Bóng cờ tiếng trống xa xa
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chinh phụ ngâmTác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn (1471) - Cổ bể thanh
đông Trường Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân - được vang
danh nhờ bản dịch ra thành thơ của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích. Dịch giả vừa
phát huy ưu điểm nguyên tác, vừa sử dụng ưu thế thể thơ, lại biết kết cấu thanh
vận khéo léo, chỉ trong vài câu đầu đã nói lên cảm xúc người chinh phụ về số phận
ông chồng lẫm biệt trên trận địa, Áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc
trắng như là tuyết in, về thân phận đơn chiếc bản thân nàng ở khuê phòng sau một
cuộc tiền đưa lưu luyến, Bóng cờ tiếng trống xa xa, Sầu lên ngọn ải
oán ra cửa phòng.... Cảnh sống của người chồng ở chiến trường trong đêm thâu ở
Trường Thành, giữa lửa hiệu chiếu lên mây Cam Tuyền không thấy mà được tưởng tượng
qua tiếng trống, Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt, Trống tiều khua như rứt
buồng gan. Tiếng trống thật ra rất quen thuộc với người Việt chúng ta: trống
làng, trống tang, trống chầu, trống đoàn, trống đội, trống thế gia, trống đọi
tam, trống trường,...Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng, Tiếng trống trường giục
giã những mùa thi (Chữ Văn Long).Trống đồng Ngọc LũBảo tàng lịch sử Hà Nội
Trống Hàn Quốc biểu diễn tại Paris
Trống thấy khá nhiều tại Thanh Hóa cho phép đoán Thanh Hóa là
nơi sản xuất và những trống cùng loại phân tán ở các nơi khác (Hà Đông, Hà Nam,
Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương,
Nam Định, Nghệ An) để dùng làm vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng. Nhờ các
trống đồng mà ta biết đại khái ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên ta thờ vật tổ là
con chim Lạc, thờ thần mặt trời (vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời lóe ra nhiều
tia sáng), lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông
cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo,
bánh lái thuyền,... Thuộc loại đẹp nhất là trống tìm thấy năm 1902 ở Ngọc
Lũ (tỉnh Hà Nam) hiện đặt tại viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội. Theo nhiều nhà khảo
cứu, những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển âm lịch, có
tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại
có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về
4 mùa trong năm. Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng
là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm. Vòng hình vẽ thứ nhất ở
trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị là những vị thần cai quản
mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở một bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Có thêm một
hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên là để ghi tháng nhuận của năm dư.
Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con
hươu là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, hươu đi
ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm
vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được.
Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm. Tất cả các hình vẽ chim,
gà, hươu, người, đều tiến theo một hướng trong vòng tròn, từ trái qua mặt, thuận
theo chiều quay của Trái Đất đối với người quan sát, hướng mặt về hướng Bắc
(ngược chiều quay của kim đồng hồ)... Tính toán sâu xa, các nhà khảo cứu suy ra
trống đồng Ngọc Lũ đã được bố trí thành một cuốn lịch sắp xếp thông minh, ghi
chép thời gian tài tình, tỏ vẻ người xưa có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học,
chính xác.Trống Kodo Nhật Bản
Tiếng trống biểu hiện quyền uy sấm sét hợp với tiếng sáo xuất
hiện từ tiếng gió vi vu thành một bộ nhạc cụ vừa gần gũi vừa gây được cảm thông
của thần linh tưởng như luôn phản phất cạnh con người. Những hình vẽ trên mặt
trống đồng nhắc đến cảnh tế lễ thời thượng cổ và ai cũng tin việc dùng trống
trong tế lễ. Những điệu vũ, điệu múa đầu tiên xuất phát từ những cảm xúc khi
tâm lý bị khích động. Nhạc và vũ thường đi cùng với nhau vì là kết hợp âm thanh
và điệu bộ. Tiếng trống trầm hùng theo nhịp đập là những yếu tố thúc giục tâm
lý, khiến người nghe muốn vùng lên, tiến bước. Trống trận thường được dùng để
thông tin trong chiến trường. Vì vậy nó vừa là phương tiện truyền tin, vừa là vật
gây tác động tâm lý, cổ võ tinh thần cho người ra trận. Trống trận Tây Sơn thì
rõ là một nét văn hóa độc đáo của vùng Bình định, điểm xuất phát nghĩa quân vào
năm 1771. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều là những người giỏi võ, không chỉ giỏi về
công phu và nghệ thuật, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc hệ thống hóa kiến thức
về võ thuật tại địa phương. Võ nhạc Tây Sơn nổi tiếng với bốn bài Luyện Quân,
Xuất Quân, Công Thành và Khải Hoàn. Bài Luyện Quân đánh trong lúc tập luyện, giữ
nhịp chuyển bộ cho đều. Bài Xuất Quân đánh với tiếng thôi thúc dồn dập để tăng
khí thế chiến đấu. Bài Công Thành được trổi lên trong biết bao đợt Tây Sơn lâm
trận, công phá thành lũy đối phương. Bài Khải Hoàn với những tiếng vui tươi làm
phấn khởi quân binh sau khi chiến thắng. Trống là nhạc cụ chính trong võ nhạc
Tây Sơn, còn kết hợp với kèn, đàn nhị và thanh la, chũm chọe. Trống trận Tây
Sơn gồm một bộ 12 cái, thường được cho tượng trưng cho 12 giáp. Bộ trống được dựng
thành dàn, theo thứ tự ba bậc tương ứng với quy tắc tam tài Thiên Địa Nhân. Bốn
trống lớn, đường kính khoảng 40 cm đứng hàng đầu, sau là bốn trống nhỡ, quãng
30 phân và sau cùng là bộ trống nhỏ, cỡ 20 phân, cũng bốn cái. Người cử trống
đánh cả hai tay và cùi chỏ, cùng hai dùi trống, dài khoảng 30 phân, đánh cả hai
đầu. Ðưa hai tay lên múa là có thể đánh cả bốn mặt trống hay tang trống một
lúc. Vào một bài trống, người thiện nghệ có thể gây cảnh mưa rào thác đổ, khi
nhặt khi khoan, khi dồn dập bức tim, khi hào hùng phấn chấn. Xem người múa trống
là một nỗi thú như nghe một bản đàn.Xem người múa trống là một nỗi thú như nghe một bản đàn. Ở San José cũng có diễn vở ca nhạc kịch đời Trần chống quân Mông Cổ, ghi lại lịch sử đẩm máu giữa hai họ Lý và Trần, tựa đề Lý Trần Việt, cũng có thể gọi Tiếng trống La San. Diễn viên là các em học sinh trình diễn hết mình, say mê sân khấu để tinh thần và thân thể hòa nhịp vào kịch bản, hòa nhập với vũ đoàn với dàn trống vẫn là âm thanh chính cho toàn bộ vở kịch. Các em La San, bằng những tiếng trống hùng tráng từ đời Trần, đã trình diễn tha thiết tình yêu quê hương. Ngày nào Hoa Kỳ còn vang dội tiếng trống La San, ngày ẩy linh hồn Việt Nam còn sống động trong lòng người nơi xa xứ.
Ban nhạc gõ Phù Đổng
Múa trống cũng là một nghệ thuật rất được ưa chuộng ở các nước
Ðông Bắc Á như Nhật Bản hay trong các hội diễn Paekche, Silla ở Hàn Quốc. Ở Nhật
Bản, trống gọi là Taiko, phát xuất từ tiếng Tàu tai gu, hay chính xác
hơn là wadaiko. Trong các mộ phần thế kỷ VI, nhiều hình tượng bằng đất
nung đã được tìm ra, tay mang trống nhỏ. Cũng vào khoảng các thế kỷ V-VII, nhiều
nhạc sĩ từ Hàn Quốc di tản qua đem theo những nhạc cụ. Dựa theo cuộc phát triển
những tuồng hát nô bắt đầu từ thời Trung Ðại và kabuki thời
Edo (1603-1868), công dụng trống nảy nở và kỹ thuật sử dụng trở nên phong phú.
Nghệ thuật taiko đồng thời cũng theo dõi cuộc xây dụng chùa chiền
cùng các lễ lạt. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XX, song song với những hội diễn truyền
thống, phong trào taiko trở lại lên cao trong thị hiếu đương thời.
Nhưng nếu tiếng trống lúc xưa hùng tráng, dứt khoát để thúc trận, để tăng sĩ
khí cho quân đội lao lên phía trước, tiếng trống ngày nay trong lễ hội thái
bình vẫn còn mạnh mẽ, dồn dập làm phấn khích, thêm tráng khí. Nhờ công lao truyền
bá của nghệ nhân dánh tống số một Daihahi Ogchi, nhiều nhóm được thành lập,
khác biệt nhau ở cách thức phối hợp các loại trống. Ở đảo Sado (Sadogashima)
bên Nhật Bản, ngoài khơi thành phố Niigata, đoàn nhạc Kodo (có nghĩa
tiếng tim đập hay tiếng trống trẻ con) được tổ chức như một vũ nghệ đồng hóa với
một vũ đạo. Người Nhật ngày nay đã không ngừng phổ biến tiếng trống của họ ra
khắp thế giới. Các nhóm đánh trống, ngoài việc tạo thanh còn chú trọng tạo hình
để khán giả thấy họ không chỉ xem và nghe trống, mà còn tìm hiểu về lịch sử,
văn hóa và con người Nhật. Nhóm Daiko Project tham gia American Idol đã thành
công thu hút được người ngoại quốc vốn có sự khác biệt về văn hóa. Trong phim
Shogun, chúa Toranaga cho đánh trống lớn mỗi lần ra mặt trong một buổi lễ.
Nhóm Tsunagari Taiko ở Pháp phối hợp tiếng trống và vũ điệu để phục vụ
những khác vọng cao cả như góp phần vào cuộc phát triển một thế giới tốt đẹp
hơn, cuộc đào tạo những nụ cười trên môi mọi người. Hằng năm, vào dịp hoa đào nở
rộ tháng tư trong vườn thành Xô, cùng lúc với Nhật kiểu đến ăn uống và xem
hoa hanami, họ kéo nhau biểu diễn một buổi chiểu đem lại vui thích cho những
người đi dạo ở Công viên Sceaux.Tiếng trống Tây Nguyên - Dàn nhạc Cồng chiêng
Ở Việt Nam ta, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung thời Bắc thuộc chống nhà Đông Hán ngày nay được vinh danh trong một vở được xem là vở diễn vào hàng đẹp nhất của sân khấu cải lương Việt Nam : Tiếng trống Mê Linh. Vì hận nước, lại mang mối thù khi chồng Thi Sách bị thái thú Tô Ðịnh giết hại, Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị lập bàn thờ tế chồng và mộ binh, thề quyết trả thù. Hãy nghe Trưng Trắc cất lên lời hiệu triệu: "... Hỡi đồng bào trăm họ, Giặc Ðông Hán đang xéo giày đất nước, Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang, Thà chết mà đứng thẳng, Không cam chịu sống quỳ, Ðất nước Nam cẩm tú, Người dân Nam anh hùng, Trước đền thờ Quốc Tổ, Thề hy sinh giết giặc cứu non sông, Xin thề!" Và hân hoan khi đuổi hết được quân Hán ra khỏi bờ cõi "Hãy nổi trống đồng, cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất.... Đất nước Nam độc lập muôn đời!" Lời lẽ giản dị nhưng đầy khí khái. Nguyên tác dựa trên kịch bản ca kịch 5 màn mang tên Trưng Vương của soạn giả Việt Dung soạn vào khoảng những năm 1960, được xuất bản vào năm 1972 tại Hà Nội. Sau khi đoàn Thanh Minh được tái lập năm 1975, soạn giả Vĩnh Ðiền được giao nhiệm vụ chuyển thể vở ca kịch sang cải lương. Ông đặt tên mới cho vở cải là Tiếng trống Mê Linh và hợp tác với hai soạn giả khác là Viễn Châu và Nguyễn Phương để hoàn thiện kịch bản. Vở cải lương được đạo diễn Ngô Y Linh dàn dựng trên sân khấu và đưa ra công diễn vào dịp đón xuân 1977. Trong diễn hội tụ nhiều diễn viên tài danh từng đoạt giải Thanh Tâm như Thanh Nga (1958), Hùng Minh (1959), Bích Sơn (1960), Thanh Sang (1964), Bảo Quốc (1967). Ngay sau khi công diễn, vở cải lương nhận được nhiều lời khen ngợi. Các suất diễn đều chật cứng người xem, gợi nhớ bóng hào quang của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga lừng danh trước 1975. Năm 1978, cùng với Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh được chọn ghi hình, là những vở cải lương đầu tiên được phát trên sóng truyền hình sau năm 1975. Một trong những đoạn diễn ca nổi tiếng nhất trong vở được nhiều người biết đến với tên gọi Mê Linh biệt khúc được cho là của soạn giả Vĩnh Điền. Xuất xứ của điệu hát là từ một bài dân ca Phúc Kiến có tên là Alysan hay Cao Xang Xim (Cao sơn thanh - Núi cao xanh), được dùng nhiều trong các tuồng cải lương Hồ Quảng. Khác với giai điệu nguyên bản có tiết tấu nhanh, vui tươi, soạn giả Vĩnh Ðiền đã dùng bài này với tông nhạc da diết bịn rịn hơn hẳn bài gốc, rồi cảm tác từ lớp diễn đó một bản đặt tên Mê Linh biệt khúc.
Giáo sư Phương Oanh
Nghệ sĩ Kim Chính
Giáo sư Trần Văn Khê
Nhạc cung đình Huế trên sân khấu Pháp
Từ trống đồng Ngọc Lũ qua kodo, taiko Nhật Bản trở
về trống trận Tây Son, tiếng trống Mê Linh, trống thật là một nhạc cụ truyền thống
Á Đông. Năm 1996, lần đẩu tiên ban nhạc gõ Phù Đổng từ Việt Nam qua
Paris biểu diễn ở Unesco, thành công thực hiện trống trận Tây Sơn, được vô cùng
hoan hô khi thực hành độc tấu tiếng trống vó ngựa cấp báo thể hiện tốc độ trong
chiến đấu. Nhắm mục đích giữ gìn vốn văn hóa cổ truyền của cha ông, nghệ sĩ Ðức
Dậu, trưởng ban nhạc gõ, đã cất công sưu tầm và sử dụng nhuần nhuyễn các loại
nhạc cụ. Sinh ra tại Hà Tây, càng lớn, năng khiếu âm nhạc càng đậm nét. Những
lúc về quê, chàng trai trẻ lại náo nức tham gia các lễ hội cổ truyền. Năm 1986,
vào TP. Hồ Chí Minh, vì quá yêu nhạc cụ dân tộc, nghệ sĩ Ðức Dậu quyết định
thành lập ban nhạc Phù Đổng, với các nghệ sĩ anh chị em ruột trong một gia đình
(Đức Lợi, Ðức Bình, Ðức Quang, Bích Ðào, Ðức Tân, từng là diễn viên thuộc Đoàn
ca múa Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Đoàn ca múa quân đội). Thêm vào
đoàn có nghệ sĩ Đức Dũng, mệnh danh là phù thủy trên dàn trống, là
anh em kết nghĩa của Đức Dậu. Năm 1980, khi biết được tiềm năng về nhạc gõ của
gia đình nhà Đức Dậu, cố nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Chủ tịch đầu tiên Hội Nhạc
sĩ Việt Nam đã khuyên ông nên thành lập đoàn nhạc gõ. Nhạc sĩ này đã sáng tác
bài Tiếng trống đêm giao thừa tặng cho ông. Và, Đức Dậu đã dùng trống để lột
tả hồn của tác phẩm. Bài biểu diễn đã mang lại thành công ngoài mong đợi. Anh
tâm sự quyết thực hiện lời tâm niệm đau đáu của cố GS. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và
nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát là sưu tầm và biểu diễn được các nhạc khí cổ truyền
dân tộc bằng cách hòa mình vào thiên nhiên và công chúng để thể hiện cái hồn,
cái hào khí dân tộc bằng phong cách đương đại. Nghệ sĩ Ðức Dậu không chỉ tỏ niềm
đam mê vô tận của ông với âm nhạc dân tộc, khí cụ của các dân tộc thiểu số, mà
còn là một nghệ nhân thực thụ với những trăn trở, suy tư về di sản văn hóa phi
vật thể của các dân tộc Tây Nguyên. Bộ trống dân miền núi là tiếng sấm cầu trời
đất, khích lệ nhuệ khí, tập hợp dân quân, tiễn đưa người chết. Ngày thường, họ
thường đánh vào mặt trống bịt bằng da trâu cái, đến lễ hội lớn mới đánh hai mặt,
đó là kinh nghiệm qua những năm tháng ông lên tận Đắk Lắk, Kon Tum tìm mua cổ vật.
Theo Đức Dậu, âm nhạc là cuộc đời, giải thoát những đau đáu, trăn trở, khát
khao, tham vọng, bế tắc trong đời sống của từng tầng lớp. Niềm đam mê âm nhạc,
đặc biệt là nhạc cụ cổ truyền như một mạch ngầm cứ chảy trong người nghệ sĩ, từ
mê hoặc đến mộng mị.Nhóm Tsunagari Taiko ở Parc de Sceaux miền nam Paris
Ðoàn Phù Đổng không phải là ban nhạc duy nhất đưa Việt kiểu về
với dân tộc. Hằng năm, trong các lễ hội, thường có những màn biểu diễn trống.
Việt kiểu vùng Paris đã từng được thưởng thức những dàn trống hùng vĩ Cồng
chiêng, dàn trống uy nghi Đại Nội, dàn trống vui tươi sinh viên, tiếng trống
trận dồn dập của nghệ sĩ Kim Chính, tiếng trống nhẹ nhàng của nghệ sĩ Phương
Oanh, tiếng trống nghiêm chỉnh của nghệ sĩ Nguyễn Văn Chi, tiếng trống chững chạc
của cố nhạc sĩ Trần Văn Khê,... mỗi lần nhắc nhở khán giả định cư lâu năm ở nước
ngoài mình có một quê gốc con Rồng cháu Tiên. Làm sao quên được tiếng trống
đình gịuc giã mỗi sảng tinh sương khi có lễ tế vị Thần hoàng làng, hay tiếng trống
trường rộn rã mỗi ngày hai lượt kêu gọi học sinh. Đối với riêng tôi, ấn tượng
sâu đậm nhất là hôm đi lễ chùa Songwangsa ở Hàn Quốc, tu viện đặc biệt đón nhận
tăng ni tứ xứ. Vào lúc chạn vạn, các vị sư trẻ xếp hàng lần lượt ra tay múa nhảy
đánh trống liên hồi kêu gọi tu sĩ nhập thiền. Từ khắp các nẻo chùa, các thầy lặng
lẽ nối đuôi nhau đi vào thiền đường, không một lời nói, không một tiếng động,
có lẽ các vị đã bắt đầu nhập định. Tiếng trống vừa dứt thì mặt trời cũng vừa lặn,
không còn một nhà sư nào ở ngoài sân, chính điện vừa lên đèn sáng trưng như hòn
ngọc bích nổi bật trong đêm tối. Bầu không khí trở nên nghiêm trang, thanh thản
và tuy đứng ngoài, không nhập cuộc, tôi không khỏi rùng mình, tưởng mình như ở
trên đường bước vào một thế giới tâm linh khác. Tôi còn muốn lưu lại ít lâu nữa
để hưởng cho tận cùng giây phút thần tiên, để gởi hồn vào thế giới hư vô cực lạc
nhưng những chú tiểu đã nhỏ nhẹ mời khách ra về để khỏi quấy rầy sự yên tĩnh của
các nhà sư đang thiền định. Trong đầu tôi luôn còn lẫn vẫn những tiếng trống dồn
dập, rộn rã của nhà chùa.Thành Xô mùa xuân 2016
Võ Quang Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét