Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Tống biệt hành, Thâm Tâm)
"Tống biệt" là mọt từ xuất hiện khá nhiều trong thi ca từ xưa đến nay, từ đông sang tây. Có nhiều nhà thơ thể hiện mô tif này rất thành công, lưu lại tên tuổi trên thi đàn như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Trương Cửu Linh, Thôi Hiệu, Trịnh Cốc, Liễu Vĩnh, Tô Thức, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Thế Lữ, Thái can...Riêng với nhà thơ Thâm Tâm, bài thơ Tống biệt hành đã làm nên tên tuổi của ông trong phong trào thơ mới nói riêng và trong nền thi ca hiện đại Việt Nam nói chng. Đây là bốn câu thơ đầu trong bài thơ này:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Theo Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai, xuất xứ của bài thơ đã được xác minh: Thâm Tâm làm bài thơ này để tiễn một người bạn lên chiến khu (người bạn này hiện đang còn sống, có làm thơ). Lúc ấy là vào khoảng năm 1941, bắt đầu dấy lên phong trào Việt Minh ở chiến khu Việt Bắc. Một số thanh niên ở các thàn phố được tuyên truyền, vận động, hăng hái đi làm cách mạng. Những nhân vật được nói đến trong bài thơ (mẹ, một chị, hai chị, em) đều có thật cả. Người xưng Ta chính là Thâm Tâm.
Bài thơ được viết theo thể hành
Hành là một thể thơ cổ của Trung Quốc, viết khá tự do, phóng khoáng. Với các nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính, các bài "hành" thường được sử dụng để diễn tả một tâm trạng bi phẫn, bi hùng (Tống biệt hành, Hành phương Nam, Vọng nhân hành). Bài thơ dài 22 câu, được chia làm sáu đoạn. Đoạn 1 (sáu câu đầu) là nỗi lòng lưu luyến, vấn vương, tê tái của người đưa tiễn trong một buổi hoàng hôn li biệt. Đoạn 2 (từ câu 7 đến câu 10) là quyết tâm của người ra đi. Đoạn 3 (từ câu 11 đến câu 14), đoạn 4 (từ câu 15 đến câu 18) và đoạn 5 (từ câu 19 đến câu 22) đều là suy nghĩ, cảm xúc của người đưa tiễn đối với người ra đi sau phút giây tiễn biệt nhưng đoạn 5 được khắc họa đậm nét hơn các đoạn trước.
Bốn câu thơ trên đây thuộc những dòng đầu tiên của bài thơ thuộc đoạn 1.
Phân tích: (theo kiểu tổng - phân - hợp)
Bước 1: Tổng
Cấu tứ, thanh điệu, giọng thơ hình ảnh, nhịp điệu thơ, không gian - thời gian, âm hưởng của bốn câu thơ này rất đặc biệt, gợi ra nhiều cảm xúc, vừa mang màu sắc cổ điển (màu sắc Đường thi) vùa mang màu sắc hiện đại.
Về cấu tứ: nhà thơ tạo dựng mối quan hệ KHÔNG - CÓ để thể hiện tình người trong cuộc chia li tiễn biệt: KHÔNG có sóng nhưng CÓ tiếng sóng ở trong lòng, KHÔNG có bóng chiều nhưng CÓ hoàng hôn đong đầy trong mắt. Cụ thể là nhà thơ dùng nhiều phủ định từ để tạo nên cái KHÔNG: "KHÔNG đưa qua sông", "bóng chiều KHÔNG thắm, KHÔNG vàng vọt". Liền sau đó, nhà thơ lại dùng nhiều khẳng định từ để gợi cái CÓ: "Sao CÓ tiếng sóng ở trong lòng?", "Sao ĐẦY hoàng hôn trong mắt trong?". Chính những hình ảnh đối lập ấy đã khắc họa nỗi buồn da diết của người đưa tiễn nhưng ẩn chứa đằng sau là tâm trạng của người ra đi.
Về hình ảnh: nhà thơ không TẢ mà chỉ GỢI. Cụ thể là nhà thơ không tả vảnh những được "nhìn" qua tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người. Cái tài của nhà thơ là tạo nên sự liên tưởng, sự cộng hưởng nối liền cuộc chia li hiện tại với cảnh cũ người xưa trong lòng độc giả.
Về không gian - thời gian: rất mơ hồ, ảm đạm, chỉ có dòng sông mênh mông và buổi chiều hoàng hôn mênh mang trong tâm tưởng của những độc giả yêu thơ, say thơ.
Về giọng điệu: mới mẻ, trẻ trung mang dấu ấn của nhà thơ Thâm Tâm: bì mà không lụy, bi mà hùng. Hai phạm trù bi và hùng hòa quyện, quấn quýt nhau không thể tách rời.
Về nhịp điệu: rắn rỏi, khỏe khoắn dứt khoát, khi thiết tha, khi trầm lắng nhờ các thanh bằng, trắc cộng hưởng với nhau.
Về âm hưởng: đoạn thơ giàu âm hưởng anh hùng ca, thể hiện sự khẳng khái của thế hệ thanh nhiên thời kì khởi nghĩa trước Cách mạng tháng Tám.
Về ngôn từ: rất linh diệu, giàu cảm xúc.
Bước 2: Phân:
Câu 1: Đưa người ta không đưa qua sông
Lời thơ chợt gợi nhớ, gợi thương hình ảnh thái tử Yên Đan tiễn chàng dũng sỹ thời Chiến Quốc là Kinh Kha vượt sông Dịch sang nước Tần làm thích khách mưu giết tên bạo chúa Tần Thủy Hoàng để trừ hại cho bá tánh. Và lời thơ cũng chợt gợi nhớ, gợi thương hình ảnh "Thánh thơ" Đỗ Phủ trên bến sông tiễn biệt:
Nước sông trắng, mây vàng tuôn,
Kẻ đi người ở, cơn buồn bên sông.
Tuy mang phong vị Đường thi nhưng câu thơ "Đưa người, ta không đưa qua sông" của Thâm Tâm chỉ toàn thanh bằng chạy dài tít tắp về phía chân trời cảm xúc. Chính vì thế, những thanh bằng ấy gợi lên cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và nỗi buồn lan tỏa trong lòng kẻ ở, người đi.
Câu 2: Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Câu thơ có hình thức câu hỏi tu từ và chở bốn thanh sắc rất gắt: "có tiếng sóng ở" nghe như âm vang liên tiếp của những tiếng sóng vỗ trong lòng người đưa tiễn và nghe trong tiếng sóng như cảm nhận được cả hơi lạnh của gió sông. Hình ảnh "sóng lòng" dễ làm ta nhớ đến hai câu thơ của thi sĩ Nam Trân miêu tả tâm trạng vấn vương của nhân vật trữ tình với cô gái chèo đò trên dòng Hương Giang thơ mộng, tình tứ:
Biết không? Cô hỡi biết không?
Chèo cô còn quẫy, sóng lòng còn xao!
Tuy cách bộc bạch của Thâm Tâm ở đây "ám ảnh hơn, kín đáo mà dư ba" hơn.
Câu 3: "Bóng chiều không thắm không vàng vọt" Trong thi pháp thơ Đường, thơ Tống, thơ Việt Nam thời trung đại, cac thi nhân thường mượn ngoại cảnh để biểu đạt nội tâm thông qua những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nối tiếp người xưa, Thâm Tâm cũng mượn ngoại cảnh và dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng nhưng lại sáng tạo, bổ sung thêm chi tiết "có tiếng sóng ở trong lòng?" và đặc biệt là "Bóng chiều không thắm không vàng vọt". Vâng! không có bến sông, không có bóng chiều vàng vọt nhưng lại có tình người nồng ấm và cao đẹp khôn cùng. Có biết bao tâm tư, tình cảm, ước nguyện muốn tỏ bày đằng sau những từ "không" ấy. Dường như, có cái gì nhói lên thật đau xót, tái tê trong lòng kẻ ở người đi.
Câu 4: Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Màu hoàng hôn đong đầy "trong mắt trong" là màu sắc tâm tưởng, màu sắc biệt li, màu sắc lãng mạn, màu sắc thi vị. Ở câu thơ này, chúng ta thấy được nghệ thuật dùng từ của Thâm Tâm rất có sức gợi, sức tả. Từ "đầy" vừa gợi chiều sâu, chiều rộng, chiều dài của nỗi buồn dâng lên thành khối trong cõi sâu hun hút nơi đáy tâm hồn "li khách" cũng như người ở lại. Hai từ "trong" tuy đồng âm nhưng khác nghĩa. Từ "trong" thứ nhất chỉ sự chứa đựng: "phía, bề kín không bày ra ngoài". Từ "trong" thứ hai miêu tả ánh mắt đẹp, khỏe khoắn, trẻ trung của người ra đi nhưng vẫn không giấu được nỗi buồn biệt li ấy. Và như câu thứ hai, câu thơ này cũng dùng hình thức điệp âm và câu hỏi tu từ vừa tạo cảm giác êm đềm, nhẹ nhàng có tác dụng tô đậm thêm nỗi buồn nhân cách của những tâm hồn vì non nước, những tầm cao nhân cách, nó khác hẳn với nỗi buồn của những mối tình phôi pha:
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm nghìn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về
(Thái Can)
Bước 3: Hợp
Bốn câu thơ trên này có những thành công tuyệt vời về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Bốn câu thơ không những thể hiện thành công một cuộc tống biệt thời hiện đại mà còn hé mở cho chúng ta thấy tấm lòng khâm phục, yêu quý và ngưỡng mộ của nhà thơ Thâm Tâm đối với người ra đi vì "chí nhớn". - Đoạn thơ thể hiện sự thăng hoa nghệ thuật của hồn thơ Thâm Tâm. Cả bốn câu thơ đều toàn bích, nghĩa là câu nào cũng hay, chữ nào cũng có ý nghĩa. Đáng chú ý là Thâm Tâm có sự phối hợp khéo léo, tài hoa nhiều biện pháp tu từ trong tiếng Việt để tạo hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho đoạn thơ. Đó là các biện pháp: câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc cú pháp (Sao/ có tiếng sóng ở trong lòng?; Sao/ đầy hoàng hôn trong mắt trong?), điệp từ (Không đưa qua sông; Không thắm, không vàng vọt; sao có...?, Sao đầy), điệp vần (không/ sông/ lòng/ trong), điệp phụ âm đầu (vàng, vọt, hoàng hôn, trong mắt trong), điệp thanh (Đưa người ta không đưa qua sông. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. Sao có tiếng sóng ở trong lòng). Tất cả các nghệ thuật này đã làm cho câu thơ dồi dào tính nhạc, tính tạo hình, và tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ, một cảm xúc thiết tha, sâu lắng, bâng khuâng.
Tóm lại, thơ hay không đòi hỏi cả bài gồm toàn những câu hay. Một câu thơ hay, một đoạn thơ hay có thể làm nên giá trị cho cả một bài thơ, làm cho nhà thơ được người thưởng thức nghệ thuật đón nhận và nhớ mãi. Nhắc đến Thâm Tâm, những độc giả yêu thơ, say thơ nhớ ngay đến bài Tống biệt hành, mà nhớ nhất là bốn câu thơ đầu tiên - bốn câu thơ tài hoa. Chỉ bằng bốn câu thơ thi nhân đã tạo được sự liên tưởng, sự vang ứng, công hưởng nối liền cuộc chia li hiện tại với cảnh cũ người xưa trong lòng độc giả. Chính vì vậy, tác giả đã thành công khi thể hiện tình cảm muôn thuở của con người: "Bi mạc bi hề sinh biệt li" (Không có gì buồn bằng nỗi buồn chia li - Khuất Nguyên).
Đặc biệt, sự kế thừa và sáng tạo trong cấu tứ Đường thi đã giúp cho thi nhân thể hiện sâu sắc một cái nhìn đa chiều về "vẻ đẹp của con người cao cả trong toàn bộ sự biểu hiện chân thật của nhân tính, đầy tinh thần nhân đạo".
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Tống biệt hành, Thâm Tâm)
"Tống biệt" là mọt từ xuất hiện khá nhiều trong thi ca từ xưa đến nay, từ đông sang tây. Có nhiều nhà thơ thể hiện mô tif này rất thành công, lưu lại tên tuổi trên thi đàn như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Trương Cửu Linh, Thôi Hiệu, Trịnh Cốc, Liễu Vĩnh, Tô Thức, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Thế Lữ, Thái can...Riêng với nhà thơ Thâm Tâm, bài thơ Tống biệt hành đã làm nên tên tuổi của ông trong phong trào thơ mới nói riêng và trong nền thi ca hiện đại Việt Nam nói chng. Đây là bốn câu thơ đầu trong bài thơ này:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Theo Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai, xuất xứ của bài thơ đã được xác minh: Thâm Tâm làm bài thơ này để tiễn một người bạn lên chiến khu (người bạn này hiện đang còn sống, có làm thơ). Lúc ấy là vào khoảng năm 1941, bắt đầu dấy lên phong trào Việt Minh ở chiến khu Việt Bắc. Một số thanh niên ở các thàn phố được tuyên truyền, vận động, hăng hái đi làm cách mạng. Những nhân vật được nói đến trong bài thơ (mẹ, một chị, hai chị, em) đều có thật cả. Người xưng Ta chính là Thâm Tâm.
Bài thơ được viết theo thể hành
Hành là một thể thơ cổ của Trung Quốc, viết khá tự do, phóng khoáng. Với các nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính, các bài "hành" thường được sử dụng để diễn tả một tâm trạng bi phẫn, bi hùng (Tống biệt hành, Hành phương Nam, Vọng nhân hành). Bài thơ dài 22 câu, được chia làm sáu đoạn. Đoạn 1 (sáu câu đầu) là nỗi lòng lưu luyến, vấn vương, tê tái của người đưa tiễn trong một buổi hoàng hôn li biệt. Đoạn 2 (từ câu 7 đến câu 10) là quyết tâm của người ra đi. Đoạn 3 (từ câu 11 đến câu 14), đoạn 4 (từ câu 15 đến câu 18) và đoạn 5 (từ câu 19 đến câu 22) đều là suy nghĩ, cảm xúc của người đưa tiễn đối với người ra đi sau phút giây tiễn biệt nhưng đoạn 5 được khắc họa đậm nét hơn các đoạn trước.
Bốn câu thơ trên đây thuộc những dòng đầu tiên của bài thơ thuộc đoạn 1.
Phân tích: (theo kiểu tổng - phân - hợp)
Bước 1: Tổng
Cấu tứ, thanh điệu, giọng thơ hình ảnh, nhịp điệu thơ, không gian - thời gian, âm hưởng của bốn câu thơ này rất đặc biệt, gợi ra nhiều cảm xúc, vừa mang màu sắc cổ điển (màu sắc Đường thi) vùa mang màu sắc hiện đại.
Về cấu tứ: nhà thơ tạo dựng mối quan hệ KHÔNG - CÓ để thể hiện tình người trong cuộc chia li tiễn biệt: KHÔNG có sóng nhưng CÓ tiếng sóng ở trong lòng, KHÔNG có bóng chiều nhưng CÓ hoàng hôn đong đầy trong mắt. Cụ thể là nhà thơ dùng nhiều phủ định từ để tạo nên cái KHÔNG: "KHÔNG đưa qua sông", "bóng chiều KHÔNG thắm, KHÔNG vàng vọt". Liền sau đó, nhà thơ lại dùng nhiều khẳng định từ để gợi cái CÓ: "Sao CÓ tiếng sóng ở trong lòng?", "Sao ĐẦY hoàng hôn trong mắt trong?". Chính những hình ảnh đối lập ấy đã khắc họa nỗi buồn da diết của người đưa tiễn nhưng ẩn chứa đằng sau là tâm trạng của người ra đi.
Về hình ảnh: nhà thơ không TẢ mà chỉ GỢI. Cụ thể là nhà thơ không tả vảnh những được "nhìn" qua tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người. Cái tài của nhà thơ là tạo nên sự liên tưởng, sự cộng hưởng nối liền cuộc chia li hiện tại với cảnh cũ người xưa trong lòng độc giả.
Về không gian - thời gian: rất mơ hồ, ảm đạm, chỉ có dòng sông mênh mông và buổi chiều hoàng hôn mênh mang trong tâm tưởng của những độc giả yêu thơ, say thơ.
Về giọng điệu: mới mẻ, trẻ trung mang dấu ấn của nhà thơ Thâm Tâm: bì mà không lụy, bi mà hùng. Hai phạm trù bi và hùng hòa quyện, quấn quýt nhau không thể tách rời.
Về nhịp điệu: rắn rỏi, khỏe khoắn dứt khoát, khi thiết tha, khi trầm lắng nhờ các thanh bằng, trắc cộng hưởng với nhau.
Về âm hưởng: đoạn thơ giàu âm hưởng anh hùng ca, thể hiện sự khẳng khái của thế hệ thanh nhiên thời kì khởi nghĩa trước Cách mạng tháng Tám.
Về ngôn từ: rất linh diệu, giàu cảm xúc.
Bước 2: Phân:
Câu 1: Đưa người ta không đưa qua sông
Lời thơ chợt gợi nhớ, gợi thương hình ảnh thái tử Yên Đan tiễn chàng dũng sỹ thời Chiến Quốc là Kinh Kha vượt sông Dịch sang nước Tần làm thích khách mưu giết tên bạo chúa Tần Thủy Hoàng để trừ hại cho bá tánh. Và lời thơ cũng chợt gợi nhớ, gợi thương hình ảnh "Thánh thơ" Đỗ Phủ trên bến sông tiễn biệt:
Nước sông trắng, mây vàng tuôn,
Kẻ đi người ở, cơn buồn bên sông.
Tuy mang phong vị Đường thi nhưng câu thơ "Đưa người, ta không đưa qua sông" của Thâm Tâm chỉ toàn thanh bằng chạy dài tít tắp về phía chân trời cảm xúc. Chính vì thế, những thanh bằng ấy gợi lên cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và nỗi buồn lan tỏa trong lòng kẻ ở, người đi.
Câu 2: Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Câu thơ có hình thức câu hỏi tu từ và chở bốn thanh sắc rất gắt: "có tiếng sóng ở" nghe như âm vang liên tiếp của những tiếng sóng vỗ trong lòng người đưa tiễn và nghe trong tiếng sóng như cảm nhận được cả hơi lạnh của gió sông. Hình ảnh "sóng lòng" dễ làm ta nhớ đến hai câu thơ của thi sĩ Nam Trân miêu tả tâm trạng vấn vương của nhân vật trữ tình với cô gái chèo đò trên dòng Hương Giang thơ mộng, tình tứ:
Biết không? Cô hỡi biết không?
Chèo cô còn quẫy, sóng lòng còn xao!
Tuy cách bộc bạch của Thâm Tâm ở đây "ám ảnh hơn, kín đáo mà dư ba" hơn.
Câu 3: "Bóng chiều không thắm không vàng vọt" Trong thi pháp thơ Đường, thơ Tống, thơ Việt Nam thời trung đại, cac thi nhân thường mượn ngoại cảnh để biểu đạt nội tâm thông qua những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nối tiếp người xưa, Thâm Tâm cũng mượn ngoại cảnh và dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng nhưng lại sáng tạo, bổ sung thêm chi tiết "có tiếng sóng ở trong lòng?" và đặc biệt là "Bóng chiều không thắm không vàng vọt". Vâng! không có bến sông, không có bóng chiều vàng vọt nhưng lại có tình người nồng ấm và cao đẹp khôn cùng. Có biết bao tâm tư, tình cảm, ước nguyện muốn tỏ bày đằng sau những từ "không" ấy. Dường như, có cái gì nhói lên thật đau xót, tái tê trong lòng kẻ ở người đi.
Câu 4: Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Màu hoàng hôn đong đầy "trong mắt trong" là màu sắc tâm tưởng, màu sắc biệt li, màu sắc lãng mạn, màu sắc thi vị. Ở câu thơ này, chúng ta thấy được nghệ thuật dùng từ của Thâm Tâm rất có sức gợi, sức tả. Từ "đầy" vừa gợi chiều sâu, chiều rộng, chiều dài của nỗi buồn dâng lên thành khối trong cõi sâu hun hút nơi đáy tâm hồn "li khách" cũng như người ở lại. Hai từ "trong" tuy đồng âm nhưng khác nghĩa. Từ "trong" thứ nhất chỉ sự chứa đựng: "phía, bề kín không bày ra ngoài". Từ "trong" thứ hai miêu tả ánh mắt đẹp, khỏe khoắn, trẻ trung của người ra đi nhưng vẫn không giấu được nỗi buồn biệt li ấy. Và như câu thứ hai, câu thơ này cũng dùng hình thức điệp âm và câu hỏi tu từ vừa tạo cảm giác êm đềm, nhẹ nhàng có tác dụng tô đậm thêm nỗi buồn nhân cách của những tâm hồn vì non nước, những tầm cao nhân cách, nó khác hẳn với nỗi buồn của những mối tình phôi pha:
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm nghìn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về
(Thái Can)
Bước 3: Hợp
Bốn câu thơ trên này có những thành công tuyệt vời về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Bốn câu thơ không những thể hiện thành công một cuộc tống biệt thời hiện đại mà còn hé mở cho chúng ta thấy tấm lòng khâm phục, yêu quý và ngưỡng mộ của nhà thơ Thâm Tâm đối với người ra đi vì "chí nhớn". - Đoạn thơ thể hiện sự thăng hoa nghệ thuật của hồn thơ Thâm Tâm. Cả bốn câu thơ đều toàn bích, nghĩa là câu nào cũng hay, chữ nào cũng có ý nghĩa. Đáng chú ý là Thâm Tâm có sự phối hợp khéo léo, tài hoa nhiều biện pháp tu từ trong tiếng Việt để tạo hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho đoạn thơ. Đó là các biện pháp: câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc cú pháp (Sao/ có tiếng sóng ở trong lòng?; Sao/ đầy hoàng hôn trong mắt trong?), điệp từ (Không đưa qua sông; Không thắm, không vàng vọt; sao có...?, Sao đầy), điệp vần (không/ sông/ lòng/ trong), điệp phụ âm đầu (vàng, vọt, hoàng hôn, trong mắt trong), điệp thanh (Đưa người ta không đưa qua sông. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. Sao có tiếng sóng ở trong lòng). Tất cả các nghệ thuật này đã làm cho câu thơ dồi dào tính nhạc, tính tạo hình, và tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ, một cảm xúc thiết tha, sâu lắng, bâng khuâng.
Tóm lại, thơ hay không đòi hỏi cả bài gồm toàn những câu hay. Một câu thơ hay, một đoạn thơ hay có thể làm nên giá trị cho cả một bài thơ, làm cho nhà thơ được người thưởng thức nghệ thuật đón nhận và nhớ mãi. Nhắc đến Thâm Tâm, những độc giả yêu thơ, say thơ nhớ ngay đến bài Tống biệt hành, mà nhớ nhất là bốn câu thơ đầu tiên - bốn câu thơ tài hoa. Chỉ bằng bốn câu thơ thi nhân đã tạo được sự liên tưởng, sự vang ứng, công hưởng nối liền cuộc chia li hiện tại với cảnh cũ người xưa trong lòng độc giả. Chính vì vậy, tác giả đã thành công khi thể hiện tình cảm muôn thuở của con người: "Bi mạc bi hề sinh biệt li" (Không có gì buồn bằng nỗi buồn chia li - Khuất Nguyên).
Đặc biệt, sự kế thừa và sáng tạo trong cấu tứ Đường thi đã giúp cho thi nhân thể hiện sâu sắc một cái nhìn đa chiều về "vẻ đẹp của con người cao cả trong toàn bộ sự biểu hiện chân thật của nhân tính, đầy tinh thần nhân đạo".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét