Cách làm một bài thơ
Mai Thanh
1. Cảm xúc để hình thành ý tưởng (tứ) của bài thơ.
Có hai cách chính để cảm xúc hình thành ý tưởng bài thơ là trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là gặp một hiện thực nào đó, nhà thơ rung động rồi hình thành tứ thơ, ví dụ cảnh tắm biển Sầm Sơn, Cửa Lò, thăm chùa Bái Đính, Đền Đô… Gián tiếp là đọc một cuốn sách thấy rung động về một nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ…, nhà thơ từ đó mà hình thành cảm xúc.
Cơ sở để cảm xúc không nhất thiết phải là đối tượng rộng lớn với mực độ quyết liệt nào đó, như Trường Sơn thời đánh Mỹ đối với Phạm Tiến Duật, mà còn là một cảm xúc từ một đối tượng nhỏ nhẹ, êm đềm nhưng không kém phần sâu sắc, như trường hợp Thang Ngọc Pho nằm đêm nghe tiếng con thạch sùng tặc lưỡi:
Đi đường nhặt được tứ thơ
Bỏ vào túi ngực lượn lờ phố đông
Về nhà , sờ túi: rỗng không
Thạch sùng tặc lưỡi: tiếc không hở trời.
Một khía cạnh của cảm xúc hình thành ý tưởng phải kể đến các kiểu cảm xúc – trữ tình, triết luận hay biểu tượng. Trữ tình là kiểu thơ rất phổ biến, mà đậm đặc là thơ tình. Có thể nói, hầu hết các nhà thơ đều làm thơ tình. Thơ triết luận nói đầy đủ bao gồm thơ triết lý, thơ phản biện xã hội và thơ châm biếm-đả kích cũng được đặt vào kiểu thơ này. Kiểu thơ trữ tình gắn với nghệ thuật sáng tác lãng mạn nhiều hơn, cũng như thơ triết luận gắn với nghệ thuật hiện thực nhiều hơn. Thơ biểu tượng không thuần túy chỉ là một kiểu thơ, mà còn là một xu hướng sáng tạo nghệ thuật, bao gồm chung cho các kiểu thơ này thiên về xu hướng tượng trưng, siêu thực, huyễn tưởng…
Nhân đây, nói về các xu hướng sáng tác. Nhìn chung, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng đi ra từ cuộc sống, cho cuộc sống và như cuộc sống, nên luôn phát triển như cuộc sống về mọi phương diện. Mỗi xu hướng thơ đều phản ảnh tất yếu của cuộc sống, vì vậy mỗi người làm thơ không nên tự coi xu hướng thơ mình là hay, các xu hướng khác là hỏng và người đọc phải bình tĩnh tiếp nhận và đánh giá mỗi xu hướng thơ khác nhau. Qua xàng lọc công bằng của người đọc, mọi xu hướng thơ được đánh giá chính xác. Qua thời gian, xu hướng thơ ca nào trụ lại và phát triển trong lòng bạn đọc, thì đó là xu hướng thơ xứng đáng được đánh giả cao; và ngược lại! Trong một khoảng thời điểm, thơ truyền thống cũng như cách tân; các thể thơ như Đường luật, lục bát, tự do và thơ văn xuôi... cùng tồn tại và phát triển đồng hành.
Trong nhiều trường hợp, một bài thơ chứa đựng không chỉ một, mà nhiều kiểu và xu hướng sáng tạo như vừa nêu trên.
Có hai cách chính để cảm xúc hình thành ý tưởng bài thơ là trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là gặp một hiện thực nào đó, nhà thơ rung động rồi hình thành tứ thơ, ví dụ cảnh tắm biển Sầm Sơn, Cửa Lò, thăm chùa Bái Đính, Đền Đô… Gián tiếp là đọc một cuốn sách thấy rung động về một nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ…, nhà thơ từ đó mà hình thành cảm xúc.
Cơ sở để cảm xúc không nhất thiết phải là đối tượng rộng lớn với mực độ quyết liệt nào đó, như Trường Sơn thời đánh Mỹ đối với Phạm Tiến Duật, mà còn là một cảm xúc từ một đối tượng nhỏ nhẹ, êm đềm nhưng không kém phần sâu sắc, như trường hợp Thang Ngọc Pho nằm đêm nghe tiếng con thạch sùng tặc lưỡi:
Đi đường nhặt được tứ thơ
Bỏ vào túi ngực lượn lờ phố đông
Về nhà , sờ túi: rỗng không
Thạch sùng tặc lưỡi: tiếc không hở trời.
Một khía cạnh của cảm xúc hình thành ý tưởng phải kể đến các kiểu cảm xúc – trữ tình, triết luận hay biểu tượng. Trữ tình là kiểu thơ rất phổ biến, mà đậm đặc là thơ tình. Có thể nói, hầu hết các nhà thơ đều làm thơ tình. Thơ triết luận nói đầy đủ bao gồm thơ triết lý, thơ phản biện xã hội và thơ châm biếm-đả kích cũng được đặt vào kiểu thơ này. Kiểu thơ trữ tình gắn với nghệ thuật sáng tác lãng mạn nhiều hơn, cũng như thơ triết luận gắn với nghệ thuật hiện thực nhiều hơn. Thơ biểu tượng không thuần túy chỉ là một kiểu thơ, mà còn là một xu hướng sáng tạo nghệ thuật, bao gồm chung cho các kiểu thơ này thiên về xu hướng tượng trưng, siêu thực, huyễn tưởng…
Nhân đây, nói về các xu hướng sáng tác. Nhìn chung, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng đi ra từ cuộc sống, cho cuộc sống và như cuộc sống, nên luôn phát triển như cuộc sống về mọi phương diện. Mỗi xu hướng thơ đều phản ảnh tất yếu của cuộc sống, vì vậy mỗi người làm thơ không nên tự coi xu hướng thơ mình là hay, các xu hướng khác là hỏng và người đọc phải bình tĩnh tiếp nhận và đánh giá mỗi xu hướng thơ khác nhau. Qua xàng lọc công bằng của người đọc, mọi xu hướng thơ được đánh giá chính xác. Qua thời gian, xu hướng thơ ca nào trụ lại và phát triển trong lòng bạn đọc, thì đó là xu hướng thơ xứng đáng được đánh giả cao; và ngược lại! Trong một khoảng thời điểm, thơ truyền thống cũng như cách tân; các thể thơ như Đường luật, lục bát, tự do và thơ văn xuôi... cùng tồn tại và phát triển đồng hành.
Trong nhiều trường hợp, một bài thơ chứa đựng không chỉ một, mà nhiều kiểu và xu hướng sáng tạo như vừa nêu trên.
2.Xây dựng hình tượng bài thơ.
Thực chất là dùng câu chữ như là chất liệu ngôn từ để hình thành nội dung bài
thơ. Ví dụ, bài thơ “Nỗi niềm Tôn Ngộ Không” (của Thúy Nguyễn) thể hiện con người
Ngộ Không tài giỏi và sắc sảo ra sao; Đường Tăng là người áp đặt thế nào; cuối
cùng kết luận hậu quả của tình trạng không sử dụng con người tài năng sẽ ra sao
khi gặp vấn nạn cuộc đời. Hoặc như bài thơ “Hai câu hỏi” của Chế Lan Viên, hình
tượng là hai ngọn nến – một ngọn "tích cực" và một ngọn "tiêu cực"
đối với tinh thần cộng đồng để đi đến ý đồ thi phẩm là cổ vũ cho chủ nghĩa tập
thể:
Ta là ai như ngọn nến siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
Ta vì ai khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại vạn chồi xanh.
Ta là ai như ngọn nến siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
Ta vì ai khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại vạn chồi xanh.
3. Dùng ngôn từ (thi từ-thi ngữ) để thể hiện bài thơ.
Ý tưởng và hình tượng phải được thể hiện qua ngôn từ thi ca. Người làm thơ cần có vốn ngôn từ phong phú và có sức sáng tạo ngôn từ. Vốn ngôn từ phong phú sẽ giúp nhà thơ lựa chọn được những ngôn từ thích hợp, đắc địa cho bài thơ, thêm nữa, là giúp cho sáng tạo vần điệu hiệu quả, chẳng hạn cũng một nội dung, nhưng ngôn từ này không phù hợp vần điệu, có thể chọn lựa ngôn từ khác. Biết cách sử lý ngôn từ thích hợp cho thơ, ví dụ: “ mênh mông”, “mông mênh, “mênh mang” đều là rộng bao la, nhưng tùy từng thi cảnh mà dùng chữ nào cho phù hợp với ý tưởng hay vần – điệu của bài thơ. Cũng như “ngọt ngào” có thể đảo thành “ngào ngọt” hay “diễm huyền” đảo thành “huyền diễm trong trường hợp nhất đinh; nhưng ở mọi trường hợp không thể đảo “bùi ngùi” thành “ngùi bùi”, “lộng lẫy” thành “lẫy lộng” được!
Nhà thơ có một niềm tự hào là được đóng góp ngôn từ của mình vào kho tàng ngôn ngữ thông qua sáng tạo thi ca của mình. Những ngôn từ như “đầy vơi”, “ngu ngơ” “bung biêng”, “hoang hoải”, nồng nả…là như vậy .
4. Vần và điệu của bài thơ.
Vần là luật gieo vần đối với các thể thơ, ví dụ thơ lục bát, song thất lục bát, thơ khổ với dòng có số chữ khác nhau…Điệu là nhạc điệu, âm điệu, tiết tấu… đối với thơ tự do, thơ không vần, thơ văn xuôi.
Cần nhớ rằng vần và điệu chẳng qua là kết quả theo quy luật âm thanh của ngôn ngữ giúp ý tưởng bài thơ được bộc lộ đồng điệu với chức năng thính giác của người cảm nhận.
Tuy nhiên, luật của vần và điệu cũng không phải là tuyệt đối. Ngay trong thơ Đường luật, vẫn chấp nhận sự linh hoạt cho phép – “nhất- tam-ngũ bất luận/nhị- tứ - lục phân minh" (xác định luật bằng - trắc trong câu thơ: Các từ một- ba-năm có thể linh hoạt; các từ hai-bốn-sáu bắt buộc); thậm chí, chấp nhận dạng thơ cổ phong không bắt buộc niêm luật như thơ Đường luật. Thơ lục bát cũng vậy: Ngoài chuẩn vận, cho phép nương vận. Ví dụ, trong Tuyện Kiều của Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Hai câu này chuẩn vận: “ta” (a) ở câu 6” chuẩn vận với “là” (à) ở câu 8.
Nhưng:
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh
Hai câu này nương vận: “đèn” (èn) ở câu 6 nương vận với chữ “truyền” (uyền) ở câu 8.
Nhân đây, nhắc lại một chuyện nực cười là một “nhà bình luận” bình trên trang của một tác giả: Một bài thơ cổ phong của tác giả bị “nhà bình luận” này áp đặt cho là thơ Đường luật, rồi phê phán gay gắt. Lại một trường hợp khác là: Một bài thơ lục bát gieo vần theo nương vận, thì bị phê bình theo cách nhìn chuẩn vận!
5. Các hình thức thể hiện.
- Trực diện hay gián diện
Trực diện là cách mà nhà thơ xưng hô như là “tôi” (cũng là “ta” theo đặc trưng "cái tôi và cái ta” trong thơ ca) để bộc lộ cảm xúc của mình:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới thân tầu đưa tiễn Bác
(Chế Lan Viên)
Gián diện thì rất nhiều cách, ví dụ: cách ví von thông qua các vật như như núi sông, cây cỏ, chim muông…Bài thơ "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh ví von "thuyền" và "biển như "anh" và "em" không thể cách xa nhau.
- Chân mộc hay hàm ẩn:
Chân mộc là giản đơn dễ hiểu như bài thơ “Nhớ vợ” của Cầm Giang, “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn…Hàm ẩn là là ý tưởng sâu kín, cách thể hiện cầu kỳ, ví dụ như nhiều bài thơ của các nhà thơ Xuân Diệu. Huy Cận, Chế Lan Viên…
Một khía cạnh của chân mộc hay hàm ẩn là ý tưởng thơ nổi hay chìm. Nổi là ý tưởng bộc lộ dễ thấy; ngược lại, chìm là không dễ nắm bắt được ý tưởng của bài thơ. Tuy nhiên, dù chìm đến mức nào, nhà thơ cũng có “lối vào” để bạn đọc tiếp cận; nếu không bài thơ sẽ trở nên tắc tỵ, không khác gì nhà thơ đánh đố người đọc, như một bài toán không có đáp số!
Song, chân mộc hay hàm ẩn , mỗi dạng đều có cái hay riêng – vấn đề là với mỗi ý bài thơ cụ thể được áp dụng cho phù hợp.
- Tự cảm, cảm tả hay cảm kể
Trực cảm gần như trực diện đã được nêu trên, nhưng rộng hơn – nhà thơ tự bộc lộ cảm xúc của mình.Cảm tả là tả cảnh, gắn cảnh với tình của nhà thơ, như “Chiều qua Đèo Ngang” hoặc “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan. Cảm kể là kể chuyện gắn cảm xúc của nhà thơ với chuyện kể như “Bà má Hậu Giang” hay “Chuyện em Nguyễn Văn Hòa” của Tố Hữu. Tuy nhiên, dù là cách nào, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ cũng là nền tảng cho bài thơ bộc lộ.
Ý tưởng và hình tượng phải được thể hiện qua ngôn từ thi ca. Người làm thơ cần có vốn ngôn từ phong phú và có sức sáng tạo ngôn từ. Vốn ngôn từ phong phú sẽ giúp nhà thơ lựa chọn được những ngôn từ thích hợp, đắc địa cho bài thơ, thêm nữa, là giúp cho sáng tạo vần điệu hiệu quả, chẳng hạn cũng một nội dung, nhưng ngôn từ này không phù hợp vần điệu, có thể chọn lựa ngôn từ khác. Biết cách sử lý ngôn từ thích hợp cho thơ, ví dụ: “ mênh mông”, “mông mênh, “mênh mang” đều là rộng bao la, nhưng tùy từng thi cảnh mà dùng chữ nào cho phù hợp với ý tưởng hay vần – điệu của bài thơ. Cũng như “ngọt ngào” có thể đảo thành “ngào ngọt” hay “diễm huyền” đảo thành “huyền diễm trong trường hợp nhất đinh; nhưng ở mọi trường hợp không thể đảo “bùi ngùi” thành “ngùi bùi”, “lộng lẫy” thành “lẫy lộng” được!
Nhà thơ có một niềm tự hào là được đóng góp ngôn từ của mình vào kho tàng ngôn ngữ thông qua sáng tạo thi ca của mình. Những ngôn từ như “đầy vơi”, “ngu ngơ” “bung biêng”, “hoang hoải”, nồng nả…là như vậy .
4. Vần và điệu của bài thơ.
Vần là luật gieo vần đối với các thể thơ, ví dụ thơ lục bát, song thất lục bát, thơ khổ với dòng có số chữ khác nhau…Điệu là nhạc điệu, âm điệu, tiết tấu… đối với thơ tự do, thơ không vần, thơ văn xuôi.
Cần nhớ rằng vần và điệu chẳng qua là kết quả theo quy luật âm thanh của ngôn ngữ giúp ý tưởng bài thơ được bộc lộ đồng điệu với chức năng thính giác của người cảm nhận.
Tuy nhiên, luật của vần và điệu cũng không phải là tuyệt đối. Ngay trong thơ Đường luật, vẫn chấp nhận sự linh hoạt cho phép – “nhất- tam-ngũ bất luận/nhị- tứ - lục phân minh" (xác định luật bằng - trắc trong câu thơ: Các từ một- ba-năm có thể linh hoạt; các từ hai-bốn-sáu bắt buộc); thậm chí, chấp nhận dạng thơ cổ phong không bắt buộc niêm luật như thơ Đường luật. Thơ lục bát cũng vậy: Ngoài chuẩn vận, cho phép nương vận. Ví dụ, trong Tuyện Kiều của Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Hai câu này chuẩn vận: “ta” (a) ở câu 6” chuẩn vận với “là” (à) ở câu 8.
Nhưng:
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh
Hai câu này nương vận: “đèn” (èn) ở câu 6 nương vận với chữ “truyền” (uyền) ở câu 8.
Nhân đây, nhắc lại một chuyện nực cười là một “nhà bình luận” bình trên trang của một tác giả: Một bài thơ cổ phong của tác giả bị “nhà bình luận” này áp đặt cho là thơ Đường luật, rồi phê phán gay gắt. Lại một trường hợp khác là: Một bài thơ lục bát gieo vần theo nương vận, thì bị phê bình theo cách nhìn chuẩn vận!
5. Các hình thức thể hiện.
- Trực diện hay gián diện
Trực diện là cách mà nhà thơ xưng hô như là “tôi” (cũng là “ta” theo đặc trưng "cái tôi và cái ta” trong thơ ca) để bộc lộ cảm xúc của mình:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới thân tầu đưa tiễn Bác
(Chế Lan Viên)
Gián diện thì rất nhiều cách, ví dụ: cách ví von thông qua các vật như như núi sông, cây cỏ, chim muông…Bài thơ "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh ví von "thuyền" và "biển như "anh" và "em" không thể cách xa nhau.
- Chân mộc hay hàm ẩn:
Chân mộc là giản đơn dễ hiểu như bài thơ “Nhớ vợ” của Cầm Giang, “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn…Hàm ẩn là là ý tưởng sâu kín, cách thể hiện cầu kỳ, ví dụ như nhiều bài thơ của các nhà thơ Xuân Diệu. Huy Cận, Chế Lan Viên…
Một khía cạnh của chân mộc hay hàm ẩn là ý tưởng thơ nổi hay chìm. Nổi là ý tưởng bộc lộ dễ thấy; ngược lại, chìm là không dễ nắm bắt được ý tưởng của bài thơ. Tuy nhiên, dù chìm đến mức nào, nhà thơ cũng có “lối vào” để bạn đọc tiếp cận; nếu không bài thơ sẽ trở nên tắc tỵ, không khác gì nhà thơ đánh đố người đọc, như một bài toán không có đáp số!
Song, chân mộc hay hàm ẩn , mỗi dạng đều có cái hay riêng – vấn đề là với mỗi ý bài thơ cụ thể được áp dụng cho phù hợp.
- Tự cảm, cảm tả hay cảm kể
Trực cảm gần như trực diện đã được nêu trên, nhưng rộng hơn – nhà thơ tự bộc lộ cảm xúc của mình.Cảm tả là tả cảnh, gắn cảnh với tình của nhà thơ, như “Chiều qua Đèo Ngang” hoặc “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan. Cảm kể là kể chuyện gắn cảm xúc của nhà thơ với chuyện kể như “Bà má Hậu Giang” hay “Chuyện em Nguyễn Văn Hòa” của Tố Hữu. Tuy nhiên, dù là cách nào, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ cũng là nền tảng cho bài thơ bộc lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét