Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

Phận bạc

Phận bạc

Chị Hai Cúc là con gái lớn trong một gia đình nông dân đông con ở miền tây. Nhà đông con kiếm cái ăn đã là vất vả nên sau khi đi học trường làng biết đánh vần con chữ thì chị phải nghĩ học ở nhà phụ má trông coi đám em.
Lớn lên ở cái tuổi cập kê trong khi nhiều cô bạn của chị nuôi mơ mộng tìm được người chồng lý tưởng. Chị lại cấm cúi với gánh bánh canh ở cuối chợ kiếm tiền phụ gia đình.Khuya thức dậy nấu rồi gánh ra đó bán cho kịp buổi chợ sáng.Chiều thì xay bột làm bánh canh cho ngày mai.Một ngày của chị khép kín với cái vòng quay điều đặn như nhau.Bánh canh chị bán trong chợ rất đông khách vì nước dùng ngọt thanh, trong veo, con bánh canh dai. Ngoài điều đó chị còn được nhiều người biết đến bởi tính hiền dịu, nết na với dáng vóc ưa nhìn.
Một ngày có một bà nhìn dáng vẻ sang trọng ghé ăn bánh canh của chị .Trong lúc ăn không biết bà ấy nhìn thấy điều gì ở chị mà bà lân la gợi chuyện hỏi chị tuổi con gì? gia cảnh ra sao?.Chị không lấy làm khó chịu mà lể phép trả lời bà.Sau bữa đó chừng vài tháng sau có bà mối đến nhà chị đánh tiếng.Hóa ra bà khách kia là một bà Cả buôn bán khá giả ở Sài Gòn tình cờ đi thăm họ hàng xa.Vô tình ghé ngang gánh bánh canh của chị.
Vốn hiểu biết cuộc đời bà nhìn ra chị là một người con gái rất tốt, nhất là cái dáng bà cho là ''Vượng Tử Ích Phu'' của chị.Sau khi về nhà bà thử đi coi bói theo cái tuổi chị đã cho cùng với tuổi cậu con trai của mình.Không biết ông thầy bói ngồi gốc đa đầu đình Quan Thánh thấu hiểu thiên cơ huyền bí hay do thấy món tiền quẻ hậu hĩ nên phán rằng: Tuổi hai người rất hợp,bạc đầu giai lão, giàu có sau này.Nhất là cái câu chắc chắn là anh con trai sẽ thay đổi khi lấy vợ chịu trụ hình lo làm ăn.
Không phải riêng gia đình chị bất ngờ trước cuộc hôn nhân này mà xóm làng cũng mừng cho chị.Họ tin chị ở hiền gặp lành, nhất là khi nhìn thấy con bà Cả cao ráo, bảnh bao đi xe hơi,.Còn phần chị không chưa yêu thương ai cũng không yêu chi con bà Cả.Nhưng phận con cha mẹ đặt đâu chị ngồi đó, thế là trong tiếng pháo vang trời bỏ lại đám em nheo nhóc cùng đồng ruộng.Chị gạt nước mắt lên xe hoa về làm dâu đất Sài Gòn.Trong ánh mắt hài lòng của nhiều người trừ chị.
Đời chị rẽ sang trang khác, làm dâu nhà giàu chị được ăn ngon, mặc đẹp nhưng chị có sung sướng chi đâu.Chỉ cái chuyện lo cơm nước ngày ba bữa cho một gia đình đông người đã khiến chị dậy từ sáng sớm và chỉ ngả lưng vào nữa đêm khi cả nhà đi ngủ ngon giấc.Ngoài phận làm dâu đẹp dạ ba má chồng chị còn toát mồ hôi chìu chuộng hai cô em chồng ổng ẹo hay bắt bẻ, kiếm chuyện và thầm ganh tị với cái tính khéo léo đảm đang của chị.Còn chồng của chị sau khi cưới chừng một tháng không đêm nào anh ta không về nhà trước nửa đêm.Nhiều lúc chị ngồi canh cửa mà ngủ gục lên gục xuống.
Thời gian sau thì anh ta vắng nhà càng nhiều chỉ tạt qua giây lát cho có lệ khi cần tiền.Anh ta vốn là người của đám đông của cuộc vui nơi có những cô vũ nữ uống rượu như nước cùng những bước nhảy lã lơi.Anh ta lấy vợ cho có người gánh vác và yên lòng cha mẹ, chứ một bông hoa đồng cỏ nội như chị làm sao giử nổi chân người đàn ông đa tình ấy.Lúc đầu chị thỉnh thoảng còn khóc thầm cho phần số của mình.Thấy lạc lõng khi nhớ về mái lá nghèo nhưng đầm ấm có bầy em nhỏ.Nhưng khi có mang đứa con đầu lòng thì chị không khóc nữa, đứa bé là mục tiêu trong đời chị.Chị không muốn con mình âu sầu ngay từ trong bụng mẹ gạt hết mọi thứ chị chờ đứa bé chào đời.
Hai mươi tuổi chị sinh đứa con đầu lòng là bé gái được mẹ chồng chị đặt tên là Xuân vì ra đời vào một ngày đầu năm mới.Chồng của chị vẩn lang chạ bên ngoài như trước nhưng những khi mõi mệt với những ả gái lẳng lơ đâu đó bên ngoài xã hội.Anh ta lại quay về tìm cái dành riêng cho mình cứ thế lần lượt theo thời gian chị sinh thêm hai cậu con trai nữa là Tiến, Ẩn... mỗi đứa cách nhau hai năm. Gia đình chồng chị hài lòng vì những đứa cháu khoẻ mạnh thì chị càng gầy yếu hơn với gánh nặng trách nhiệm làm dâu, làm vợ và làm mẹ.
Sau một thời gian ba chị bạo bệnh qua đời và vào cái năm giỗ đầu tiên của ba ruột chị xin phép ba mẹ chồng cho đưa cả ba con cùng về quê cúng bái.Chồng chị vào thời điểm đó đang sống như vợ chồng với một cô ca sĩ phòng trà ở Đà Lạt.Ngay thời điểm đấy thì thời thế thay đổi sau một đêm.Ba mẹ chồng và hai cô em chồng lẩn trong những người đi tản bay đi đến một phương trời khác.
Khi chị trở lại Sài Gòn mọi thứ đã không như xưa.Chồng chị cũng về vào vài ngày sau sự cố đó.Cứ ngở khi đã không còn là một anh công tử thì anh ta tỉnh mộng mà cùng vợ gầy dựng gia đình.Trong khi chị còn hoang mang không biết sẽ kiếm sống bằng cách nào.Một hôm vào lúc chị đi chợ anh ta gom góp hết những của cải con sót lại.Ngay cả bộ nữ trang cưới ngày xưa mẹ chồng cho chị.Bỏ lại ba đứa con đang ngơ nhác đứng ngồi ở góc nhà, anh đi theo nhân tình của mình gây dựng tổ ấm mới.
Chị về nhà hiểu ra sự việc chị không khóc, không oán trời trách người như những bà vợ khác.Ôm ba đứa con đứa lớn nhất năm tuổi nhỏ nhất mới giáp thôi nôi chị cắn chặt môi vai run run nhưng mắt lại ráo hoảnh. Giữa đất Sài Gòn bà mẹ có ba con như chị sắm sữa lại gánh bánh canh ngày trước chạy chợ đời.Có lẽ trời thương chị hay bởi chị thật sự nấu nướng khéo khách tới ăn rất ngày một đông.
Nhiều người khách thầm xót xa áy ngại cho chị.Cạnh gánh bánh canh nơi góc chợ có cái nôi nhỏ hai đứa con chị ngủ trong đó.Bé Xuân chỉ mới năm tuổi nhưng đã rất ngoan và nghe lời mẹ.Biết trông em giúp mẹ thỉnh thoảng lấy lọ tiêu cho khách.Lớn lên một chút thì ngoài giờ học Xuân phụ mẹ bưng cho khách ăn..Chị vẩn đẹp,hiền lành dù bao sương gió, có người đàn ông góa vợ khá giả thương xót phận chị muốn gá nghĩa cùng chị.Nhưng chị một mực lắc đầu không phải chị còn thương chi anh chồng bội bạc mà chị sợ cảnh con em, con anh, sợ người ta bạc đãi con mình.Thôi số chị khổ chị chịu chỉ mong con cái an lành là chị vui sống.Cảm phục tấm lòng của chị nên ông ấy bán cho chị một căn nhà nhỏ gần đấy với cái giá rất rẽ.Thế là mẹ con chị bây giờ không chỉ no cơm, ấm áo mà còn có chổ trú mưa nắng.
Tám năm sau ngày bỏ ra đi một đêm mưa chồng chị trở về trong bộ dáng rách bươm như một kẻ bên lề xã hội.Bồng trên tay thêm đứa bé gái chừng ba tuổi èo uột với ánh mắt vô hồn vì đói lạnh.Cũng giống như ngày xưa chị không khóc, không hỏi càng không cười nhạo vào cái sự ngã ngựa của anh .Dù nhìn vào bộ dáng đó thì không khó đoán chuyện gì đã xảy ra.Chị mở cửa cho anh ta vào nhà giống như ngày xưa còn ở nhà mẹ chồng. Tựa như chưa bao giờ có chuyện gì xảy ra. chị lật đật đi mua sữa và pha cho con bé uống dổ con bé ngủ như bao đứa con của chị.Chị đặt tên con bé là Bảo Ngọc ngụ ý là yêu qúy như ngọc ngà.Nhiều người ấm ức dùm chị có người chữi chị ngu khi thấy anh ta cũng không phụ được gì cho chị ngoài gia đình chị có thêm hai miệng ăn. Chị trả lời câu hỏi tại sao của những người thương chị thiệt thòi bằng nụ cười héo hắt cùng câu nói:
-Dạ,tại ảnh là ba của sắp nhỏ, em sao cũng được sợ không có cha tụi nhỏ tủi thân.
Ở nhà làm cha hơn một năm khi bé Ngọc biết đi lẩm chẩm hát líu lo những bài nhạc trẻ con.Chồng chị lại muốn ra đi, lần này anh ta mơ tới một chân trời thiên đường nào đó xa xôi.Nơi theo lời anh ta nói người ta không cần làm mà cũng có cơm ăn, anh ta khát khao nơi đó.Mà đi thì phải có tiền, khác với ngày trước anh ta phải lén lút vơ vét.Chị gom hết chút vốn liếng nhỏ nhoi của mình dành dụm sau mười năm chạy chợ đưa cho anh ta như một lẽ hiểu nhiên của một con nợ phải trả.
Một tuần sau,giữa đêm khuya giã từ chị anh ta đi tìm chân trời mới.Không biết anh ta có đạt được nguyện ước hay không? Chỉ là từ đó không ai biết tin tức gì về anh nữa.Có người nói anh đang sống ở phương trời văn minh nào đó cùng những người đàn bà đẹp mới.Có người nói anh ta hẳn đã làm mồi cho lũ cá ngoài biển khơi.Chị đón nhận những cái tin ấy một cách bình thản như biết trước như thế.Chị lấy niềm vui bên con trẻ,mẹ con đùm bọc nhau.Trời thương những đứa bé điều khoẻ mạnh xinh xắn, nhất là Xuân giống chị rất đẹp.
Phần ba mẹ chồng chị sau một thời gian thất lạc không tin tức chi.Một hôm chị bổng nhận được lá thư của họ do một người xa lạ chuyển tới.Trong thư ông bà báo đã già vẩn khoẻ đang ở Mỹ hai cô con gái thì lấy chồng cách xa họ.Sau một thời gian liên lạc họ ngỏ ý muốn bảo lảnh đem gia đình chị sang đó.Trước là cho đở cô đơn quạnh quẽ tuổi già và đám cháu nội điều kiện đi học tốt hơn .Chị thì không muốn gia đình mình chia rẽ.Bản thân chị thì không muốn đi bởi chị còn mẹ già yếu ở quê với chị quen cuộc sống như thế này.Nhưng nghĩ đến tương lai chị đồng ý để các con đi, nhưng ba má chị chỉ rước những đứa cháu con của chị còn bé Ngọc họ không đồng ý đem theo.Mẹ chồng chị vốn theo lề lối xưa,bà không chấp nhận đứa cháu được sinh ra từ người mẹ mà bà cho ''mèo mả gà đồng '' kia.
Cuối cùng cũng tới ngày đi thì Ân bị bệnh sốt xuyết huyết rất nặng không thể lên máy bay được.Xuân dẩn em trai kế là Tiến gạt nước mắt tạm biệt mẹ trong tiếng khóc lẩn lời dặn dò nghèn nghẹn của chị:
-Qua bển phải hiếu thảo với ông bà nội và ráng học nghe con.
-------------
Hai mươi năm sau....
Chị bây giờ tóc đã bạc hơn nữa người ta gọi chị bằng Dì Hai thay cho tiếng chị ngày này.Xuân,Tiến đã có vợ chồng và con cái.Họ chu cấp cho Dì và không cho Dì đi bán vì lo Dì vất vả.Ngọc ngay từ bé đã biết thương chị chuyện gì chi cũng hai mẹ con cùng làm.Cô luôn hiếu thảo đở đần mẹ .Lớn lên hiểu rõ gốc gác của mình cô vẩn yêu kính chị, khiến chị được an ủi rất nhiều n
Nhưng khi học xong Đại học nhờ có thành tích tốt Ngọc được tài trợ một suất học bổng và cũng sang bên ấy với anh, chị dù ở khá xa so với họ. ..Dì bây giờ ngày ngày bầu bạn với chậu hoa, tối nghe câu kinh tiếng kệ với cái suy nghĩ dọn đường về phía bên kia như bao bà Dì lớn tuổi khác.Những tưởng cuộc đời Dì đã được đền đáp sau bao khó nhọc nhưng lại xảy ra những chuyện rắc rối vào mấy năm gần đây.
Đầu tiên là bắt đầu từ chuyện Ân đòi cưới vợ.Ân tính tình vốn nhu nhược học hành hay làm ăn gì cũng thua kém người khác. Nhưng vợ Ân thì khác. Đó là một người phụ nử sắc sảo và tính toán trong cuộc sống Xuất thân nghèo khó ở quê du nhập vào Sài Gòn.Chán cảnh ruộng đồng nên chị ấy quyết bám trụ đô thị bằng mọi cách .Ngày xưa chị lấy Ân thật ra cũng là nhắm vào gia cảnh của Ân.Dạo gần mấy năm nay khi nhà Sài Gòn giải tỏa nhà cửa nối rộng đường phố .Vô tình căn nhà của Dì trở thành mặt tiền và có giá trị rất lớn.Bởi thế trong một lần khi Xuân về thăm nhà than rằng muốn về thăm má phải thu xếp rất khó khăn.Vợ Ân bèn thỏ thẻ:
-Hay là chị Hai rước má qua bên chơi cho thuận tiện đôi đường.Má vui thì ở lâu, không thích thì về đâu có khó khăn gì.Nói gì thì nói má cũng không còn trẻ, má cũng bệnh hoạn hoài.Qua đó có bác sĩ tốt và biết đâu thay đổi khí hậu làm má khoẻ hơn .Em nói gở chứ nhỡ má có gì anh chị cũng an lòng không nuối tiếc.
Cho là vợ Ân nói đúng nên Xuân gợi ý với Dì thêm vào vợ Ân bên cạnh nói ngọt nhạt phụ vào.Lúc đầu Dì vẫn giữ nguyên ý định ngày xưa không chịu đi.Xuân khóc lóc cô nói:
-Bây giờ ở bển có tới ba đứa, lẻ nào má bỏ ba đứa tụi con.Mà tụi con mắc công ăn chuyện làm đâu phải muốn về thì về.Mà sang chơi cho tụi con trả hiếu vài năm.Má hổng thương tụi con sau, hai năm chục năm trời mẹ con xa nhau.
Cuối cùng chị thay đổi quyết định bằng lòng sang bên đấy bởi thật sự chị cũng nhớ thương con mình.Thêm vào chị nghĩ thôi kệ qua phụ được con cái chút gì hay chút đó.Hai năm sau khi thủ tục hoàn tất trước ngày đi một tuần chị ký giấy cho lại Ân cái nhà đang ở theo ý nguyện của vợ chồng Ân.
Thời gian đầu qua đó tuy chưa quen chị cũng thấy buồn nhưng con cái cũng hay dẩn đi đây đó chơi.Thêm vào tính của chị cũng chỉ thích quanh quẩn ở nhà.Chị ở cùng hai vợ chồng Xuân,Xuân có hai con,chồng Xuân vốn sang đó từ bé nên Việt Nam trong anh chỉ là ký ức mơ hồ mà thôi.Ban đầu mọi chuyện cũng diển ra tốt đẹp cho đến một hôm trời đã khuya khi chị đi xuống nhà làm ly trà nóng.Ngang phòng làm việc Dì nghe vợ chồng Xuân đang to tiếng với nhau.Tiếng chồng Xuân gay gắt:
-Em nói má em đừng đốt nhang trong nhà nửa, lở xảy ra hỏa hoạn thì sau.Má em nấu cái gì mà làm cái nhà hôi rình nghe mùi phát kinh.Riếc không dám ngồi ở nhà bếp.
Tiếng Xuân nhỏ nhẹ:
-Thì má mới qua không biết để từ từ em nói khéo anh đừng làm qúa má buồn.
Hai tháng sau chị ngỏ lời muốn sang ở với Tiến.Xuân có hỏi chị có phải buồn điều chi không chị một mực nói không có.Chị giải thích muốn sang trông con giúp Tiến.Chị giấu nhẹm chuyện một lần vô tình con bé út con của Xuân nói cho chị biết: '' Daddy dặn con không được ăn đồ Ngoại nấu vì mất vệ sinh dể đau bụng ''.
Vợ chồng Tiến có đứa con trai đầu lòng lên ba tuổi, vốn sinh nở khó khăn nên vợ Tiến thương con lắm.Sợ gởi cho người ta trong coi thì con mình không được chăm sóc kỷ.Bởi vậy nghe Dì sang ở cùng vợ Tiến mừng ra mặt. Vợ Tiến có một cái tiệm làm nail, cuộc sống hai vợ chồng cũng tương đối khá giả. Thời gian đầu mọi chuyện cũng êm đềm vì cô con dâu cũng vốn xuất thân là dân dã mới sang đó sau này.Thời gian sau kinh tế đi xuống công việc của Tiến cũng ảnh hưỡng.Tiệm của vợ Tiến cũng lao đao những những tiệm khác khiến chị cáu gắt, không vui.Thằng bé Tony con của hai vợ chồng Tiến tuy mới bốn tuổi nhưng nó cao lớn hơn những đứa trẻ bằng tuổi và và rất hiếu động.Điều đó khiến Dì luôn phải để mắt khi trông coi nó, người có tuổi đôi khi chậm chạp còn thằng bé thì đang tuổi chạy giỡn.Một hôm khi nó tập chạy một cái xe đạp nhỏ trong vườn và bị té ngả, bị thương ở cánh tay cũng khá sâu tuy không nguy hiểm chi.Buổi tối hôm đó khi Vợ Tiến về không biết có phải xót con hay do tâm trạng không được tốt chị lầm bầm một mình nhưng vẩn cố ý cho Dì nghe thấy:
-Có đứa con nít giữ cũng không xong vậy, không biết có trúng chi gân cốt thằng bé không nữa.Từ hồi về đây cái nhà này đâm ra xui xẻo luôn.
Sau đó mặt chị ấy hầm hầm lôi xềnh xệch con về phòng mặc cho thằng bé cằn nhằn muốn nghe bà Nội kể chuyện.Dì đứng ngay cửa bếp nên Dì nghe rõ hết,Dì đứng im lặng như chôn chân lén lau giọt nước mắt mới vừa chảy ra nơi khoé mắt.Lúc đó Tiến vừa tắm xong bước từ phòng mình anh ngạc nhiên hỏi má:
-Chuyện gì vậy má, sao má khóc?Có phải vợ con nói gì không?
Chị vội chống chế:
-Đâu có đâu con, nghĩ tầm bậy không hà, tự nhiên má nghe nhức đầu nên bị chảy nước mắt sống.Chắc tại trời sắp trở lạnh.
Sau ngày đó vợ Tiến viện cớ con lớn cần cho đi học.Sáng khi đi làm chị đưa Tony cùng đi đến tối khi về thì đón cùng về.Về tới nhà thì thằng bé chỉ lo đi ngủ.Mà vợ Tiến cũng không ăn cơm nhà như trước viện cớ ăn chung mấy cô ngoài tiệm cho vui.Tiến thì sáng ngủ vùi trưa đi làm khuya mới trở về.Một mình Dì lẻ loi trong căn nhà nhỏ, hàng xóm thì không có người Việt.Ngọc ở khá xa so với Xuân và Tiến nên họa hoằn đôi ba tháng mới có thể tới thăm Dì được.Thêm vào Ngọc chuẩn bị kết hôn và về sống cùng gia đình chồng do chồng tương lai của Ngọc là con một.Sau đám cưới Ngọc Dì ngỏ ý muốn về Việt Nam sống.Thế là sau năm năm sang đó Dì trở về quê hương mình.
Về tới Sài Gòn Dì mới biết căn nhà của Dì đang ở hiện vợ chồng Ân cho thuê để tăng thêm thu nhập.Mà cái lý do theo vợ Ân than thở con bé lớn đang đi học tốn kém, đứa nhỏ mới sinh gần đây nên vợ Ăn phải ở nhà trông con. Vợ chồng thuê căn nhà nhỏ ở một quận ven Sài Gòn ở chung với mấy đứa em của chị ấy vừa vào Sài Gòn lập nghiệp mấy năm gần đây. Thế là Dì lại viện cái cớ muốn về quê hương bởi tuổi già muốn gần gũi mồ mã ông bà để cho vẹn vẻ đôi bề.
kêu xóm làng đóng góp phụ công sức đổ đá làm lại nâng cấp một đoạn đường làng vốn hay bị lầy lội khi trời mưa.Dì bảo:
-Thấy tụi nhỏ đi học dính bùn sình quần áo tội qúa.
Một đêm mưa Dì chợt thấy người trở mệt lúc bước xuống giường định lấy ly nước Dì choáng voáng ngất đi té xuống nền nhà.Cháu Dì vội vã đưa đến bệnh viện.Khi bác sĩ báo Dì bị đột qụy khó qua khỏi.Họ vội vã báo tin cho những người con của Dì.Những giây phút cuối đời Dì luôn thì thào kêu tên các con mình.Gần sáng Ân và vợ con chạy xuống tới thì Dì đã ra đi hơn một tiếng trước mà không kịp nhìn thấy mặt một người con nào của mình.Ngày hôm sau thì Xuân,Tiến và Ngọc điều về đến còn vợ Tiến vì mới sinh con còn trong tháng không thể về được.Theo di nguyện của Dì thường nói trước khi mất.Mọi người thống nhất an táng Dì ở cạnh ba mẹ trong đất hương hỏa.
Ngày đưa tang Dì lối xóm đi rất đông và có cả rất nhiều đứa trẻ cùng cô giáo làng cũng đến đưa.Không biết có phải trời cũng thương tiếc người như Dì hay xót thương Dì phận bạc mà trời đổ mưa rào ngay giữa Hạ nắng chang chang khi hạ huyệt.Mọi người ai cũng nhắc Dì tốt, sống phải đạo. Người ta ai cũng nói chắc Dì hẳn yên lòng khi bốn đứa con đội trang trắng xóa đứng khóc nức nở. Xuân thì như muốn đi theo má xuống mồ. Còn Ngọc ngất ngay lúc người ta hạ huyệt. Khiến mọi người hết lời an ủi khuyên can là làm như thế người mất sẽ không an lòng ra đi. Trời nhập nhoạng tối mọi người ra về lúc ngang một căn nhà lá nằm khuất sau một vườn trái cây. Có tiếng người thiếu phụ nào đó ru con văng vẳng:
- Ầu ơ... chim trời ai dể đếm lông.
Nuôi con... ầu ơ... nuôi con ai dể... kể công tháng ngày
Chiều tắt nắng, bóng tối đang dần loang lổ. Trên con đường làng có bốn cái bóng quấn khăn tang trắng xóa đang dựa vào nhau bước từng bước chậm chạp, lặng lẽ.
Song Nhi
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoa của người, còn hương thơm của ta

Hoa của người, còn hương thơm của ta Lên máy bay còn thơm hương Đà Lạt/ Hoa của người, còn hương thơm của ta/ Ai đem cả Đà Lạt về thế nhỉ/...