Chiều trên hồ Tuyền Lâm
Trong ánh nắng mong manh của một buổi chiều, Bảo-Trân và
Phong đều cảm thấy buồn buồn cho nên không nói năng chi nữa, chỉ đi chầm chậm
bên nhau, theo triền dốc, về hướng bờ Hồ-Xuân-Hương.
Mặt hồ tĩnh lặng. Nhưng từ tâm trạng bất an của lòng mình, Bảo-Trân
nghĩ rằng sự tĩnh lặng đó chỉ để che dấu những đột biến âm thầm. Bất chợt Bảo-Trân
quay lui, ngẫng nhìn lên ngọn đồi sau chợ Hòa-Bình, như có ý tìm lại vết tích
ngôi nhà xưa của Ngoại.
Nhìn ngôi biệt thự có hai hàng hồng dọc theo con dốc nhỏ, Bảo-Trân
tưởng như nàng có thể thấy được đứa bé gái mặc áo đầm trắng, mang giày đỏ, chiếc
nơ cài trên mái tóc bum-bê cũng màu đỏ, đang níu tay Ngoại, đòi đi mua kẹo kéo.
Như mọi hôm, Ngoại bảo cậu Út, khoảng hơn mười tuổi, gọi chú tài lái xe đưa hai
cậu cháu đi xuống phố mua kẹo kéo.
Ðộng từ “xuống phố” nghe có vẻ xa, nhưng chiếc Traction đen chỉ chạy chầm chậm xuôi triền dốc, qua hai khúc quanh ngặt là đến đường nhựa, ngay sau chợ Hòa-Bình. Tuy chợ đã tan từ lúc xế, chỉ còn lưa thưa mấy gánh hàng rong quanh mấy sạp hàng xén trong nhà lồng chợ, chú tài cũng vẫn cho xe chạy thật chậm men theo đoạn đường ngắn phía sau chợ để ra đoạn đường dài; đoạn đường này ngăn cách chợ Hòa-Bình và mấy căn phố lầu có nhiều tủ kính lớn để trưng bày những chiếc áo lạnh và những chiếc khăn quàng cổ, đan tay, màu sắc rực rỡ.
Ðộng từ “xuống phố” nghe có vẻ xa, nhưng chiếc Traction đen chỉ chạy chầm chậm xuôi triền dốc, qua hai khúc quanh ngặt là đến đường nhựa, ngay sau chợ Hòa-Bình. Tuy chợ đã tan từ lúc xế, chỉ còn lưa thưa mấy gánh hàng rong quanh mấy sạp hàng xén trong nhà lồng chợ, chú tài cũng vẫn cho xe chạy thật chậm men theo đoạn đường ngắn phía sau chợ để ra đoạn đường dài; đoạn đường này ngăn cách chợ Hòa-Bình và mấy căn phố lầu có nhiều tủ kính lớn để trưng bày những chiếc áo lạnh và những chiếc khăn quàng cổ, đan tay, màu sắc rực rỡ.
Ðến gần dốc Minh-Mạng, chiếc xe đậu sát vào lề đường cho cậu
bé bước ra, tiến về phía nhóm trẻ con đang vây quanh ông Tàu già bán kẹo kéo.
Khi cậu bé trở lại xe, tay cầm mẫu kẹo kéo, đứa bé gái vỗ hai
tay vào nhau, gương mặt rạng rỡ. Ðón nhận mẫu kẹo từ tay người cậu xong, đứa bé
lại vòi vĩnh: “Cậu cho em xuống ngồi chỗ bậc cấp coi Ba Má đi xe đạp, nhen, cậu”.
Cậu bé giả vờ nghiêm nét mặt, mắt lườm lườm để thị oai với cháu: “Mày cứ lộn xộn,
nhõng nhẽo không hà. Chiều nào cũng bắt tao dẫn đi mua kẹo kéo, rồi lại đòi tới
bậc cấp ngồi, để tối về mày bị sổ mũi cho tao bị la, hả?” Thấy đứa bé gái rơm rớm
nước mắt, môi trề ra như sắp khóc, cậu bé vừa mở cửa ngồi vào băng sau vừa cười:
“Cho tao cắn một miếng kẹo kéo thì tao cho đi.” Ðứa bé gái dấu mẫu kẹo sau
lưng, lắc đầu. Cậu bé năn nỉ: “Cho cậu cắn một tý thôi, rồi cậu cho đi.” Ðứa bé
gái đưa mẫu kẹo ra phía trước, ngắm nghía rồi bậm môi, lắc đầu. Người cậu che mặt,
giả vờ khóc. Ðứa bé nhìn cậu bằng đôi mắt buồn hiu, rồi đưa mẫu kẹo cho cậu:
“Nè, em cho cậu cắn miếng đó; mà cậu cắn chút xíu thôi, nhen.”
Dòng ý tưởng của Bảo-Trân vừa đến đây, Phong vô tình tiếp nối
câu chuyện lúc nãy:
Bảo-Trân nhìn Phong như thể câu nói của chàng tối nghĩa.
Trong khối ký ức đặc quánh của nàng, hình ảnh rõ nét nhất của Phong là những
mùa Hè Phong cùng mấy “ông” sinh viên từ Saigon lên nghỉ Hè tại ngôi biệt thự của
người chú, đối diện với ngôi nhà lầu, nơi Bảo-Trân sống sum vầy với gia đình dì
dượng Mười, trên đường Phan-Ðình-Phùng, gần rạp xi-nê Ngọc-Hiệp. Những khi Bảo-Trân
cùng các bạn chơi nhảy giây, đánh thẻ, chơi ô, hoặc nhảy lò cò nơi khoảng sân hẹp
trước nhà, Phong thường kín đáo ngắm nhìn, Bảo-Trân không hề biết. Những buổi tối,
sau khi học bài xong, Bảo-Trân ôm mandoline tập đàn hoặc cùng chị em đến rạp Ngọc-Hiệp
mua bắp nướng, hay xin tờ chương trình xi-nê, cũng không thiếu ánh mắt quan sát
âm thầm của Phong. Chỉ ngần ấy thôi chứ đâu có chi tội lỗi mà Phong bảo chàng
ân hận?
- Tại sao anh lại ân hận? Anh ân hận điều chi?
- Anh ân hận vì mấy mươi năm qua anh đã không lo được cho cuộc
đời của em.
Suốt mấy mươi năm qua, từ ruột thịt cho đến chồng và gia đình
chồng hay bạn hữu, ai ai cũng đòi hỏi những điều Bảo-Trân không thể thực hiện
được. Nàng đã cố làm hết khả năng của nàng nhưng chưa ai vừa ý, chưa ai cho là
đủ, thì còn ai để ngõ lời lo lắng cho nàng! Vì vậy câu nói của Phong đem đến
cho trái tim héo mòn của nàng không biết bao nhiêu là êm áị
- Nhưng đó đâu phải là lỗi của anh.
- Lỗi của anh, vì anh không hiểu sự việc cho nên anh đã tự ái, không trở lại tìm em. Bẵng đi một thời gian dài, sau khi ra trường và trước khi về phục vụ trong quân chủng Thủy-Quân Lục-Chiến, anh trở lại đây thì hay tin em cùng gia đình đã dời về Nhatrang.
- Lỗi của anh, vì anh không hiểu sự việc cho nên anh đã tự ái, không trở lại tìm em. Bẵng đi một thời gian dài, sau khi ra trường và trước khi về phục vụ trong quân chủng Thủy-Quân Lục-Chiến, anh trở lại đây thì hay tin em cùng gia đình đã dời về Nhatrang.
Cả hai lại rơi vào sự im lặng buồn bã. Một lúc sau, Phong có
vẻ đắn đo:
- Tại sao cho đến bây giờ mà em cũng vẫn còn nghi ngờ tình
yêu của anh, Bảo-Trân?
Tình yêu đầu đời đã lưu lại những tỳ vết xấu xí trong tim Bảo-Trân,
vì vậy nàng thường ngờ vực và rất ... sợ tình yêu. Bảo-Trân không dám nói ra điều
đó nên chỉ im lặng, cúi nhìn khóm lá thông khô sậm màu. Không nghe Bảo-Trân
đáp, Phong thở dài:
- Tại sao em im lặng? Em im lặng suốt mấy mươi năm qua rồi,
chưa đủ sao, em?
Bảo-Trân bậm môi, cúi mặt, cố tình không để Phong thấy môi
nàng run như nàng đang mếu. Ngày đó, sau khi đọc lá thư tỏ tình của Phong, bé Bảo-Trân
ngây thơ, đem trao cho người chị, con của Dì Mười. Không ngờ người chị đem lá
thư trao cho Dì Mười. Dì Mười tìm mọi cách răn đe, ngăn cản, không cho Bảo-Trân
tiếp xúc với Phong. Vì lý do đó, mỗi lần Phong nhắc lại hành động ngây thơ, khờ
dại của nàng ngày trước là mỗi lần Bảo-Trân cảm thấy tim nàng buốt đau. Tim
nàng đau không phải vì nàng tiếc đã không yêu và không thành hôn với Phong mà
vì nàng tiếc cho mối tình đầu thánh thiện và chuỗi ngày tươi đẹp của đời nàng
đã bị giết chết một cách tức tưởi bằng những dối gian, bội phản liên tục của
Hoan, người đã từng thề thốt là sẽ yêu thương nàng trọn đời!
Không nghe Bảo-Trân trả lời, Phong tiếp:
- Nhiều khi chính anh cũng không hiểu được anh nữa, em biết
khơng?
- Tại sao anh lại không hiểu được anh?
Phong nhìn ra vùng không gian xam xám ánh hoàng hôn mà tưởng
như chàng đang nhìn vào tâm thức buồn thảm của chính mình:
- Anh không hiểu tại sao anh cứ đeo đuổi mãi một mối tình vô
vọng!
Bảo-Trân nhìn Phong vẻ như lo ngại Phong sẽ nói tiếp lời chia
xa. Nhưng không, Phong vẫn thiết tha:
- Em thấy không? Tại sao anh cứ đeo đuổi mãi một người đàn bà
có chồng; và chính người đàn bà đó ngày xưa đã quay lưng lại với anh, đã làm
cho hồn anh rướm máu!
Bảo-Trân nhìn Phong như muốn tìm kiếm nỗi đau của Phong và
cũng là nỗi đau của chính nàng. Nhưng vào lúc lòng Bảo-Trân chưa kịp ăn năn đối
với Hoan, người chồng xa vắng biền biệt nơi một góc trời, thì hình ảnh của Tuyết-Nhung,
vợ của Phong, lại hiện đến.
Mỗi khi nghĩ đến Tuyết-Nhung và mối tình ngang trái, muộn
màng, Phong gọi là “Cuộc Tình Xa”, Bảo-Trân thêm một từ nữa để trở thành “Cuộc
Tình Xót Xa”, giữa nàng và Phong, Bảo-Trân thường lặng lẽ khóc và dặn lòng là sẽ
cố quên Phong, cố không liên lạc với Phong nữa để khỏi gây đau khổ cho Tuyết-Nhung.
Nhưng khi Phong điện thoại hoặc e-mail cho nàng những dòng thơ ướt tình như: “Hôm nay gió lạnh, giao muà chuyển. Anh nhớ em mà nước mắt dâng!” (1) thì mọi mặc cảm đều tiêu tan và Bảo-Trân cảm thấy yêu Phong say đắm như chưa hề có mối tình đầu lạc nẽo với Hoan. Nhiều đêm, ngồi lặng hằng giờ trong bóng tối để nghĩ về Phong, nếu chuông điện thoại reo, Bảo-Trân hồi hộp nhấc chiếc điện thoại, lòng cứ thầm mong người gọi là Phong. Khi biết nhân vật nơi đầu giây bên kia không phải là Phong, Bảo-Trân cảm thấy nhức buốt nơi lồng ngực. Nếu vài ngày không nghe Phong gọi, Bảo-Trân muốn e-mail cho chàng; nhưng nàng lại thích nghe giọng nói của chàng hơn là những chữ tối nghĩa trong e-mail, vì Phong ngại Tuyết-Nhung có thể đọc được. Nhiều hôm, nhìn ánh nắng chiều nhạt dần ngoài khung cửa sổ nơi phòng làm việc hoặc những chiều cuối tuần thui thủi trong ngôi nhà im vắng, vì các con đi học xa, Bảo-Trân thấy lòng như quay quắt, điên cuồng vì sự khuấy động dữ dội của niềm ray rức, của nỗi bâng khuâng, của niềm thương nhớ đang ngùn ngụt bùng lên trong trái tim sầu héo của nàng. Chính những lúc đó Bảo-Trân thật sự sợ hãi niềm cơ đơn. Chính những lúc đó, Bảo-Trân nghĩ rằng nàng đã tìm lại được nơi Phong một phần đời thơ ấu của nàng. Chính những lúc đó Bảo-Trân rất sợ những phản ứng bất lợi từ các con cùng những dè bỉm, chê bai của dư luận. Nhưng nghĩ lại, ngày xưa, trước những lừa lọc, tàn tệ, phũ phàng của Hoan đã có ai khóc hộ cho nàng chưa? Vậy thì tại sao bây giờ nàng lại lo ngại bâng quơ khi nàng tìm được tình yêu? Ý nghĩ này giúp Bảo-Trân lấy lại được lòng tự tin:
Nhưng khi Phong điện thoại hoặc e-mail cho nàng những dòng thơ ướt tình như: “Hôm nay gió lạnh, giao muà chuyển. Anh nhớ em mà nước mắt dâng!” (1) thì mọi mặc cảm đều tiêu tan và Bảo-Trân cảm thấy yêu Phong say đắm như chưa hề có mối tình đầu lạc nẽo với Hoan. Nhiều đêm, ngồi lặng hằng giờ trong bóng tối để nghĩ về Phong, nếu chuông điện thoại reo, Bảo-Trân hồi hộp nhấc chiếc điện thoại, lòng cứ thầm mong người gọi là Phong. Khi biết nhân vật nơi đầu giây bên kia không phải là Phong, Bảo-Trân cảm thấy nhức buốt nơi lồng ngực. Nếu vài ngày không nghe Phong gọi, Bảo-Trân muốn e-mail cho chàng; nhưng nàng lại thích nghe giọng nói của chàng hơn là những chữ tối nghĩa trong e-mail, vì Phong ngại Tuyết-Nhung có thể đọc được. Nhiều hôm, nhìn ánh nắng chiều nhạt dần ngoài khung cửa sổ nơi phòng làm việc hoặc những chiều cuối tuần thui thủi trong ngôi nhà im vắng, vì các con đi học xa, Bảo-Trân thấy lòng như quay quắt, điên cuồng vì sự khuấy động dữ dội của niềm ray rức, của nỗi bâng khuâng, của niềm thương nhớ đang ngùn ngụt bùng lên trong trái tim sầu héo của nàng. Chính những lúc đó Bảo-Trân thật sự sợ hãi niềm cơ đơn. Chính những lúc đó, Bảo-Trân nghĩ rằng nàng đã tìm lại được nơi Phong một phần đời thơ ấu của nàng. Chính những lúc đó Bảo-Trân rất sợ những phản ứng bất lợi từ các con cùng những dè bỉm, chê bai của dư luận. Nhưng nghĩ lại, ngày xưa, trước những lừa lọc, tàn tệ, phũ phàng của Hoan đã có ai khóc hộ cho nàng chưa? Vậy thì tại sao bây giờ nàng lại lo ngại bâng quơ khi nàng tìm được tình yêu? Ý nghĩ này giúp Bảo-Trân lấy lại được lòng tự tin:
- Sao anh cứ trách hành động ngây ngô khờ dại ngày xưa của
em? Thế có bao giờ anh đặt câu hỏi là tại sao anh đến khi thì quá sớm và lúc
thì quá muộn màng?
- Anh không thể giải đáp câu hỏi của em, cũng như anh không
thể hiểu được tại sao qua ngần ấy thời gian mà anh cũng vẫn chưa quên được em.
- Em đâu còn gì cho anh! Có còn chăng là một tâm hồn rách nát
và trái tim đầy muộn phiền.
Phong nhìn Bảo-Trân bằng ánh mắt đầy xót thương, cố nói một
câu bông đùa để chọc cho Bảo-Trân cười:
- Anh không cần gì cả. Anh chỉ muốn “nhảy” vào “ngồi” trong
trái tim em thôi.
Bảo-Trân cười gượng. Phong tiếp, bằng giọng âu yếm:
Bảo-Trân cười gượng. Phong tiếp, bằng giọng âu yếm:
- Lúc mới lớn, em ước mơ gì? Nói anh nghe, được không?
Sau một thoáng ngần ngừ, Bảo-Trân đáp:
- Em chỉ ước mơ được là người đàn bà cuối cùng trong cuộc đời
của một người đàn ông mà em thương yêu và quý trọng.
Phong thở dài nhè nhẹ:
- Tại sao anh Hoan lại là người đàn ông tốt số vậy hè? Nếu hồi
đó anh biết, thay vì vào Quân-Y, anh vào trường Võ-Bị như anh Hoan thì anh đâu
có mất em.
Bảo-Trân kín đáo, muốn nói lên tâm trạng của nàng đối với Phong,
nhưng bị Phong hiểu lầm, Bảo-Trân đính chính:
- Khi mới lớn, em yêu anh Hoan, đúng. Nhưng mối tình chân thật
của em không níu chân được anh ấỵ Xin anh chỉ nên hiểu như vậy thôi.
- Vậy em có cho anh làm người bạn đường cuối đời của em
không?
Bảo-Trân không đáp, chỉ mỉm cười, nhìn Phong bằng ánh mắt nồng
nàn, nhưng trong tâm lại lóe lên câu hỏi: “Còn Bi-En-Ti” (B.N.T. viết tắt của
ba chữ Bà Nhà Tôi, danh từ Phong thường dùng để ám chỉ Tuyết-Nhung) anh bỏ cho
ai?)
Hai người lại tiếp tục đếm bước bên nhau, tiến về hướng chiếc
cầu gỗ trước ngôi biệt thự mà ngày xưa được dùng làm tư thất cho một sĩ quan
cao cấp Hải-Quân.
Bảo-Trân vịn vào thành cầu, hơi nghiêng người để nhìn bóng
mình phản chiếu lung linh trên mặt hồ phẳng lặng. Chiếc áo choàng màu đỏ thẫm của
Bảo-Trân nổi bậc trong bóng hoàng hôn u tịch.
Phong im lặng ngắm Bảo-Trân và trong lòng chàng vang vang tiếng
ca nức nở của Chris deBurgh. Gần cuối tình khúc, cứ mỗi lần câu Lady In Red được
lập lại, tiếng Red rơi đúng vào temps fort cùng lúc với âm thanh của guitar điện,
keyboard, trống cùng nhiều nhạc cụ khác, rồi Chris deBurgh ngân dài tiếng Red.
Giọng chàng ca sĩ vang xa như bất tận, như xoáy sâu vào lòng người nghe, khiến
Phong cảm thấy nao nao, bồi hồi một niềm thương nhớ. Và, cuối cùng, giọng Chris
deBurgh trở nên tha thiết: “My Lady In Red, I Love You” để chấm dứt bản nhạc.
Phong không hiểu tại sao cứ mỗi lần nghe ca khúc LadyIn Red Phong lại nghĩ đến
Bảo-Trân. Một lúc lâu, Phong hỏi:
- Bảo-Trân! Em đang nghĩ gì?
- Em đang nghĩ đến hai câu thơ của anh.
- Hai câu nào?
Bảo-Trân quay người lại, nhìn Phong rồi đọc nho nhỏ:
- Lòng anh như nước Trường-Giang ấy. Chảy mãi xuôi dòng soi
bóng em. (2)
Phong nhìn Bảo-Trân đắm đuối. Bảo-Trân cười tinh nghịch:
- Anh biết mỗi khi nghe ca khúc Ðỗ-Quỳnh-Hương của Ðức-Huy em
nghĩ gì không?
Phong lắc đầu. Bảo-Trân tiếp:
- Em nghĩ đến hai câu thơ khác của anh.
- Nghe nhạc lại nghĩ đến thơ, em đúng là một nghệ sĩ.
- Vì trong ca khúc ấy có câu: “Ðỗ-Quỳnh-Hương ơi! Hãy viết
cho anh vài dòng...” Còn anh thì: “Lòng anh trong trắng tinh khôi lắm. Em viết
lên đi, viết ít dòng. (3)
- Biết anh thèm đọc thư em đến như vậy mà em cũng hà tiện chữ
với anh. Em thật là...tàn nhẫn.
- Nếu vậy thì em sẽ tàn nhẫn và tàn nhẫn mãi để anh sáng tác
những vần thơ sướt mướt, rồi bao nhiêu nữ độc giả sẽ ghiền đọc thơ anh và tim họ
sẽ mềm ra.
- Em thật khác lạ. Anh chưa bao giờ đọc hoặc nghe ai dùng chữ
“tim mềm” cả. Rất đặc biệt.
- Em lấy ý từ cụm từ “my heart melted” do công chúa Diana nói
với hoàng tử Charles lúc hai người mới yêu nhaụ
- Tim nữ độc giả mềm ra, còn tim em có mềm không?
Bảo-Trân cười, cúi mặt.
Hai người lại song đôi, hướng về phía cầu Ông-Ðạo. Từ đây, Bảo-Trân
nhìn quanh bờ hồ và tưởng như nàng có thể thấy được hình dáng ông bà Dư – Ba Má
của Bảo-Trân – trên hai chiếc xe đạp bằng duralumin, hiệu Alcyon khi ẩn khi hiện
sau những gốc thông già. Khi nào đến cầu Ông-Ðạo, ông bà Dư cũng đưa cao tay vẫy
vẫy về hướng bậc cấp cao; nơi có đứa bé gái ham ăn kẹo kéo để người cậu ngồi buồn
xo. Khi thấy ông bà Dư vẫy tay, đứa bé gái vui mừng đứng lên, một tay đưa thỏi
kẹo kéo vẫy cao, tay kia vỗ vỗ vào vai người cậu: “Ba Má em kìa. Ba Má em kìa.”
Người cậu vẫn lặng thinh, nét mặt dàu dàu. Thấy Ba Má đã khuất vào khúc quanh,
đứa bé ngồi xuống, nhìn người cậu một chốc, động lòng sao đó, đứa bé đưa mẫu kẹo
cho cậu: “Nè, em cho cậu cắn miếng nữa đó; mà cậu cắn ít ít thôi, nhen.” Cắn miếng
kẹo kéo xong, gương mặt cậu bé tươi tắn trở lại. Cậu bé xoay lưng về phía đứa
bé gái rồi khom xuống: “Tới đây cậu cõng qua mấy bậc cấp, lên xe, đi về. Chạng
vạng rồi, về kẻo Ngoại lạ” Miệng nhai kẹo, hai tay quàng cổ người cậu, nhưng mắt
của đứa bé gái lại dõi theo hình bóng ông bà Dư cho đến khi cả hai Ông Bà đều lẫn
khuất chung vào với mấy “ông” Tây “bà” Ðầm thích dạo xe đạp quanh bờ hồ vào mỗi
buổi chiều.
Nghĩ đến đây bất giác Bảo-Trân thở dài, nhớ đến hai câu thơ của
ông Dư, bút hiệu Ðiệp-Linh: “Về nơi đây đâu vết cũ, ngày xanh? Tôi chỉ thấy
bóng thời gian vô tận!” Những buổi chiều của tuổi thơ sao êm ái mượt mà, còn những
buổi chiều của cô phụ sao quạnh hiu đến buồn thảm! Từ ý tưởng này Bảo-Trân
không thích những buổi chiều khi quanh nàng không còn ai khác nữa!
Trong khi Bảo-Trân chìm đắm trong vùng ký ức mịt mờ thì Phong
tự phân tích tâm lý để tìm hiểu xem mối tình xưa sống lại trong lòng Phong là
chỉ vì Bảo-Trân mà thôi hay là, vì qua hình ảnh của Bảo-Trân, Phong đã tìm lại
được nhân dáng thân thương của một sinh viên Quân-Y đầy sức sống, đầy lãng mạn,
đầy anh hùng tính. Nghĩ ngợi một lúc lâu cũng không thể hiểu được tâm trạng phức
tạp của mình, Phong lại gợi chuyện để đo lường tình cảm của Bảo-Trân:
- Này, em! Từ hôm về đến nay em đã đến thăm trường Võ-Bị
chưa?
- Dạ, có, sáng hôm qua.
- Lúc đến đó em cảm thấy thế nào?
- Dạ, họ không cho vào, chỉ nhìn từ xa thôi. Buồn. Buồn lắm.
- Chắc... nhớ... chàng dữ lắm, phải không?
Bảo-Trân cúi mặt. Hôm qua, nhìn ngôi trường đã một thời đào tạo
không kịp sĩ quan để cung ứng cho chiến trường, Bảo-Trân chợt nghĩ đến hai câu
thơ của người bạn cùng khóa với Hoan mà nàng không nhớ tên: “Mai anh đi, núi đồi,
mây ở lại. Vắng anh rồi, Dalat có buồn không?” Bảo-Trân không biết bao nhiêu
chàng trai Võ-Bị đã thủ thỉ hai câu thơ này bên tai người yêu; nhưng Bảo-Trân
biết rằng rất nhiều bạn học của nàng đã rời trường Võ-Bị và không bao giờ trở về!
Nếu bảo rằng Bảo-Trân chỉ nghĩ đến bạn mà không nhớ đến Hoan
là một điều không thật. Nhưng hình ảnh của Hoan trong lòng Bảo-Trân ngày hôm
qua là hình ảnh của một thanh niên đã theo đuổi và thề sẽ thương yêu nàng hết
lòng chứ không phải là người đàn ông ích kỷ, chỉ thích dùng thủ đoạn để lừa dối
và phản bội nàng.
Dù nghĩ gì đi nữa Bảo-Trân cũng không thể bộc lộ với Phong
cho nên nàng chỉ thở dài. Như ngầm hiểu Bảo-Trân không muốn đề cập đến Hoan,
Phong chuyển đề tài:
- Em đã đến thăm trường cũ của em chưa?
Trường cũ của Bảo-Trân là một trường Ðạo, tọa lạc trên đường
Hai-Bà-Trưng, khuất sau những đồi cỏ xanh rì. Bảo-Trân nhớ dường như trường tên
là Domaine De Marie.
- Dạ có, nhưng trường chỉ còn là một tu viện. Lúc đến đó em
đã bùi ngùi nghĩ đến những người bạn xưa và tiếc thời thơ ấu của em.
- Em không nghĩ đến anh sao?
- Anh lớn hơn em, đâu có học với em mà bảo em nghĩ đến. Ơ, em
không nghĩ đến anh mà em nghĩ đến hai câu thơ của anh, chịu không?
- Hai câu nào?
-Khói hương đầm ấm nào đâu thấy; chỉ thấy phai tàn bóng tuổi
thơ! (4)
- Em thật tuyệt vời.
Bảo-Trân nhìn Phong, cười một cách hóm hỉnh. Phong tiếp:
- Anh thì khác. Từ ngày liên lạc lại được với em, nhìn nơi
nào anh cũng thấy hình bóng em.
- Thật không?
- Thật không?
- Trong tầm mắt anh, lúc nào em cũng là cô bé tóc dài, mặc
chiếc áo len đỏ.
Nói ngang đây Phong mới chợt hiểu vì sao chàng thích ca khúc
Lady In Red. Và Phong tiếp:
- Mỗi tối, sau khi học bài xong, em thường ôm đàn ngồi cạnh cửa
sổ trên lầu. Ðàn cho đến khoảng chín giờ, em vén màn cửa sổ, chồm ra, kéo hai
khung cửa kính lại. Thỉnh thoảng cô bé cùng vài cô bạn theo đoạn đường mòn thẳng
đứng, có nhiều khúc thông khô ngăn đất đỏ để tạo thành những bậc cấp cao, phía
sau nhà, leo lên chùa Linh-Sơn. Ðôi khi anh thấy em mặc đồng phục Gia-đình Phật-tử.
Em thuộc Gia-đình Phật-tử chùa Linh-Sơn, phải không?
- Dạ không. Em thuộc Gia-đình Phật-tử chùa…hình như tên là
chùa Tuệ-Quang, trên đường Hai-Bà-Trưng, gần trường em.
- Tại sao khi nào biết được anh đi theo hay anh nhìn trộm là
em ù té chạy?
- Tại vì Dì Mười cấm.
- Nói thật với anh đi, dạo đó, nếu không sợ Dì Mười, em có muốn
nói chuyện với anh không?
- Dạ....chắc không.
Phong ngạc nhiên:
- Không? Tại sao?
- Tại vì lúc đó em còn trẻ con, còn mấy “ông” sinh viên lớn
và oai quá, em sợ!
Cả hai cùng cười vui.
* * *
* * *
Bảo-Trân rón rén rời chánh điện, bước ra sân, đi chầm chậm,
len qua mấy băng đá mài có khắc tên của những người Việt từ ngoại quốc về thăm
nhà. Từ cổng Trúc-Lâm Thiền-Viện, dưới mái ngói màu đỏ còn tươi, Bảo-Trân chỉ
thấy màu xanh biếc của những rừng thông chập chùng, giao tiếp với màu xanh nhạt
của những áng mây lơ lững cuối bầu trời trong vắt. Bảo-Trân bước dần về hướng
những bậc cấp thoai thoải theo triền đồi để xuống Hồ Tuyền-Lâm dưới thung lũng
sâu.
Ngoài hai hàng blue point junipers xanh ngát được trồng dọc
theo hai bên bậc cấp, Bảo-Trân còn thấy những khóm impatiens khoe sắc bên những
cụm begonias hoa nhỏ, lá dày và geraniums nhiều màu chen chúc trong màu tím nhạt
của dwarf lily, nơi mấy luống hoa. Bảo-Trân hơi ngờ ngợ. Ngày xưa Dalat đâu có
những loại hoa này. Những loại hoa này có lẽ đến từ Mỹ hoặc Canada. Ý nghĩ này
tự dưng khiến Bảo-Trân nhớ đến vườn hoa rực rỡ ở Vancouver và những lời thiết
tha của Phong vào một buổi chiều có gió xôn xao trên những cành phong lá đã ngã
màu.
Chiều hôm đó, Phong hỏi Bảo-Trân ước muốn điều gì? Bảo-Trân
đáp: “Ðiều mơ ước của em là, sau khi các con thành đạt, em sẽ về tu tại
Trúc-Lâm Thiền-viện. Nhưng trước khi trở thành ni cô, em sẽ mua một mảnh đất
nho nhỏ cạnh Trúc-Lâm Thiền-viện để trồng lan.” Phong tròn mắt: “Em đi tu rồi
anh sống với ai?” Nhìn ánh mắt và nét mặt của Phong, Bảo-Trân hiểu Phong nói rất
thật lòng, nhưng Bảo-Trân vẫn đáp: “Em đã thưa với anh từ lâu rồi. Câu chuyện
giữa anh và em không thể nào đưa đến một happy ending được.” Phong có vẻ không
vừa ý: “Ðã biết bao nhiêu lần anh khuyên em đừng nên nói đến điềm gỡ. Em nhớ
không?” Bảo-Trân đáp: “Hãy thực tế đi, anh.” Phong nhìn nàng, nghiêm nét mặt:
“Thực tế gì? Chuyện gia đình của anh phải không? Mấy mươi năm qua anh đã hết
lòng, hết bổn phận của anh đối với vợ con anh rồi; những ngày còn lại cuối đời
anh, anh phải sống cho anh. Bi-En-Ti là một người đàn bà tự ái rất cao. Anh chỉ
cần cho nàng biết anh đã gặp lại người xưa là Bi-En-Ti sẽ trả tự do cho anh
ngay.” Bảo-Trân chẳng biết nói gì, chỉ im lặng nhìn khóm crown of thorn đầy
gai. Phong cũng im lặng một lúc rồi tiếp: “Anh đã mất em hơn nửa đời anh rồi;
bây giờ tìm lại được em, không bao giờ anh để mất em một lần nữa đâu.” Bảo-Trân
xúc động nhưng vẫn phải nêu ra trở ngại khác: “Xin anh đừng quên rằng em còn phải
về Việt-Nam để tìm hiểu tình trạng của anh Hoan.” Phong vẫn không chùn bước:
“Anh không quên. Em nên tìm hiểu sự thật về anh Hoan, càng sớm càng tốt. Riêng
anh, thời gian còn lại cuối đời anh, anh chỉ muốn được sống với em thôi. Bằng mọi
cách, anh phải thực hiện ước muốn đó.”
Ước muốn đó, chỉ cách đây một đêm, cả Phong và Bảo-Trân đều
tưởng rằng sẽ thực hiện được vào một ngày không xa. Nhưng, tối hôm qua, sau khi
từ giã Phong, về đến nhà dì dượng Mười, Bảo-Trân nhận được điện thoại của cô
con gái lớn. Cô con gái bảo rằng bác sĩ Lambert muốn Bảo-Trân đến văn phòng ông
càng sớm càng tốt; vì kết quả thí nghiệm thường niên của Bảo-Trân kỳ này có dấu
hiệu nghi ngờ. Bác sĩ Lambert muốn thực hiện gấp một thí nghiệm khác để xác định
bệnh trạng. Nhờ tâm đã tịnh và biết chấp nhận lẽ vô thường của tạo vật, Bảo-Trân
chỉ hơi xúc động chứ không hoảng hốt: “Măng nghĩ, có thân thì có bệnh. Bệnh chi
chứ bệnh đó, nếu măng mắc phải, thì một vài tuần cũng chẳng thay đổi được chi
đâu, con. Cũng may măng về thăm quê nhà, nếu không, rủi bác sĩ bắt nhập viện
thì có lẽ không bao giờ măng còn dịp nhìn lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Thôi, con đừng lo. Con gọi văn phòng bác sĩ Lambert, giải thích với họ và lấy
cái hẹn cho măng vào tuần cuối của tháng này. Măng phải tìm gặp Ba, đó là mục
đích của chuyến đi này, con nhớ không?”
Gác điện thoại xong, Bảo-Trân thao thức, trằn trọc với muôn
vàn nỗi đắng cay. Bảo-Trân ôn lại đời mình và bất giác nghĩ đến hai câu thơ của
Chế-Lan-Viên mà ngày xưa, sau khi thành hôn với Hoan ít lâu, nàng thường nghĩ đến
mỗi khi khóc thầm vì bị Hoan bội bạc: “Ðời tôi tất cả đều vô nghĩa; Tất cả
không ngoài nghĩa khổ đau!” Khi gặp được người yêu nàng thật lòng thì, ngoài vấn
đề mặc cảm tội lỗi, Bảo-Trân lại bị vấn đề sức khỏe chi phối. Ðịnh-mệnh quả thật
đã nghiệt ngã đối với nàng. Cuộc đời nàng đã trải qua những tháng năm dài thiếu
vắng tình yêu; nếu sau này không có mối tình của Phong, Bảo-Trân nghĩ, nàng
cũng sẽ âm thầm vượt qua được đoạn đường đời còn lại. Thôi, thà chịu khổ đau một
mình hơn là kéo Phong vào vòng hệ lụy và tạo niềm thống hận trong lòng Tuyết-Nhung!
Sau khi đã chọn cho mình thái độ sống, giấc ngủ đến với Bảo-Trân
một cách êm đềm.
Chiều nay, cũng với cõi lòng không dậy sóng, Bảo-Trân ư hử một
điệu nhạc tình và bước đến điểm hẹn.
Từ điểm hẹn, Bảo-Trân nhìn vu vơ vào vùng không gian im vắng,
được vây quanh bằng cả rừng thông xanh. Ngoài tiếng thì thầm bất tuyệt của ngàn
thông, Bảo-Trân không nghe một âm thanh nào khác nữa. Bảo-Trân có cảm tưởng như
nàng đã thật sự xa cách cuộc sống xô bồ và đảo điên của loài người. Ý nghĩ này
giúp những ưu phiền trong hồn Bảo-Trân lắng xuống một cách êm ả như mặt nước
đùng đục của Hồ Tuyền-Lâm.
Trên mặt nước của Hồ Tuyền-Lâm, vài chiếc thuyền con đang phơi mình trong nắng nhạt để đợi khách nhàn du. Bất chợt một cô bé đi về phía Bảo-Trân và mời Bảo-Trân mua những bức tranh thêu tay, trên lụa. Nhìn những bức tranh được thêu một cách công phu và mỹ thuật, Bảo-Trân chợt nhớ đến chữ “P” và chữ “T” mà Phong thường viết lồng vào nhau một cách tuyệt mỹ, dưới câu “Thương nhớ em nhiều, rất nhiều, nhiều lắm” trong những bức thư chàng gửi cho nàng. Khi thấy bức tranh thêu bốn câu thơ của Thượng-Tọa Thích-Minh-Thông và một vị tu sĩ ngồi bên triền núi, dưới ánh trăng non, Bảo-Trân thích, mua ngay, không mặc cả.
Trên mặt nước của Hồ Tuyền-Lâm, vài chiếc thuyền con đang phơi mình trong nắng nhạt để đợi khách nhàn du. Bất chợt một cô bé đi về phía Bảo-Trân và mời Bảo-Trân mua những bức tranh thêu tay, trên lụa. Nhìn những bức tranh được thêu một cách công phu và mỹ thuật, Bảo-Trân chợt nhớ đến chữ “P” và chữ “T” mà Phong thường viết lồng vào nhau một cách tuyệt mỹ, dưới câu “Thương nhớ em nhiều, rất nhiều, nhiều lắm” trong những bức thư chàng gửi cho nàng. Khi thấy bức tranh thêu bốn câu thơ của Thượng-Tọa Thích-Minh-Thông và một vị tu sĩ ngồi bên triền núi, dưới ánh trăng non, Bảo-Trân thích, mua ngay, không mặc cả.
Sau khi bán được món hàng với giá khá cao, cô bé vui mừng, đi
về hướng những bậc cấp cao trong khi lòng Bảo-Trân chùng xuống thật thấp vì bốn
câu thơ của Thượng Tọa Thích Minh Thông: “Vượt hết non cao, vực thẳm rồi. Bên
đường bỗng thấy sắc hoa tươi. Mới hay siêu, đọa do mình cả. Mà cõi Mười Phương
cũng huyễn thôi.” Nếu cõi Mười Phương mà cũng huyễn thì loài người bám víu vào
đâu vào những lúc bị đời vùi dập? Nếu cõi Mười Phương mà cũng huyễn thì tại sao
niềm khổ đau lại có thật? Nếu sự khổ đau không có thật thì những nơi thờ phụng
tôn nghiêm dùng để làm gì? Ðôi khi, chính Bảo-Trân cũng hồ nghi...
Bảo-Trân vừa nghĩ đến đây chợt nghe tiếng Phong:
- Em đợi anh lâu không?
Bảo-Trân giật mình, hơi lúng túng, vì thật tâm nàng đang suy
gẫm về ý nghĩa của bốn câu thơ, nhất là câu thứ ba, chứ nàng không có ý đợi
chàng. Phong tiếp:
- Mình đi dạo vòng bờ hồ rồi tý nữa mình thuê ghe chèo vào
trong xa chơi. Em nghĩ sao?
Bảo-Trân cố giữ nét mặt bình thản, nhìn Phong, cười, tỏ vẻ hưởng
ứng rồi vin vào bàn tay Phong, đứng lên. Cả hai lại im lặng, chầm chậm đi bên
nhau. Dường như cả Phong và Bảo-Trân đều thích những giây phút như vậỵ Ði được
một đoạn khá xa, Phong cảm biết dường như Bảo-Trân có điều chi bất ổn cho nên
nét mặt nàng trông buồn rười rượi:
- Em có gì lo nghĩ, nói anh nghe, được không, em?
Bảo-Trân gượng cười, lắc đầu. Phong tiếp:
- Chắc em buồn vì anh đến hơi trễ, phải không?
- Dạ ... Dạ ... không.
- Hay là em mỏi chân? Thôi, mình đến thuê ghe, nhé.
Chiếc thuyền nhỏ đưa Phong và Bảo-Trân rời bến được một chốc
thì cơn mưa mây gieo xuống những sợi nước trong suốt, long lanh, rơi đều đặn, tạo
những vòng tròn nhỏ xíu trên mặt hồ đã sóng sánh vì mái chèo của cô bé chèo đò.
Như đã chuẩn bị từ trước, cô bé chèo đò lấy nón đội rồi trao cho Phong cây dù.
Bảo-Trân tựa vào vai Phong để cả hai cùng núp mưa dưới chiếc
dù. Cả hai cùng im lặng, lắng nghe tiếng mưa rơi nhè nhẹ trên làn vải đen của
cây dù. Một lúc lâu lắm, Phong hơi nghiêng sang Bảo-Trân:
- Em đang nghĩ gì, Bảo-Trân?
- Dạ, em đang ... tập...
- Tập? Tập cái gì?
- Dạ....Tập... tập...quên anh.
- Bây giờ đâu phải là tháng Tư mà có April’s Fool?
- Em không dám đùa với anh đâu.
- Vậy thì tại sao em nói như vậy?
- Suốt cuộc đời em, lúc nào em cũng phải phấn đấu, phải tranh
giành, phải dấn thân tự tạo để có được những gì em thích, những cái em muốn.
Riêng về tình yêu, em cũng phấn đấu, cũng níu giữ, cũng giành giật, nhưng em đã
hoàn toàn thất bại. Bây giờ, em mệt mỏi và chán chường, em không còn nghị lực để
phấn đấu nữa.
- Anh chẳng hiểu gì cả. Tại sao em lại bi quan?
Bảo-Trân cúi mặt, không dám nói thật với Phong nỗi lo âu, niềm
đau khổ đang xâu xé trong lòng. Phong tiếp:
- Mai em đi rồi. Thời gian mình gặp nhau đâu còn bao lâu. Khi
trở lại Hoa-Kỳ, em phương Bắc, anh phương Nam, mỗi năm chưa chắc đã gặp nhau được
một lần, sao em cứ làm khổ nhau?
- Em đâu muốn làm anh khổ; vì anh buồn thì em cũng khổ tâm lắm, anh biết không?
- Em đâu muốn làm anh khổ; vì anh buồn thì em cũng khổ tâm lắm, anh biết không?
- Nếu vậy thì tại sao? Anh nghĩ, vào lứa tuổi của hai đứa
mình thì đâu còn những giây phút nông nổi, bồng bột nữa, phải không, em?
- Em đã suy nghĩ rồi chứ em không bồng bột và nông nổi đâu. Em xin anh hãy xem em như người em gái hay là người bạn nhỏ của anh thôi.
- Em đã suy nghĩ rồi chứ em không bồng bột và nông nổi đâu. Em xin anh hãy xem em như người em gái hay là người bạn nhỏ của anh thôi.
- Tại sao em dối lòng và em buộc anh phải chấp nhận một điều
trái với ước muốn của anh?
- Em dối lòng, đúng. Nhưng nếu anh thật tâm thương em thì xin
anh chấp nhận sự dối lòng đó của em. Anh hứa đi, anh.
- Anh không thể hứa như vậy được.
Bảo-Trân thường tâm niệm là sẽ yêu thương Phong hết lòng và sẽ
đem hạnh phúc đến cho Phong trong khoảng đời còn lại của hai người chứ không
bao giờ Bảo-Trân muốn Phong là người sẽ nhận chịu những bất hạnh của nàng. Ðó
là tất cả sự thật, nhưng Bảo-Trân không dám nói, lại tìm lý do khác để che giấu
niềm đắng cay:
- Thưa anh, giữa anh Hoan và em còn các cháu. Em không muốn bị
các cháu trách cứ em.
Phong có vẻ thảng thốt vì tưởng nhầm rằng Bảo-Trân vẫn còn
yêu Hoan. Lòng Phong tái tê như ngày nào được mấy người em con ông chú báo tin
rằng gia đình dì dượng Mười cho hay Bảo-Trân đã thành hôn với Hoan, tại
Nhatrang! Phong trầm ngâm một lúc lâu lắm rồi nói ra nỗi xót xa của chàng:
- Anh đã nghĩ đến điều đó. Và chính anh, đôi khi anh cũng đã
nói với em, anh không muốn làm người tệ bạc đối với anh Hoan. Em nhớ không?
Nhưng vì thương yêu em, anh gạt bỏ tất cả. Bây giờ...
Bảo-Trân lặng lẽ cúi đầu để Phong không thấy khuôn mặt não
nùng và hai hàng nước mắt đang lả chả rơi. Phong tiếp:
- Hay là mình cứ sống trong sạch, bình thản như bấy lâu nay,
để giòng đời đưa đẩy, em nghĩ sao?
Bảo-Trân chợt nghĩ đến câu “Mới hay siêu, đọa do mình cả” cho
nên ngại ngùng:
- Dạ, em nghĩ chắc không được; vì nếu như vậy thì em cũng có
tội về tinh thần đối với Bi-En-Ti và Ô-En-Ti.
Ðang buồn, đang xúc động, Phong cũng phải bật cười vì nghe ba
tiếng Ô-En-Ti (O.N.T. viết tắt của Ông Nhà Tôi) mà Bảo-Trân vừa nói để đối với
ba chữ B.N.T. do Phong đặt ra.
- Anh chịu thua em. Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu em cũng có
thể ứng dụng những câu thơ của anh để diễn đạt tâm trạng của em; và bất cứ điều
chi anh nói ra em cũng đối đáp một cách dí dỏm. Người như vậy mà cứ đòi làm em
gái của anh thôi thì có chết anh không!
- Không cho em làm em gái thì cho em làm học trò của anh, chịu
hôn?
- Anh không đủ khả năng để làm thầy một người tài hoa và
thông minh như em.
- Thôi, anh à. Thà như vậy mà đẹp, chạm vào thực tế sẽ ủ ê.
Phong chỉ biết thở dài. Những ngày sắp đến, trong những sinh
hoạt văn chương của chàng sẽ thiếu vắng sự cảm thông, sự góp ý và sự khuyến
khích ân cần của Bảo-Trân. Phong không hiểu chàng sẽ phải sống như thế nào;
nhưng Phong rất sợ phải trở lại cuộc sống thầm lặng, nhàm chán, thiếu cảm hứng
sáng tác mà lại phải nghe những lời đay nghiến của Tuyết-Nhung: “Ai làm bác sĩ
cũng giàu nức khố đổ vách; còn anh là bác sĩ mà tối ngày chỉ lo thơ với thẩn
thôi!” Một lúc lâu lắm, Phong bảo:
- Trong khi anh Hoan chưa sang đoàn tụ, bất cứ lúc nào em và
các cháu cần gì, cứ e-mail hoặc điện thoại cho anh. Anh hứa sẽ lo cho em và các
con của em trong tất cả mọi trường hợp.
- Xin cảm ơn anh. Mẹ con em đã sống tự lập bao nhiêu năm nay
nên cũng quen rồi. Em chỉ cần thỉnh thoảng anh e-mail cho em vài dòng để em biết
anh bình an hay không, cho em đỡ lo.
Cả hai lại im lặng, cùng nén vào lòng niềm buồn thảm và nỗi
xót xa. Trong khi lòng Bảo-Trân nát tan vì nghĩ đến chuỗi ngày quạnh hiu cuối đời
thì Phong nắm bàn tay Bảo-Trân và cảm biết niềm thất vọng đang kéo về, len nhè
nhẹ vào từng tĩnh mạch, chạy về tim. Vừa khi ấy, từ cõi lòng tan tác của Phong,
ý thơ dâng lên, thể hiện được tất cả tâm trạng sầu héo của chàng và Bảo-Trân:
Nghìn trùng tâm tưởng, thôi đành đoạn.
Ai nhớ thương ai cũng ngại ngùng. (5)
Nghìn trùng tâm tưởng, thôi đành đoạn.
Ai nhớ thương ai cũng ngại ngùng. (5)
(1)(2) (3) (4) (5) T Trích từ tập thơ Nửa Ðời Thương Ðau của
Hoàng-Vũ-Bão.
Điệp Mỹ Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét