Trong cuộc đời, ai mà chả có lúc trông đợi một nguời về? Từ em bé đến cô gái
mông mơ, tóc thề xoã ngang vai đến chàng trai trẻ, bà mẹ già hay ông bố phúc
hậu. Thời chiến tranh thì sự trông đợi nguời về còn nhiều hơn. Hàng ngày. Hằng
đêm...
Hôm nay tôi xin đuợc giới thiệu với các bạn nhất là các bạn trẻ tuổi đôi mươi, một nhạc phẩm hay. Môt tình ca quê hương viết từ 1954 nhưng cho đến bây giờ, bạn nghe vẩn thấy hay. Vì sao vậy ? vì tôi biết, các bạn trẻ, với tình yêu quê huơng đang nồng cháy trong tim, khát vọng đuợc hát những bản nhạc ca ngợi quê huơng, hẳn sẽ không thua gì khát vọng hát tình ca đôi lứa. Bạn trẻ sẽ hỏi tôi vì sao ? có gì đâu, khi mới sinh ra, nguời bạn tiếp xúc là gia đinh bao gồm ông bà cha mẹ. Cảnh vật chung quanh là nơi bạn sinh sống. Những nguời và cảnh ấy đã quyện vào tâm khảm, tâm hồn bạn và... vĩnh viễn không bao giờ mất !
Nguời Về là nhạc phẩm mà tôi xin đuợc thưa với các bạn trẻ hôm nay !
Đoạn Một
Thoạt đầu, với giòng nhạc nhẹ nhàng, êm dịu, tha thiết như tiếng sáo diều đêm trăng, tác giả mời chúng ta nghe tiếng nguời về gọi mẹ. Vâng, với Phạm Duy, một nhạc sỹ dân ca tuyêt vời – mà mỗi nhạc phẩm –tôi ví như một bài luận văn – có đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận. Có thứ tự của cả không gian và thời gian.
Do đó, tác giả đã rất trân trọng khi đặt những lời hát đầu tiên của nguời về là tiếng gọi mẹ :
Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ...
Bạn thấy không? me có hay chăng con về ? rồi câu tiếp theo, sao không là mẹ nhìn thấy con gầy ốm ? mà chiều nay thời gian đứng im để nghe ? Lời hát hay phải không bạn ? Thời gian đã đuợc nhân cách hoá như môt nhân chứng sống – đứng im để nghe. Nghe gì ? nghe gió trong tim tràn trề ? Nỗi vui đã đuợc thời gian nghe như tiếng gió. Gió lao xao. Ừ, ta vẫn nghe tiếng gió. Tượng trưng cho nhiều thứ. Khi cuồng nộ khi ve vuốt. Nhưng ở đây, tiếng gió tràn trề như niềm vui oà vỡ khi nguời về với mẹ quê !
Rồi câu hát tiếp theo, xuống rất trầm lắng, diễn tả hình ảnh mẹ. Nụ cuời nhăn nheo bỗng dưng lệ nhoè ! vâng, chúng ta khi găp lại mẹ già, bao giờ cũng là lệ nhoè đôi mắt. Hình ảnh đuợc diễn tả rất chân thực. Mẹ vui vì con về và nụ cuời móm mém nhăn nheo nở trên môi với đôi dòng lệ chảy ?
Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ...
Câu tiếp theo – cũng vẫn dòng nhạc dịu dàng ấy đã đi tiếp nối đúng tình cảm con nguời : con quan sát mẹ sau bao ngày tháng xa cách. Và nguời về thấy gì ? Thấy me yêu đã già ! Điều đó, ai cũng cảm nhân đuợc sau thời gian xa cách. Nếu các bạn đi xa, năm hay muời năm, khi trở về thì bao giờ cũng là me đã có nét già. Ở đây, sau chinh chiến, nguời về đã biết, me già vì những năm tháng vừa qua, mẹ đã sống môt mình một bóng trong căn nhà văng vẻ. Chiếc bóng in trên vách nhà ! Lời hát thật hay phải không bạn ? chỉ môt câu thôi- đã diễn tả đuợc những năm tháng của mẹ. Bạn có thể viết ra sao ? mẹ ra bờ ao giặt áo ? mẹ thui thủi mâm cơm một mình Không, tác giả chỉ diễn tả bằng một câu chiếc bóng in trên vách nhà là đủ nói lên tất cả ! Nỗi cô quạnh của mẹ già !
Đoạn Hai
Bạn trẻ ? Cái gì gắn với mẹ già tóc trắng phau phau ? phải chăng là hình cảnh mẹ lần tràng hạt trên nền đất của ngôi chùa nghèo. Và tiếng chuông chùa ? Đúng vậy. Tác giả đã cho nguời về, gọi mẹ thiết tha và hết sức nhân từ, bác ái khi nhớ đến những vòng hương trắng xoá, tuởng nhớ nguời chiến sỹ đã nằm xuống những vùng đất xa xôi ? bạn hãy nghe đi ? chữ la đà rất dìu dặt và chết trong xa mờ nghe não nuột làm sao ?
Me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà
Nhớ tới, nhớ tới những linh hồn vắng nhà
Một vòng hương trắng xoá
Tình nồng trong thương nhớ
Gửi người chiến sĩ chết trong xa mờ...
Những vần nhạc của tác giả đi với nhau như thơ. Nếu trong thơ, vần đuợc coi như bằng với bằng thì trong nhạc, bằng vẫn đi với trắc miễn là có cùng âm. Ví dụ ở đây là trăng xóa : một vòng hương trắng xoá đi theo la đà chuông chùa la đà) Do vậy, nhạc như ru!
Đoạn Ba
Sau mẹ, nguời thuơng yêu thứ hai của nguời về là Vợ. Một bản nhạc đi đúng thứ tự cấp bậc của hệ thống gia đinh chúng ta, nguời Việt Nam. Đoạn sau, các bạn trẻ sẽ thấy tác giả viết đến Con của nguời về.
Nguời về -- rất tình tứ -- đã gọi nguời vợ là Người yêu ! Buổi trùng phùng đã khiến chàng -- nguời về -- tuởng như giấc mê ! Chàng hồi tuởng lại. Thuở chiến tranh, ai dám mong xuân về ? thế mà, buổi xuân hiếm hoi là đây. Ta -- nguời về -- như một bóng bên em –- đoá hoa đêm -- kề vai bên nhau nào ngờ vuờn đêm có bông hoa kề.
Em có hay chăng anh về
Thoạt nhìn người yêu ngỡ trong mộng mê
Ai dám mong chi Xuân về
Nào ngờ vườn đêm có bông hoa kề...
Rồi bạn thấy không, sau những nỗi nhớ ngày cũ, phải chia cắt vì nuớc non chưa yên bề thì giòng nhạc vút cao lanh lảnh với âm thanh rộn rã. Em ơi em ơi, xích lại gần đây nào. Nguời về - chỉ bầng câu nói giản đơn mà chất chưa bao tình yêu mến, ta xa nhau lâu quá, em hãy xích lại gần đây ! nếu là thời bây giờ thì hẳn là xích lại và... một nụ hôn ? Không ! Với Phạm Duy, tình ca bao giờ cũng tràn đầy tình yêu quê huơng. Rất tư nhiên, không giả tạo. Không kiểu thuơng yêu theo chỉ đạo ? Khi nguời yêu - cũng là vợ xích lại thì – nguời về - chàng chiến sỹ của chúng ta – lại thấy lòng man mác nhớ đến những duyên và số nghèo ! Chẳng cần phải cao giọng giảng đạo đức, phải không ? bên nhau và nguời về nhớ những cảnh ngộ kém may mắn. Nốt nhạc buồn và lời hát chìm xuống, mêng mang : Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều. Vâng, bạn trẻ của tôi ơi, chữ Ai, rất độc đáo của từ ngữ Việt Nam. Ai ! chỉ môt từ mà nói đuợc cả cả hai thân phận ! Anh nhớ những khi não nề Sầu trên nẻo xa chắn ngang đường đi Nhưng nước non chưa yên bề Thì đành tình riêng gác bên lời thề. Em ơi, em ơi, xích lại gần đây nào Nhớ tới, nhớ tới những duyên và số nghèo Trời làm cơn mưa bão Tình người như tơ liễu Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều...
Đoạn Bốn
Con có hay chăng cha về
Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia
Chinh chiến đã qua một thì
Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề...
Thât lạ lùng. Đến đoạn này tác giả đã cho giòng nhạc thật rộn rã vui tuơi và cao ngất nguởng ! Tôi không tuởng đuợc tác giả lại phong phú quá đỗi vậy ? Sau những dịu dàng, tha thiết của nguời về với mẹ, với vợ thì với con, âm thanh thật vui. À vâng, thì đây lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia! Giòng nhạc phải rộn rã và lời hát cho ngay chúng ta, một hình ảnh sống động vô cùng, con trẻ đang líu lo rất hồn nhiên ! Nguời về - nhìn con líu lo - đã có chút thầm ngạc nhiên xen lẫn tái tê, chinh chiến đã qua rồi và trên biết bao ê chề thì tuổi thơ vẫn vươn lên ! bạn có ứa nuớc mắt không, khi nghe tuổi thơ nở trên biết bao ê chề ? Tôi ư ? có đấy. Một xúc động vô cùng. Bao ê chề của chiến tranh mà tuổi thơ của các em bé Việt Nam – yêu dấu của chúng ta - vẫn vuơn lên đơm hoa !
Và bạn trẻ ơi, những câu sau cũng tuyệt quá bạn ạ ? tôi yêu tuổi trẻ của các bạn. Tôi ước mong tuổi trẻ các bạn đuợc lớn lên trong tình quê ! Còn gì bằng khi ta đuợc nuôi duỡng trong tình yêu quê hương cơ chứ ? Nguời về - nguời đàn ông cột trụ của gia đinh – đã mơ uớc giản dị từ nay mầm non lớn trong tình quê!! tác giả vi von – rất chân quê - mầm non sẽ như gió thu sau tháng hè thổi qua cánh đồng lúa xanh. Ở đây, các lời hát vẫn là vần ê hay ia (ngoài kia - ê chề - chia lìa – xanh rì) do đó lời hát vẫn như ru. Không gượng ép, không trúc trắc gì cả !
Thôi đã hết cơn chia lìa
Từ nay mầm non lớn trong tình quê
Như gió Thu sau tháng Hè
Thổi về ruộng nâu lúa tươi xanh rì...
Đọan Năm
Điều tôi yêu nhất ở tình ca quê huơng Phạm Duy chính là tính nhân bản. Con nguời hết sức nhân đạo. Sống và luôn nghĩ đến nguời khác. Chính vì vậy, tôi ao uớc các bạn trẻ hãy yêu tình ca quê hương Phạm Duy. Bạn sẽ thấy mình đuợc bồi đắp tinh thần, tâm hồn biết bao. Vì quê huơng, hai tiếng thiết tha nhất của một đời nguời, phải thế không !
Hãy nghe nhé, sau xum vầy, nguời về nhắn nhủ con : con ơi con ơi, chúng ta đang xum họp nhưng con có hay chăng, ngoài kia, còn biết bao mảnh đời tan tác ? bao trẻ thiếu nhà ! Môt lời day dỗ nhẹ nhàng lúc đoàn tụ...
Con ơi, con ơi, tiếng cười nở chan hoà
Nhớ tới, nhớ tới biết bao trẻ thiếu nhà...
Và câu cuối : Môt đàn chim nhỏ bé. Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà. Ôi, bạn trẻ ? Bạn phải nghe. Nếu không phụ lòng tôi lắm đấy ? Tôi biết, các bạn đang thích nhưng giòng nhạc sôi động, tình tự nhưng hãy thử nghe Nguời Về đi ? Còn câu nào tuyệt hơn câu cuối này ? Rất tình nguời. Chia nhau từng miếng cơm và khoanh cà ! Tôi nghiêng mình thán phục nhất truớc từ khoanh cà ! Vì sao ư ? bạn biết rồi đấy. Cà là món ăn dân dã. Khi ăn, thường cắt cà làm đôi. Thì khoanh cà là thế !
Trong Quê Nghèo, một nhạc phẩm khác của Phạm Duy, tôi đã ưa thích lời áo dài đùa trong tiếng cuời thì ở đây, câu chữ khoanh cà rất tuyệt. Đủ nói lên tình nguời với nhau khi nghèo khó, đủ nói lên cái nghèo của vùng quê sau chinh chiến. Và trên hết, chao ơi cái từ khoanh cà -- chọn quá khéo -- để đi cùng vần với (chan hoà, thiếu nhà, đông giá...) đấy, chữ giá là vần trắc nhưng dính chữ A nên vẫn coi như là vần theo điệu nhạc !
Ngoài đường trời Đông giá
Một đàn chim nhỏ bé
Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà...
Bạn trẻ, Nguời Về, nhạc phẩm đẫm tình quê huơng, giàu nhân đạo, đủ lẽ luân thường đạo lý của nguời dân Việt Nam, từ gọi mẹ rồi mới đến vợ, sau hết là con, những hình ảnh đi với từng đối tuơng đuợc chọn lọc kỹ : mẹ với chuông chùa, vợ với vuờn đêm có bông hoa kề và con với tuổi thơ lớn trong tình quê, nhưng dù với đối tượng nào thì cũng hết sức nhân ái.
Với mẹ thì nhớ đến nguời con chiến sỹ khác đã nằm xuống.Với vợ thì nhớ duyên số nghèo hơn mình. Với con thì nhớ những trẻ thiếu nhà !
Nhạc phẩm, có đúng là một bài luận văn, có thứ tự trên duới không bạn ? Mở bài, thân bài, kết luận có đủ ? Từ khi nguời về cho đến lúc đàn chim gọi nhau chia sớt khoanh cà ! Ý đi liên tục và rất có ý nghĩa !
Tôi đã tặng các bạn lời. Lời quá tuyệt. Bây giờ xin các bạn nghe giòng nhạc. Hãy nghe đi, để thấy trái tim trẻ của các bạn yêu quê hương nhiều hơn !
Hôm nay tôi xin đuợc giới thiệu với các bạn nhất là các bạn trẻ tuổi đôi mươi, một nhạc phẩm hay. Môt tình ca quê hương viết từ 1954 nhưng cho đến bây giờ, bạn nghe vẩn thấy hay. Vì sao vậy ? vì tôi biết, các bạn trẻ, với tình yêu quê huơng đang nồng cháy trong tim, khát vọng đuợc hát những bản nhạc ca ngợi quê huơng, hẳn sẽ không thua gì khát vọng hát tình ca đôi lứa. Bạn trẻ sẽ hỏi tôi vì sao ? có gì đâu, khi mới sinh ra, nguời bạn tiếp xúc là gia đinh bao gồm ông bà cha mẹ. Cảnh vật chung quanh là nơi bạn sinh sống. Những nguời và cảnh ấy đã quyện vào tâm khảm, tâm hồn bạn và... vĩnh viễn không bao giờ mất !
Nguời Về là nhạc phẩm mà tôi xin đuợc thưa với các bạn trẻ hôm nay !
Đoạn Một
Thoạt đầu, với giòng nhạc nhẹ nhàng, êm dịu, tha thiết như tiếng sáo diều đêm trăng, tác giả mời chúng ta nghe tiếng nguời về gọi mẹ. Vâng, với Phạm Duy, một nhạc sỹ dân ca tuyêt vời – mà mỗi nhạc phẩm –tôi ví như một bài luận văn – có đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận. Có thứ tự của cả không gian và thời gian.
Do đó, tác giả đã rất trân trọng khi đặt những lời hát đầu tiên của nguời về là tiếng gọi mẹ :
Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ...
Bạn thấy không? me có hay chăng con về ? rồi câu tiếp theo, sao không là mẹ nhìn thấy con gầy ốm ? mà chiều nay thời gian đứng im để nghe ? Lời hát hay phải không bạn ? Thời gian đã đuợc nhân cách hoá như môt nhân chứng sống – đứng im để nghe. Nghe gì ? nghe gió trong tim tràn trề ? Nỗi vui đã đuợc thời gian nghe như tiếng gió. Gió lao xao. Ừ, ta vẫn nghe tiếng gió. Tượng trưng cho nhiều thứ. Khi cuồng nộ khi ve vuốt. Nhưng ở đây, tiếng gió tràn trề như niềm vui oà vỡ khi nguời về với mẹ quê !
Rồi câu hát tiếp theo, xuống rất trầm lắng, diễn tả hình ảnh mẹ. Nụ cuời nhăn nheo bỗng dưng lệ nhoè ! vâng, chúng ta khi găp lại mẹ già, bao giờ cũng là lệ nhoè đôi mắt. Hình ảnh đuợc diễn tả rất chân thực. Mẹ vui vì con về và nụ cuời móm mém nhăn nheo nở trên môi với đôi dòng lệ chảy ?
Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ...
Câu tiếp theo – cũng vẫn dòng nhạc dịu dàng ấy đã đi tiếp nối đúng tình cảm con nguời : con quan sát mẹ sau bao ngày tháng xa cách. Và nguời về thấy gì ? Thấy me yêu đã già ! Điều đó, ai cũng cảm nhân đuợc sau thời gian xa cách. Nếu các bạn đi xa, năm hay muời năm, khi trở về thì bao giờ cũng là me đã có nét già. Ở đây, sau chinh chiến, nguời về đã biết, me già vì những năm tháng vừa qua, mẹ đã sống môt mình một bóng trong căn nhà văng vẻ. Chiếc bóng in trên vách nhà ! Lời hát thật hay phải không bạn ? chỉ môt câu thôi- đã diễn tả đuợc những năm tháng của mẹ. Bạn có thể viết ra sao ? mẹ ra bờ ao giặt áo ? mẹ thui thủi mâm cơm một mình Không, tác giả chỉ diễn tả bằng một câu chiếc bóng in trên vách nhà là đủ nói lên tất cả ! Nỗi cô quạnh của mẹ già !
Đoạn Hai
Bạn trẻ ? Cái gì gắn với mẹ già tóc trắng phau phau ? phải chăng là hình cảnh mẹ lần tràng hạt trên nền đất của ngôi chùa nghèo. Và tiếng chuông chùa ? Đúng vậy. Tác giả đã cho nguời về, gọi mẹ thiết tha và hết sức nhân từ, bác ái khi nhớ đến những vòng hương trắng xoá, tuởng nhớ nguời chiến sỹ đã nằm xuống những vùng đất xa xôi ? bạn hãy nghe đi ? chữ la đà rất dìu dặt và chết trong xa mờ nghe não nuột làm sao ?
Me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà
Nhớ tới, nhớ tới những linh hồn vắng nhà
Một vòng hương trắng xoá
Tình nồng trong thương nhớ
Gửi người chiến sĩ chết trong xa mờ...
Những vần nhạc của tác giả đi với nhau như thơ. Nếu trong thơ, vần đuợc coi như bằng với bằng thì trong nhạc, bằng vẫn đi với trắc miễn là có cùng âm. Ví dụ ở đây là trăng xóa : một vòng hương trắng xoá đi theo la đà chuông chùa la đà) Do vậy, nhạc như ru!
Đoạn Ba
Sau mẹ, nguời thuơng yêu thứ hai của nguời về là Vợ. Một bản nhạc đi đúng thứ tự cấp bậc của hệ thống gia đinh chúng ta, nguời Việt Nam. Đoạn sau, các bạn trẻ sẽ thấy tác giả viết đến Con của nguời về.
Nguời về -- rất tình tứ -- đã gọi nguời vợ là Người yêu ! Buổi trùng phùng đã khiến chàng -- nguời về -- tuởng như giấc mê ! Chàng hồi tuởng lại. Thuở chiến tranh, ai dám mong xuân về ? thế mà, buổi xuân hiếm hoi là đây. Ta -- nguời về -- như một bóng bên em –- đoá hoa đêm -- kề vai bên nhau nào ngờ vuờn đêm có bông hoa kề.
Em có hay chăng anh về
Thoạt nhìn người yêu ngỡ trong mộng mê
Ai dám mong chi Xuân về
Nào ngờ vườn đêm có bông hoa kề...
Rồi bạn thấy không, sau những nỗi nhớ ngày cũ, phải chia cắt vì nuớc non chưa yên bề thì giòng nhạc vút cao lanh lảnh với âm thanh rộn rã. Em ơi em ơi, xích lại gần đây nào. Nguời về - chỉ bầng câu nói giản đơn mà chất chưa bao tình yêu mến, ta xa nhau lâu quá, em hãy xích lại gần đây ! nếu là thời bây giờ thì hẳn là xích lại và... một nụ hôn ? Không ! Với Phạm Duy, tình ca bao giờ cũng tràn đầy tình yêu quê huơng. Rất tư nhiên, không giả tạo. Không kiểu thuơng yêu theo chỉ đạo ? Khi nguời yêu - cũng là vợ xích lại thì – nguời về - chàng chiến sỹ của chúng ta – lại thấy lòng man mác nhớ đến những duyên và số nghèo ! Chẳng cần phải cao giọng giảng đạo đức, phải không ? bên nhau và nguời về nhớ những cảnh ngộ kém may mắn. Nốt nhạc buồn và lời hát chìm xuống, mêng mang : Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều. Vâng, bạn trẻ của tôi ơi, chữ Ai, rất độc đáo của từ ngữ Việt Nam. Ai ! chỉ môt từ mà nói đuợc cả cả hai thân phận ! Anh nhớ những khi não nề Sầu trên nẻo xa chắn ngang đường đi Nhưng nước non chưa yên bề Thì đành tình riêng gác bên lời thề. Em ơi, em ơi, xích lại gần đây nào Nhớ tới, nhớ tới những duyên và số nghèo Trời làm cơn mưa bão Tình người như tơ liễu Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều...
Đoạn Bốn
Con có hay chăng cha về
Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia
Chinh chiến đã qua một thì
Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề...
Thât lạ lùng. Đến đoạn này tác giả đã cho giòng nhạc thật rộn rã vui tuơi và cao ngất nguởng ! Tôi không tuởng đuợc tác giả lại phong phú quá đỗi vậy ? Sau những dịu dàng, tha thiết của nguời về với mẹ, với vợ thì với con, âm thanh thật vui. À vâng, thì đây lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia! Giòng nhạc phải rộn rã và lời hát cho ngay chúng ta, một hình ảnh sống động vô cùng, con trẻ đang líu lo rất hồn nhiên ! Nguời về - nhìn con líu lo - đã có chút thầm ngạc nhiên xen lẫn tái tê, chinh chiến đã qua rồi và trên biết bao ê chề thì tuổi thơ vẫn vươn lên ! bạn có ứa nuớc mắt không, khi nghe tuổi thơ nở trên biết bao ê chề ? Tôi ư ? có đấy. Một xúc động vô cùng. Bao ê chề của chiến tranh mà tuổi thơ của các em bé Việt Nam – yêu dấu của chúng ta - vẫn vuơn lên đơm hoa !
Và bạn trẻ ơi, những câu sau cũng tuyệt quá bạn ạ ? tôi yêu tuổi trẻ của các bạn. Tôi ước mong tuổi trẻ các bạn đuợc lớn lên trong tình quê ! Còn gì bằng khi ta đuợc nuôi duỡng trong tình yêu quê hương cơ chứ ? Nguời về - nguời đàn ông cột trụ của gia đinh – đã mơ uớc giản dị từ nay mầm non lớn trong tình quê!! tác giả vi von – rất chân quê - mầm non sẽ như gió thu sau tháng hè thổi qua cánh đồng lúa xanh. Ở đây, các lời hát vẫn là vần ê hay ia (ngoài kia - ê chề - chia lìa – xanh rì) do đó lời hát vẫn như ru. Không gượng ép, không trúc trắc gì cả !
Thôi đã hết cơn chia lìa
Từ nay mầm non lớn trong tình quê
Như gió Thu sau tháng Hè
Thổi về ruộng nâu lúa tươi xanh rì...
Đọan Năm
Điều tôi yêu nhất ở tình ca quê huơng Phạm Duy chính là tính nhân bản. Con nguời hết sức nhân đạo. Sống và luôn nghĩ đến nguời khác. Chính vì vậy, tôi ao uớc các bạn trẻ hãy yêu tình ca quê hương Phạm Duy. Bạn sẽ thấy mình đuợc bồi đắp tinh thần, tâm hồn biết bao. Vì quê huơng, hai tiếng thiết tha nhất của một đời nguời, phải thế không !
Hãy nghe nhé, sau xum vầy, nguời về nhắn nhủ con : con ơi con ơi, chúng ta đang xum họp nhưng con có hay chăng, ngoài kia, còn biết bao mảnh đời tan tác ? bao trẻ thiếu nhà ! Môt lời day dỗ nhẹ nhàng lúc đoàn tụ...
Con ơi, con ơi, tiếng cười nở chan hoà
Nhớ tới, nhớ tới biết bao trẻ thiếu nhà...
Và câu cuối : Môt đàn chim nhỏ bé. Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà. Ôi, bạn trẻ ? Bạn phải nghe. Nếu không phụ lòng tôi lắm đấy ? Tôi biết, các bạn đang thích nhưng giòng nhạc sôi động, tình tự nhưng hãy thử nghe Nguời Về đi ? Còn câu nào tuyệt hơn câu cuối này ? Rất tình nguời. Chia nhau từng miếng cơm và khoanh cà ! Tôi nghiêng mình thán phục nhất truớc từ khoanh cà ! Vì sao ư ? bạn biết rồi đấy. Cà là món ăn dân dã. Khi ăn, thường cắt cà làm đôi. Thì khoanh cà là thế !
Trong Quê Nghèo, một nhạc phẩm khác của Phạm Duy, tôi đã ưa thích lời áo dài đùa trong tiếng cuời thì ở đây, câu chữ khoanh cà rất tuyệt. Đủ nói lên tình nguời với nhau khi nghèo khó, đủ nói lên cái nghèo của vùng quê sau chinh chiến. Và trên hết, chao ơi cái từ khoanh cà -- chọn quá khéo -- để đi cùng vần với (chan hoà, thiếu nhà, đông giá...) đấy, chữ giá là vần trắc nhưng dính chữ A nên vẫn coi như là vần theo điệu nhạc !
Ngoài đường trời Đông giá
Một đàn chim nhỏ bé
Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà...
Bạn trẻ, Nguời Về, nhạc phẩm đẫm tình quê huơng, giàu nhân đạo, đủ lẽ luân thường đạo lý của nguời dân Việt Nam, từ gọi mẹ rồi mới đến vợ, sau hết là con, những hình ảnh đi với từng đối tuơng đuợc chọn lọc kỹ : mẹ với chuông chùa, vợ với vuờn đêm có bông hoa kề và con với tuổi thơ lớn trong tình quê, nhưng dù với đối tượng nào thì cũng hết sức nhân ái.
Với mẹ thì nhớ đến nguời con chiến sỹ khác đã nằm xuống.Với vợ thì nhớ duyên số nghèo hơn mình. Với con thì nhớ những trẻ thiếu nhà !
Nhạc phẩm, có đúng là một bài luận văn, có thứ tự trên duới không bạn ? Mở bài, thân bài, kết luận có đủ ? Từ khi nguời về cho đến lúc đàn chim gọi nhau chia sớt khoanh cà ! Ý đi liên tục và rất có ý nghĩa !
Tôi đã tặng các bạn lời. Lời quá tuyệt. Bây giờ xin các bạn nghe giòng nhạc. Hãy nghe đi, để thấy trái tim trẻ của các bạn yêu quê hương nhiều hơn !
Hoàng Lan Chi
Người Về
Nhạc và lời: Phạm Duy
Hà Thanh hát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét