. Cô bước đến gần một vị tóc chải bóng mượt và bôi sáp rẽ ngôi giữa, đang giơ hai cánh tay dài ngoẵng qua hàng biên sân khấu để đưa cô một tặng vật, trong khi toàn thể công chúng ngồi hàng nghế giữa và ghế "lô" náo động, nhô mình ra trước, hò reo và vỗ tay. Nhạc trưởng đứng trước giá nhạc chuyển giúp tặng phẩm lên và sửa lại cà vạt.
Vronxki tiến tới giữa hàng ghế gần dàn nhạc và dừng lại, nhìn quanh. Hơn bao giờ hết, hôm nay chàng càng ít chú ý tới khung cảnh quen thuộc, sân khấu, tiếng động, tất cả lũ khán giả quần áo sặc sỡ và tẻ ngắt ngồi chật ních trong rạp.
Vẫn những phu nhân ấy trong hàng ghế "lô" với vẫn những sĩ quan ấy ngồi sau; vẫn những phụ nữ quần áo sặc sỡ, vẫn những bộ triều phục, những áo đuôi tôm ấy, vẫn đám quần chúng bẩn thỉu ngồi trên tít dãy ghế chuồng gà ấy, và trong tất cả đám người ngồi ở dãy ghế "lô" và dãy ghế đầu, chỉ có khoảng bốn chục nhân vật thượng lưu thực sự. Vronxki chú ý ngay tới những ốc đảo đó và tiến lại gần.
Khi chàng bước vào thì màn vừa hạ, do đó chàng không vào dãy ghế "lô" của ông anh mà đi lên dãy ghế đầu và dừng lại trước hàng biên sân khấu cạnh Xerpukhovxkoi, ông này co gối, lấy gót giầy gõ vào hàng biên sân khấu, từ xa ông đã trông thấy và mỉm cười gọi chàng.
Vronxki vẫn chưa trông thấy Anna; chàng tránh không nhìn về phía nàng. Nhưng theo hướng những cặp mắt, chàng biết nàng ngồi đâu rồi. Chàng kín đáo liếc nhìn chung quanh nhưng không phải để tìm nàng, lo ngay ngáy điều tệ hại nhất có thể xảy ra, chàng đưa mắt tìm Alecxei Alecxandrovich. Vừa may, tối nay, ông ta không có mặt ở rạp hát.
- Trông anh chẳng còn có vẻ gì là sĩ quan nữa! Xerpukhovxkoi nói. - Một nhà ngoại giao, một nghệ sĩ thì đúng hơn.
- Phải, về đến nhà là tôi mặc thường phục ngay, - Vronxki mỉm cười trả lời và thong thả rút ống nhòm ra.
- Về mặt đó, thú thực là tôi thèm Được như anh đấy. Khi ở nước ngoài về và mặc cái này vào, - ông nói và sờ lên cầu vai ra hiệu, - tôi thấy luyến tiếc tự do.
Xerpukhovxcoi đã từ lâu không giục Vronxki đi vào con đường sự nghiệp nữa, nhưng vẫn quý chàng như xưa và lúc này càng tỏ ra đặc biệt hoà nhã.
- Đáng tiếc anh đến chậm quá không được xem màn thứ nhất.
Vronxki chỉ lơ đãng nghe có một bên tai, chàng lia ống nhòm từ khoang ghế dưới nhà lên dãy bao lơn tầng thượng và ngó một lượt khắp hàng ghế "lô". Bên cạnh một phu nhân chít khăn và ông già thấp bé hói trán, đang hấp háy mắt, vẻ giận dữ sau chiếc ống nhòm, chàng bỗng trông thấy đầu Anna, kiêu hãnh, tươi cười và đẹp mê hồn giữa đường ren cuốn quanh. Nàng ngồi trong khoang thứ năm, cách chàng khoảng hai mươi bước. Nàng ngồi hàng ghế "lô" trước, hơi quay người lại và nói chuyện với Yasvin. Cái ngấn cổ, đôi vai rộng xinh đẹp, cái ánh rạng rỡ vừa phấn khởi vừa dè dặt của khoé mắt và tất cả khuôn mặt làm chàng thấy nàng giống hệt khi ở cuộc khiêu vũ trước kia tại Moskva. Nhưng bây giờ chàng cảm thụ sắc đẹp nàng hoàn toàn khác hẳn. Giờ đây mối tình chàng dành cho nàng không còn có gì bí ẩn, cho nên sắc đẹp nàng vừa quyến rũ mãnh liệt hơn xưa, lại gần như xúc phạm tới chàng. Nàng không nhìn về phía chàng, nhưng Vronxki có cảm giác là nàng đã thấy mình rồi.
Khi Vronxki xoay ống nhòm nhìn về phía đó lần nữa, chàng thấy quận chúa Varvara mặt đỏ tía tai, đang cười gượng và luôn quay nhìn sang dãy ghế "lô" bên cạnh; Anna cầm quạt gấp lại gõ vào thành ghế "lô" bọc nhung và nhìn đăm đăm vào một điểm, với dụng ý rõ ràng không thèm để ý tới những việc xảy ra bên cạnh. Còn Yasvin, anh ta vẫn có vẻ mặt như thua bạc. Anh cau mày, ấn sâu mãi ria mép trái vào mồm và liếc nhìn sang hàng ghế "lô" bên cạnh.
Trong dãy ghế "lô" phía bên trái nàng là vợ chồng Kartaxov, Vronxki quen họ và biết Anna cũng có giao thiệp với họ. Kartaxova, một bà bé nhỏ gầy gò, đứng trong hàng ghế "lô", nhưng quay lại Anna và đang xỏ tay vào chiếc áo khoác thường mặc sau khiêu vũ do chồng đưa cho. Khuôn mặt bà ta tái xanh, giận dữ và bà vùng vằng nói. Kartaxov, một ông to béo hói trán, luôn đưa mắt về phía Anna, cố dỗ dành vợ. Khi bà ta đã đi ra, ông chồng còn nán lại hồi lâu để tìm gặp cái nhìn của Anna, rõ ràng muốn chào nàng. Nhưng rõ ràng Anna làm ngơ không muốn biết tới việc đó, quay mặt đi và nói chuyện với Yasvin đang cúi cái đầu húi ngắn xuống phía nàng. Kartaxov đi ra không chào được nàng và khoang ghế "lô" bỏ trống.
Vronxki không biết đích xác chuyện gì xảy ra giữa vợ chồng Kartaxov và Anna, nhưng đoán là nàng vừa bị làm nhục. Chàng biết vậy qua những điều trông thấy và nhất là qua vẻ mặt Anna mà chàng thấy đang tập trung tất cả sức lực cuối cùng để đảm đương vai trò của mình đến phút chót. Nàng vẫn giữ thái độ ngang nhiên lạnh nhạt. Những ai không quen biết nàng, không nghe thấy tất cả những lời thương cảm, bất bình và kinh ngạc của bạn bè cũ của nàng trước cái gan dám lộ diện ở chốn thượng lưu xã hội một cách ngang nhiên với tấm khăn quàng viền ren và hào quang sắc đẹp của mình, những kẻ đó hẳn phải khâm phục sự bình tĩnh và vẻ duyên dáng của người đàn bà đó và không thể ngờ là nàng đang chịu đựng những cảm giác của người bị bêu trên giá nhục hình.
Biết có việc chẳng lành xảy ra nhưng không hiểu đích xác việc gì, Vronxki cảm thấy lo sợ vô cùng, và với hy vọng biết rõ thêm, chàng đến khoang ghế "lô" của ông anh. Sau khi chủ tâm đi ngang qua hàng ghế gần dàn nhạc đối diện với khoang ghế "lô" của Anna, lúc ra đến cửa, chàng chạm trán với đại tá cũ của mình đang trò chuyện với hai người khác, Vronxki nghe thấy nhắc đến Karenin và thấy đại tá vừa vội vàng lớn tiếng gọi chàng, vừa liếc nhìn những người tiếp chuyện với một vẻ bao hàm đầy ý nghĩa.
- A! Vronxki! Bao giờ thì anh tới trung đoàn? Chúng tôi chưa chiêu đãi tiễn biệt thì chưa để anh đi đâu. Bây giờ anh là khách của chúng tôi rồi đấy, - đại tá nói.
- Rất tiếc tôi không có thời giờ, xin để đến lần khác, - Vronxki nói và chạy lên cầu thang dẫn tới khoang ghế "lô" của ông anh.
Bà bá tước già, mẹ Vronxki, với những búp tóc xoăn màu thép, đang ngồi trong khoang ghế "lô". Varya và tiểu thư Xorokina ở trong hành lang đi lại gặp chàng.
Sau khi dẫn tiểu thư Xorokina đến với mẹ chàng, Varia liền bắt tay em chồng và nói ngay về việc chàng đang quan tâm. Không mấy khi chàng thấy bà ta bị khích động thế.
- Tôi cho thế là hèn và đê tiện. Kartaxova không có quyền làm như vậy, Karenina… - bà nói…
- Nhưng có chuyện gì thế? Tôi không biết gì cả.
- Sao kia, chú không nghe thấy à?
- Chị hiểu cho, tôi là người nghe thấy sau rốt.
- Còn có người nào độc địa hơn cái mụ Kartaxova nữa kia chứ!
- Nhưng bà ta làm gì vậy?
- Nhà tôi kể lại là… mụ ta đã sỉ nhục Karenina. Chồng mụ từ khoang ghế mình nói chuyện với cô ấy ở khoang ghế bên kia và mụ Kartaxova đã rầy la ông ta. Hình như mụ lớn tiếng nói một câu lăng mạ rồi bỏ đi.
- Bá tước, cụ nhà gọi anh đấy, - tiểu thư Xorokina thò đầu khỏi cửă buồng ghế "lô" và gọi.
- Tôi chờ anh mòn con mắt, - mẹ chàng nói với một nụ cười mỉa mai. - Không còn thấy anh ở đâu nữa.
Con trai bà thấy rõ bà không nén được một nụ cười vui thích.
- Chào mẹ. Con đã đến gặp mẹ, - chàng lạnh lùng trả lời.
- Thế con không đi ve vãn Karenin phu nhân 3. nữa à? - bà nói thêm khi tiểu thư Xorokina đã ra ngoài. Bà ta làm xôn xao dư luận. Vì bà mà người ta quên bẵng cả đào Patti 4.
- Mẹ, con đã xin mẹ đừng nói chuyện đó với con, - chàng cau mày trả lời.
- Mẹ chỉ nói điều mọi người đều nói.
Vronxki không trả lời và chuyện trò vài câu với tiểu thư Xorokina rồi đi ra. Chàng gặp ông anh trên ngưỡng cửa.
- A! Alecxei! - anh chàng nói.
- Thật là đê tiện! Nó chỉ là một con mụ ngu xuẩn, có thế, thôi… Tôi đang định đến gặp Karenina đây, chúng ta cùng đi đi.
Vronxki không nghe anh chàng nói. Chàng vội chạy xuống cầu thang; chàng cảm thấy mình phải hành động nhưng lại không biết làm thế nào; chàng vừa tức Anna đã dồn cả hai vào hoàn cảnh éo le như vậy, vừa thương nàng vì những đau khổ đang phải chịu đựng. Chàng xuống dãy ghế gần dàn nhạc và đi thẳng vào khoang ghế Anna. Xtremov đứng trước khoang ghế, đang nói chuyện với Anna.
- Bây giờ không có giọng nam cao nữa, - ông nói. Khuôn đúc vỡ rời 5.
Vrônxki cúi chào Anna và dừng lại để lên tiếng chào Xtremov.
- Tôi thấy hình như ông đến muộn nên đã để lỡ bài ca hay nhất, Anna nói với Vronxki và chàng cảm thấy nàng nhìn mình giễu cợt.
- Tôi không phải người sành thưởng thức, chàng trả lời và nghiêm khắc nhìn nàng.
- Giống như hoàng thân Yasvin, ông ta cho là nàng Patti hát to quá, - nàng mỉm cười nói. - Cảm ơn, - nàng nói thêm và giơ bàn tay nhỏ nhắn đi găng cầm lấy tờ chương trình Vronxki đưa cho và đột nhiên, khuôn mặt xinh đẹp run lên. Nàng đứng dậy và lui vào mãi trong cùng khoang ghế.
Nhận thấy, khi bắt đầu màn sau, khoang ghế "lô" của Anna bỏ trống, Vronxki, bất chấp lời phản đối của khán giả đang trầm lặng lắng nghe khúc độc xướng, ra khỏi dãy ghế giữa rạp và trở về. Anna đã về tới nhà. Khi Vronxki bước vào buồng, nàng vẫn còn mặc chiếc áo dài đi xem hát. Nàng ngồi ngay ở cái ghế đầu tiên kê sát tường và nhìn thẳng về phía trước. Nàng ngước mắt nhìn chàng rồi trở lại ngay dáng ngồi cũ.
- Anna… - chàng nói. - Chính anh, anh đã gây nên mọi sự! - nàng đứng dậy thét lên, giọng nghẹn ngào nước mắt, tuyệt vọng và giận dữ. - Anh đã xin em, van em đừng đến đấy! Anh biết là sẽ khó chịu cho em…
- Khó chịu à! - nàng kêu lên, - kinh khủng ấy chứ lại! Chừng nào còn sống, em vẫn không bao giờ quên việc này. Nó bảo ngồi cạnh em là ô nhục.
- Đó là lời một con mụ ngu ngốc, - chàng nói, - nhưng tại sao lại cứ liều lĩnh, khiêu khích…
- Em ghét cái tính trầm tĩnh của anh. Lẽ ra anh không nên đẩy em đến bước này… Nếu anh yêu em…
- Anna! Tình yêu của anh thì có quan hệ gì đến việc này kia chứ?
- Phải, nếu anh yêu em như em yêu anh, nếu anh đau khổ như em… - nàng nói và nhìn chàng, vẻ khiếp hãi.
Chàng thấy thương nhưng vẫn giận nàng. Chàng thề thốt thanh minh về tình yêu của mình vì thấy đó là phương pháp duy nhất để an ủi và tránh không trách nàng, nhưng trong thâm tâm, chàng vẫn trách nàng.
Nàng uống những lời thanh minh yêu đương dường như quá nhạt nhẽo đối với Vronxki, đến nỗi chàng nói lên mà thấy ngượng mồm, và nàng nguôi dần. Hôm sau, cả hai hoàn toàn làm lành với nhau và về nông thôn.
Chú thích:
1. Kapelldiener (tiếng Đức trong nguyên bản).
2. Cách chơi dứt từng tiếng một.
3. Faire la cour à Madame Karenine (tiếng Pháp trong nguyên bản).
4. Elle fait sensation: On oublie la Patti pour ell (tiếng Pháp trong nguyên bản).
5. Le moule en est brisé (tỉếng Pháp trong nguyên bản) Ý nói không tìm đâu ra loại danh ca đó nữa.
Chàng không thể nói điều đó ra với nàng. "Nhưng tại sao nàng không hiểu nổi điều đó và có gì đang xảy ra trong lòng nàng vậy?…, chàng tự hỏi. Chàng cảm thấy mình đánh giá nàng thấp đi, đồng thời càng nhận ra nàng đẹp biết bao.
Chàng đăm chiêu lo lắng quay về phòng, ngồi xuống cạnh Yasvin đang uống rượu cô nhắc pha nước suối, hai chân duỗi thẳng lên ghế tựa và chàng cũng pha cho mình một cốc như vậy.
- Thế cậu bảo là con Dũng Mãnh của Lancovxki à? Con ngựa ấy tốt và mình khuyên cậu nên mua, - Yasvin nói, sau khi nhìn vẻ mặt u ám của bạn. Cái mông nó thon, nhưng chân và đầu thì… không thể ước ao có con nào tốt hơn nữa.
- Có lẽ mình sẽ mua con đó, - Vronxki trả lời.
Câu chuyện về ngựa làm chàng thích thú, nhưng chàng không phút nào lãng quên Anna. Bất giác, chàng lắng tai nghe ngóng tiếng chân ngoài hành lang và thỉnh thoảng lại nhìn lên đồng hồ treo trên lò sưởi.
- Anna Arcadievna cho đến thưa với ông là bà đã đi đến rạp hát, - một gã đầy tớ vào báo.
Yasvin rót thêm một li nhỏ cô nhắc vào cốc nước suối, uống cạn và đứng dậy cài khuy áo ngoài.
- Thế nào, ta đi chứ? - chàng nói, hơi nhếch mép mỉm cười dưới hàng ria, bằng nụ cười đó, tỏ ra mình đã hiểu rõ nguyên nhân bực tức của Vronxki, nhưng không coi là quan trọng.
- Mình không đi đâu! - Vronxki rầu rầu trả lời.
- Còn mình, mình trót hẹn rồi, đành phải đi thôi. Tạm biệt. Nếu cậu thay đổi ý kiến thì cứ đến chỗ dàn nhạc, ngồi vào ghế của Kraxinxki, - Yasvin nói thêm và đi ra.
- Không, mình bận.
"Có vợ đã là phiền, nhưng với tình nhân lại càng khổ hơn", Yasvin thầm nghĩ khi ra khỏi khách sạn. Còn lại một mình, Vronxki đứng dậy và đi bách bộ quanh phòng.
