Nghệ thuật múa với lịch sử dân tộc
Đối với người làm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói
riêng, những chiến công lẫy lừng của dân tộc ta qua các thời đại vẫn là nguồn cảm
hứng sáng tác vô giá. Người nghệ sĩ có thể khai thác từ “nguyên mẫu” để tái tạo
hình ảnh về chiến công của các anh hùng, liệt nữ trong thời khắc họ làm nên lịch
sử. Những tấm gương hy sinh anh hùng của Lê Lai, Trần Bình Trọng, Lý Tự Trọng,
Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng
Thùy Trâm, Nguyễn Viết Xuân… cùng bao nhiêu tấm gương anh hùng, liệt sĩ khác
đã, đang và sẽ luôn là đề tài cho sự sáng tạo của nghệ thuật múa.
Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt từ sau chiến
thắng Điện Biên Phủ, sân khấu múa cách mạng Việt Nam được hình thành và phát
triển. Trong hơn bảy mươi năm (1945-2013) qua, thật khó để kể hết các tác phẩm
múa đề cập tới những nhân vật lịch sử, đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng
mà các thế hệ biên đạo, nghệ sĩ đã thể hiện trên sân khấu múa. Chỉ riêng thể loại
kịch múa, tổ khúc và thơ múa, ngành múa đã có hàng chục tác phẩm lấy nguồn cảm
hứng từ đề tài lịch sử. Kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh lấy đề tài từ cuộc khởi
nghĩa Xôviết vùng Thanh Chương – Nam Đàn, Bến Thủy - Vinh của xứ Nghệ trong những
năm ba mươi thời kỳ tiền cách mạng. Kịch múa Rừng thương núi nhớ của biên đạo
Trần Minh ngợi ca chiến công thầm lặng và sự hy sinh anh hùng của chiến sĩ công
an vũ trang Trần Văn Thọ trong công tác tiễu phỉ, trừ gian cứu dân trên vùng
Tây Bắc những năm hòa bình mới lập lại ở miền Bắc. Kịch múa Bà mẹ miền Nam của
nghệ sĩ Thái Ly lấy cảm hứng từ cuộc sống chiến đấu quả cảm và thông minh của
các mẹ, các chị trong vùng địch chiếm đóng ở miền Nam. Kịch múa Chị Sứ của biên
đạo múa Xuân Định lại khai thác đề tài từ câu chuyện đã đi vào huyền thoại thời
kháng chiến chống Mỹ của vùng Bảy Núi - An Giang với sự hy sinh anh hùng của nữ
du kích Phan Thị Ràng. Thơ múa Nhớ về Đồng Lộc của biên đạo múa Nguyễn Thị Hiển
đã khắc họa hình ảnh của mười cô gái thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc
đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh hùng trên tọa độ lửa thời chống Mỹ.
Kịch múa Một thời và mãi mãi của các biên đạo Lê Huân, Bá Thái, Hồng Hà thông qua hình ảnh liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm ngợi ca tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước cực kỳ khốc liệt. Kịch múa Con đường từ trái tim của biên đạo Ứng Duy Thịnh – Anh Phương khắc họa hình ảnh những con người bình dị trong đời thường nhưng có mục đích sống cao cả biết hy sinh vì nghĩa lớn. Thơ múa Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không của hai biên đạo Kiều Lê và Hồng Phong khắc họa hình ảnh chiến thắng vô tiền khoáng hậu của quân dân thủ đô trước dã tâm muốn đưa Hà Nội trở về thời đồ đá của không lực Hoa Kỳ trong mười hai ngày đêm rực lửa cuối năm 1972... Gần đây nhất, năm 2011, kịch múa Ngọn lửa Hà thành của Thái Phiên và biên đạo múa Công Nhạc đã ra đời từ cảm hứng về đề tài quân dân Hà Nội cùng với hai cha con vị trấn thủ Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Lâm đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến giữ thành Hà Nội trong buổi đầu chống thực dân Pháp. Còn rất nhiều tác phẩm múa khác cũng thể hiện thành công với đề tài lịch sử mà trong phạm vi bài viết chúng tôi lấy làm tiếc không thể liệt kê hết.
Kịch múa Một thời và mãi mãi của các biên đạo Lê Huân, Bá Thái, Hồng Hà thông qua hình ảnh liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm ngợi ca tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước cực kỳ khốc liệt. Kịch múa Con đường từ trái tim của biên đạo Ứng Duy Thịnh – Anh Phương khắc họa hình ảnh những con người bình dị trong đời thường nhưng có mục đích sống cao cả biết hy sinh vì nghĩa lớn. Thơ múa Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không của hai biên đạo Kiều Lê và Hồng Phong khắc họa hình ảnh chiến thắng vô tiền khoáng hậu của quân dân thủ đô trước dã tâm muốn đưa Hà Nội trở về thời đồ đá của không lực Hoa Kỳ trong mười hai ngày đêm rực lửa cuối năm 1972... Gần đây nhất, năm 2011, kịch múa Ngọn lửa Hà thành của Thái Phiên và biên đạo múa Công Nhạc đã ra đời từ cảm hứng về đề tài quân dân Hà Nội cùng với hai cha con vị trấn thủ Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Lâm đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến giữ thành Hà Nội trong buổi đầu chống thực dân Pháp. Còn rất nhiều tác phẩm múa khác cũng thể hiện thành công với đề tài lịch sử mà trong phạm vi bài viết chúng tôi lấy làm tiếc không thể liệt kê hết.
Như vậy, ngành nghệ thuật múa nhiều năm qua đã có đóng góp
tích cực trong việc giáo dục tinh thần yêu nước cho khán giả thông qua những
tác phẩm nghệ thuật mang đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng của mình. Từ
Ngọn lửa Nghệ Tĩnh đến Ngọn lửa hang Treo, từ Ngọn lửa trong tim đến Ngọn lửa
Hà thành, mỗi tác phẩm như được cháy lên từ ngọn lửa truyền thống chiến đấu chống
ngoại xâm anh hùng, truyền thống cách mạng bất khuất, kiên trung của dân tộc Việt
Nam. Chính vì thế, các tác phẩm múa đó đã được công chúng khán giả yêu múa đồng
cảm và nhiệt thành đón nhận như món ăn tinh thần có chất lượng cao.
Ngày nay, khi công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước bước vào
giai đoạn mới, hơn bao giờ hết các tác giả, các biên đạo cần sớm cho ra đời những
tác phẩm múa về đề tài lịch để tiếp sức cùng các ngành nghệ thuật khác làm sống
lại những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.
Những biên đạo, nghệ sĩ hãy giở những trang sử cận – hiện đại
để tự hào và khai bút viết lên những kịch bản múa xúc động lòng người về những
chiến thắng Sông Lô, Biên giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống
Pháp; Những chiến thắng Núi Thành, Ấp Bắc, Plây Me, Bầu Bàng, trận chiến đường
9 - Khe Sanh, cuộc tập kích chiến lược vào dịp Tết Mậu Thân, trận chiến 82 ngày
đêm trên thành cổ Quảng Trị, trận “Điện Biên Phủ trên không” và chiến dịch Hồ
Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, viết được một kịch bản tốt để góp phần tích cực
cho việc dàn dựng thành công, cũng là một điều không dễ dàng, bởi các kịch bản
dựa theo đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng phải là sự hư cấu có logic. Nó
không thể sao chép lịch sử một cách trần trụi như cách kể chuyện theo kiểu “có
sao nói vậy!”. Kịch bản phải dùng đặc trưng nghệ thuật của múa để tái tạo câu
chuyện lịch sử sao cho có tính ước lệ và khái quát cao, có chất thơ - vốn là một
trong những thành tố quan trọng cấu thành nghệ thuật múa. Biên đạo múa Thái Ly
lúc sinh thời thường coi trọng khâu kịch bản múa. Ông tâm sự: “Kịch bản múa phải
mang tính thơ và tính khái quát cao. Dù khai thác ở đề tài nào tác giả kịch bản
cũng phải hư cấu sao cho có thể dùng ngôn ngữ cơ thể mà thể hiện. Có được kịch
bản múa tốt đã là đạt được năm mươi phần trăm thắng lợi cho tác phẩm”. Vì thế
nguồn đề tài lấy từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc luôn là nguồn mạch quý,
vô giá và không bao giờ cạn cho người nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm múa.
Ngoài kịch bản tốt, cần phải có âm nhạc phù hợp, có dàn diễn
viên giỏi để thể hiện thành công tác phẩm. Cuối cùng là công việc của người
biên đạo dàn dựng tác phẩm múa hoàn chỉnh. Đó là một công trình sáng tạo của
nhiều cá thể nghệ sĩ. Việc này cũng như cách kiến tạo một tòa lâu đài của ngành
kiến trúc. Từ khâu bàn thảo ý tưởng đến việc tính toán sao cho thực thi công
trình thành hiện thực… tất cả đòi hỏi sự huy động tối đa nhân lực, vật lực. Ở
ngành nghệ thuật múa, việc hoàn thành tác phẩm kịch múa cũng là công trình có sự
đóng góp tài trí và sức lực của biết bao người.
Nhưng tiếc thay việc bảo tồn và quảng bá các tác phẩm đó chưa được như ý muốn. Nhiều vở kịch múa về đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng như đã dẫn ở trên phần lớn chỉ diễn được vài buổi là phải xếp lại, không phải vì chất lượng, mà nguyên nhân chính là kinh phí đầu tư hạn hẹp và thiếu một công nghệ biểu diễn có quy mô lớn.
Nhưng tiếc thay việc bảo tồn và quảng bá các tác phẩm đó chưa được như ý muốn. Nhiều vở kịch múa về đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng như đã dẫn ở trên phần lớn chỉ diễn được vài buổi là phải xếp lại, không phải vì chất lượng, mà nguyên nhân chính là kinh phí đầu tư hạn hẹp và thiếu một công nghệ biểu diễn có quy mô lớn.
Ở các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc,
Campuchia... nghệ thuật múa được hỗ trợ đắc lực bởi các hoạt động, các công nghệ
quảng bá hết sức hùng hậu. Họ có những nhà hát với dàn diễn viên đông đảo, tài
năng, sân khấu quy mô hoành tráng với các thiết bị âm thanh, ánh sáng, decort
phông cảnh hiện đại.
Những vở diễn của họ không chỉ dành riêng cho người dân bản
mà còn có sự phối kết hợp với ngành du lịch để thu hút một lượng lớn khách du lịch
đến thưởng thức. Bằng cách làm khôn khéo này, chỉ với một vài vở diễn họ đã thu
về nhiều tiền bán vé và các dịch vụ ăn theo vượt trội hơn nhiều so với khoản đầu
tư ban đầu. Ngành nghệ thuật biểu diễn của họ trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn
cho đất nước. Một vé vào cửa của nhà hát Ti Fanny ở Thái Lan tính ra tiền Việt
lên đến 750 ngàn. Rất đắt, nhưng hầu như show diễn nào của họ cũng chật kín
khán phòng với hơn hai ngàn chỗ. Thành phố Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung
Quốc, từ một làng chài ven sông, người ta đã dám đầu tư bạc tỷ nhân dân tệ để
làm thành một nơi biểu diễn tác phẩm ca múa nhạc. Vở diễn nổi tiếng nhất ở đó
là vở “Câu chuyện kể về chị Ba Lưu”, một nhân vật có thật trong dân gian nhưng
được hư cấu, thêm thắt những tình huống giả định hợp lý mang nhiều tình tiết
huyền thoại. Vở diễn đã tồn tại được vài năm nay và quanh năm đỏ lửa. Có nhiều
đêm diễn hai xuất và vé vào cổng của sân khấu ngoài trời để coi vở diễn đó cũng
ước tính sáu trăm ngàn tiền Việt. Hàng đêm các khách du lịch từ thành phố Nam
Ninh và các thành phố lân cận đã phải vượt hàng trăm cây số đường cao tốc để một
lần được xem vở diễn. Với cách kiếm tiền từ các du khách trong và ngoài nước
như thế, nghệ thuật biểu diễn đã biến đổi một vùng quê nghèo xưa kia trở thành
nơi đô hội với hàng loạt dịch vụ ăn theo như khách sạn, nhà hàng, nhà sách bán
những VCD, VIDEO quảng bá vở diễn và các quà lưu niệm địa phương…
Nhìn lại nước nhà, chúng ta có đội ngũ diễn viên có tay nghề
cao, thậm chí nhiều diễn viên đạt tầm cỡ quốc tế. Nhiều diễn viên đã được các
đoàn múa, các nhà hát danh tiếng của Pháp, Anh, Úc mời gọi ký hợp đồng làm việc.
Chúng ta cũng có nhiều biên đạo múa tốt nghiệp từ các nôi đào tạo biên đạo hàn
lâm viện quốc tế như Nga, Pháp, Bungary, Rumany. Chúng ta lại thường phát động
những cuộc thi viết kịch bản và các cuộc thi diễn viên để lựa chọn những kịch bản
mới, diễn viên giỏi. Nhiều thuận lợi là thế song hàng loạt vở kịch múa trong những
năm qua được xây dựng với chi phí lên tới bạc tỷ chỉ để diễn “báo cáo” vài buổi
rồi “đắp mền” mà không được phục vụ đông đảo công chúng. Vì thế cũng chẳng thu
về cho Nhà nước được một đồng tiền đầu tư nào cả. Đây là một sự lãng phí, nghịch
lý không thể chấp nhận nổi.
Ngành múa đang hướng tới việc “xã hội hóa”. Chúng ta cần những
nhà tài trợ nhiệt thành, tâm huyết và am hiểu đặc trưng, đặc thù của nghệ thuật
múa để dám làm như những quốc gia láng giềng. Đặc biệt cần có chính sách hỗ trợ
lớn của Nhà nước để bảo tồn và quảng bá giá trị của các tác phẩm múa đã được
dàn dựng. Có như thế chúng ta mới đem được những tác phẩm nghệ thuật múa cách mạng
tới đông đảo khán giả trong toàn quốc và thực hiện được mục đích giáo dục lớp
người trẻ tuổi thông qua tác phẩm nghệ thuật múa về đề tài lịch sử và chiến
tranh cách mạng như trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước đã giao phó.
Nghệ thuật múa với tính đặc thù và đặc trưng của nó có khả
năng thẩm thấu vào tri thức khán giả thông qua hình tượng nghệ thuật, bằng ngôn
ngữ hình thể (hình tượng của cơ thể diễn viên biểu diễn trên sân khấu), bằng âm
nhạc, bằng phục trang được thiết kế đặc biệt, ước lệ, bằng những đạo cụ được
cách điệu, bằng decort sân khấu và các thủ pháp ánh sáng hiện đại tân kỳ. Tuy
nhiên tất cả những điều ấy chỉ phát huy được thế mạnh của mình trên nền một kết
cấu kịch bản múa logic, hư cấu mà trung thực với đề tài lịch sử dân tộc.
Muốn giáo dục truyền thống cách mạng cho đời sau bằng những cảm
quan nghệ thuật múa, ngành múa Việt Nam phải có nhiều hơn nữa những sáng tác về
đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét