Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Những nhạc sĩ "thầm lặng"

Những nhạc sĩ "thầm lặng"...
Thông thường trên thế giới khi sáng tác một tác phẩm âm nhạc bao giờ người nhạc sĩ cũng hoàn thành cả giai điệu và hòa âm phần đệm cho dù đó là một ca khúc. Hòa âm phần đệm được xem như là một bộ phận thiết yếu của tác phẩm. Song có lẽ do đặc điểm của lịch sử phát triển âm nhạc Việt Nam đa số nhạc sĩ sáng tác của chúng ta không có thói quen viết phần đệm cho các ca khúc.
Vì vậy một ca khúc muốn biểu diễn phải có những "nhạc sĩ hòa âm - phối khí" (HA-PK) cho ca khúc đó. Nếu công bằng mà xét thì những nhạc sĩ HA-PK cũng là tác giả vì họ là những người đồng sáng tạo ra tác phẩm họ đã viết phần hòa âm thay cho người nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Có lẽ cụm từ nhạc sĩ hòa âm - phối khí chỉ có ở Việt Nam!
Nhờ các nhạc sĩ HA-PK mà các ca khúc có "một đời sống hoàn hảo". Nhưng khi một ca khúc được biểu diễn và thành công công chúng chỉ nhắc đến tên tác giả mà ít ai nhắc đến tên người nhạc sĩ HA-PK.
Chúng ta thử tìm hiểu một số vấn đề chung quanh lĩnh vực HA-PK để hiểu thêm phần nào về công việc "thầm lặng" này.
Các nhạc sĩ "hòa âm - phối khí" nhạc nhẹ học ở đâu?
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở nào có chương trình dạy bài bản về phối khí cho dàn nhạc nhẹ. Trong số 6 nhạc sĩ hoà âm - phối khí (Bảo Chấn Bảo Phúc Quốc Dũng Đỗ Bảo Quốc Bảo Võ Thiện Thanh) mà chúng tôi có dịp trao đổi chỉ có nhạc sĩ Bảo Chấn là có học lớp phối khí nhạc jazz rock trước 1975. Các nhạc sĩ còn lại có một số tự học qua sách vở và hầu như tất cả đều học bằng cách nghe băng đĩa nhạc nhẹ nước ngoài. Cá biệt như nhạc sĩ Quốc Dũng chỉ học qua những băng đĩa của Paul Mauriat. Nhưng có một điểm chung mà tất cả các nhạc sĩ đều có đó là tình yêu cháy bỏng đối với môn phối khí nhạc nhẹ. Họ đã kết hợp với những kiến thức cơ bản về phối khí cho dàn nhạc giao hưởng được học ở các trường nhạc họ vừa tự học vừa thể nghiệm qua thực tế công việc và trưởng thành.
Việc quan trọng đầu tiên để "hòa âm - phối khí" một ca khúc 
Khi nhận được từ phía đặt hàng một ca khúc để HA-PK điều đầu tiên là các nhạc sĩ phải nghiên cứu để nắm bắt được cái "hồn" của tác phẩm bằng cách đọc giai điệu nghiên cứu lời ca tìm hiểu hoàn cảnh đặc điểm sáng tác của tác giả hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ca sĩ nào sẽ thể hiện bài hát... để từ đó chọn một các phối và biên chế dàn nhạc nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Nhạc sĩ Quốc Dũng thì "đọc bằng âm thanh trong đầu" nhạc sĩ Bảo Chấn thì cho rằng "nếu giai điệu và lời ca làm cho mình cảm thì ít nhất có 4 cách phối xuất hiện"... Việc đọc tác phẩm là để tránh tình trạng "đem tấm áo của mình khoác cho người khác" (Bảo Chấn).
Có một điều mà các nhạc sĩ đều cùng chung suy nghĩ là nếu không có tình yêu với tác phẩm thì HA-PK trở thành một công việc mang tính chất "cực hình" và trong những trường hợp này đa số các nhạc sĩ tìm cách từ chối.
Cách viết tổng phổ như thế nào?
Hiện nay các nhạc sĩ HA-PK nhạc nhẹ có 2 cách ghi tổng phổ: cách ghi đầy đủ (full score) và cách ghi lược phổ còn gọi là ghi khái quát vắn tắt mà dân trong nghề gọi là cách phối "giang hồ" (ở Sài Gòn) hoặc phối "fun-rô" (ở Hà Nội).
Cách ghi đầy đủ là cách ghi mà người nhạc sĩ phối khí đã tính toán và thể hiện tất cả ý đồ thông qua các bè được ghi chi tiết ra giấy. Với cách ghi này các nhạc công có thể từng người đến phòng thu để thu riêng phần của mình.
Cách ghi lược phổ là cách ghi khái quát nó chỉ là cái sườn với sơ đồ hòa âm. Để thực hiện tổng phổ này lúc thu âm người nhạc sĩ phối khí phải có mặt để hướng dẫn các nhạc công. Với cách ghi này đầu tiên là thu "cái sườn" "cái basic" trước sau đó sẽ thu chồng thêm các bè "tỉa tót". Người nhạc sĩ bằng đủ phương tiện ngôn ngữ diễn tả để người nhạc công lĩnh hội ý đồ của mình nhanh nhất có khi là sự gợi ý theo một phong cách nhạc nào đó có khi thị tấu bằng đàn có khi nói và cũng có khi diễn tả... bằng tay. Với cách ghi lược phổ tuy các ý tưởng không được thể hiện đầy đủ qua các trang giấy nhưng thật ra nó là một tổng phổ hoàn chỉnh nằm trong trí nhớ của người nhạc sĩ phối khí.
Tùy theo trình độ của từng nhạc công mà người nhạc sĩ sẽ giao nhiệm vụ cho họ. Người nhạc sĩ gợi ý để họ tự soạn câu đàn của mình theo ý chung của bài phối khí theo sơ đồ hòa âm chung. Sau khi trình tấu nếu nhạc sĩ thấy chưa vừa ý thì có thể đề nghị họ thực hiện lại. Cách phối "giang hồ" với lược phổ cũng là cách mà rất nhiều ban nhạc trên thế giới đã từng làm. Cách phối này có ưu điểm là phát huy những sáng tạo và những cảm hứng tức thời của nhạc công. Tuy nhiên với cách này người nhạc sĩ phối khí phải có những nhạc công giỏi nhiều kinh nghiệm.
Sự tôn trọng đẳng cấp
Như đã nói ở trên hiện nay ở Việt Nam chưa có trường lớp dạy môn phối khí cho dàn nhạc nhẹ vì vậy chưa có ai đưa ra được tiêu chí để đánh giá kết quả của một bài phối khí. Khán thính giả khi thưởng thức một ca khúc cũng rất ít người có ý kiến nhận xét phần HA-PK. Tuy nhiên trong giới nhạc sĩ vẫn có sự trân trọng về thành quả lao động nghệ thuật như một sự đánh giá đối với công việc HA-PK của các nhạc sĩ. Khi được hỏi "Hãy chọn 4 gương mặt phối khí nhạc nhẹ tiêu biểu (hoặc 4 gương mặt phối khí mà nhạc sĩ yêu thích)". Ý kiến của 6 nhạc sĩ HA-PK (như đã nêu trên) đa số chọn Bảo chấn Quốc Dũng Đức Trí Quang Trung; ý kiến của các nhạc sĩ sáng tác như Nguyễn Ngọc Thiện Trần Hữu Bích Từ Huy Minh Châu Trần Minh Phi Lê Quốc Thắng đa số chọn Bảo Chấn Quốc Dũng Bảo Phúc Đức Trí. Trong đó nhạc sĩ Bảo Chấn được xem như bậc đàn anh trong làng phối khí nhạc sĩ Quốc Dũng là người phối dân ca (hoặc những ca khúc mang âm hưởng dân ca) có hiệu quả nhất và nhạc sĩ Đức Trí là người có những nét mới "phá phách" trong cách phối cho dân ca. Ngoài ra một số gương mặt trẻ khác cũng được đề cập: Đỗ Bảo Quốc Bảo Hoài Sa Võ Thiện Thanh...
Có thể là một sự so sánh khập khiễng nhưng "thân phận" người nhạc sĩ HA-PK có thể ví như các chuyên gia âm thanh - tiếng động trong điện ảnh. Sự thành công của ca khúc không bao giờ nhắc đến tên tuổi họ trong lúc họ là những người đồng sáng tạo ra tác phẩm.
Hữu Trịnh
Nguồn vietnhac.org: Tim Hiểu Âm Nhạc
Theo http://nguyenquocdong.vnweblogs.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tắc đường

  Tắc đường Lô! Tôi sẽ đến ngay!... Khoảng 1 giờ nữa, được không?... Ừ, thế nhé!... Bỏ điện thoại vào túi quần, hắn nhìn đồng hồ thầm nghĩ...