"Hôm nay chương trình gì nhỉ? Tối diễn thứ tư cho khán giả thuê bao. Anh mình sẽ có mặt ở đó với bà vợ, có lẽ cả mẹ mình nữa. Nghĩa là tất cả Petersburg! Bây giờ, nàng đã vào đến nơi, đã cởi áo lông, thế là ngồi phơi mặt ra trước mọi con mắt. Tuskievich, Yasvin, quận chúa Vacvara… chàng thầm nghĩ, thử hình dung cảnh tượng đó. Thế còn mình thì sao? Mình sợ hay là mình đã trao cho Tuskievich quyền che chở nàng? Việc này, dù muốn nhìn nhận dưới góc độ nào, cũng thật là phi lí, phi lí… Và tại sao nàng lại dồn mình vào cái thế như vậy?", chàng nói và vung tay giận dữ. Cử chỉ này khiến chàng chạm phải cái bàn tròn có đặt cốc nước suối cùng chai rượu cô nhắc và suýt nữa xô đổ. Chàng định giữ cái bàn lại, nhưng lại hất nó đổ nhào và chàng cáu kỉnh đá một cái vào bàn, rồi giật chuông.
- Nếu anh còn muốn làm với tôi, - chàng nói với gã hầu phòng đang bước vào, - thì đừng có làm ăn chểnh mảng thế. Từ này đừng để xảy ra thế nữa. Cất cái này đi.
Gã hầu phòng thấy bị mắng oan, toan cãi lại, nhưng nhìn mặt chủ, hắn hiểu im đi là tốt hơn; hắn vội xin lỗi và quỳ xuống thảm nhặt những mảnh chai cốc vỡ.
- Đấy không phải công việc của anh, đi gọi bồi lại và chuẩn bị quần áo cho tôi.
Vronxki bước vào rạp hát lúc tám giờ rưỡi. Vở kịch đã đến đoạn cao trào. Lão già đưa chỗ 1. cởi áo choàng lông cho Vronxki và khi nhận ra chàng, liền bẩm "Quan lớn"; rồi lão nói là chàng không cần số ghế mà chỉ việc gọi Fedor là được. Trong hành lang sáng đèn, không có ai, ngoài lão xếp chỗ 2. và hai tên hầu trông áo khoác đứng nghe hóng cạnh cửa ra vào. Từ cánh cửa hé mở, vẳng ra tiếng dàn nhạc đệm theo tiết tấu staccato êm nhẹ và một giọng nữ hát uyển chuyển rành rọt một câu nhạc. Cửa mở ra một lát để một gã xếp chỗ đi vào và câu nhạc sắp kết thúc, đập rõ vào tai Vronxki. Cửa lập tức đóng lại: Vronxki không nghe thấy đoạn cuối câu nhạc, nhưng nghe tiếng vỗ tay, chàng biết khúc ca đã hết. Khi chàng bước vào rạp sáng trưng những chùm đèn treo và đèn đất bằng đồng đen, tiếng vỗ tay vẫn kéo dài. Trên sân khấu, cô đào hát, mặc áo hở ngực và đeo đầy kim cương, mỉm cười cúi chào; và với sự giúp đỡ của ca sĩ giọng nam cao đang cầm tay mình, cô nhặt những bó hoa vụng về tung lên qua hàng biên sân khấu. Cô bước đến gần một vị tóc chải bóng mượt và bôi sáp rẽ ngôi giữa, đang giơ hai cánh tay dài ngoẵng qua hàng biên sân khấu để đưa cô một tặng vật, trong khi toàn thể công chúng ngồi hàng nghế giữa và ghế "lô" náo động, nhô mình ra trước, hò reo và vỗ tay. Nhạc trưởng đứng trước giá nhạc chuyển giúp tặng phẩm lên và sửa lại cà vạt.
Vronxki tiến tới giữa hàng ghế gần dàn nhạc và dừng lại, nhìn quanh. Hơn bao giờ hết, hôm nay chàng càng ít chú ý tới khung cảnh quen thuộc, sân khấu, tiếng động, tất cả lũ khán giả quần áo sặc sỡ và tẻ ngắt ngồi chật ních trong rạp.
Vẫn những phu nhân ấy trong hàng ghế "lô" với vẫn những sĩ quan ấy ngồi sau; vẫn những phụ nữ quần áo sặc sỡ, vẫn những bộ triều phục, những áo đuôi tôm ấy, vẫn đám quần chúng bẩn thỉu ngồi trên tít dãy ghế chuồng gà ấy, và trong tất cả đám người ngồi ở dãy ghế "lô" và dãy ghế đầu, chỉ có khoảng bốn chục nhân vật thượng lưu thực sự. Vronxki chú ý ngay tới những ốc đảo đó và tiến lại gần.
Khi chàng bước vào thì màn vừa hạ, do đó chàng không vào dãy ghế "lô" của ông anh mà đi lên dãy ghế đầu và dừng lại trước hàng biên sân khấu cạnh Xerpukhovxkoi, ông này co gối, lấy gót giầy gõ vào hàng biên sân khấu, từ xa ông đã trông thấy và mỉm cười gọi chàng.
Vronxki vẫn chưa trông thấy Anna; chàng tránh không nhìn về phía nàng. Nhưng theo hướng những cặp mắt, chàng biết nàng ngồi đâu rồi. Chàng kín đáo liếc nhìn chung quanh nhưng không phải để tìm nàng, lo ngay ngáy điều tệ hại nhất có thể xảy ra, chàng đưa mắt tìm Alecxei Alecxandrovich. Vừa may, tối nay, ông ta không có mặt ở rạp hát.
- Trông anh chẳng còn có vẻ gì là sĩ quan nữa! Xerpukhovxkoi nói. - Một nhà ngoại giao, một nghệ sĩ thì đúng hơn.
- Phải, về đến nhà là tôi mặc thường phục ngay, - Vronxki mỉm cười trả lời và thong thả rút ống nhòm ra.
- Về mặt đó, thú thực là tôi thèm Được như anh đấy. Khi ở nước ngoài về và mặc cái này vào, - ông nói và sờ lên cầu vai ra hiệu, - tôi thấy luyến tiếc tự do.
Xerpukhovxcoi đã từ lâu không giục Vronxki đi vào con đường sự nghiệp nữa, nhưng vẫn quý chàng như xưa và lúc này càng tỏ ra đặc biệt hoà nhã.
- Đáng tiếc anh đến chậm quá không được xem màn thứ nhất.
Vronxki chỉ lơ đãng nghe có một bên tai, chàng lia ống nhòm từ khoang ghế dưới nhà lên dãy bao lơn tầng thượng và ngó một lượt khắp hàng ghế "lô". Bên cạnh một phu nhân chít khăn và ông già thấp bé hói trán, đang hấp háy mắt, vẻ giận dữ sau chiếc ống nhòm, chàng bỗng trông thấy đầu Anna, kiêu hãnh, tươi cười và đẹp mê hồn giữa đường ren cuốn quanh. Nàng ngồi trong khoang thứ năm, cách chàng khoảng hai mươi bước. Nàng ngồi hàng ghế "lô" trước, hơi quay người lại và nói chuyện với Yasvin. Cái ngấn cổ, đôi vai rộng xinh đẹp, cái ánh rạng rỡ vừa phấn khởi vừa dè dặt của khoé mắt và tất cả khuôn mặt làm chàng thấy nàng giống hệt khi ở cuộc khiêu vũ trước kia tại Moskva. Nhưng bây giờ chàng cảm thụ sắc đẹp nàng hoàn toàn khác hẳn. Giờ đây mối tình chàng dành cho nàng không còn có gì bí ẩn, cho nên sắc đẹp nàng vừa quyến rũ mãnh liệt hơn xưa, lại gần như xúc phạm tới chàng. Nàng không nhìn về phía chàng, nhưng Vronxki có cảm giác là nàng đã thấy mình rồi.
Khi Vronxki xoay ống nhòm nhìn về phía đó lần nữa, chàng thấy quận chúa Varvara mặt đỏ tía tai, đang cười gượng và luôn quay nhìn sang dãy ghế "lô" bên cạnh; Anna cầm quạt gấp lại gõ vào thành ghế "lô" bọc nhung và nhìn đăm đăm vào một điểm, với dụng ý rõ ràng không thèm để ý tới những việc xảy ra bên cạnh. Còn Yasvin, anh ta vẫn có vẻ mặt như thua bạc. Anh cau mày, ấn sâu mãi ria mép trái vào mồm và liếc nhìn sang hàng ghế "lô" bên cạnh.
Trong dãy ghế "lô" phía bên trái nàng là vợ chồng Kartaxov, Vronxki quen họ và biết Anna cũng có giao thiệp với họ. Kartaxova, một bà bé nhỏ gầy gò, đứng trong hàng ghế "lô", nhưng quay lại Anna và đang xỏ tay vào chiếc áo khoác thường mặc sau khiêu vũ do chồng đưa cho. Khuôn mặt bà ta tái xanh, giận dữ và bà vùng vằng nói. Kartaxov, một ông to béo hói trán, luôn đưa mắt về phía Anna, cố dỗ dành vợ. Khi bà ta đã đi ra, ông chồng còn nán lại hồi lâu để tìm gặp cái nhìn của Anna, rõ ràng muốn chào nàng. Nhưng rõ ràng Anna làm ngơ không muốn biết tới việc đó, quay mặt đi và nói chuyện với Yasvin đang cúi cái đầu húi ngắn xuống phía nàng. Kartaxov đi ra không chào được nàng và khoang ghế "lô" bỏ trống.
Vronxki không biết đích xác chuyện gì xảy ra giữa vợ chồng Kartaxov và Anna, nhưng đoán là nàng vừa bị làm nhục. Chàng biết vậy qua những điều trông thấy và nhất là qua vẻ mặt Anna mà chàng thấy đang tập trung tất cả sức lực cuối cùng để đảm đương vai trò của mình đến phút chót. Nàng vẫn giữ thái độ ngang nhiên lạnh nhạt. Những ai không quen biết nàng, không nghe thấy tất cả những lời thương cảm, bất bình và kinh ngạc của bạn bè cũ của nàng trước cái gan dám lộ diện ở chốn thượng lưu xã hội một cách ngang nhiên với tấm khăn quàng viền ren và hào quang sắc đẹp của mình, những kẻ đó hẳn phải khâm phục sự bình tĩnh và vẻ duyên dáng của người đàn bà đó và không thể ngờ là nàng đang chịu đựng những cảm giác của người bị bêu trên giá nhục hình.
Biết có việc chẳng lành xảy ra nhưng không hiểu đích xác việc gì, Vronxki cảm thấy lo sợ vô cùng, và với hy vọng biết rõ thêm, chàng đến khoang ghế "lô" của ông anh. Sau khi chủ tâm đi ngang qua hàng ghế gần dàn nhạc đối diện với khoang ghế "lô" của Anna, lúc ra đến cửa, chàng chạm trán với đại tá cũ của mình đang trò chuyện với hai người khác, Vronxki nghe thấy nhắc đến Karenin và thấy đại tá vừa vội vàng lớn tiếng gọi chàng, vừa liếc nhìn những người tiếp chuyện với một vẻ bao hàm đầy ý nghĩa.
- A! Vronxki! Bao giờ thì anh tới trung đoàn? Chúng tôi chưa chiêu đãi tiễn biệt thì chưa để anh đi đâu. Bây giờ anh là khách của chúng tôi rồi đấy, - đại tá nói.
- Rất tiếc tôi không có thời giờ, xin để đến lần khác, - Vronxki nói và chạy lên cầu thang dẫn tới khoang ghế "lô" của ông anh.
Bà bá tước già, mẹ Vronxki, với những búp tóc xoăn màu thép, đang ngồi trong khoang ghế "lô". Varya và tiểu thư Xorokina ở trong hành lang đi lại gặp chàng.
Sau khi dẫn tiểu thư Xorokina đến với mẹ chàng, Varia liền bắt tay em chồng và nói ngay về việc chàng đang quan tâm. Không mấy khi chàng thấy bà ta bị khích động thế.
- Tôi cho thế là hèn và đê tiện. Kartaxova không có quyền làm như vậy, Karenina… - bà nói…
- Nhưng có chuyện gì thế? Tôi không biết gì cả.
- Sao kia, chú không nghe thấy à?
- Chị hiểu cho, tôi là người nghe thấy sau rốt.
- Còn có người nào độc địa hơn cái mụ Kartaxova nữa kia chứ!
- Nhưng bà ta làm gì vậy?
- Nhà tôi kể lại là… mụ ta đã sỉ nhục Karenina. Chồng mụ từ khoang ghế mình nói chuyện với cô ấy ở khoang ghế bên kia và mụ Kartaxova đã rầy la ông ta. Hình như mụ lớn tiếng nói một câu lăng mạ rồi bỏ đi.
- Bá tước, cụ nhà gọi anh đấy, - tiểu thư Xorokina thò đầu khỏi cửă buồng ghế "lô" và gọi.
- Tôi chờ anh mòn con mắt, - mẹ chàng nói với một nụ cười mỉa mai. - Không còn thấy anh ở đâu nữa.
Con trai bà thấy rõ bà không nén được một nụ cười vui thích.
- Chào mẹ. Con đã đến gặp mẹ, - chàng lạnh lùng trả lời.
- Thế con không đi ve vãn Karenin phu nhân 3. nữa à? - bà nói thêm khi tiểu thư Xorokina đã ra ngoài. Bà ta làm xôn xao dư luận. Vì bà mà người ta quên bẵng cả đào Patti 4.
- Mẹ, con đã xin mẹ đừng nói chuyện đó với con, - chàng cau mày trả lời.
- Mẹ chỉ nói điều mọi người đều nói.
Vronxki không trả lời và chuyện trò vài câu với tiểu thư Xorokina rồi đi ra. Chàng gặp ông anh trên ngưỡng cửa.
- A! Alecxei! - anh chàng nói.
- Thật là đê tiện! Nó chỉ là một con mụ ngu xuẩn, có thế, thôi… Tôi đang định đến gặp Karenina đây, chúng ta cùng đi đi.
Vronxki không nghe anh chàng nói. Chàng vội chạy xuống cầu thang; chàng cảm thấy mình phải hành động nhưng lại không biết làm thế nào; chàng vừa tức Anna đã dồn cả hai vào hoàn cảnh éo le như vậy, vừa thương nàng vì những đau khổ đang phải chịu đựng. Chàng xuống dãy ghế gần dàn nhạc và đi thẳng vào khoang ghế Anna. Xtremov đứng trước khoang ghế, đang nói chuyện với Anna.
- Bây giờ không có giọng nam cao nữa, - ông nói. Khuôn đúc vỡ rời 5.
Vrônxki cúi chào Anna và dừng lại để lên tiếng chào Xtremov.
- Tôi thấy hình như ông đến muộn nên đã để lỡ bài ca hay nhất, Anna nói với Vronxki và chàng cảm thấy nàng nhìn mình giễu cợt.
- Tôi không phải người sành thưởng thức, chàng trả lời và nghiêm khắc nhìn nàng.
- Giống như hoàng thân Yasvin, ông ta cho là nàng Patti hát to quá, - nàng mỉm cười nói. - Cảm ơn, - nàng nói thêm và giơ bàn tay nhỏ nhắn đi găng cầm lấy tờ chương trình Vronxki đưa cho và đột nhiên, khuôn mặt xinh đẹp run lên. Nàng đứng dậy và lui vào mãi trong cùng khoang ghế.
Nhận thấy, khi bắt đầu màn sau, khoang ghế "lô" của Anna bỏ trống, Vronxki, bất chấp lời phản đối của khán giả đang trầm lặng lắng nghe khúc độc xướng, ra khỏi dãy ghế giữa rạp và trở về. Anna đã về tới nhà. Khi Vronxki bước vào buồng, nàng vẫn còn mặc chiếc áo dài đi xem hát. Nàng ngồi ngay ở cái ghế đầu tiên kê sát tường và nhìn thẳng về phía trước. Nàng ngước mắt nhìn chàng rồi trở lại ngay dáng ngồi cũ.
- Anna… - chàng nói. - Chính anh, anh đã gây nên mọi sự! - nàng đứng dậy thét lên, giọng nghẹn ngào nước mắt, tuyệt vọng và giận dữ. - Anh đã xin em, van em đừng đến đấy! Anh biết là sẽ khó chịu cho em…
- Khó chịu à! - nàng kêu lên, - kinh khủng ấy chứ lại! Chừng nào còn sống, em vẫn không bao giờ quên việc này. Nó bảo ngồi cạnh em là ô nhục.
- Đó là lời một con mụ ngu ngốc, - chàng nói, - nhưng tại sao lại cứ liều lĩnh, khiêu khích…
- Em ghét cái tính trầm tĩnh của anh. Lẽ ra anh không nên đẩy em đến bước này… Nếu anh yêu em…
- Anna! Tình yêu của anh thì có quan hệ gì đến việc này kia chứ?
- Phải, nếu anh yêu em như em yêu anh, nếu anh đau khổ như em… - nàng nói và nhìn chàng, vẻ khiếp hãi.
Chàng thấy thương nhưng vẫn giận nàng. Chàng thề thốt thanh minh về tình yêu của mình vì thấy đó là phương pháp duy nhất để an ủi và tránh không trách nàng, nhưng trong thâm tâm, chàng vẫn trách nàng.
Nàng uống những lời thanh minh yêu đương dường như quá nhạt nhẽo đối với Vronxki, đến nỗi chàng nói lên mà thấy ngượng mồm, và nàng nguôi dần. Hôm sau, cả hai hoàn toàn làm lành với nhau và về nông thôn.
Chú thích:
1. Kapelldiener (tiếng Đức trong nguyên bản).
2. Cách chơi dứt từng tiếng một.
3. Faire la cour à Madame Karenine (tiếng Pháp trong nguyên bản).
4. Elle fait sensation: On oublie la Patti pour ell (tiếng Pháp trong nguyên bản).
5. Le moule en est brisé (tỉếng Pháp trong nguyên bản) Ý nói không tìm đâu ra loại danh ca đó nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét