Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Những khúc ca xuân còn xanh tươi mãi

Những khúc ca xuân còn xanh tươi mãi
Xanh tươi mãi với thời gian là những khúc ca xuân.
Cũng nhưđất trời vậy, nhìn hàng cây rưng rưng nhựa sống, nhìn nụ hoa căng tràn sức nở, nhìn những khuôn mặt xinh tươi rạng rỡ… là ta biết Xuân về!
Cũng như âm nhạc vậy. Nghe đâu đây như có tiếng của mùa xuân khe khẽ cựa mình, lại thoang thoảng hương hoa Thủy Tiên bên bàn trà khi Tết đến.
Thế nên thổn thức người nghe, thế nên những ca khúc về mùa xuân dẫu đã được mến yêu, sẽ mãi mãi song hành cùng mùa xuân, cùng lòng người…
Nói đến những khúc ca xuân tươi mãi, phải kể đến “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao:“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về, mùa xuân mơước ấyđang đến đầu tiên, với khói bay trên sông, gàđang gáy trưa bên sông, một tia nắng vui cho bao tâm hồn”....
Mùa xuân đầu tiên được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1976, sau khi đất nước thống nhất. Vì nhiều lý do, ca khúc này lại có “số phận” long đong nhất của tác giả: sau đúng 20 năm kể từ khi viết (năm 1976) đến năm 1996 mới chính thức được vang lên rộng rãi khắp đất nước…
Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao không sôi động mà trầm lắng, bồi hồi, bâng khuâng. Càng nghe, ta càng thấy có gì đó như nghẹn ngào, cảm động. Tiết tấu dìu dặt, êm ái nhẹ nhàng. Người nghe có cảm giác như thấy được những giọt nước mắt rơi - đó là nước mắt lăn ra từ sựsung sướng, hạnh phúc tuyệt đỉnh - nước mắt của sự hội ngộ bao người chia ly cách biệt sau bao năm, của cả những gia đình sum họp mà không đầy đủ các thành viên bởi có người đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất mẹ. “Nước mắt trên vai anh, giọt rơi ấm đôi vai anh, niềm vui phút giây nhưđang long lanh”. Bởi những giọt nước mắt đó là niềm vui lớn. Mùa xuân đầu tiên có cái sâu sắc của người từng trải, lại có cả sự hồn nhiên, tươi tắn của tuổi trẻ. Mùa xuân đầu tiên trọn vẹn cảm xúc từ đầu đến cuối. Mở đầu bài đã hay, rất độc đáo, ấn tượng; càng về sau, càng cuốn hút người nghe hơn: “Từđây người biết quê người, từđây người biết thương người, từđây người biết yêu người…”. Sự toàn vẹn từ “Mùa xuân đầu tiên” đã trả lại cho con người tất cả: Niềm hạnh phúc, nỗi nghẹn ngào khi được về lại quê hương, và trên hết, là một cuộc sống tự do, hạnh phúc êm ấm bên những người thân yêu sau nhiều năm tháng cách xa. Ca khúc này đã được nam ca sĩ Quốc Đông thể hiện đầu tiên, rồi sau đó là Minh Hoa, Thanh Thúy, rồi Hồng Nhung và nhiều ca sĩ khác… Mỗi khi nghe lại ca khúc này, ta vẫn cảm thấy tươi mới như lần đầu, vào mùa xuân đầu tiên, mùa xuân nào cũng như là“đầu tiên” của từng con người vậy!
Có “Một mùa xuân nho nhỏ”, nhưng đã đem lại niềm vui to lớn, không chỉ cho tác giả thơ Thanh Hải (phần lời ca), cho nhạc sĩ Trần Hoàn, mà cho tất cả những người yêu nhạc. Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả thơ mở đầu: “Mọc giữa dòng sông xanh, Một bông hoa tím biếc. Ơi con chim chiền chiện, Hót chi mà vang trời, Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng”, (ở bài hát là: “Tôi đưa tay hứng về”).
Đây là bức tranh mùa xuân được vẽ lên bằng tâm hồn của người nghệ sĩ với những nét chấm phá dễ thương, rất tuyệt vời, một nét đặc trưng rất Huế đó là hình ảnh màu "tím biếc " của "một bông hoa" hòa với màu "xanh" của "dòng sông". Một màu tím gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc, hay như những tàáo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cả hai màu sắc đều rất hài hòa như vẫy gọi mùa xuân, lại càng sinh động hơn bởi tiếng hót líu lo của con chim chiền chiện: “Hót chi mà vang trời”. Cả tác giả thơ vànhạc đều đã lắng nghe tiếng chim hót, không chỉ nghe bằng thính giác, nhà thơ và nhạc sĩ còn nghe bằng trái tim, bằng trí tưởng tượng, bằng sự liên tưởng độc đáo. Từ“giọt”được hiểu theo nghĩa rộng: có thể là giọt nắng, giọt sương sớm, giọt mưa xuân, tiếng hót của những chú chim chiền chiện hay là giọt nước mắt hạnh phúc của tác giả? Sự chuyển đổi cảm giác trong tác giảthật kỳ lạ từ thị giác sang thính giác và giờ là xúc giác "tôi đưa tay hứng về". Sự chuyển đổi cảm giác này thể hiện sự say sưa, ngây ngất, nâng niu của nhà thơ và nhạc sĩ trước vẻđẹp của thiên nhiên khi đất trời vào xuân. “Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải (ông mất cuối năm 1982). Và ca khúc “Một mùa xuân nho nhỏ” cũng đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc ngay sau khi nhà thơ mất.
Cứ mỗi độ xuân về, “Một mùa xuân nho nhỏ” lại được vang lên, với tiếng hát (thu lần đầu tiên) của ca sĩ, NSƯT Kim Phúc, đâu chỉ là niềm tự hào của nhà thơ, của nhạc sĩ, của đất Huế mến thương, mà là của tất cả chúng ta, bởi mùa xuân dịu dàng vàấm áp đang về… Có bạn trẻđã thốt lên sau khi nghe bài hát này rằng: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, có thêm một ngày mới, một mùa xuân mới để yêu thương”.
Nhạc sĩ Dương Thụ có nhiều bài hát về mùa xuân như: “Hơi thở mùa xuân”, “Đánh thức tầm xuân”, “Bài hát ru mùa xuân”… và“Lắng nghe mùa xuân về” là  một trong những ca khúc của Dương Thụ mà khán thính giảyêu thích nhất. Bài hát này được nhạc sĩ Dương Thụ viết năm 1998, nhưng viết xong rồi lại bỏđấy vì lúc ấy đưa ra chưa thích hợp. Nhiều người nghĩ ông viết ca khúc trong một lần ra Hà Nội khi thời tiết đang độ mưa phùn và gió bấc, nhưng hóa ra lại không đúng. Dương Thụ viết “Lắng nghe mùa xuân về” ngay tại đất Sài Gòn nhiều nắng và gió. Đóng cửa lại và vẫn thủy chung với Hà Nội để tiết xuân ùa vào lòng người: “Giọt mưa nào rơi thật êm trên phố phường/ Mùi hương nào thơm thật thơm trong gió thoảng...”.
Đầu năm 1999, ca khúc “Lắng nghe mùa xuân về” mới được phổ biến. Và bất ngờ hơn là gần như cùng một thời gian, “Lắng nghe mùa xuân về” được ba “ngôi sao” trong làng ca nhạc lúc đóthể hiện: Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam. Ngay lập tức “Lắng nghe mùa xuân về” đã chinh phục được khán thính giả và tới nay trở thành một giai điệu đẹp, hiện đại và trang nhã về mùa xuân, một mùa xuân tươi trẻ, ấm áp vàđầy lãng mạn.
…. Phải chăng mầm non mùa xuân đang hé nở/Phải chăng nụ hoa mùa xuân đang hé nở/ Phải chăng ngày xuân đầu tiên đang gõ cửa/ Khi anh trông em ung dung bên thềm nhà/ Kìa tiếng chim rộn hót xa vời, Cánh hoa đào bỗng như cười, báo tin mùa xuân về!...
Rồi nhiều nữa những khúc ca xuân mà người yêu nhạc có thể kể đến, cũng đã và đang là những ca khúc xanh mãi với mùa xuân: “Mùa xuân quê hương” (Hoài Mai), “Em ơi mùa xuân đến rồi” (Trần Chung), “Cung đàn mùa xuân” (Cao Việt Bách), “Hoa cỏ mùa xuân” (Bảo Chấn), “Lời tỏtình của mùa xuân” (Thanh Tùng), “Hạt mưa mùa xuân” (Trương Ngọc Ninh), “Một nét ca trù ngày xuân” (Nguyễn Cường), “Mưa xuân” (Đức Trịnh), “Chào mùa xuân thênh thang Việt Nam” (An Thuyên), “Chiều xuân” (Ngọc Châu), “Phút giao thừa lặng lẽ” (Huy Tuấn) …
Tác giả bài viết này cũng xin đóng góp một khúc ca xuân, một ca khúc mà cứ tết đến xuân về lại được vang lên đâu đó, bài “Mùa xuân làng lúa làng hoa”.
Tôi có một người bạn ở làng Nghi Tàm (một làng có truyền thống trồng hoa ở Hà Nội). Tôi rất muốn sáng tác một bài hát để tặng người ấy, làng ấy, tặng Hồ Tây với bao kỷ niệm êm đềm, tặng Hà Nội thân yêu đã bao năm gắn bó. Nghĩ mãi mà chưa biết viết làm sao, tình cờ, một lần tôi đạp xe vòng quanh hồ Tây sang bên kia Xuân La, Xuân Đỉnh, phát hiện ra bên này là những cánh đồng lúa bạt ngàn. Hóa ra bên kia là những làng trồng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Ngọc Hà…, bên này toàn những làng trồng lúa. Từ đó trong tôi chợt lóe lên một ý tưởng rằng, tại sao không viết cả lúa và hoa (một cái để ăn - một cái để chơi; một cái là đời sống vật chất - một cái là đời sống tinh thần). Từ lâu thiên nhiên và con người đã có mối giao cảm, giao hòa, gắn bó với nhau, như tình yêu đôi lứa với thiên nhiên? Và cũng chính từ giây phút đó, những giai điệu đầu tiên đã vang lên:
 “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt, Hương hoa bay dào dạt, làng hoa em gọi mùa - Mùa Xuân”.
Từ giai điệu này, với âm hưởng dân ca của những điệu hò trên sông nước, tôi “gia công” thêm đoạn đầu và đoạn kết:
“Bên lúa, anh bên lúa. Cánh đồng làng ven đê. Hồ Tây xanh mênh mông, trong tươi thắm nắng chiều…”
 Và “Mùa xuân làng lúa làng hoa” được hình thành như thế, viết khoảng cuối năm 1980, thu thanh và phát sóng lần đầu tiên với tiếng hát của ca sĩ Thanh Hoa trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào mùa xuân năm 1981. Rồi sau đó nhiều ca sĩ khác đã thu thanh và biểu diễn rất thành công như: Trung Anh, Anh Thơ, Tùng Dương, Mỹ Lệ, Hồng Liên, Tân Phương, Ngọc Lan, Tố Nga và nhiều ca sĩ khác…
Mùa xuân, đã đành rồi. Nhưng đâu chỉ mùa xuân, những giai điệu ấy chỉ bắt đầu từ mùa xuân, cũng nhưđời người bắt đầu từ tuổi trẻ vậy! Nghe lại những bài ca thấm đẫm hơi thở của mùa xuân, của tiếng chồi non cựa mình trong những ngày đất trời chuyển giao sang năm mới. Không biết tự bao giờ, mỗi lần mùa xuân gõ cửa là tâm hồn của biết bao người lại rung lên những cảm xúc lạ lùng. Mùa của những khoảnh khắc ý nghĩa, những phút giây đoàn tụ, những hoan ca, những ước vọng, mùa của tiếng thì thầm chồi non, lộc biếc... Chả thế mà cố thi sĩ Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”!.
 Nhạc sĩ Ngọc Khuê
Theo http://www.vnq.edu.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...