Những gì còn lại sau ngôn từ
(Đọc Còn lại sau ngôn từ, tập tiểu luận - phê
bình
của Lê Thành Nghị, Nxb Văn học, 2014)
Đọc cuốn tiểu luận phê bình Còn lại sau ngôn từ của
Lê Thành Nghị, cảm nhận đầu tiên của tôi là sự hấp dẫn của lối viết phê bình có
văn. Cuốn sách hơn bốn trăm trang, được tác giả cấu trúc thành bốn phần.
Phần I: Những trang sách,
phần II: Mấy gương mặt,
phần III: Quá khứ gần,
phần IV: Và hiện tại.
Phần I: Những trang sách,
phần II: Mấy gương mặt,
phần III: Quá khứ gần,
phần IV: Và hiện tại.
Ở phần thứ nhất, nhà phê bình Lê Thành Nghị dành khoảng tám
chục trang để viết về tác phẩm của một số tác giả đương đại. Vốn là một nhà
thơ, nên khi viết về thơ của Nguyễn Bảo Chân và Tuyết Nga, Lê Thành Nghị đã thể
hiện một lối cảm lối nghĩ rất tinh tế, đồng thời thể hiện những kiến giải thông
minh và rất có trách nhiệm của mình. Ông nhiệt tình biểu dương những cố gắng đổi
mới thơ theo hướng hiện đại của hai nhà thơ nữ trẻ trung này. Ông phát hiện thơ
Nguyễn Bảo Chân chứa nhiều “bí mật của tâm hồn”, có “khả năng lắng nghe, khả
năng cảm nhận tinh tế vượt lên sự thông thường và khả năng cảm nhận những tinh
tế ấy cũng bằng thứ ngôn ngữ vượt lên sự thông thường”. Hoặc như ông kiến giải:
“Thơ Nguyễn Bảo Chân cho thấy tác giả là người đi nhiều nhưng chất tự sự thường
như là những kí ức của tâm hồn. Lắng nghe mình nơi những miền đất mới như một
phản ứng của cảm giác, chứ không sa đà vào ghi tả thông thường... Những gì nhìn
thấy không có gì quan trọng. Cái không nhìn thấy mới cần đến thi sĩ. Đây chính
là lí do cuộc đời cần đến thơ và cũng là một bí mật của ngòi bút Nguyễn Bảo
Chân”. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng: “Có thể tìm thấy khá nhiều trong thơ Nguyễn
Bảo Chân cách sử dụng ngôn ngữ nghịch với lẽ thường như một bí mật và chìa khoá
của những bí mật này là tài năng của sự biểu đạt ít lời, tinh ý, khác lạ, đẫm
thi cảm, gợi mở và mời gọi”...
Dù viết về những người trẻ (Tuyết Nga, Nguyễn Bảo Chân, Đỗ Bích Thuý...), hay những người cùng một lứa bên trời lận đận như Văn Lê, Xuân Đức, Nguyễn Bắc Sơn, nhà phê bình Lê Thành Nghị bao giờ cũng dành cho họ những lời ngợi ca chân thành, nồng ấm, đương nhiên luôn phải dựa trên những luận lí khoa học nghiêm túc.
Sau Những trang sách là Mấy gương mặt văn chương. Ở phần thứ hai này, Lê Thành Nghị nhớ lại, ghi lại những cảm xúc của ông về một số gương mặt thân quen gần gũi. Đấy là những người thầy khả kính của chính tác giả, của nhiều thế hệ học trò ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm xưa, mà tài năng và đức độ của họ còn khắc ghi sâu sắc trong tâm khảm thế hệ sau như những tấm gương lao động nhà giáo, nhà văn mẫu mực và sáng láng. Đó là GS. Hà Minh Đức, GS. Phan Cự Đệ, GS. Hoàng Như Mai và nhiều người khác nữa. Lê Thành Nghị cũng dành những trang viết thấm đẫm tình thương yêu cho bè bạn, đồng môn, đồng nghiệp một thời như Bế Kiến Quốc, một gương mặt thơ đáng yêu mà yểu mệnh.Ông cũng để nhiều công sức viết về những nhà văn, nhà thơ quân đội lớp đàn anh, từng sống và làm việc ở nhà số 4 Lý Nam Đế, như nhà văn Tổng biên tập Dũng Hà mà tác giả trân trọng mệnh danh là “một ngôi sao Mai đã tắt”, nhà thơ Tổng biên tập Vũ Cao, và các nhà văn khác như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Hồ Phương...
Những trang viết của Lê Thành Nghị ở phần II này có khi là một tiểu luận, có khi mạch văn lại nghiêng về thể kí xen lẫn tự sự, rồi cả tuỳ bút và bình luận văn chương. Tác giả hình như không muốn dùng riêng một thể loại đặc thù nào, chỉ cốt dựng lên những chân dung, gương mặt văn chương mà ông trân trọng, quý yêu. Điểm nhấn của phần II này có lẽ là tiểu luận Tình yêu và lòng nhân ái cao cả dâng hiến nhân loại, Lê Thành Nghị viết về nhà thơ lớn Ấn Độ R.Tagore. Sau những luận lí dẫn giải và minh chứng, tác giả nêu bật nét thành công chủ đạo làm nên sự đặc sắc của nhà thơ thiên tài tầm cỡ nhân loại: “R.Tagore là một tài năng nhiều mặt, được vinh danh là hiện tượng nghìn năm có một trong lịch sử văn hoá Ấn Độ... R.Tagore vượt xa quan niệm đương thời về văn hoá Đông Tây. Trong khi có người phân biệt Đông là Đông, Tây là Tây, thì với tư cách là nhà văn hoá hiểu biết sâu sắc và trân trọng các giá trị văn hoá nhân loại, R.Tagore chủ trương một nền văn hoá dân tộc Ấn Độ trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây, cho dù không bao giờ ông thoả hiệp với chủ nghĩa thực dân. Toàn bộ sự nghiệp của R.Tagore chứng minh sự thấm nhuần cái thâm thuý sâu sắc, cái trầm ngâm bình lặng của tư tưởng Ấn Độ kết hợp với chất trí tuệ của văn hoá phương Tây, qua thực tiễn sáng tạo của một nghệ sĩ luôn tìm đến các giá trị của văn hoá nhân loại. Ông cho rằng: “Cần vươn tới thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xoá mình đi, mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Tư tưởng ấy đang đồng hành với chúng ta hôm nay, trong một thế giới phẳng, mà văn hoá nhân loại đang có những tiếp biến trong sự giữ gìn bản sắc của từng giá trị. R.Tagore là người đi trước thời gian...” (tr.155, 156).
Phần III của cuốn sách này cũng viết về quá khứ nhưng là Quá khứ gần. Lê Thành Nghị có những tiểu luận về thơ Chế Lan Viên (Chế Lan Viên và hiện đại hoá thơ Việt), về thơ Nguyễn Đình Thi (Những câu nói thường trong thơ Nguyễn Đình Thi), về thơ Tố Hữu (Tố Hữu: Thơ với thời đại của mình), về Hoàng Trung Thông (Thơ Hoàng Trung Thông hôm nay đọc lại), thơ Hồ Chí Minh (Bút pháp của Hồ Chí Minh qua Ngục trung nhật kí), và có cả bài viết chung về thơ Lê Đạt, Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên nữa (Những lá thơm hái lúc về già) để đánh giá công lao không hề nhỏ của các nhà thơ này trong sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá thơ Việt. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả ở phần này là bài Chế Lan Viên và hiện đại hoá thơ Việt. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ đặc sắc nhất của nền thơ hiện đại nước ta. Lê Thành Nghị tán thành nhận xét này bằng một bài viết có thể nói là tâm huyết nhất, hay nhất của ông về thơ Chế Lan Viên. Quả thật, Chế Lan Viên là một hiện tượng thơ chói sáng trên thi đàn của quá khứ chưa xa, theo cách nói của Lê Thành Nghị là quá khứ gần.
Hãy nghe tác giả nói về thơ Chế Lan Viên bằng những lời có cánh sau đây: “Như vậy, với sự vận dụng linh hoạt các thể thơ, Chế Lan Viên tự do sải cánh cả tâm hồn để biểu hiện những điều ông suy nghĩ. Hình thức câu thơ cũng như thể loại thơ có thể không có gì đặc biệt nhưng sao bước vào thế giới thẩm mĩ của ông, người ta vẫn thấy kì ảo, vẫn thấy lạ lẫm, vẫn bị hút đi mạnh mẽ trong cái từ trường, trong cái mê lộ, trong cái đường bay kì ảo của Chế Lan Viên. Khó có thể tách bạch đâu là tượng trưng, đâu là siêu thực, đâu là ấn tượng, đâu là trực giác, đâu là logic, đâu là phi logic một khi đã bước vào vườn thơ của Chế Lan Viên, hệt như bước vào một thực thể hiện thực đã được mĩ lệ hoá theo sự tưởng tượng độc đáo của ông. Chính vì lẽ đó, thơ Chế Lan Viên dường như đang choàng lên mình chiếc áo hình thức vô cùng hiện đại, để tôn lên vẻ đẹp muôn thuở của thơ ca. Nhưng Chế Lan Viên không bao giờ ảo tưởng. Ông biết mình đang ở đâu trong cái đại dương mênh mông của thơ ca...”.
Tác giả tôn vinh nhà thơ lớn Chế Lan Viên không chỉ bằng những cảm xúc chân thành nghiêng về biểu cảm nhất thời, mà bằng cả những luận lí và chứng lí đầy sức thuyết phục, cùng với một văn phong khúc chiết, lại giàu chất thơ. Chưa hẳn đã là những phát kiến mới lạ của Lê Thành Nghị, nhưng đọc nhiều, nghiền ngẫm nhiều, chắt lọc nhiều theo phương pháp con ong của F.Bacon để có được những trang văn như thiết như tha, tung tẩy tài hoa đến thế, quả cũng không phải nhà phê bình nào mong muốn cũng có được. Ưu thế của một nhà thơ kiêm nhà phê bình chính là ở chỗ người viết đã mềm hoá, thơ hoá được những khái niệm khô cứng, chật chội, để có thể tạo ra những trang văn trữ tình đằm thắm, mà vẫn hàm chứa chất trí tuệ cao siêu. Phần IV mang tên Và hiện tại, nghĩa là sự tiếp nối từ quá khứ gần đến hiện tại, hiện thực hôm nay. Phần này gồm hơn hai trăm trang, trình bày quan điểm của tác giả về thể loại thơ, về tiểu thuyết, đồng thời là một số tham luận về tiểu thuyết lịch sử, về thực trạng phê bình và chất lượng đội ngũ viết phê bình văn học hôm nay
Tác giả dành hai bài viết riêng về thể loại thơ. Ở bài Ý nghĩ nhỏ về thơ, Lê Thành Nghị trình bày quan niệm của ông về thơ. Vấn đề này không phải là mới, nhưng với tư cách một người đã có kinh nghiệm sáng tác, lại nắm được lí thuyết sáng tạo thơ ca, tác giả cũng muốn đem đến cho bạn đọc những suy nghĩ căn cốt của ông về thơ nói chung. Bài Thơ và cuộc sống hiện đại trình bày những vấn đề về thực trạng thơ Việt Nam hôm nay, những băn khoăn, lo lắng, cùng một vài đề xuất giải pháp của tác giả, ngõ hầu có thể đưa dòng chảy ào ạt của thơ vào đúng quỹ đạo của nhu cầu sinh hoạt văn hoá lành mạnh của công chúng.
Ở phần IV này, đáng chú ý hơn cả là bài cuối cùng của tập sách: Nhận diện cái khác để hướng đến sự đa dạng của tiểu thuyết. Sau khi nêu rõ những bài học chủ quan trong quá khứ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, tác giả cho rằng: “Để không phải tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân, mỗi người trong chúng ta nên hãy lắng nghe cái khác, đối thoại với nó với một thái độ bình tĩnh và tôn trọng lẫn nhau, bởi vì một cái khác ra đời không hề là ngẫu nhiên”. Nghĩa là chúng ta phải mở lòng ra để lắng nghe trăm giọng chim hót vang trời, phải thật tỉnh táo và sáng suốt để nhận ra giá trị của những giá trị khác, tránh lối tư duy thuần lí, chấp nhận sự đa diện, đa sắc màu, hướng tới sự thịnh vượng của một nền văn học dân tộc trong một thế giới phẳng, như một lẽ tất yếu khách quan, không thể khác...
Lê Thành Nghị nhấn mạnh thêm, văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết) ở nước ta còn đang ở tình trạng vân vi, thậm chí còn lấn cấn tìm đường đi cho mình ở “thì” hiện tại và cả ở tương lai gần, hoặc tương lai xa hơn nữa... Đây là một vấn đề rất quan thiết đến “sức khoẻ” và sự phát triển của một nền văn học lành mạnh, có thể là còn mới mẻ như ở nước ta, nhưng lại không hề mới đối với nhiều nước trên thế giới. Từ lâu, vấn đề đối thoại và chung sống thuận hoà với “cái khác” cũng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nhà triết học Mexico Leopoldo Zea đã xem từ “khoan hòa” là “từ then chốt” trong văn hoá thế giới ngày hôm nay. Tinh thần khoan hoà văn hoá ấy, “bao hàm khả năng định lại những dị biệt của ta, những điều làm cho ta khác người khác, song vẫn tôn trọng những gì không giống ta mà bình đẳng với ta”... Đó chính là minh triết của văn hoá nhân loại nói chung, của văn học nghệ thuật nói riêng, khiến chúng ta phải không ngừng suy ngẫm, phải điều chỉnh tư duy của mình trên tinh thần khoa học nghiêm túc, mới mong có được những tiểu thuyết ngang tầm thời đại...
Còn lại sau ngôn từ là cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm. Biết mình và biết người bao giờ cũng là phẩm chất và bản lĩnh căn cốt của một nhà văn.
Dù viết về những người trẻ (Tuyết Nga, Nguyễn Bảo Chân, Đỗ Bích Thuý...), hay những người cùng một lứa bên trời lận đận như Văn Lê, Xuân Đức, Nguyễn Bắc Sơn, nhà phê bình Lê Thành Nghị bao giờ cũng dành cho họ những lời ngợi ca chân thành, nồng ấm, đương nhiên luôn phải dựa trên những luận lí khoa học nghiêm túc.
Sau Những trang sách là Mấy gương mặt văn chương. Ở phần thứ hai này, Lê Thành Nghị nhớ lại, ghi lại những cảm xúc của ông về một số gương mặt thân quen gần gũi. Đấy là những người thầy khả kính của chính tác giả, của nhiều thế hệ học trò ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm xưa, mà tài năng và đức độ của họ còn khắc ghi sâu sắc trong tâm khảm thế hệ sau như những tấm gương lao động nhà giáo, nhà văn mẫu mực và sáng láng. Đó là GS. Hà Minh Đức, GS. Phan Cự Đệ, GS. Hoàng Như Mai và nhiều người khác nữa. Lê Thành Nghị cũng dành những trang viết thấm đẫm tình thương yêu cho bè bạn, đồng môn, đồng nghiệp một thời như Bế Kiến Quốc, một gương mặt thơ đáng yêu mà yểu mệnh.Ông cũng để nhiều công sức viết về những nhà văn, nhà thơ quân đội lớp đàn anh, từng sống và làm việc ở nhà số 4 Lý Nam Đế, như nhà văn Tổng biên tập Dũng Hà mà tác giả trân trọng mệnh danh là “một ngôi sao Mai đã tắt”, nhà thơ Tổng biên tập Vũ Cao, và các nhà văn khác như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Hồ Phương...
Những trang viết của Lê Thành Nghị ở phần II này có khi là một tiểu luận, có khi mạch văn lại nghiêng về thể kí xen lẫn tự sự, rồi cả tuỳ bút và bình luận văn chương. Tác giả hình như không muốn dùng riêng một thể loại đặc thù nào, chỉ cốt dựng lên những chân dung, gương mặt văn chương mà ông trân trọng, quý yêu. Điểm nhấn của phần II này có lẽ là tiểu luận Tình yêu và lòng nhân ái cao cả dâng hiến nhân loại, Lê Thành Nghị viết về nhà thơ lớn Ấn Độ R.Tagore. Sau những luận lí dẫn giải và minh chứng, tác giả nêu bật nét thành công chủ đạo làm nên sự đặc sắc của nhà thơ thiên tài tầm cỡ nhân loại: “R.Tagore là một tài năng nhiều mặt, được vinh danh là hiện tượng nghìn năm có một trong lịch sử văn hoá Ấn Độ... R.Tagore vượt xa quan niệm đương thời về văn hoá Đông Tây. Trong khi có người phân biệt Đông là Đông, Tây là Tây, thì với tư cách là nhà văn hoá hiểu biết sâu sắc và trân trọng các giá trị văn hoá nhân loại, R.Tagore chủ trương một nền văn hoá dân tộc Ấn Độ trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây, cho dù không bao giờ ông thoả hiệp với chủ nghĩa thực dân. Toàn bộ sự nghiệp của R.Tagore chứng minh sự thấm nhuần cái thâm thuý sâu sắc, cái trầm ngâm bình lặng của tư tưởng Ấn Độ kết hợp với chất trí tuệ của văn hoá phương Tây, qua thực tiễn sáng tạo của một nghệ sĩ luôn tìm đến các giá trị của văn hoá nhân loại. Ông cho rằng: “Cần vươn tới thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xoá mình đi, mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Tư tưởng ấy đang đồng hành với chúng ta hôm nay, trong một thế giới phẳng, mà văn hoá nhân loại đang có những tiếp biến trong sự giữ gìn bản sắc của từng giá trị. R.Tagore là người đi trước thời gian...” (tr.155, 156).
Phần III của cuốn sách này cũng viết về quá khứ nhưng là Quá khứ gần. Lê Thành Nghị có những tiểu luận về thơ Chế Lan Viên (Chế Lan Viên và hiện đại hoá thơ Việt), về thơ Nguyễn Đình Thi (Những câu nói thường trong thơ Nguyễn Đình Thi), về thơ Tố Hữu (Tố Hữu: Thơ với thời đại của mình), về Hoàng Trung Thông (Thơ Hoàng Trung Thông hôm nay đọc lại), thơ Hồ Chí Minh (Bút pháp của Hồ Chí Minh qua Ngục trung nhật kí), và có cả bài viết chung về thơ Lê Đạt, Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên nữa (Những lá thơm hái lúc về già) để đánh giá công lao không hề nhỏ của các nhà thơ này trong sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá thơ Việt. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả ở phần này là bài Chế Lan Viên và hiện đại hoá thơ Việt. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ đặc sắc nhất của nền thơ hiện đại nước ta. Lê Thành Nghị tán thành nhận xét này bằng một bài viết có thể nói là tâm huyết nhất, hay nhất của ông về thơ Chế Lan Viên. Quả thật, Chế Lan Viên là một hiện tượng thơ chói sáng trên thi đàn của quá khứ chưa xa, theo cách nói của Lê Thành Nghị là quá khứ gần.
Hãy nghe tác giả nói về thơ Chế Lan Viên bằng những lời có cánh sau đây: “Như vậy, với sự vận dụng linh hoạt các thể thơ, Chế Lan Viên tự do sải cánh cả tâm hồn để biểu hiện những điều ông suy nghĩ. Hình thức câu thơ cũng như thể loại thơ có thể không có gì đặc biệt nhưng sao bước vào thế giới thẩm mĩ của ông, người ta vẫn thấy kì ảo, vẫn thấy lạ lẫm, vẫn bị hút đi mạnh mẽ trong cái từ trường, trong cái mê lộ, trong cái đường bay kì ảo của Chế Lan Viên. Khó có thể tách bạch đâu là tượng trưng, đâu là siêu thực, đâu là ấn tượng, đâu là trực giác, đâu là logic, đâu là phi logic một khi đã bước vào vườn thơ của Chế Lan Viên, hệt như bước vào một thực thể hiện thực đã được mĩ lệ hoá theo sự tưởng tượng độc đáo của ông. Chính vì lẽ đó, thơ Chế Lan Viên dường như đang choàng lên mình chiếc áo hình thức vô cùng hiện đại, để tôn lên vẻ đẹp muôn thuở của thơ ca. Nhưng Chế Lan Viên không bao giờ ảo tưởng. Ông biết mình đang ở đâu trong cái đại dương mênh mông của thơ ca...”.
Tác giả tôn vinh nhà thơ lớn Chế Lan Viên không chỉ bằng những cảm xúc chân thành nghiêng về biểu cảm nhất thời, mà bằng cả những luận lí và chứng lí đầy sức thuyết phục, cùng với một văn phong khúc chiết, lại giàu chất thơ. Chưa hẳn đã là những phát kiến mới lạ của Lê Thành Nghị, nhưng đọc nhiều, nghiền ngẫm nhiều, chắt lọc nhiều theo phương pháp con ong của F.Bacon để có được những trang văn như thiết như tha, tung tẩy tài hoa đến thế, quả cũng không phải nhà phê bình nào mong muốn cũng có được. Ưu thế của một nhà thơ kiêm nhà phê bình chính là ở chỗ người viết đã mềm hoá, thơ hoá được những khái niệm khô cứng, chật chội, để có thể tạo ra những trang văn trữ tình đằm thắm, mà vẫn hàm chứa chất trí tuệ cao siêu. Phần IV mang tên Và hiện tại, nghĩa là sự tiếp nối từ quá khứ gần đến hiện tại, hiện thực hôm nay. Phần này gồm hơn hai trăm trang, trình bày quan điểm của tác giả về thể loại thơ, về tiểu thuyết, đồng thời là một số tham luận về tiểu thuyết lịch sử, về thực trạng phê bình và chất lượng đội ngũ viết phê bình văn học hôm nay
Tác giả dành hai bài viết riêng về thể loại thơ. Ở bài Ý nghĩ nhỏ về thơ, Lê Thành Nghị trình bày quan niệm của ông về thơ. Vấn đề này không phải là mới, nhưng với tư cách một người đã có kinh nghiệm sáng tác, lại nắm được lí thuyết sáng tạo thơ ca, tác giả cũng muốn đem đến cho bạn đọc những suy nghĩ căn cốt của ông về thơ nói chung. Bài Thơ và cuộc sống hiện đại trình bày những vấn đề về thực trạng thơ Việt Nam hôm nay, những băn khoăn, lo lắng, cùng một vài đề xuất giải pháp của tác giả, ngõ hầu có thể đưa dòng chảy ào ạt của thơ vào đúng quỹ đạo của nhu cầu sinh hoạt văn hoá lành mạnh của công chúng.
Ở phần IV này, đáng chú ý hơn cả là bài cuối cùng của tập sách: Nhận diện cái khác để hướng đến sự đa dạng của tiểu thuyết. Sau khi nêu rõ những bài học chủ quan trong quá khứ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, tác giả cho rằng: “Để không phải tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân, mỗi người trong chúng ta nên hãy lắng nghe cái khác, đối thoại với nó với một thái độ bình tĩnh và tôn trọng lẫn nhau, bởi vì một cái khác ra đời không hề là ngẫu nhiên”. Nghĩa là chúng ta phải mở lòng ra để lắng nghe trăm giọng chim hót vang trời, phải thật tỉnh táo và sáng suốt để nhận ra giá trị của những giá trị khác, tránh lối tư duy thuần lí, chấp nhận sự đa diện, đa sắc màu, hướng tới sự thịnh vượng của một nền văn học dân tộc trong một thế giới phẳng, như một lẽ tất yếu khách quan, không thể khác...
Lê Thành Nghị nhấn mạnh thêm, văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết) ở nước ta còn đang ở tình trạng vân vi, thậm chí còn lấn cấn tìm đường đi cho mình ở “thì” hiện tại và cả ở tương lai gần, hoặc tương lai xa hơn nữa... Đây là một vấn đề rất quan thiết đến “sức khoẻ” và sự phát triển của một nền văn học lành mạnh, có thể là còn mới mẻ như ở nước ta, nhưng lại không hề mới đối với nhiều nước trên thế giới. Từ lâu, vấn đề đối thoại và chung sống thuận hoà với “cái khác” cũng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nhà triết học Mexico Leopoldo Zea đã xem từ “khoan hòa” là “từ then chốt” trong văn hoá thế giới ngày hôm nay. Tinh thần khoan hoà văn hoá ấy, “bao hàm khả năng định lại những dị biệt của ta, những điều làm cho ta khác người khác, song vẫn tôn trọng những gì không giống ta mà bình đẳng với ta”... Đó chính là minh triết của văn hoá nhân loại nói chung, của văn học nghệ thuật nói riêng, khiến chúng ta phải không ngừng suy ngẫm, phải điều chỉnh tư duy của mình trên tinh thần khoa học nghiêm túc, mới mong có được những tiểu thuyết ngang tầm thời đại...
Còn lại sau ngôn từ là cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm. Biết mình và biết người bao giờ cũng là phẩm chất và bản lĩnh căn cốt của một nhà văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét