Hẳn nhiều người sẽ "ngã ngửa" trước sắc đẹp của những
cung tần mỹ nữ xưa.
Chúng ta hẳn đã quá quen với hình tượng những mỹ nữ Trung
Quốc trên màn ảnh được tái hiện vô cùng kiều diễm và xinh đẹp. Tuy nhiên ít người
biết rằng, nét đẹp của thiếu nữ trong hậu cung xưa không hề “long lanh” đến vậy.
Hãy cùng ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nhan sắc thật sự của
những cung tần mỹ nữ và quan niệm về cái đẹp của người xưa qua bài viết dưới
đây.
1. Sự đối lập giữa phim ảnh và đời thực
Có thể khẳng định rằng, dòng phim cổ trang của Trung Quốc
phát triển rất mạnh. Phim đã góp công lớn trong việc quảng bá không chỉ lịch sử
hào hùng mà còn phô diễn sức mạnh của Trung Quốc thông qua hình ảnh hoành tráng
với cung điện nguy nga và dàn diễn viên “đẹp như hoa”.
Vẻ đẹp lộng lẫy của diễn viên trong phim.
Tuy nhiên, sự phổ biến của những bộ phim cổ trang đã khiến
người xem bị... ngã ngửa khi biết được sự thật về bộ mặt cung cấm khi xưa, đặc
biệt là vẻ đẹp các cung phi của vua.
Theo tài liệu lịch sử thì trong bức phác họa này, Hạ Tử Vy là
người đứng thứ 2 từ trái sang, còn đứng giữa là Hoàn châu cách cách.
Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ
Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Có thể dễ dàng thấy
được rằng hình ảnh trên thực tế của vị phi tần này khác xa so với vẻ đẹp trên
phim ảnh do diễn viên thủ vai.
Thục phi Văn Tú, vợ vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều
đại phong kiến Trung Quốc.
Thục phi Văn Tú nổi tiếng là người đầu tiên li dị với hoàng đế.
Cô xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, do muốn lấy lại vinh quang xưa mà
được gả cho vua Phổ Nghi lúc chỉ 14 tuổi.
Điều đáng chú ý là cô được chính hoàng đế chọn lựa từ tranh
được gửi đến để làm hoàng hậu. Tuy nhiên, do những thế lực khác trong cung mà
cô chỉ được làm vợ lẽ, phong là Thục phi.
Thục phi Văn Tú ngoài đời và do diễn viên thủ vai trong phim Mạt Đại hoàng phi.
Cuộc sống trong cung của cô rất buồn bã và cô đơn. Nhà vua
không hề quan tâm đến cô và Văn Tú bị hoàng hậu Uyển Dung ghen ghét. Sau này
khi Phổ Nghi liên kết với quân Nhật, cô càng bị ghẻ lạnh hơn. Cuối cùng, cô đòi
ly hôn với Phổ Nghi, trở thành phi tần đầu tiên dám đề đạt việc ly hôn vua và
thành công.
2. Quan niệm khác biệt về sắc đẹp
Sự chênh lệch giữa phim ảnh và hiện thực trên phần nào có thể
được giải thích bằng quan niệm khác biệt về cái đẹp thời xưa và ngày nay. Điều
này ta có thể thấy rõ thông qua hình tượng những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Quốc.
Điều này hoàn toàn đúng với Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân của Trung
Quốc thời xưa bởi bà không mang vẻ đẹp "thanh mảnh" như những
mỹ nữ hiện đại.
Dương Quý Phi trên phim do Phạm Băng Băng thủ vai.
Theo sử sách vào thời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn
thì phải tròn trịa, mập mạp. Ta cũng nhận thấy điều này phần nào thông qua những
bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Dương Quý Phi thường là với khuôn
mặt tròn trịa và nước da trắng.
Võ Tắc Thiên - người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử
Trung hoa cũng nổi tiếng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến không chỉ
nhà vua đương triều mà cả thái tử cũng phải xiêu lòng mà lập bà thành
phi.
Võ Tắc Thiên trên màn ảnh.
Tuy nhiên ít người biết rằng, theo sử sách ghi lại thì Võ Chiếu
(tên thật của Võ Mị Nương) từ nhỏ “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt
phụng dài, có tướng đế vương”. Miêu tả này khác hẳn với hình tượng thiếu nữ mặt
trái xoan với đôi mắt bồ câu thường thấy trên phim ảnh.
Từ Hy Thái Hậu - người đàn bà độc ác nổi tiếng của chốn hậu
cung cũng được ca ngợi bởi vẻ đẹp không tuổi của mình. Theo nhiều tư liệu ghi lại
thì bà vẫn giữ được nét đẹp của tuổi đôi mươi khi bước sang tuổi... 68.
Dung nhan kém sắc của Từ Hy Thái Hậu trong phác họa lịch sử.
Từ Hy Thái Hậu và phi tần trong hậu cung.
Có thể thấy rõ phim ảnh Hoa ngữ đã có phần nào đó “nói quá”
lên về diện mạo thực tế của hậu cung Trung Quốc xưa. Tuy nhiên, chính điều này
lại là điểm thu hút lớn của những bộ phim cổ trang, phần nào củng cố danh tiếng
cho ngành điện ảnh nước này.
Trên một phương diện nào đó, ta có thể nói phim ảnh đã diễn tả
thành công hình tượng những mỹ nữ “tuyệt sắc giai nhân” trong sử sách, chỉ là
các đạo diễn đã cố gắng lột tả vẻ đẹp đó phù hợp với quy chuẩn cái đẹp thời hiện
đại mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét