Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

Tình mãi còn xanh

Tình mãi còn xanh

Mùa hè năm tôi 13 tuổi thím Chín Hùng mua cái nhà nhỏ và dọn về xóm Rạch Bần nơi gia đình tôi đã sinh sống qua bao đời. Không ai quen biết với gia đình thím, cũng như không ai biết họ thực sự đến từ đâu. Nhưng nhìn những đồ đạc của họ mang theo người ta đoán họ là dân Sài Gòn hay thành thị. Thím dẩn theo ba đứa con hai gái và một trai. Chị Cúc 15 tuổi, Nhàn 12 và cậu con trai 9 tuổi.
Người nhà quê xứ tôi vốn sống rất hoà đồng với cái câu trước lạ sau quen.Nhất là khi nghe thím kể gia cảnh sa sút lại góa bụa nên dọn về vùng quê nhà tôi để tìm kế sinh nhai.Bà con chòm xóm chung quanh càng hết lòng cưu mang giúp đở.Mấy người thanh niên trai tráng giúp thím chỉnh đốn lại cái nhà mới mua. Những người phụ nữ thì giúp họ sắp xếp đồ đạc và dọn dẹp cây cỏ chung quanh.Trẻ con như tôi ngày đó thì biết gì là giúp đở.Chỉ thấy chổ nào đông người thì cũng chộn rộn tìm tới vì ham vui.Đứng vào một góc chờ những bậc cha chú sai những việc vặt vãnh.Tôi và em biết biết nhau từ ngày đó, phải nói là lần đầu tiên khi thấy em, tôi đã sững người hết một giây.Nhàn gầy gò nhưng rất trắng trẻo sạch sẽ khác hẳn những đứa con nít đen đúa hôi sình bùn như tôi và lũ bạn của mình. Gương mặt Nhàn không có chi đặc biệt ngoài nụ cười mà mỗi lần em cười thì tôi có cảm giác như mọi thứ gần đó điều sáng choang lên.
Gia đình Nhàn hoà nhập cuộc sống mới rất nhanh,thím Chín Hùng sáng nào cũng gánh một gánh xôi vò và chè trôi nước ra chợ bán.Đặc biệt xôi, chè thím nấu rất ngon nên chẳng mấy chốc có nhiều người ghé mua khiến việc buôn bán của thím luôn thuận lợi.Chiều về thì thím lo cho bầy heo, gà như một cách tăng thu nhập.Tựu trường tôi và Nhàn lại học cùng một lớp, thời đó đi học sách giáo khoa do nhà trường phát hết năm học thì trả lại.Vì không đủ sách cho tất cả học sinh nên thường hai đứa học chung một cuốn.Do biết tôi và em nhà cùng một xóm nên cô giáo xếp cho em ngồi cạnh tôi và chúng tôi dùng chung sách với nhau.
Tôi ngày đó là một đứa nghịch ngợm hay bày trò ngoại trừ học giỏi môn Toán mấy môn khác tôi học chỉ đủ điểm trung bình vì lười.Ngồi gần em tôi chẳng những không thích mà tôi lại đâm ra ghét em.Bởi tôi thích ngồi cạnh thằng Tuấn Dế hơn là em.Nhìn sách vở em sạch sẽ, chữ viết nắn nót, em lại học rất giỏi tôi càng tị hiềm và ghét em hơn.Thế là em trở thành mục tiêu của những trò nghịch ngợm của tôi.Những lần nhìn em hét lên thậm chí khóc vì hoảng sợ,khi thấy trong học bàn có một con chuột con đỏ hỏn.Tôi lại cùng lũ bạn mình khoái trá nhẩy lên vì vui cười. Nhưng lạ một điều là em không bao giờ mách cô giáo hoặc ba tôi về cái trò chơi ấy của tôi.Mặc dù em biết rõ thủ phạm chính là tôi chứ không ai khác.Rồi năm học ấy cũng trôi qua nhanh chóng theo những trò vui của tôi và sự cam chịu của em.
Thời ấy ở quê cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, chúng tôi đi học không phải xách cặp như bây giờ.Tất cả bỏ vào một cái giỏ đệm, viết thì phải vừa chấm vào bình mực vừa viết.Trẻ con vụng về nên đứa nào khi đi học về cũng lem nhem mực trên áo trên tập vở.Sáng nếu nhà không nấu cơm thì cha mẹ dúi vào tay cho củ khoai, củ mì được nướng trong bếp tro hay luộc coi như bữa sáng.Tôi cũng không ngoại lệ nhưng vốn háu ăn thêm vào tuổi ăn tuổi lớn nên chỉ chạy nhảy một chút thì giờ ra chơi tôi đã thấy đói bụng.Một lần khi cái bụng sôi ùng ục khiến tôi chẳng hứng thú chơi cũng lủ bạn. Tôi đi về phía gốc cây điệp vàng gần bờ tường của trường,định ngồi một chút chờ hết giờ ra chơi.Chợt nhìn thấy em đang ngồi học bài ở nơi ấy và trên tay là nắm xôi đang ăn dở dang.Không biết có phải vì thấy tôi nhìn chằm chập vào nắm xôi hay vì lẽ gì khác em khựng lại một chút như có vẻ suy nghĩ rồi rụt rè lên tiếng:
-Hoàng ăn xôi không, ăn chung với Nhàn cho vui nghe.
Không chờ tôi lên tiếng em vắt gói xôi vò ấy lại trong lớp lá chuối gói bên ngoài, rồi mở ra ngắt làm hai khúc.Em lấy phần phía bên khi nãy em vừa cắn,còn phần kia em vội đưa cho tôi.Tôi vì háu ăn nên chẳng để ý hoặc mắc cở chi, cứ đưa tay ra lấy và ăn một cách ngấu nghiến ngon lành.Khi tôi vừa ăn xong thì em lại lật đật lấy bình nước nhựa mang theo bên mình, em mở cái nắp bình ra làm ly và rót nước đưa cho tôi.Tôi một lần nữa cứ tự nhiên nhận lấy uống ực một cái mà không màng cám ơn hay để ý đến thái độ của em.Khi cái dạ dày của tôi ngoan ngoãn trở lại thì kẻng báo hết giờ ra chơi vang lên.Thế là tôi đứng dậy chạy ào vào lớp chẳng hề nhìn tới em thêm một lần nào.
Chẳng biết có phải do xôi nhà em nấu ngon khiến tôi ăn không thấy ngán hay tại tôi ăn hoài nên quen thói.Vài ngày sau những khi thấy đói bụng tôi lại chạy ào ra nơi đó.Em vẩn ngồi đó lẳng lặng chia phần ăn, phần uống của mình cho tôi.Tôi ngày ấy sao vô tâm đến nổi không nhìn thấy em đã gầy gò thế kia còn phải nhường phần cho mình.Cứ theo những bữa ăn khi thì gói xôi lúc là một củ khoai, tôi không còn ghét em như xưa, không nghịch ngợm nhát em nữa. Tôi bắt đầu xem em như bạn mặc dù tôi bị đám bạn chọc ghẹo và ghép đôi chung với em.Nhưng từ ngày ấy em khổ sở hơn khi làm bạn với thằng như tôi.Những lúc kiểm tra lịch sử em phải luôn cho tôi quay cóp bài bởi tôi có học chử nào đâu.Những lúc tôi mãi mê với con diều hay trái banh em lại phải chép bài tập về nhà giúp tôi.Có những lúc tôi phá lệ cho em đi theo thì em phải giữ áo, xách tập vở cho tôi để tôi chạy nhảy, hò hét chơi đánh trận giả với lủ bạn.Em ngược lại không giận hờn phiền trách mà vẩn làm chiếc bóng lầm lũi bên tôi trong suốt khoảng thời gian ấy.
Những năm cấp hai nhanh chóng trôi qua, chúng tôi đều thi đậu vào cấp ba và học trường ngoài thị trấn, cách xóm tôi khoảng 4km.Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đây dù chúng tôi vẩn học chung lớp và em vẩn ngồi kế tôi như ngày nào.Em học giỏi nên được mẹ mua tặng cho chiếc xe đạp mới và em ngỏ lời muốn tôi và em cùng đi chung.Chỉ cần nghĩ tới chuyện được chạy một chiếc xe đạp mới toang tôi đã thích đến nổi không ngủ được nên đồng ý ngay mà không hề do dự ṃột phút giây nào.Huống hồ chi ba má tôi và mẹ em đều cho rằng có tôi đi chung em thì họ yên tâm hơn.Em có thể nhắc nhở cái thằng ham chơi như tôi, ngược lại mẹ em an tâm thay vì để em tự đi.
Sáng ngày khai trường tôi dạy sớm hơn nghe ba và má dặn dò bây giờ tôi đã là người lớn không được ham chơi.Nhìn bộ đồng phục quần xanh, áo trắng bỏ trong quần tôi cũng có cảm giác mình không còn là thằng Hoàng lóc chóc nữa. Khi nghe tiếng em gọi ngoài ngõ,tôi chào ba má và vội vàng chạy ào ra.Nhưng khi gặp em tôi lại khựng người lại một lúc giống như cái ngày xưa lần đầu gặp em vậy.Em thật khác lạ trong bộ áo dài trắng đang bận,và cái nón lá mới tinh đội trên đầu.Em không buột tóc đuôi gà như thường lệ mà lại xõa nó ra lấp lững trên vai. Hình như em đẹp hơn, lớn hơn sau chỉ một ngày vậy.Tôi cứ đứng ngây ra mà nhìn với bao nhiêu thứ suy nghĩ không đầu không đuôi. Đến nổi em giục tôi nhanh lên kẻo trể đôi ba lần thì tôi mới tỉnh mộng. Lần đầu tiên tôi thấy đoạn đường từ nhà đến trường sao mà gần qúa.Sau lưng tôi em vẩn liếng thoắt nói cười như không có gì thay đổi.Chỉ có tôi thấy có cái gì đó len nhẹ vào tâm hồn mình.
Đoạn đường từ nhà đến trường mãi mãi là cung đường yên ả và đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.Khi những cơn mưa Thu rã rích kéo về mà người ta vẩn ví von mà mưa Ngâu khóc than cho của mối tình đau khổ của Ngưu Lang với Chức Nữ ở trên trời thì ngược lại là niềm vui của tôi.Chúng tôi che chung một tấm vải đi mưa chứ không phải áo mưa bây giờ.Tấm vải nhựa ấy dĩ nhiên không làm sao che hết cho hai đứa.. Ngày ấy tôi cứ mong phải chi trời đừng cho cho Chức- Ngưu gặp nhau để họ khóc thành mưa quanh năm thì tốt qúa.Để tôi mãi có được cái cảm giác mình quan trọng khi chở che em đang nép sát vào sau lưng tôi.Mặc trời mưa tôi vẩn không thấy lạnh chút nào mà hình như ngược lại còn nghe ấm áp bởi một thứ gì mơ hồ không rõ.Nhưng cuối cùng mùa Thu cũng qua,hết Đông thì đến tết.Tôi thêm một tuổi thành 18, em lên 17.Tôi đã không còn nghịch ngợm, lêu lỏng như thời con nít, tôi lo học hành hơn vì sợ mình thua sút em.
Những ngày gần tết tôi thường chạy qua phụ giúp nhà em bởi nhà không có đàn ông.Khi thì lặt lá những cây Mai trước sân nhà, khi sửa lại cái hàng rào trước ngõ.Một lần trong lúc tôi phụ em kéo đám lục bình dưới mé mương sau vườn để chị Cúc bằm ra cho lủ heo nhà em ăn. Vô tình tôi đạp phải một mãnh chai lẩn trong bùn khiến chân tôi chảy máu. Tôi đã nói với em tôi không hề thấy đau đớn chi nhiều nhưng em vẩn vừa thúc thít khóc,vừa lấy cái khăn con con nằm trong túi băng tạm lại cho tôi. Tránh cho vết thương chảy nhiều máu, em đề nghị tôi co chân lên như chơi nhảy cò cò.Sau đó cứ tựa đở vào người em và đi cà nhắt từ ngoài vườn vào nhà.
Không muốn em phật ý tôi làm theo lời em.Đi được một đoạn ngắn khi những sợi tóc mây của em bay bay vướng vào mặt tôi, tôi bất chợt quay sang nhìn em.Đôi mắt em vẩn còn đỏ hoe,dưới cái nắng của ban trưa gương mặt em lấm tấm mồ hôi trên người em toát ra một mùi thơm rất lạ.Khoảng khắc đó tôi thấy em thật gần gũi thật đáng yêu.Chẳng biết cái gì xui khiến mà tôi lại có đủ can đảm hôn vội lên đôi má non tơ ấy. Giây phút ấy qua đi nhưng em không la mắng, hay giận tôi như tôi nghĩ.Em chỉ im lặng bẽn lẽn cuối đầu nhìn xuống đất trong khi đôi má lại đỏ bừng.
Một tháng sau vào một buổi chiều chạng vạng tối, sau buổi cơm chiều khi tôi đang soạn tập sách thì em dẩn theo chiếc xe đạp và sang nhà tìm tôi. Đều đầu tiên khiến tôi ngạc nhiên là tại sao em lại dẩn theo chiếc xe đạp, khi từ nhà em tới nhà tôi chạy ù một cái là tới.Thông thường giờ này em phụ mẹ làm nhân bánh chuẩn bị cho buổi chợ sớm kia mà.Em dựng chiếc xe ở bên hông nhà và chúng tôi cùng ngồi ngay dưới mái hiên trước cửa nhà trò chuyện.Tôi hỏi em chuyện gì em cũng không trả lời chỉ ngồi im lặng mà khóc.Cuối cùng khó khăn lắm em mới lên tiếng:
-Chiếc xe đạp này Hoàng giữ để đi học, Hoàng ráng học giỏi nghe.Mai mốt Nhàn sẽ về tìm Hoàng. Tới bển Nhàn sẽ viết thư cho Hoàng.Hoàng đừng có quên Nhàn nghe.
Em chỉ nói được bấy nhiêu đó rồi lại nức nở khóc tiếp.Tôi phải cố gắng hết mọi cách mới hiểu được câu chuyện.Gia đình em ở Sài Gòn, ba em là sĩ quan chế độ cũ và chết do sốt rét rừng vào những năm học cải tạo.Nên cả nhà em mới dọn về đây.Gia đình bên nội em tất cả đã sang bên trời tây bằng nhiều cách. Khuya nay cả nhà em sẽ đi vượt biên sau nhiều lần móc nối và dành dụm đủ tiền, vàng đóng cho chủ tàu. Em nói em không muốn đi nhưng mẹ em nói rằng,bên nội kêu sang bên ấy sẽ có tương lai hơn và trên hết là có họ hàng.Mẹ em dặn là không được lộ ra cho bất cứ ai.Em đem cái xe đạp qua tặng cho tôi bởi sáng mai em không thể cùng tôi đến trường nữa.Tôi ngày ấy nào biết cái gì là '' vượt biên '' với trời tây cũng như không nhắm định được khoảng không gian là bao xa.Tôi chỉ biết xa em là một đều ngoài suy nghĩ. Cuối cùng sau khi hứa với em sẽ không hé răng nói với ai nữa lời chuyện tối hôm nay.Tôi vơ vội nắm lá dừa khô bó thành cây đuốc để đốt lên và đưa em về bởi trời cũng đã khuya.Chúng tôi chia tay trước cổng nhà em,trong ánh lửa bập bùng từ cây đuốc tôi nhìn thấy đôi mắt đầy nước của em long lanh như những vì sao.
Sáng hôm sau khi thấy thím Chín Hùng không ra bán như thường lệ làm mọi người lấy làm lạ.Hàng xóm kéo tới nhà thì cửa đóng then cài, lúc đầu mọi người đoán già đoán non rằng thím trở về lại Sài Gòn vì có chuyện gấp hoặc do không chịu nổi cực khổ ở quê Cũng có nhiều người đoán họ đi vượt biên.Tôi cũng bị người lớn lôi ra tra hỏi nhưng tôi vẩn nhất nhất nói không biết gì hết.Tôi buồn hết cả năm học đó mỗi khi nhìn sang bên cạnh chổ em ngồi tôi nhớ em da diết. Ngày hai buổi tôi với chiếc xe đạp kỷ niệm trên con đường cũ để nghe con đường bất chợt trở nên thật xa.Tôi trông ngóng thư em như em đã hứa, nhưng tất cả đều biệt tăm.Tôi không có một tin tức gì về em trong khi thời gian lặng lẽ phủ bụi và sự thay đổi và tất cả lên mọi thứ.
Nhà em rồi cũng có người khác đến ở nhưng mỗi lần đi ngang tôi lại nghe lòng nặng trĩu theo mỗi bước chân.Không biết có phải vì những lời em dặn dò tác động tới tôi không? mà tôi học hành chăm chỉ như thể bù cho phần em.Người ta phóng đường ngang những mãnh ruộng nhà tôi khiến chúng bổng có giá vì trở thành mặt tiền. Chị và má tôi vốn giỏi xoay xở theo thời cuộc bày ra buôn bán. Kinh tế nhà tôi từ đó khả giả lên trông thấy, tôi có cái xe gắn máy thay cho cái xe đạp.Chiếc xe đạp tôi treo vào một góc nhà để thỉnh thoảng tôi hình dung bóng dáng em với nụ cười mà cho cho là sáng cả một khúc sông.
°°°°°
18 năm đã trôi qua một cách nhanh chóng.Nhờ thành tích học và đều kiện kinh tế từ gia đình Hoàng bây giờ đã là một Manager trẻ của một công ty đa quốc gia. Hoàng gần như có đủ những thứ của một người đàn ông thế hệ hiện đại từ địa vị, tài chính tới học thức. Hoàng cũng đi qua vài ba cuộc tình nhưng tất cả không đi đến đâu mặc dù má Hoàng ở quê vẩn cằn nhằn bảo rằng anh kén cá chọn canh.Thật ra chỉ có chính Hoàng mới biết rõ là anh luôn lấy Nhàn để so sánh với những cô người yêu của mình.Để rồi sau đó anh dĩ nhiên thấy không ai bằng Nhàn của mình cả, dù họ là những cô gái xinh xắn và không thua kém chi ai trong xã hội.Nhưng trên hết là anh vẩn còn luôn thấy cô trong những giấc mơ.Khi thì nở nụ cười thật tươi sáng như thuở nào.Khi thì khóc như những lần bị anh nghịch ngợm nhát chuột.Nổi nhớ về cô vẩn vẹn nguyên như tình yêu đầu đời trong sáng ngọt ngào cùng nụ hôn vụng trộm ngày cũ.
Bao nhiêu năm qua Hoàng chưa từng ngừng việc tìm kiếm Nhàn.Những năm du học ở trời tây anh luôn cố gắng liên lạc, nhắn tin hỏi thăm ở những cộng đồng người việt để tìm tin tức về gia đình cô. Hoàng cũng lên những trang Web tìm người thân, đăng báo tìm người.Anh không muốn mình bỏ sót một tia hy vọng nào.Dù anh biết có thể hôm nay khi gặp lại Nhàn đã tay bồng, tay bế hoặc không còn nhớ tới anh nữa.Nhưng không sao chỉ cần nhìn cô được hạnh phúc như thế thì anh cũng an lòng để tìm hạnh phúc mới cho mình.Hoàng từng nghĩ tới trường hợp xấu nhất về những hải tặc tàn ác, khát máu trên biển.Nhưng điều ấy lập tức bị loại bỏ khi anh nhận được tin tức có tính xác thực của một vài người rằng họ đã gặp thím Hùng và chị Cúc phụ nấu cơm trong một trại tị nạn ở tại Hồng Kông.Nhưng sau đó không lâu những gia đình ấy được lãnh đến một nước khác nên họ không biết gì thêm hơn.Hoàng cũng muốn lần theo manh mối nhỏ nhoi ấy nhưng khổ nổi những trại tị nạn đã bị dẹp bỏ từ lâu.Nên anh lại một lần nữa rơi vào vô vọng.
Một đêm Hoàng nhận được cuộc điện thoại đường dài của Hobby.Hobby làm chung công ty với Hoàng nhưng ở một bộ phận khác.Hoàng rất có cảm tình với anh chàng người Tây nhưng đầy chất bình dân này.Họ cũng xem như là khá thân nhau khi anh sẳn lòng chia sẽ với Hobby những phong tục của người Việt cũng như kỷ niệm thời thơ ấu ở quê của mình.Trong cuộc điện thoại Hobby nói cho Hoàng biết là đang dẩn vợ về thăm gia đình bên ngoại ở Hồng Kông. Điều bất ngờ hơn là có một chị, vốn là vợ ông anh họ của bà xã Hobby.Sau khi vô tình nhìn thấy tấm ảnh thời sinh viên mà Hoàng tặng cho Hobby làm kỷ niệm thì khẳng định là người quen cũ.Chị ta tha thiết muốn gặp Hoàng chị có cái tên Việt Nam là Lê Thị Cúc.Nhưng Hobby e ngại nên hỏi ý kiến anh thế nào.Hoàng như muốn nhảy dựng lên vì mừng khi nghe tin ấy.Ơn trời cuối cùng anh đã có tin tức về Nhàn. Hoàng vội thu xếp và đặt ngay cái vé đi Hồng Kông vào ngày mai tới thẳng địa chỉ mà Hobby cung cấp.
Không cần phải làm thêm một sự kiểm tra nào Hoàng và chị Cúc nhận ra nhau ngay một cách dể dàng.Mặc dù chị bây giờ đã là người đàn bà 40 tuổi lam lũ với ba mặc con. Chị ôm lấy Hoàng và khóc nấc lên như muốn trút xuống vai Hoàng bao buồn phiền u uất.Khi cơn xúc động đi qua chị mới kể cho anh nghe hành trình của gia đình mình. Họ may mắn khi không gặp cướp biển hay giông bão trên biển.Sau những ngày lênh đênh họ tới được trại tị nạn Hồng Kông.Nhưng hai năm sau vẩn chưa có thể được đi đến nước thứ ba bởi nhiều hệ lụy.Khi nghe tin sẽ có một số thuyền nhân phải hồi hương trong cưỡng ép vì chính sách hổ trợ có nhiều thay đổi.Mẹ chị dứt khoát chết cũng không chịu về, bà bảo về làm gì khi nhà cửa không còn.Lại còn bị bắt đi cải tạo về cái tội vượt biên.
Cuối cùng thì chị Cúc đồng ý kết hôn với một người bản xứ để khỏi bị trả về.Người đàn ông ấy lớn hơn chị những 20 tuổi lại có dị tật ở chân.Nhưng ông ta cũng là người khá tốt khi hứa sẽ bao bọc cho cả gia đình chị.Mẹ chị mới mất khoảng 5 năm trước vì căn bệnh ung thư. Phước thì được bên nội lãnh đi định cư,thỉnh thoảng cũng có liên lạc với chị xem như cũng tạm yên ổn.Chồng chị Cúc chính là anh họ của vợ Hobby.Hôm qua tình cờ lúc thấy Hobby khoe những tấm ảnh bạn bè trong đó có tấm Hoàng chụp thời còn sinh viên của mười mấy năm về trước, nên chị nhận ra được đó là Hoàng.Chị có gởi thư về sau khi ổn định cuộc sống nhưng khổ nổi không biết chị nhớ sai địa chỉ hay bởi thời trước người ta sắp xếp lại số nhà nên khiến những lá thư đó đều bị trả ngược trở về.Không còn người thân thêm vào cuộc sống cuốn theo gánh cơm áo gạo tiền, rồi con cái,khiến chị không có điều kiện trở về Việt Nam lần nào.
Hoàng lặng im chia sẽ những thăng trầm của chị chờ cơn xúc động của chị dịu xuống anh hỏi chị về Nhàn.Hoàng cũng đã nghi ngờ có chuyện gì đó đã xảy ra với cô, khi suốt câu chuyện không nghe chị đề nhắc đến tên Nhàn.Nhưng khi nghe Hoàng vừa hỏi đến tên em mình, chị Cúc lại òa khóc như mưa nói trong tiếng tức tưởi:
- Nhàn nó chết rồi em ơi, còn đâu nữa mà em hỏi...
Hoàng bóp chặt thành ghế như tìm một điểm tựa, mặt mày tái xanh trong khi mồ hôi lấm chấm trên trán anh.Bởi đây chính là cái điều anh sợ nhất.Hoàng biết chị không nói dối nhưng lòng anh đầy rẫy nghi ngờ.Tại sao Nhàn lại chết khi cả nhà họ an bình kia mà.Như đoán được ý nghĩ của Hoàng chị Cúc nói trong tiếng ngắt quãng khi được,khi mất:
-Trước bữa ngày đi em Nhàn sốt nhẹ, mẹ và chị nghi em bị cảm nắng.Có cho em uống thuốc thấy cũng bớt nên cứ nghĩ là không sao. Không dè lên tàu vài hôm thì em trở nặng. Người khoẻ còn ngất ngư vì đói khát nói chi bệnh hoạn lại ốm yếu như em.Mọi người cùng gom thuốc lại cho em uống nhưng không qua khỏi. Trong cơn sốt hôn mê em ấy cứ liên tục gọi ''Hoàng ơi.. Hoàng hỡi..''. Nữa đêm đó thì em nó đi. Người ta không thể để xác trên tàu được mà phải vứt xác xuống biển em ạ. Hu... huu... em nó chết không chăn không chiếu. Người ta sống có nhà thác có cái mồ mà ngay cả vùng biển đó chỗ nào gia đình chị cũng không biết, thì nói gì đến chuyện cúng tế. Năm nào chị cũng lên chùa làm lể cầu siêu, mong em ấy sớm siêu thoát...
Hoàng nhắm mắt lại cắn chặt răng mặc cho những dòng lệ đang tuôn lả chã trên khuôn mặt. Trong màn nước mắt anh như thấy rõ mồn một cái cảnh người ta vứt xác Nhàn của mình xuống biển. Cái dáng nhỏ bé trong chiếc áo lụa màu mở gà ấy chìm dần trong màn nước lạnh lẽo vô tận của biển khơi sâu thẳm. Hoàng đưa tay bưng lấy mặt nấc lên: '' Nhàn ơi... em ơi...''
Bạn bè của Hoàng lấy làm ngạc nhiên là Hoàng luôn đi biển vào những năm gần đây khi rãnh rỗi. Họ càng ngạc nhiên hơn khi Hoàng đi biển không phải để nghĩ ngơi hay tắm biển. Trong khi mọi người đi mua sắm ăn uống, Hoàng lại hỏi thăm những người dân địa phương về những ngôi chùa nào nằm gần biển và tìm tới đó thắp hương, lâm râm khấn vái như một kẻ sùng tín.Dù bạn bè biết rõ Hoàng là một anh chàng không sợ trời cũng chẳng ngán đất.
Những lúc mọi người vẫy vùng,vui đùa nơi bãi tắm Hoàng lại một mình bỏ ra những ghềnh đá ngồi lặng lẽ. Đôi khi Hoàng thả hồn mình theo cánh sóng đang chạy ra khơi xa.Có lúc anh lại nhìn theo cánh Hải Âu đang bay như muốn thầm hỏi có thấy Nhàn của anh đang ở nơi nào giữa những tầng biển khơi không?. Nhưng những cánh chim biển ấy chỉ biết kêu lên những tiếng vô nghĩa mà thôi, chứ không thể an ủi hay trả lời được câu hỏi của Hoàng.
Song Nhi
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoa của người, còn hương thơm của ta

Hoa của người, còn hương thơm của ta Lên máy bay còn thơm hương Đà Lạt/ Hoa của người, còn hương thơm của ta/ Ai đem cả Đà Lạt về thế nhỉ/...