Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

Cảm nhận ngàn đêm

Cảm nhận ngàn đêm

MỘT
Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đến Tháng Mười” đạo diễn Đặng Nhật Minh rất thành công miêu tả trường đoạn ma mị này.
Khi nói về các anh linh liệt sĩ (linh khí quốc gia) tôi thích liên hệ đến đêm. Triết lý cuộc sống, có ngày là bởi vì có đêm. Có bình minh bởi vì có hoàng hôn. Như thế cặp phạm trù này không thể tách rời nhau như mặt trời mặt trăng vậy.
Cũng có lẽ vì thế trong hành trình mấy chục năm đi tìm đồng đội, trong đó có em trai liệt sĩ của mình, tôi luôn tựa vào đêm để kết nối giữa người dương và người âm; chính xác là những đồng đội đang sống và các liệt sĩ đã quên mình vì đất nước.
Những câu thơ, bài viết xúc động, được coi là thành công nhất trong cuộc đời cầm viết của tôi cũng ra đời khi màn đêm buông xuống.
Và, cuộc gặp giữa người âm, người dương nơi chiến địa xưa cũng là lúc đêm xuống hoặc hoàng hôn sầm sập cuối chân trời.
Chuyện này tôi đã kể nhiều, đó là nửa đêm cúng động thổ, cầu siêu trước ngày khởi công xây dựng đền thờ liệt sĩ Long Đại (Quảng Bình) cách đây gần 20 năm. Đêm ấy, tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn thời chống Mỹ, qua nhà ngoại cảm gặp lại đồng đội của mình. Đó là các liệt sĩ: lái xe của ông; chính trị viên tiểu đoàn cao xạ… Dù bất cứ ai chưa bao giờ tin vào việc âm dương, tâm linh “mục sở thị” sự kiện này cũng không thể phủ nhận. Tôi chắc rằng, không chỉ cô gái TNXP của tỉnh đoàn Quảng Bình “bị” liệt sĩ nhập ma cả tướng Hy cũng như người mộng du vào cõi tâm linh, ma mị.
HAI
Và, cũng có lẽ thế, ba năm trong chặng đường đầu tiên của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM, tôi chắc rằng các CCB bao gồm tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao, kể cả những người lính trận bình thường và thân nhân của họ tham gia Hội như một sứ mệnh trái tim mà liệt sĩ trao gửi.
Trong đội hình đồng hành có rất nhiều người trải qua hoặc chứng kiến hệ lụy của chiến tranh. Hệ lụy nhãn tiền; còn món nợ cao nhất của họ là chưa tìm thấy danh tính đồng đội. Trong số 1,2 triệu liệt sĩ còn gần 50 vạn liệt sĩ chưa xác định được danh tính hoặc chưa tìm thấy hài cốt. Và, đáng lý họ được nghỉ ngơi, vun đắp hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị với gia đình, họ hàng, bạn bè thì họ lại khoắc ba lô lần nữa. Công việc “ăn cơm nhà vác nghĩa tình đồng đội” không ai có thể bắt buộc họ. Chỉ có liệt sĩ mới đủ uy lực “điều động” họ vào đội ngũ những người thiện nguyện (tự nguyện làm việc tốt): tri ân đồng đội trả món nợ của những người đang sồng với những người hy sinh vì tổ quốc. Dám chắc điều ấy là sự thật với đội ngũ những người thiện nguyện trong các tổ chức Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ của cả nước.
Cứ đi sẽ thấy đường. Độ lùi thời gian, có lẽ đã làm mọi người trả lời được câu hỏi, trong khi nhà nước có cả một hệ thống với không ít ngân sách lo việc đền ơn đáp nghĩa, có cần thêm một tổ chức xã hội thiện nguyện: tri ân đồng đội?!
BA
Lại nói về màn đêm, nhân kỷ niệm 3 năm thành lập Hội HTGĐLS TP HCM tôi có nhiều đêm mất ngủ. Sự hiện diện, dõi theo của liệt sĩ có thực hay chỉ là huyền thoại phát sinh từ tâm tưởng. Vị đại tá tuổi thất thập, một trong những người lao tâm, khổ sức lo cho sự ra đời Hội và thủy chung đồng hành – người khởi xướng phong trào “Đi tìm đồng đội” tâm sự rằng, không có liệt sĩ phù hộ, ông và nhiều đồng đội không đủ sức khỏe và nghị lực “vác nghĩa tình đồng đội” đến ngày hôm nay. Không chỉ riêng vị đại tá ấy, mà nhiều người trong Hội cảm nhận được điều đó. Khi đại dịch Covid19 như bóng ma bao trùm thế giới, mảnh đất hình chữ S không ngoại lệ. TP HCM là tâm dịch. Hàng chục ngàn người tử vong, đến thảm cảnh không đủ lò hỏa thiêu để thiêu xác người tử nạn. Trong khi “ai ở đâu ở yên tại đó” thì những chiến sĩ thiện nguyện của Hội vẫn xông pha nơi “trận mạc”. Họ kết nối tổ chức các “phiên chợ không đồng”. Họ cùng các doanh nghiệp “mặc áo giáp trắng” mang hàng cứu trợ đến với bà con nơi tâm điểm đại dịch. Họ như con thoi kết nối để chống dịch cứu dân…
Điều lạ, nhiều người trong số ấy không bị nhiễm Covid19. Vẫn khẩu trang 5K xông pha từ TP HCM đến các tỉnh lân cận. Họ vẫn đồng hành xây các ngôi đền thờ, bia ghi danh liệt sĩ tại Long Khốt, Phú Quốc, Đắc Tô…
Họ vẫn vượt bão giông ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An trao nhà tình nghĩa cho các mẹ liệt sĩ đã gửi những đứa con thân yêu của mình cho chiến trường Miền Nam ruột thịt.
Lắm lúc, đêm xuống, tôi thắp hương khấn liệt sĩ nơi đền thờ uy nghi,hoành tráng tại Long Khốt, Phú Quốc hay tại bàn thờ giản dị mà linh thiêng ở văn phòng Hội. Tôi nhận được tín hiệu hồi âm: Bát hương bùng cháy và những nén hương cong, đôi khi có hình trái tim trên bàn thờ liệt sĩ. Điều ấy như sự chứng giám, gửi gắm thông điệp của liệt sĩ với những việc chúng tôi đang làm.
BỐN 
Có nhiều người hỏi, tôi đã làm đôi câu thơ – đôi câu đối ấy(*) từ bao giờ, trong hoàn cảnh nào?
Tôi nghĩ đến khuôn mặt cười mà như khóc của tướng Phan Khắc Hy trong đêm cúng động thổ xây dựng đền liệt sĩ tại bến phà Long Đại (Quảng Bình). Và, tôi thấy đang cùng tướng Hy mộng du, phiêu diêu về cõi tâm linh – nơi hàng triệu đồng đội chúng tôi đang hát khúc quân hành.
Cảm ơn ngàn đêm đã bắc cầu cho bình minh tới.
Chú thích:
(*) Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí Quốc gia!.
12/7/2023
Trần Thế Tuyển
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng - Gia tài của một "Mắt thần" áo lính

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng
Gia tài của một "Mắt thần" áo lính

Suốt 50 năm cầm máy “lưu giữ dáng hình đất nước”, từ thời chiến đến thời bình, Đại tá Trần Hồng đã có cho mình gia tài nhiều người mơ ước.
Căn phòng làm việc của Đại tá Trần Hồng chỉ chừng 20 mét vuông trên gác hai khu tập thể cũ thuộc báo Quân đội nhân dân. Đây cũng là căn phòng duy nhất trong tòa nhà không cho thuê và có người cựu phóng viên duy nhất ở lại cùng gia tài nhiếp ảnh. Căn phòng ngập tràn ảnh và sách, vừa vặn kê một bộ bàn ghế mây. Chiếc ghế dài bên trong khó mà nhận ra được bởi đã bị bao phủ đầy ảnh và sách. Hầu hết là các bức ảnh chiến trường, ảnh hân dung Mẹ Việt Nam anh hùng và ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khối “tài sản” đồ sộ ấy mới chỉ là phần thấy được bằng mắt. Số còn lại là kỷ niệm sống mãi trong tâm niệm người chiến sĩ nhân dân, phải cảm nhận bằng tấm lòng mới mới khiến người ta đắm say và thêm yêu những bức ảnh.
Vạn dặm “tôi luyện” người phóng viên ảnh thời chiến
Vào chiến trường được một năm, năm 1969, Trần Hồng được điều động từ Trường Sơn ra Bắc vào Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) để học khóa Báo chí đầu tiên. Tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp phóng viên chiến trường.
Lần tác nghiệp đầu tiên ở nhà tù Tuol Sleng của tộc người Polpot là một ký ức ám ảnh với ông: “Đến giờ tôi không dám nghĩ lại, nhưng lúc đấy vẫn phải nhảy vào chụp”. Xứng đáng thay đó là bộ ảnh duy nhất kịp ghi lại thời khắc này, bởi ngay sau đó quân giải phóng của ta đã dọn dẹp hiện trường. Đoàn 15 người NHK Nhật Bản tới sau 15 phút phải ra về tay trắng dù đi 1.500km chỉ để chụp bộ ảnh, tiếc ngây người. Bộ ảnh sau này được chọn ra 25 tấm mang tên “Tố cáo tội ác của bọn diệt chủng Khmer” gửi đến Liên Hợp Quốc. Đó cũng là bộ ảnh ông thấy tuyệt nhất khi đó.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng cũng có giây phút trọn vẹn niềm vui như câu chuyện chụp các bức ảnh ở mặt trận Lạng Sơn. Chỉ trong vòng 3 ngày, các bức ảnh đó đã sớm có trên khắp mặt báo. Ông hóm hỉnh kể rằng: “Nhờ có nó mà tôi được đi báo cáo kinh nghiệm, khắp cả báo Nhân Dân, báo Hà Nội. Thế là bỏ mất 3 tuần không được đi tiếp!”.
Mặt trận khói lửa “tôi luyện” ông với nhiều “ngón nghề” đặc biệt. Ở mặt trận Tây Nam, những bức ảnh được tráng phim chỉ với 1 chiếc đèn pin, 1 miếng lá chuối non cắt tròn ốp lên kính, rồi tìm người về Hà Nội để gửi. Những tấm ảnh gửi về có thể chậm, nhưng chưa bao giờ mất. “Tôi rất biết ơn những người vận chuyển, vì họ yêu và tin báo Quân đội nhân dân nên phóng viên chúng tôi được thơm lây. Khi thấy ảnh được đăng lên báo, tìm lại được cái người đấy thì quý lắm, phải ôm lấy đến chết mà thôi. Sướng lắm.”
Đến nay, rất nhiều tấm phim âm bản được ông giữ lại. Hai ngăn dưới của tủ sách cạnh bàn trà, ông chế thành tủ sấy khóa cẩn thận. Một hộp bánh quy bằng sắt đầy ắp những gói giấy trắng đựng từng miếng phim. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh thật biết cách làm người ta no nê con mắt! Ông vừa dốc lấy phim ra tay vừa bật cười nhận đây là phong cách tẩn mẩn của người già. Khi giơ bất kì kỳ tấm ảnh nào lên soi qua ánh sáng từ ban công nhỏ, ông chỉ mất 1-2 giây để nhận ra đó là bức ảnh gì, chụp ở đâu. Phải yêu những khoảnh khắc ấy nhường nào mới thân thuộc được đến thế.
Phần sự nghiệp cầm máy với chân dung mẹ Việt Nam anh hùng
Mẹ Việt Nam anh hùng là đề tài ông đã theo đuổi từ lúc bắt đầu nghiệp nhiếp ảnh đến nay và có 4 cuộc triển lãm. Cơ duyên bắt đầu từ chuyến về phép với mẹ 15 ngày. Khi đó ông đã là sĩ quan quân đội.
Một lần được mẹ gội đầu, ông thấy ánh mắt mẹ như lấp lánh lên ánh sáng lạ. Nhìn ra đấy là niềm vui của bất kỳ bà mẹ nào khi được chăm sóc cho con từ việc nhỏ nhất, ông chợt nghĩ: Niềm vui nhỏ nhoi đấy thôi mà nhiều mẹ Việt Nam ta không còn có được niềm vui ấy nữa, vì các con mẹ đã ra trận và mãi mãi không trở về.
Tốt nghiệp, ông về làm việc tại báo Quân đội nhân dân, tranh thủ thời gian hoàn thành xong nhiệm vụ để thực hiện bộ ảnh “Chân dung mẹ”. Khi xa cách người mẹ ở quê nhà, đó như là sự khuây khỏa nỗi nhớ đối với ông.
Có một bà mẹ ở Bắc Giang đến giờ ông còn nhớ như in: “đội chiếc nón rách, một mình liêu xiêu giữa cánh đồng”. Xin chụp không thành, ông thuyết phục mẹ: “Con xa quê ở tận trong Hà Tĩnh, được gặp và chụp ảnh bà là con như vơi đi nỗi nhớ mẹ”. Bà mẹ thoáng ngập ngừng nhưng rồi mẹ xua tay chỉ ông về phía Lễ tuyên dương bà mẹ Việt Nam anh hùng: “Chú vào mà chụp các bà ấy, còn tôi và hàng trăm bà mẹ ở Hà Bắc này chỉ có 1 con là liệt sỹ và không được phong là mẹ Việt Nam anh hùng”. Trước khi đi, mẹ quay lại nói một câu khiến ông đau đáu mãi: “Chú ơi, nhưng mẹ nào lại muốn con mình chết nhiều để được làm anh hùng.”
Một tháng sau, nhân cơ hội được gặp Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ông xin thưa ngay điều còn bất cập trong công tác tuyên dương mẹ Việt Nam anh hùng: “Việc phân chia nỗi đau các bà mẹ để người này được làm mẹ Việt Nam anh hùng, người kia không được hoàn toàn phi nhân văn, không nên so sánh mẹ nào có nhiều con hy sinh hơn.”
Chủ tịch nước đã thuận tình với ý kiến của ông.
Đến nay, khi người ta thấy một Trần Hồng với mái đầu như cước bạc dưới ven nắng, ông ấy vẫn nói về tình yêu không nghỉ với hành trình chụp “Chân dung Mẹ”: “Tôi không bỏ được… Với tôi mẹ nào cũng là mẹ Việt Nam Anh hùng, dù là hy sinh một người con, nhiều người con hay hy sinh cả thiên chức làm mẹ.”
Hành trình chụp những bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngay từ những ngày còn cầm máy ở chiến trường, Trần Hồng đã mơ có một ngày được chụp ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vậy mà mãi tới năm 1992, ông mới có duyên may mắn được gặp Đại tướng. Đó là trong cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội và Quảng Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành thời gian tới dự. Đại tướng xem rất kỹ những bức ảnh về chiến tranh của Trần Hồng và ngồi xuống cuốn sổ lưu niệm viết thủ bút rằng: “Những tấm ảnh, những bức tranh như thơ, như nhạc. Qua hình ảnh ghi lại, người xem rất xúc động với những tình cảm, nỗi đau thương và niềm vui qua những con mắt làm cho người xem nhớ mãi. Chúc Trần Hồng, người nghệ sĩ – chiến sĩ có những tác phẩm lớn”.
Đọc những dòng chữ do đích thân Đại tướng viết, Trần Hồng vô cùng xúc động như không tin vào mắt mình. Ông cứ nghĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với trăm công nghìn việc, vậy mà người vẫn dành khoảng thời gian quý giá để xem các cuộc triển lãm ảnh về chiến tranh, xem rất kỹ và có những dòng thủ bút vừa bình dị vừa sâu sắc còn rất có con mắt nghệ thuật phê bình.
Với tấm lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc vị Đại tướng của nhân dân, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng đã xin gặp và thực hiện những bức ảnh với tất cả những cảm xúc thăng hoa nhất, chân thật nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những bức ảnh của Trần Hồng dung dị chất đời thường mà vẫn toát lên thần thái vừa uy nghiêm vừa minh triết về vị tướng của nhân dân.
Năm tháng thời gian miệt mài, từ phóng sự “Một ngày với Đại tướng” để đến nay, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng đã có một “gia tài” gần 2000 bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông cũng đã có một số cuộc triển lãm ảnh gây tiếng vang, được giới chuyên môn đánh giá cao về vị tướng huyền thoại của dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với thế giới của người hiền, song những huyền thoại về ông trong đó có những bức ảnh của Đại tướng của Trần Hồng vẫn còn lại mãi với thời gian, vừa như những chứng tích, vừa như niềm tin bất biến. Đó cũng là những vẻ đẹp nhân văn nhất về hình ảnh bộ đội cụ Hồ.
Khúc vĩ thanh
Giờ đây, mỗi lần nhắc lại hành trình 50 năm với nghề báo và nghiệp riêng, mắt ông sáng long lanh như ống kính mắt cá của chiếc máy phim ông trân quý. Chiếc Canon dây đeo đã sờn nhưng vỏ máy còn “bền” lắm, như cái tâm người nhiếp ảnh kính nghiệp.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng – người phóng viên chiến trường đã đi qua biết bao đạn bom, thử thách, những chuyển động lớn lao của thời cuộc, niềm tin và hạnh phúc của nhân dân cũng chính là hoàn thành giấc mơ nghệ sĩ – chiến sĩ của mình. Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông đã như thay lời muốn nói về những đóng góp máu xương vô bờ bến của nhân dân và người chiến sĩ, những người mẹ anh hùng, những vị tướng huyền thoại đã đi vào sử sách trong đó có những tấm ảnh trung thực và bình dị của ông.
12/7/2023
Trần Mai Chi
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Chị Thơ - Tản văn Trần Nguyên Trang

Chị Thơ - Tản văn
Trần Nguyên Trang

Gió heo may tràn về, lá vàng rơi đầy lối nhỏ, quê hương tôi đang chầm chậm vào Xuân. Từ ngày có cuộc cách mạng xanh – nông thôn mới, bộ mặt thôn quê đã đổi khác. Đổi khác không chỉ vì “điện – đường -trường – trạm” mà đổi khác ngay từ sâu thẳm lòng người. 
Thả bộ dọc bờ sông, tôi như người mộng du. Đường hoa và tiếng loa phóng thanh, tiếng trống chầu… Từ khi công cuộc đổi mới khởi sắc, làng quê tôi như lột xác. Tôi gặp chị Thơ ngay cầu đá đầu làng. Cách đây nửa thế kỷ, chị Thơ đã tiễn tôi lên đường đánh giặc nơi bến sông này. Cậu về bao giờ? Về giỗ Bố rồi giỗ Tổ hả? Dạ, em mới về. Chị có khỏe không? Nói khỏe cũng được mà không cũng được, cậu ạ. Chị đã hơn bảy chục rồi còn gì…?
Tôi giật mình. Chị đã hơn 70 rồi sao? Đúng thế, là lớp đàn em, tôi cũng đã sắp đến “tuổi xưa nay hiếm”. Tôi bước vào căn nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ, nhìn ra cánh đồng. Phải nói, nông thôn mới đã làm mọi thứ mới lạ. Ngõ nhỏ lầy lội khi xưa, nay được đổ bê tông khang trang, rộng rãi. Nhà nào cũng tường xây, ngói mới. Trang bị, tiện nghi đầy đủ, không kém gì thành phố. Mọi thứ đều mới mẻ, chỉ có chị Thơ thì vẫn thế. Tôi nhớ lại người con gái đội trưởng đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp cách đây hơn 50 năm về trước. Ngày ấy chị Thơ mới hơn hai mươi tuổi, đã được giao làm đội trưởng sản xuất, quản lý vài trăm hộ gia đình. Dáng người thon, tóc dài, da trắng, vồng ngực tràn dâng, đôi mắt sâu đầy biểu cảm, chị Thơ rực sáng như bông hoa đồng nội.
Dạo ấy tôi đang học lớp 10. Cả xã chỉ có vài người học lớp 10 nên chúng tôi được coi là lớp “trí thức” nhất làng. Nghỉ hè, tôi theo chị Thơ ra cánh đồng. Nhìn chị “chỉ huy” bà con làm mùa, tôi thấy chị đẹp như trong tranh vẽ. Cái đẹp không chỉ bong ra ngoài mà lặn sâu vào trong, khiến người ta gặp dù chỉ một lần cũng khó quên được. Mỗi khi chị xăn quần quá đầu gối lội ruộng dưới ánh nắng ban mai, chị như bước ra từ tranh của danh họa Nguyễn Chánh. Tính tình vui vẻ, nói năng dịu dàng, thuyết phục, nhưng không phải không có lúc chị giận. Tôi nhớ lần ấy, mùa vụ đang hối hả, đi họp về, gần trưa chị Thơ vẫn thấy mấy con trâu cột dưới gốc tre. Hỏi ra, mới biết, trời mưa các thợ cày tự tiện nghỉ việc, rủ nhau đụng thịt chó, đánh chén. Chị Thơ bực lắm. Chưa cày trâu lần nào, chị tự tay chọn con trâu hung nhất, vác cày ra đồng. Đã quan sát các thợ cày từ trước, nên chị Thơ tự tin lắm. Con trâu ngang ngạnh nhất phải ngoan ngoãn nghe theo chỉ dẫn của chị, thả những đường cày thẳng tắp. Trời mỗi lúc một nắng gắt, đã quá trưa, chị vẫn miệt mài với cánh đồng. Thấy thế, mấy cụ phải tạm gác cuộc nhậu. Trâu ai, nấy cày. Tới xẩm tối cánh ruộng đã cày xong, kịp cho công đoạn tiếp theo, nối vụ.
Người con gái duyên dáng mới hơn 20 tuổi dịu dàng nhưng quyết đoán ấy sau này là chị kết nghĩa của tôi. Chính chị đã tiễn tôi ra mặt trận. Buổi tiễn tôi lên đường, hai chị em bách bộ dọc bờ sông. Dưới ánh trăng như rải thủy ngân lấp lánh, chị ấn vào tay tôi vật kỷ niệm là chiếc khăn tay. Chị nắm chặt tay tôi. Khóc. Đó là lần đầu tiên tôi thấy chị khóc. Sau này chị nói với tôi, chiến tranh khốc liệt quá. Làng ta đã có hàng chục trai tráng ra đi không trở về. Chị nghĩ em cũng thế. Em sẽ không trở về và chị khóc.
Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm. Ngôi làng nghèo xơ xác của chúng tôi bên dòng sông, giờ đây đã giàu có. Chỉ có chị Thơ vẫn thế. Chị không lấy chồng, sống trong ngôi nhà nhỏ cuối làng. Có người bảo, chị ở vậy để chăm sóc bà mẹ già gần một trăm tuổi. Người khác lại bảo, mấy chục năm trước, chị tiễn người yêu ra mặt trận. Kết thúc chiến tranh, anh ấy vẫn không về và chị cứ mòn mỏi chờ đợi.
Chuyện không vui ấy, chị Thơ không nhắc lại mà kể cho tôi nghe những kỷ niệm một thời gian khó. Thế mà được như ngày hôm nay, có người còn chê lên, trách xuống. Họ bảo mình tụt hậu. Giọng chị Thơ gãy gắt, quyết đoán như cái
thời làm đội trưởng sản xuất. Tụt hậu là tụt hậu thế nào? Cuộc sống bây giờ so với ngày xưa đã sướng vạn lần. Thế mà họ không hài lòng, vẫn đòi hỏi nhà nước. Trong khi đó họ không tự hỏi mình xem đã làm gì để góp vào sự đổi mới, thành công của đất nước, trước hết là của làng, của xã…
Người trẻ hay nói tới tương lai. Người già hay kể về quá khứ. Bà chị ngoài thất tuần của tôi, không chỉ kể về quá khứ mà luôn nói đến tương lai. Làm gì thêm nữa để góp sức vào nông thôn mới, góp vào sự đổi mới giàu có và ấm áp của quê hương. Chị nói cậu nghe, “nông thôn mới” cứ đổi mới. Nhưng cái gì không cần đổi mới thì phải giữ cho bằng được, đó là nền nếp, gia phong, là tình người, trước hết là tình làng, nghĩa xóm. Giàu có, khang trang nhưng sao chị thấy người ta lạnh nhạt với nhau, còn lôi nhau ra toà vì những việc liên quan tới lợi ích cá nhân. Cậu viết báo, viết gì thì viết nhưng cố gắng giúp mọi người hiểu ra và thương yêu nhau hơn nữa nhé?
Lời dặn dò của bà chị kết nghĩa tuổi ngoại thất tuần làm đêm ấy tôi không sao ngủ được. Khuya lắm rồi tôi vẫn nghe tiếng trống chầu từ nhà thờ họ Nguyễn lúc thăng lúc trầm. Ngày mai bà con dòng họ được coi là lâu đời nhất ở làng này vào hội. Chị Thơ là hậu duệ. Trong trang phục truyền thống, chị đứng đầu đội nữ tế chững chạc hành lễ trong tiếng nhã nhạc vừa xa xăm, vừa gần gũi.
12/7/2023
Trần Nguyên Trang
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Lan tỏa thông điệp "Huế - Kinh đô áo dài"

Lan tỏa thông điệp
"Huế - Kinh đô áo dài"

Ngày 6/7, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế-TT Huế), Sở Văn hóa và Thể thao TT Huế đã tổ chức Lễ phát động và đạp xe tuần hành qua các điểm di tích văn hóa, lịch sử, mở đầu cho hàng loạt sự kiện sôi nổi của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2023.
Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh cùng hơn 300 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tham gia hưởng ứng. Sau chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc do Nhà hát Ca kịch Nghệ thuật Huế biểu diễn, đoàn tuần hành hưởng ứng mặc áo dài xuất phát từ Nghinh Lương Đình đạp qua các tuyến đường đường Cửa Ngăn –  đường Ông Ích Khiêm – đường Đoàn Thị Điểm – đường Đặng Thái Thân – đường Lê Huân – đường Ông Ích Khiêm – đường Nguyễn Trãi – cửa Nhà Đồ – đường Lê Duẩn – cầu Dã Viên – đường Bùi Thị Xuân – đường Lê Lợi – cầu Trường Tiền – đường Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Nghinh Lương Đình.
Áo dài là biểu tượng văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam. Tôn vinh nét đẹp áo dài Việt Nam, áo dài Huế nhằm góp phần khôi phục thói quen mặc áo dài trong sinh hoạt đời thường, khi đến công sở, trong dịp lễ, sự kiện quan trọng của năm. Thông qua phong trào mặc áo dài góp phần định hướng áo dài trở thành một xu hướng thời trang của giới trẻ và những người yêu áo dài.
Ngày hội áo dài là dịp tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Huế trong tà áo dài thuớt tha; là cơ hội để chúng ta giới thiệu với bạn bè giá trị trường tồn của áo dài Việt Nam, là dịp tôn vinh các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân góp phần bảo tồn và phát triển áo dài Việt Nam, tạo môi trường giao lưu văn hóa giữa công chúng và nhà thiết kế, văn nghệ sĩ… Từ đó, đưa áo dài gắn bó, gần gũi hơn với người dân.
Từ ngày 06 – 12 tháng 7 sẽ diễn ra chuỗi hoạt động quảng diễn, trình diễn Áo dài Huế, biểu diễn nghệ thuật, kết hợp với các hình thức tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hình ảnh Áo dài nhằm khuyến khích sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng trong Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Nổi bật có Tọa đàm với chủ đề “Hướng đi cho Áo dài Huế; Hành hương đến lăng Chúa Nguyễn Phúc Khoát; Lễ tri ân Chúa Nguyễn Phúc Khoát; Triển lãm “Áo dài và tem bưu chính”; Quảng diễn Áo dài cộng đồng với chủ đề “Áo dài và môi trường” và nhiều hoạt động cộng đồng khác như “Áo dài và không gian thao diễn”, “Áo dài và dân gian đất Bắc”, “Giới trẻ và Áo dài”, “Áo dài và di sản”, “Áo dài đương đại”, “Áo dài thiếu nhi”, “Áo dài khiêu vũ”, “Áo dài học đường”… Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành, địa phương cũng tích cực hưởng ứng, vận động cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, tiểu thương và cộng đồng mặc áo dài trong thời gian diễn ra Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023.
Một ngày toàn dân mặc trang phục áo dài để lan tỏa thông điệp “Huế – Kinh đô áo dài”, như một lời hứa với tiền nhân là chúng con vẫn đang chắt chiu, giữ gìn bản sắc văn hóa, những giá trị nhân văn của tổ tiên để lại, để các thế hệ mai sau luôn tự hào áo dài Huế – một thuở vàng son.
13/7/2023
Trương Huyền - Bảo Trân
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Lữ hành - Trần Hương Giang

Lữ hành - Trần Hương Giang

Tôi thương mình nhọc nhằn cuộc hành trình/ Thế nhưng tôi không sao từ chối được/ Đôi bàn chân đã rướm máu vì dẫm lên nhiều sỏi đá/ Vậy mà tôi vẫn chưa từ bỏ cuộc chơi…
Lữ hành
Tôi đã đi qua muôn dặm dài
Lên đồi xuống suối
Một kẻ rong chơi giữa sân đời không mệt mỏi
Đi và về
Khóc và cười
Giòn giã và tả tơi
Kẻ lữ hành thấy áo mình sờn vai
Tóc đã màu phai
Nụ cười héo úa trên môi khô
Mắt hoen mờ những hình ảnh từ quá khứ
Thấy thế tôi vẫn cứ đi
Làm sao tôi dừng chân được
Một sớm mai nắng loang gọi mời
Mỗi chiều ánh hoàng hôn đầy quyến rũ
Kéo tôi theo bước vào đêm
Bóng tối của đêm đen ma mị
Với ánh đèn màu mờ nhạt
Rủ rê tôi chìm vào tịch mịch
Của những giấc mơ hoang đường
Tôi thương mình nhọc nhằn cuộc hành trình
Thế nhưng tôi không sao từ chối được
Đôi bàn chân đã rướm máu vì dẫm lên nhiều sỏi đá
Vậy mà tôi vẫn chưa từ bỏ cuộc chơi…
Tiếng gọi
Âm vang của tiếng gọi
Vọng về từ nơi nào xa thẳm
Tên của tôi tỏa lan khắp núi đồi
Qua từng tầng khí quyển
Niềm hưng phấn như cục than hồng bật lên ngọn lửa
Chới với đôi tay quờ quạng giữa không gian
Vẫn không bắt được gì
Tôi chỉ nghe chỉ nghe…
Thế giới của mộng tưởng và hiện thực
Hoàn toàn khác nhau 
Đừng đem giấc mơ dệt thành cuộc sống
Loang lổ con đường một ngày mưa
Ướt đẫm cuộc đời một mùa đông
Tàn rơi khu vườn sau cơn bão
Tiếng gọi mơ hồ loãng dần
Khi tĩnh lại tôi biết chỉ là giấc mơ!
Đôi mắt
Đừng thả dòng sông đôi mắt ứ nước
Đừng làm mềm lòng tôi sóng dâng trào
Mùa đã qua, con thuyền hững hờ trôi
Hãy chở theo tất cả trôi về khơi
Tôi hiểu rằng đôi mắt sẽ ở lại
Rợp bóng mát che nắng chiều hanh hao
Tỏa ánh lửa ấm nồng ngày đông lạnh
Dù dòng sông thao thiết vẫn trôi v
Mây khói bâng quơ buổi chiều tái tê
Tôi ở lại nhớ đôi mắt biết nói
Như kẻ mù giả vờ tôi không thấy
Giả vờ như điếc tôi chẳng biết nghe…
13/7/2023
Trần Hương Giang
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Mảnh đời - Truyện ngắn Văn Quốc Thanh

Mảnh đời - Truyện ngắn
Văn Quốc Thanh

Cô bé ngồi bên vệ đường, đưa đôi tay bẩn lau nước mắt, thỉnh thoảng nhìn qua bên kia quốc lộ theo dõi từng động tác của người anh. Tôi hướng theo tầm nhìn của nó về phía ấy, rồi tự hỏi, hình như thằng Hòa đang có mặt nơi này?
Không thể người lại giống người đến thế? Gỡ đôi kính, lau sạch, nhìn kỹ lần nữa. Đúng thằng Hòa rồi. Đích thực con trai của chị Út trong hẻm tôi. Hôm qua, tôi còn thấy vợ chồng chị trau chuốt và nhởn nhơ ngoài bến tàu.
Chồng chị tôi biết rành lắm, anh ấy là tài xế của một hãng xe du lịch rất nổi tiếng đã có vợ, nhưng về sống chung như vợ chồng với chị trong xóm tôi từ mấy năm nay ai mà không biết. Chị làm hụi, anh chạy xe đưa đón khách, cuộc sống khá ổn định.
Nhớ cách đây vài năm, người chồng cũ của chị về ghé nhà tôi và có gởi lại ít quà, nhờ trao lại cho bọn chúng, và chính tôi đưa tận tay thằng Hòa. Lẽ nào bọn trẻ không còn ở chung với chị. Vì bộn bề công việc nên tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Nghe đâu chị đã gởi một đứa về nội và một về ngoại. Chị thường nói như vậy mỗi khi trong xóm có ai hỏi. Nhưng biết đâu… Đời sống vốn có nhiều phức tạp kia mà.
Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi quyết định dừng xe theo dõi bọn trẻ.
Thằng Hòa vẫn miệt mài trong đống rác, chiếc cù móc trên tay theo từng nhịp bổ vào trong mớ bùng nhùng dơ bẩn. Hộp mốp chứa cơm văng ra, hắn nhanh tay mở tung nắp. Mắt hắn sáng lên rồi nhìn dáo dác bọn trẻ chung quanh đang hì hục bươi bới. Hắn nhanh tay bốc vội chiếc đùi gà nham nhở quệch vào vạt áo rồi cắm đầu chạy như ma đuổi. Em hắn, con Bình ngồi chờ đói ran cả ruột. Hắn đến bên em,vỗ vỗ vào vai rồi dứ dứ đùi gà trước mặt, cười hì hì. Theo phản xạ tự nhiên của cái đói, cô bé chụp lấy, ngồi nhai ngấu nghiến. Lúc đói nó không ý thức thẹn thùng. Khi gặm xong chiếc đùi gà, hắn hí hửng nhìn chung quanh rồi bất chợt cúi gằm mặt xuống đất tỏ ra ngượng nghịu, có lẽ hắn bắt gặp tôi đang nhìn chăm chú. Vâng, ít ra con người cũng khác con vật ở lòng tự trọng, nhưng cái đói làm cho nó mất cảnh giác là có người đang theo dõi từng động tác ăn uống của mình. Tôi đến bên hắn bắt chuyện làm quen, nhưng hắn vờ lơ nhìn ra chỗ khác.
Tôi rào đón:
– Cháu là em thằng Hòa?
Con bé tròn xoe mắt nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên và sợ sệt. Sợ. Không phải vì tôi biết nó mà cái sợ của những người có tội. Có lẽ hắn tự hỏi, tôi mất gì và anh nó có chôm chỉa của tôi không? Cứ vậy hắn hết nhìn tôi từ đầu đến chân rồi lia mắt từ chân lên đầu. Có lúc hắn len lén nhìn qua bên kia quốc lộ, nơi anh nó đang cặm cụi bươi bới như ngầm mách: “Hãy dọt lẹ có người đang theo dõi anh đó”.
Tôi trấn an:
– Thấy anh cháu quen quen chú hỏi thăm, vậy thôi.
Con bé lấy lại bình tĩnh, trả lời:
– Dạ, cháu là em của anh Hòa. Sao chú biết anh của cháu? Mà cháu xin thề với chú, chúng cháu chỉ đi móc bọc, lượm rác chứ không bao giờ trộm cắp của ai.
Tôi an ủi :
– Sao cháu lại nghĩ thế?
– Tại vì ai thấy bọn cháu cũng nghĩ như vậy.
Tôi vỗ về:
– Chú hỏi, cháu phải trả lời thật nhé. Có phải cháu là con của chị Út?
Cô bé nhìn xuống đất trả lời tôi bằng giọng buồn buồn:
– Dạ, đúng vậy.
– Sao cháu không ở nhà mà đến đây nhặt rác?
– Anh em cháu phải tự kiếm sống. Bố dượng không muốn chúng cháu sống chung với họ.
Tôi phân trần :
– Nhưng nhà đó là của cha mẹ cháu?
Trường đời đã dạy cho chúng sớm ý thức về cuộc sống nên con bé tỏ ra am hiểu rành hơn trước tuổi không như tôi tưởng.
Cháu trả lời:
– Lúc đầu, cháu nghe bố dượng nói thế, nhưng sau nầy, mỗi khi ổng đi uống rượu về cự nự với mẹ là làm không đủ đưa cho vợ nuôi con riêng. Anh Hòanghe vậy về mách với nội, nhưng nhà nội quá nghèo không thể cưu mang chúng cháu. Bà nội nói tùy bay tự lo liệu mà ăn ở, nội già rồi chẳng giúp được gì nên bọn cháu phải bỏ nhà đi lang thang kiếm sống.
– Ba cháu không gởi tiền và về thăm các cháu, à?
Đôi mắt con bé đượm buồn nhìn về phía xa xăm như dò tìm một điều gì trong ký ức. Biết lúc này khơi lại chuyện đau thương của bọn trẻ là điều không nên, nhưng tôi vẫn muốn tìm hiểu. Trong đầu tôi lại văng vẳng những câu nguyền rủa ngày nào ở những năm về trước từ căn nhà cuối hẻm. Hình ảnh chiều chiều có một chiếc xe máy cà tàng loạng choạng chạy ngang được điều khiển bởi một người đàn ông ốm nhom nực nồng men rượu. Và một người đàn bà ăn bận xốc xếch, trên tay lưa thưa những tờ vé số. Cái căn nhà tồi tàn cuối hẻm như một trạm truyền thanh sẵn sàng phát ra những câu tru tréo cùng những lời đay nghiến. Họ sống như thể không biết xóm giềng là gì, hễ có chuyện là gây gổ, là tha hồ tuôn ra những ngôn từ tục tĩu, là thản nhiên bươi bới những cái xấu của nhau ra cho mọi người cùng biết, họ cũng không từ những chuyện riêng tư tế nhịgiường chiếu chỉ có vợ chồng mới biết.
Căn nhà ấy như một hỏa diềm sơn mà bọn trẻ hồn nhiên sống trên sức nóng không dừng do cha mẹ chúng mỗi ngày nung thêm nhiệt. Rồi bỗng nhiên kẻ nát rượu đó biến mất. Và trong xóm tôi có một người đàn ông lạ ăn bận tươm tất xuất hiện. Người đàn bà bán vé số dạo kia cũng không còn tuềnh toàng như trước. Căn nhà chị đang ở mỗi ngày khang trang hơn. Cho đến một hôm, bất ngờ trong quán cà phê, anh cất lời hỏi thăm tôi: “khỏe không ông bạn hàng xóm?”. Từ ấy, tôi mới gián tiếp biết rằng, căn nhà cuối xóm đã đổi chủ. Rồi hôm nay, tình cờ,tôi gặp những người con của họ.
– Cháu lên thành phố lâu chưa? Tôi hỏi.
– Dạ, vài tháng.
– Hiện giờ chúng cháu ở đâu?
– Ngày thì bãi rác, tối gặp đâu ngủ đó.
– Nhỡ lúc đau ốm bịnh tật tính sao?
– Lúc nầy đã bịnh rồi, tụi con đâu còn chờ đến ngày nào nữa, chú?
– Cháu nói sao? Mà chúng cháu đang mang bệnh gì trong người?
Qua câu chuyện tôi được biết thằng Hòa đang bị nhiễm một căn bệnh quái ác nhất của thời đại chúng ta ngày nay. Dù rằng cái tuổi mười ba của nó không biết quan hệ tình dục là gì và hắn cũng chưa bao giờ dám hửi hít xì ke ma túy. Nó nhát lắm, hễ thấy ống tiêm thuốc là són ra cả quần chứ đừng nói chi đưa tay cho người ta tiêm chích.
Câu chuyện nhiễm bệnh của thằng Hoà nghe thật đau lòng. Một hôm, hắn bươi trong đống rác, bắt gặp một bọc giấy gói kín không biết bên trong chứa gì, máu tham trỗi dậy hắn khom người giấu bọc giấy vào người rồi vẹt dạt bọn trẻ chung quanh chạy miết. Mấy đứa lớn nghi nó bắt được của quí nên bám riết đuổi theo. Cùng đường, thằng Hoà ném bọc giấy vào bụi rậm. Mấy đứa kia không tài nào phát hiện, thế là bọn chúng xúm lại tra khảo thằng nhỏ. Lúc đuổi theo thằng Hòa, thằng trọc đầu lớn nhất trong đám bụi đời sống trên bãi rác, nhặt một ống chích thuốc có tra sẵn cây kim nhọn hoắt, khi túm được cổ áo, tiện tay hắn lụi thẳng vào đùi thằng Hòa một nhát. Vết thương không có gì quan trọng, nhưng đủ làm thằng Hòa đau buốt và sợ sệt, hắn đành phải chỉ nơi gói giấy vừa ném. Thế là cả bọn xúm lại giành giựt. Khi mở ra, trớ trêu thay bên trong chỉ là một miếng băng vệ sinh bầy hầy. Tức mình, thằng đầu trọc nện thêm mấy đấm nữa mới chịu buông tha.
Trận đòn làm thằng Hòa ê ẩm cả người nằm mẹp một chỗ. Con Bình thay anh đi lang thang khắp quán xá trong thành phố gom cơm thừa canh cặn mang về nuôi anh, nhưng than ôi! Qua cuộc xét nghiệm, bệnh viện cho biết máu hắn dương tính, trong người hắn đang mang mầm bệnh Aids, một căn bệnh nguy hiểm nhất của nhân loại. Có lẽ mũi kim oan nghiệt trên tay thằng đầu trọc lượm từ đống rác đã bị nhiễm HIV.
Con Bình tuổi chớm dậy thì làm sao tránh khỏi những cặp mắt thèm thuồng dòm ngó đầy thú tính của bọn bụi đời sống lang thang đầu đường xó chợ. Điều bất ngờ và bất hạnh ập đến cuộc đời của nó là chính tên đầu trọc đánh thằng anh rồi cưỡng hiếp luôn cả đứa em.
Con Bình kể cho tôi nghe nhiều lắm, nhưng tôi không muốn hỏi gì thêm. Cha nó giờ sống ra sao tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết mẹ nó đang sống trong nhung lụa với người chồng hờ ở cuối hẻm và không bận tâm đến những giọt máu họ đã tạo ra. Còn anh em nó chẳng biết trôi dạt về đâu trên cuộc đời này?.
13/7/2023
Văn Quốc Thanh
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Những phát hiện mới về Tự lực văn đoàn

Những phát hiện mới
về Tự lực văn đoàn

Với cách tiếp cận bỏ qua văn chương, đi vào các khía cạnh của văn hoá và tiến tới bàn đến các bình diện giá trị, GS. Martina Thucnhi Nguyen đã phát hiện ra những khao khát của Tự Lực Văn Đoàn.
Tại tọa đàm Tự Lực Văn Đoàn: những cách tiếp cận mới được tổ chức tại Viện Văn học ngày 29.6, GS. Martina Thucnhi Nguyen chia sẻ, trong quá trình làm luận án tiến sĩ cô đã luôn băn khoăn “làm thế nào mà Nhất Linh từ một nhà báo sau này lại trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến”.
Cô cũng nhận thấy rằng các công trình đang chủ yếu tập trung nghiên cứu về văn chương của Tự lực Văn đoàn nên cô thực sự mong muốn tìm hiểu về những khía cạnh khác, muốn biết liệu có thảo luận chính trị trong Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) hay không. Và sau đó, Martina đã phát hiện ra rằng hơn cả một phong trào văn chương, TLVĐ còn là một phong trào chính trị.
Tự Lực Văn Đoàn qua tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam
Nguồn tài liệu chính mà GS. Martina Thucnhi Nguyen dùng để nghiên cứu công trình “On Our Own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan Nationalism in Late Colonial Vietnam” (tạm dịch: Dựa vào sức mạnh của chính chúng ta: Tự Lực Văn Đoàn và chủ nghĩa dân tộc mang tính thế giới ở Việt Nam hậu kì thuộc địa) của mình là hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và qua những cuộc phỏng vấn với những nhân vật là con cháu của những thành viên TLVĐ, cũng như những tờ báo đương thời có liên quan đến vấn đề này.
Mở đầu nghiên cứu, Martina đã miêu tả bức tranh châm biếm có tên Người A Nam mình kinh doanh. Đập vào mắt người xem là chiếc xe chất đầy người, với đồ đạc lỉnh kỉnh làm bánh xe xẹp lốp hiện lên đầy trào phúng với phía trên đầu là dòng chữ “Người A Nam mình kinh doanh” phía dưới là “25 chỗ ngồi nhất định”.
Bức tranh phê phán sâu sắc cảnh sinh hoạt của người dân thuộc địa và ngầm thể hiện dụ ý có hướng cải tạo xã hội. Đây cũng là bức tranh châm biếm đầu tiên xuất hiện trên Phong Hóa – tờ báo có ảnh hưởng lớn trong đời sống đô thị ở Việt Nam thời bấy giờ, đã giúp phát triển tiếng Việt, cách tân thơ ca, tiểu thuyết dẫn đến phong trào Thơ mới và từng bước dấn thân vào việc cải tiến xã hội.
Phong Hóa còn ghi dấu ấn bởi những bức tranh biếm họa phê phán thói tật của xã hội. Đặc biệt là nhân vật Lý Toét, một nhân vật được miêu tả với sự ngốc ngếch, ngờ ngệch, là biểu hiện của một xã hội nông thôn đang tiến sang đô thị, nó đầy những vấp váp, yếu kém và hạn chế.
Tuy nhiên, Lý Toét cũng được tạo ra như một phương tiện để thực hiện việc cải cách xã hội và nhiệm vụ định hướng cho người Việt cách nhìn và cách sống.
Tiếng cười mà Phong Hóa mang đến không phải một hành động đơn giản, không chỉ thực hiện nhiệm vụ giải trí mà còn hướng tới việc cải tạo xã hội, những tiếng cười này buộc người đọc phải nhìn những hiện tượng khác với cái nhìn đầy hoài nghi, khiến người Việt không còn có thái độ thụ động đối với những hiện tượng chính trị, xã hội nữa mà họ dần phải trở thành những độc giả chủ động hơn.
Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương cho rằng việc TLVĐ hình dung ra các nhân vật Lý Toét, Xã Xệ hay Bang Bạnh không chỉ là nguồn cơn cho tiếng cười đả kích mà còn hiện lên như là một biểu kiến đời sống của người nông dân Việt Nam, họ nhìn ra cái hạn chế của chính xã hội họ đang muốn vượt qua, đang muốn thay đổi.
“TLVĐ quan tâm đến nhiều vấn đề từ cải cách, đời sống xã hội, đô thị hiện đại đến kiến trúc, thời trang, phụ nữ nhưng họ cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến đời sống dân quê, bởi họ quan niệm: muốn cải cách xã hội thì phải quay đầu về dân quê, vì dân quê là căn bản của xã hội”, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương cho biết thêm.
Hình tượng Lý Toét không những là biểu tượng cho một nhân vật của xã hội cũ mà còn là một phương tiện để cho những biên tập viên của Phong Hóa tham gia đối thoại với độc giả. Nếu các biên tập viên vẽ theo kiểu miêu tả tâm lý các nhận vật thì độc giả vẽ để chế giễu sự ngờ ngệch của Lý Toét.
Từ những đối thoại giữa TLVĐ và độc giả của họ, theo GS. Martina đã có một cái nhìn thoáng qua về một đời sống xã hội công dân tại Việt Nam trong thời điểm này, đó là những tranh luận về đời sống xã hội khi nó đang hướng đến phát triển theo hướng hiện đại.
Những vai trò khác của Tự Lực Văn Đoàn
Công trình nghiên cứu “On Our Own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan Nationalism in Late Colonial Vietnam” của Martina cho thấy cách nhìn về TLVĐ hoàn toàn khác biệt so với những điều mà chúng ta thường thấy từ trước đến nay.
Nhưng trước hết phải khẳng định TLVĐ là một nhà xuất bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn học Việt Nam, hoạt động xuất bản của họ có liên quan đến văn chương một cách rõ ràng nhất. Họ cũng xem hoạt động văn chương như một hoạt động cần thiết để xây dựng nhà nước Việt Nam hiện đại.
Từ đây có thể thấy, vai trò của TLVĐ đã vượt ra ngoài ranh giới của văn chương và chứng minh họ cũng là một nhóm chính trị xã hội.
Năm 1930 là giai đoạn hình thành nên nhiều giá trị về văn hoá, chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa quốc gia dân tộc và sự ra đời của một thế hệ các trí thức trẻ, những người đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam bấy giờ.
Chủ nghĩa thế giới mà các trí thức trong TLVĐ muốn hướng tới là tham vọng phát triển, mong muốn kiến tạo một chủ nghĩa thế giới trong điều kiện của Việt Nam thuộc địa. Tức là họ muốn hướng tới việc tạo một bản sắc riêng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cho Việt Nam.
Martina cho rằng, mọi người thường nghĩ chủ nghĩa thế giới và chủ nghĩa quốc gia dân tộc là hai cái đối nghịch nhau, chồng lấn nhau nhưng những thành viên của TLVĐ lại cố gắng giới thiệu những giá trị bên ngoài không chỉ từ phương Tây mà còn từ chính những xã hội thuộc địa vào trong Việt Nam và cố gắng hoàn thiện nó để kiến tạo nên một bản sắc chủ nghĩa quốc gia dân tộc theo kiểu của Việt Nam.
Từ góc độ này chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa TLVĐ với một số phong trào diễn ra trước đó như của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. Trong khi các phong trào này cố gắng dịch, đưa những giá trị của phương Tây vào xã hội Việt Nam theo đúng nghĩa đen thì TLVĐ cũng mượn những ý tưởng ấy, nhưng họ nhấn mạnh rằng chúng ta phải xây dựng những giá trị của chúng ta trên nền tảng bản địa, nền văn chương và nền tảng quốc ngữ của chúng ta.
“TLVĐ muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng chúng ta phải tạo ra giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam với tư cách là một giá trị bình đẳng giữa những chủ nghĩa quốc gia dân tộc, giữa các nước ở trong cộng đồng thế giới”, GS. Martina nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Martina qua những tài liệu nghiên cứu tìm được đã chứng minh TLVĐ là một tổ chức tự lực thực thụ, hoàn toàn không có sự tài trợ hay được ủng hộ từ chính quyền thực dân. Họ tự lực, tự cường và còn khao khát sự tự do, hướng đến tự do cho dân tộc.
Việc nhìn nhận TLVĐ như là một nhóm hạt nhân, nhóm trung tâm của đời sống văn chương, chính trị, xã hội Việt Nam trước năm 1945 là một điều rất quan trọng và Martina đã có đóng góp lớn trong việc hình dung về từng hoạt động dân sự trong các vai trò quan trọng này.
14/7/2023
Tùng Lâm
Nguồn: Báo Người Đô Thị
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Hai khúc nhạc của Hori Tatsuo

Hai khúc nhạc của Hori Tatsuo

Ra mắt liên tục vào thập niên 1930, cả hai tiểu thuyết Gió nổi lên và Ngôi làng thơ mộng đều là trước tác vô cùng nổi tiếng của Hori Tatsuo.
Đậm nét Đông phương
Ở Ngôi làng thơ mộng, tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, khi nhân vật tôi đến khu nghỉ mát là làng Karuizawa hay là làng K. trong cuốn sách này. Trong những tháng ngày khám phá cao nguyên, anh đã gặp Setsuko – một thiếu nữ khiến cho anh yêu và sẽ thay đổi cảnh ngộ của cả hai người. Tuy vậy, không thể ngờ đến là nhiều năm sau, cũng cặp đôi ấy sẽ một lần nữa đến với làng K. nhưng trong tình trạng có phần bi thảm. Lần tao ngộ này có gì thay đổi? Và bằng cách nào mà họ vượt qua?
Sinh thời, Hori Tatsuo từng nhận mình là “môn đệ” của đại văn hào Akutagawa, trong khi “bậc thầy truyện ngắn” lại rất kính trọng một người thầy khác là Natsume Sōseki. Do đó có thể suy ra Hori Tatsuo cũng có phần nào chịu sự ảnh hưởng của Sōseki trong cách viết văn cũng như đề tài. Và hẳn như vậy khi Ngôi làng thơ mộng có nhiều điểm chung với một tác phẩm của Sōseki là Gối đầu lên cỏ. Cả hai đều là những suy tư riêng của người trí thức về cảnh thiên nhiên và những vấn đề mang tính cá nhân cũng như thời đại.
Nếu như Gối đầu lên cỏ tái hiện hành trình của một họa sĩ xứ Tokyo lên núi mùa xuân để tìm cảm hứng, thì Ngôi làng thơ mộng cũng là hành trình khơi nguồn sáng tạo cho cuốn tiểu thuyết đang lên ý tưởng. Trong hai tác phẩm, nhân vật cũng như người viết đều cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên, cùng nhau gặp gỡ những người hồn hậu… Nhưng sâu trong các sinh linh cũng như sinh thể, họ đều nhìn thấy một nỗi buồn vương mang tính thoáng qua. Điều này gợi nhắc về thứ cảm thức mono no aware của mỹ học Nhật Bản, khi luôn có chút trầm buồn dù chỉ rất nhẹ ở trong vạn vật.
Ở Ngôi làng thơ mộng ta có thể thấy dẫu là miêu tả thực vật đến độ mãn khai hay là con người hiền lành như đất… thì các quy luật chớm nở rồi tàn, trầm luân ở giữa bể lầm… vẫn sẽ hiện diện. Đó là đứa trẻ thơ ngây chưa vương muộn phiền nhưng sớm thôi sẽ bị ố tạp. Đó cũng là người đàn bà giờ đã hóa điên trong kho nước đá… Tất cả mọi thứ đều mang theo mình một nỗi ngậm ngùi và sự tự diệt, khi bao phủ vùng cao nguyên ấy là mưa, là tuyết, là sương… và rồi cuối cùng là buổi hoàng hôn trong vài thời khắc.
Dẫu thế nhưng không vì vậy mà họ tách mình ra khỏi thiên nhiên. Trong những câu văn có dung lượng dài, chứa nhiều hình tượng và đậm nhạc tính, ta có thể thấy Tatsuo là một cá tính vô cùng nhạy cảm. Tác phẩm của ông như một khúc nhạc trải ra êm đềm với đầy vẻ đẹp, sự dịu dàng và tính đồng quê. Nhưng chút buồn ấy cũng ngầm báo hiệu cho một bi kịch sắp sửa diễn ra, để legato bỗng dưng đứt đoạn thành khúc staccato với các dấu lặng thay đổi liên tục như đời chìm nổi.
Ảnh hưởng Tây phương
Trong chuỗi chủ đề nói về người bệnh cùng với tình yêu trong văn học Nhật Bản, Gió nổi lên có thể nói là tác phẩm đẹp nhất và trong sáng nhất. Nếu Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ của Endō Shūsaku để lại dư vị là một thân phận giờ bị rẻ rúng bên trong trại phong, Bồ công anh của Kawabata Yasunari là một người điên nói lên tiếng lòng qua tiếng chuông chùa… thì trong tác phẩm của Hori Tatsuo, đó là một sự đồng hành có phần ấm áp.
Hori Tatsuo (1904 – 1953) là nhà văn, nhà thơ và dịch giả người Nhật. Sinh thời ông có một lòng yêu thích với văn hóa cổ Nhật Bản, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng rõ nét của các tác giả phương Tây. Hai tác phẩm này đều bắt nguồn từ câu chuyện có thật của ông với vị phu nhân là Yano Ayako tại ngôi làng Karuizawa. Ông qua đời sớm vì mắc bệnh lao. Các tác phẩm tiêu biểu và đã định hình phong cách của ông có thể kể đến Nhật ký của Kagerou, Naoko…
Dù vậy, khi ta nhìn nhận ở khía cạnh khác, thì có thể thấy có sự “mỹ hóa” nỗi đau và nỗi chia ly trong tác phẩm này. Cũng như những bậc thầy khác, Tatsuo cũng bị ảnh hưởng từ phương Tây trong việc tiếp nhận cũng như sáng tác. Tương tự Tanizaki Jun’ichirō – người vừa tôn thờ mỹ học truyền thống Nhật Bản nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thẩm mỹ phương Tây và chủ nghĩa hư vô, ở Gió nổi lên, Tatsuo cũng có một sự quy chiếu dù ít dù nhiều với tác giả này.
Theo đó, tuy trong trạng thái vô cùng hiểm nghèo, sinh ly tử biệt, thế nhưng ngôi “tôi” vẫn luôn ngẫm thấy những mặt tích cực trong cơn thoi thóp của người vợ trẻ. Không màng đến sự hy sinh vốn vẫn được gán cho người phụ nữ, những biện giải như “người sắp chết thì mới mơ hồ cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên”, hay chỉ có “sự cô độc chốn núi non” và “những ngày tháng tuyệt đối yên tĩnh” mới giúp giữ lại một niềm hạnh phúc… đều gợi cho ta một sự băn khoăn về cuộc tranh chấp giữa thiện và ác, giữa các chủ thể và người thụ hưởng, giữa người mất đi và người ở lại…
Vậy thì động cơ trở lại làng K. của hai người họ xuất phát từ đâu? Là bởi ngôi “tôi” – nhà văn ủ dột, cần một nơi chốn thật là quen thuộc để có thể sống; hay vì cô gái – người bệnh dù có đến đó cũng không khá hơn? Tatsuo đã gợi ra thế lưỡng nan và cũng tại đây chủ nghĩa hư vô có dịp xâm nhập, biến tác phẩm này thành ra đa chiều, mà mỗi một người sẽ lại nhìn thấy một lời giải đáp ở góc độ riêng.
Nhưng khi hiểu theo lối đơn giản nhất và chân phương nhất, thì sự hy sinh của người phụ nữ trong tác phẩm này chẳng phải là được xây đắp từ tình yêu sao? Như câu thơ của thi sĩ Pháp Paul Valéry được lấy để làm tiêu đề: “Gió nổi lên rồi. Có sống được chăng?”, qua tác phẩm này, cả Setsuko và chính tác giả đều cho ta thấy xét cho đến cùng thì phải sống thôi, bởi các bi kịch nếu đủ thời gian sẽ dần chuyển hóa thành ra sức mạnh. Khi đó con người như một luồng sáng có thể không tự ý thức giá trị của bản thân mình, thế nhưng dẫu có le lói thì vẫn rực rỡ một góc trời riêng. Đó là vẻ đẹp của lòng ham sống và không từ bỏ.
Và cũng có thể nhìn thấy điều đó, mà vào năm 2013, đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki của studio Ghibli đã lấy cảm hứng từ tác phẩm này để đưa vào phim cùng tên (The Wind Rises – Gió nổi), vốn từng được xem sẽ là tác phẩm cuối cùng của bản thân ông. Có thể nói rằng chính bằng cái đẹp và nỗi buồn thương trong hai áng văn, mà tình yêu sẽ lại lần nữa thật sự hồi sinh, có thêm sức mạnh. Bởi “Gió nổi lên rồi, ta phải sống thôi”.
14/7/2023
Theo Tuấn Duy
Nguồn: Thanh Niên
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Có một Cà Mau trong ký của Trần Tuấn

Có một Cà Mau
trong ký của Trần Tuấn

Ngón tay ma thuật đốm lửa
Ngón tay đốm lửa kiếp trước
Ngón tay kiếp trước tàn tro
Ngón tay tàn tro ma thuật
Ngón tay ma thuật im lặng
(Ma thuật ngón – Trần Tuấn)
Những câu thơ này tôi đọc đã lâu, nhưng chỉ đến vậy, thích nhưng không quá thích. Sự đọc cũng là một cái duyên. Vào một lúc nào đó, gặp một văn phẩm đáng đọc hẳn không là ngẫu nhiên. Phải có cái duyên, lòng mình mới bị lay động bởi trang viết. Ấy là cảm giác của tôi khi gặp Cà Mau quê xứ của Trần Tuấn. Kí bắt đầu với một Cà Mau trong văn học. Có một “dòng” văn chương về Cà Mau, trải từ Sơn Nam đến Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu và nay là Nguyễn Ngọc Tư. “Dòng” này khá phong phú, và thực sự là một thành tựu của thời đại. Đối diện với tác phẩm của những nhà văn nhà thơ ấy, cảm xúc, hứng thú của Trần Tuấn có phần thay đổi dù anh vẫn hết sức trân trọng. Những trang văn của một thời đạn lửa, bỏng rát nỗi đau, ngùn ngụt lửa hận và khát khao cháy bỏng hòa bình của người Cà Mau trong chiến tranh vẫn được lưu giữ một cách cẩn thận trong kí ức, trong tình yêu mến của tác giả bài kí. Tuy vậy, văn chương ấy giờ “…mở ra xem lại, thấy thật khó và chậm. Bởi nó quá nặng.” “Nó quá nặng” – cái cách Trần Tuấn gọi tên cảm nhận của mình – giản dị như không nhưng ý tứ sâu xa. Cái “nặng” đó không phải ở dung lượng. Nặng, trước hết bởi chiến tranh không bao giờ là chủ đề vui tươi… Phải vậy chăng mà tác giả viết: “Tới bây giờ tôi ưa những dòng này của cô Tư (nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) hơn…” Cà Mau không thể chỉ là mảnh đất anh hùng, nó còn phải là mảnh đất bình yên, đơn sơ mà đầy sức sống…
Cà Mau quê xứ viết về Cà Mau, mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Với thể kí, thông tin phải xác thực, có thể kiểm chứng được. Nhưng thông tin trong Cà Mau quê xứ không phải thứ tra trên google mà có. Đó là những chi tiết, số liệu sống động, “độc bản” mà tác giả thu nhận trực tiếp qua trải nghiệm thực tế. Và phải là những trải nghiệm sâu, không phải lối du hí cưỡi ngựa xem hoa. Kiểu trải nghiệm đó, một mặt là phong cách của tác giả, mặt khác còn bởi một cơ duyên dẫn tác giả đến đúng không gian ấy, vào thời gian ấy, chính sự kiện ấy, với những con người ấy…
Cà Mau hiện ra trên trang viết của Trần Tuấn bắt đầu từ chi tiết “Ngôi nhà số 1” (chữ “Ngôi” viết hoa). Đó là “ngôi nhà cuối cùng của dải đất hình chữ S” nhưng lại là “nhà đầu tiên tính từ Mũi trở vào của ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau này”. Đây là một thông tin có sức nặng. Bao giờ cũng vậy, những thứ đầu tiên và cuối cùng luôn có một giá trị riêng, duy nhất. Bởi vậy, chính Trần Tuấn đã phải cảm thán: “Cảm giác về xứ thật chon von khi được ngồi trong chính ngôi nhà đầu tiên…” Khả năng chọn thông tin và đặt thông tin vào văn bản cho thấy sự tinh nhạy, sắc sảo của tác giả. Chi tiết “Ngôi nhà số 1” ở mảnh đất cuối cùng của đất nước đã được biểu tượng hóa.
Mảng thông tin góp phần làm đầy đặn chất kí trong văn bản là sắc màu riêng của thiên nhiên Cà Mau: “buổi trưa nắng tưng bừng muốn khô quăn mấy đọt phù sa bên mỏm non sông”, “mấy đọt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận”, “cái nắng miệt mài bên những hạt phù sa”, “nước biển lưng chừng chân cột nhà sàn ngợp nắng”, “những cây đước đóng mình xuống phù sa một dáng trầm ngâm, bình minh và hoàng hôn của một ngày treo trên cùng một cây đước”, “những trái đước đeo trên cây như những hạt phù sa, đến một ngày cắm thẳng xuống phù sa, mọc lên những thân đước mới”… Nắng, gió, phù sa và cây đước là “đặc sản” của thiên nhiên đất Mũi. Từ trang kí của Trần Tuấn, người đọc dù đã về Cà Mau hay chưa từng đặt chân đến nơi này sẽ không khó hình dung ra một khung cảnh thiên nhiên riêng có của miền “quê xứ”.
Cuối cùng và quan trọng nhất là thông tin về cuộc sống của người dân đất Mũi. Trên sàn của nhà số 1, Trần Tuấn được chứng kiến cảnh “đôi chục đàn bà con gái đang ngồi lột ghẹ lấy thịt, nói cười chọc ghẹo nhau rổn rảng”. Thiên nhiên ưu đãi, việc làm dồi dào, thu nhập ổn định từ nguồn hải sản, sự cần mẫn, thành thạo, chuyên tâm của người lao động tạo nên một khung cảnh sống tươi mới, ăm ắp niềm vui. Cũng không thiếu nỗi buồn lo, trăn trở xuất hiện trong cuộc sống của người đất này. Giữ rừng đước trong khi vẫn phải phát triển nghề nuôi tôm không chỉ là một bài toán kinh tế, hơn thế, một cuộc chiến. Đó còn là câu chuyện môi trường sinh thái gắn với tâm hồn, tình cảm của người dân ở một miền đất. “Khó lắm các anh à. Là cả một cuộc đấu tranh lớn của chúng tôi đấy! Cà Mau mà không còn đước thì còn gì nữa đâu.” Viết về cuộc sống của người dân Cà Mau, tác giả không tham thông tin, không ôm đồm dàn trải. Một bức tranh đời sống có cần cù lao động, có gian nan tranh đấu, có sung túc đủ đầy, có nguy cơ tiềm ẩn, có niềm vui rộn ràng, có âu lo thầm kín được phác họa vừa đủ độ. Thông tin tưởng như mỏng mà bao quát, có diện có điểm và khá sắc nét về Cà Mau. Chính điểm nhìn của tác giả khiến thông tin thời sự không hề lạc hậu với thời gian. Người viết quan tâm đến những ý nghĩa, những giá trị có tính bền vững, phổ quát của sự kiện. Nhờ đó, sự kiện được tái tạo dưới ánh sáng của những suy tư sâu sắc về đời sống. Sức sống của sự kiện được nuôi dưỡng nhờ điều này.
Cà Mau quê xứ thấm đẫm chất trữ tình từ đầu đến cuối. Bắt đầu từ tâm thế của người viết: “Ra Mũi Cà Mau, nhiều người hỏi “Đi làm gì?” Trời đất, còn câu hỏi nào vô lối hơn thế không? Tôi đều trả lời một câu “Đi chơi”. Nói là “đi chơi”, thực ra là để thỏa mãn nỗi “khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tự thuở xa lắc.” “Đi chơi” nhưng là để giải tỏa những ứ nghẹn, xơ cứng cả về cảm xúc lẫn tri nhận. Tâm thế ấy khiến cho tác giả “lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau”. Và Cà Mau ùa vào tâm trí người viết một cách tự do. Khi không cố gắng, không tìm cầu, mọi việc sẽ đến tự nhiên, hồn nhiên, giàu có bất ngờ.
Khách xa đến với Cà Mau đều trong tâm thế đến với một vùng đất đặc biệt. Nỗi xúc động cũng đặc biệt nên nhiều người hành động thật khác thường như một cách lưu dấu: “Từng nghe anh bạn nhà văn đất Mũi kể đã chứng kiến đủ kiểu xúc động của các vị khách khi ngược ngàn cây số về thăm đất Mũi. Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để… khóc vì sướng! Còn vô khối người vốc nắm đất, mang chai nước biển về đặt trên giá sách hoặc tặng người thân ở nhà.” Còn tác giả bài kí và người bạn – nhà thơ Từ Dạ Thảo – có cách riêng: “Chúng tôi hì hục lôi tập thơ còn thơm mùi mực của anh bạn ra để… đốt và thả xuống biển! Chỉ vì trong tập ấy có bài thơ về đất phương Nam anh bạn hứng khởi viết trong tưởng tượng từ khi nào.” Có gì giống như một nghi lễ kì lạ trong hành động ấy. “Hiến tế” một tập thơ cho Cà Mau, hai người khách, hai kẻ “nông nổi kì quặc”, đã thiêng liêng hóa một miền đất trong tâm khảm, đã tâm linh hóa một lần thăm. Cà Mau khơi dậy không chỉ cái lãng mạn mà cả chút “điên điên” trong mỗi con người, để người ta được sống với những khoảnh khắc khai phóng hiếm có trong đời.
Quê xứ Cà Mau trong cái nhìn của Trần Tuấn đẹp lạ lùng. Đẹp từ thiên nhiên đến con người, hấp dẫn từ mênh mang trời biển đến lặn lội phận người, từ “lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó” đến màu áo trắng của cô gái Cà Mau “hắt vào tôi một mảng mây nghìn tuổi”. Niềm mến yêu chân thành đối với quê xứ Cà Mau đã lan tỏa thành chất trữ tình thấm thía trên từng trang viết. Niềm yêu mến đó hiển hiện qua cái nhìn cảnh vật, con người, sự việc gần gũi, ấm áp, thân tình: “Tôi bước ra chái bếp, nước biển lưng chừng chân cột nhà sàn ngợp nắng. Hai đứa nhỏ con của anh chị, đứa tám tuổi, đứa ba tuổi đang trần truồng nhảy nhót xối nước ùm ùm. Ba Phúc ở trần, cánh tay rắn chắc gạt lên gạt xuống chiếc cần bơm giếng đóng, nước vọt lên trắng loá mắt.” Niềm yêu mến lắng sâu trong sự đồng cảm với nhiều bề cuộc sống người dân đất Mũi: “Một dạo khi con tôm Cà Mau còn “ôm gốc đước”, cơ man những vạt rừng đước cường tráng xanh rậm rì đã phải dời chỗ nhường cho tôm. Nhưng rồi đến lúc con tôm ngạt thở vì sình lầy, người ta lại kéo nhau đốn hạ đước để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành. Những vạt đước lui dần, cứ thế lui dần, mang theo những bình minh, hoàng hôn lùi xa con người.” Và mến yêu làm người khách lạ cứ day qua day lại chữ “xứ” trong tâm trí, ngẫm ngợi về con chữ ấy, đặt chữ ấy vào bao nhiêu so sánh đầy chủ quan nhưng thành thực, cuối cùng chữ “xứ” nằm xốn xang trong nhan đề: Cà Mau quê xứ. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm kí lúc này đã là hiện thực thẩm mĩ. Thông tin, sự kiện đã hóa thân thành hình tượng nghệ thuật. Cảm xúc của người viết trở thành dòng máu nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể văn bản.
Đọc Cà Mau quê xứ mới thấy tác giả Trần Tuấn rất giỏi liên tưởng. Những cú tạt ngang, rẽ ngoặt đặc trưng của tản văn xuất hiện đột ngột nhưng lại cực kì hợp lí: “Hay là chính chỗ này Nguyễn Bính dằn chén hắt rượu qua đầu buổi Hành phương Nam ấy, Thảo ơi! Quê nhà xa lắc xa lơ đó/ Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay.” “Về Sài Gòn, tôi lẩn mẩn với câu hỏi, không biết sau khi nước non liền dải cụ Nguyễn có về thăm Cà Mau chưa, mà có cái kí Vẫn cái tiếng dội Cà Mau ấy, trong đó ví đất Mũi này như ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm.” Ở điểm này, lối viết của Trần Tuấn gợi đến chính Nguyễn Tuân với những liên tưởng thần sầu trong Người lái đò sông Đà, đến Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Nhưng liên tưởng có giá trị như thế nào trong một bài kí? Nó có phải một trò chơi ý tưởng không? Hay nó chỉ là một thoáng ngẫu hứng của tác giả? Tuyệt đối không. Những liên tưởng bất chợt nhất, có vẻ lãng đãng nhất trong một văn bản kí đều là chỉ dấu của những triết lí ngầm trong suy tưởng của người viết. Chỉ khi dòng suy tư chảy xuống đến một độ sâu nhất định, được chưng cất đến một mức độ nhất định mới có thể làm bật ra những liên tưởng. Những văn bản khác nhau được gọi ra trùng trùng, khiến các mao mạch của lời và ý tỏa rộng, chia tách không ngừng rồi tụ lại rất chụm tại hạt nhân. Một người viết kí giỏi nhất định phải là một người giàu vốn liếng tri thức để tạo nên những liên tưởng phong phú trong tác phẩm của mình.
Hành trình về Cà Mau quê xứ của Trần Tuấn rốt cuộc là hành trình đi tìm hiểu chính mình khi đối diện với cảnh sắc, con người, cuộc sống đa dạng ở một miền đất.
Trần Tuấn không chỉ gặp một Cà Mau mà còn tái tạo thêm nhiều Cà Mau trong tưởng tượng, trong nhận thức, trong xúc cảm. “Đi chơi, thế thôi! Làm gì là làm gì, khi bạn đặt chân tới Mũi?”, anh đã viết như thế để mở đầu tác phẩm kí của mình. Nhưng thứ anh mang về là gì? “Tôi về, mang theo cái nhìn lánh đen như than đước của cô gái không tên gặp ở bến Năm Căn.” Thứ anh để lại là cái cay nhòe mắt lúc “bước chân lên tàu rời Mũi”. Tác giả, hình tượng trung tâm của bài kí, đã trực tiếp nối kết mọi ấn tượng về đất Mũi thành một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ thực sự.
Nói đến ngôn từ, Cà Mau quê xứ là một “ma thuật ngón” khác của Trần Tuấn. Ma thuật ấy trước hết lộ ra từ khả năng dùng phương ngữ và khẩu ngữ trong văn bản. Hệ từ ngữ đó khiến bài kí có giọng tâm tình thủ thỉ rất gần gũi. Nhưng khẩu ngữ trong văn Trần Tuấn tinh quái lắm: “Thế là cãi nhau, hai thằng miền Trung, giữa cái nắng miệt mài bên những hạt phù sa sinh nở khởi từ hai chữ “quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bắc.” “Giờ thì mấy anh em tôi ngồi cởi trần lai rai với gió trong Ngôi nhà số 1.” Những từ ngữ như từ đời sống bước thẳng vào trang văn, nồng nàn sinh khí. Phương ngữ trong Cà Mau quê xứ mới thật là Nam Bộ: “Ba Phúc vốc thêm mấy con ghẹ hấp thiệt ngon bỏ vào đĩa, để lại “xây chừng” một li rồi đứng dậy; nhưng lần ấy ổng chỉ dừng ở Châu Đốc (An Giang), không dìa Cà Mau.” “Những lần sau ổng vào Nam, nhưng tui nhớ cũng chỉ ở lại Sài Gòn, hình như cũng hổng xuống xứ đó.” “Dọc đường chúng tôi đều nghe từ chợ tới thuyền, từ xe lam, xe lôi tới thổ mộ một con chữ thật du dương mà xa lăng lắc.” “Ma thuật ngón” bật tách lên ở cái dí dỏm rất nam tính: “Chàng thi sĩ thầm thì: Giang hồ như… ngươi giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà. Như Nguyễn Bính mới là thứ thiệt, sáu tháng ngang dọc miền Tây không buồn… đánh răng!” Riêng tôi cực thích kiểu lời văn trữ tình: “Bên cạnh tôi, những cây đước đóng mình xuống phù sa một dáng trầm ngâm, bình minh và hoàng hôn của một ngày treo trên cùng một cây đước.” “Những vạt đước lui dần, cứ thế lui dần, mang theo những bình minh, hoàng hôn lùi xa con người.”
Kí Nguyễn Tuân uyên bác, tài hoa, nhưng không khỏi có lúc “vầy vò chữ nghĩa” (chữ của Vương Trí Nhàn). Tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường thâm hậu về văn hóa, điệu đà, âm tính. Văn Trần Tuấn vạm vỡ, nội lực sung mãn dù bề ngoài nhẹ tênh, duyên dáng. Nếu Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là những bậc thầy của kí Việt Nam thế kỉ XX thì những cây bút như Trần Tuấn đang góp phần làm nên dung mạo của kí đương đại. Và, Cà Mau quê xứ chẳng phải là một minh chứng sinh động cho bút lực, khí sắc, dư vị riêng của Trần Tuấn đó sao?.
Hà Nội, 17/3/2023
Đinh Thanh Huyền
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Cảm nhận ngàn đêm

Cảm nhận ngàn đêm MỘT Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đến Thá...