Âm nhạc là nơi hội tụ những cảm xúc,
Thật kỳ diệu, âm nhạc đã đi vào cuộc sống con người với muôn hình muôn vẻ. Điều
quan trọng nhất là âm nhạc đã thể hiện hết những cảm xúc, yêu thương, nhớ
nhung, sung sướng, hạnh phúc, buồn tủi, lo lắng.... của con người đầy đủ nhất.
Âm nhạc thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Đặc biệt hơn âm nhạc
có thể diễn tả được những cung bậc của tình yêu bằng ca từ, giai điệu và những
tâm sự của những người đang yêu: yêu, nhớ nhung, hạnh phúc, khát khao, buồn
tủi, tuyệt vọng... Âm nhạc còn thể hiện được niềm vui vẻ, lạc quan yêu
đời. Không đao to búa lớn, âm nhạc đi vào ngõ ngách của tâm hồn con người
đồng điệu, chia sẽ những buồn vui của đời người.
Cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn
Khi bạn hát lên một ca khúc, tất nhiên bạn sẽ chọn một ca khúc phù hợp với tâm
trạng của mình, tức là bạn đang giãi bày những cảm xúc của mình qua bài hát đó,
giai điệu đó. Ngay cả khi bạn nghe một ca khúc hay bạn cũng hòa những cảm xúc
mình cùng với người hát. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Khi bạn hát lên
một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e
ngại. Dù hạnh phúc hay dang dở thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của
bạn rồi....”
Lê Cát
Trọng
Lý
Ngày nay ngày càng có nhiều chương trình âm nhạc được tổ chức qui mô, bài bản
bởi các nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp đế tiếp cận với công chúng yêu âm
nhạc. Bên cạnh đó, có rất nhiều những sân chơi âm nhạc bổ ích dành cho mọi lứa
tuổi.
Đó là những sân chơi như “Đồ rê mí” dành cho các em bé, “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol” cho người trẻ tuổi và đến chương trình "Vui, khỏe, có ích" dành cho những người cao tuổi,... được phát trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó, có rất nhiều chương trình giao lưu âm nhạc, các cuộc thi hát múa, diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau trong các tổ chức, đơn vị các cấp, ngành. Dù đó là công việc gì và làm ở đâu, những lời ca, tiếng hát không thể thiếu đối với con người. Đó là những phút nghỉ ngơi, giải lao thực sự để chúng ta có thể bắt đầu những công việc mới.
Đó là những sân chơi như “Đồ rê mí” dành cho các em bé, “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol” cho người trẻ tuổi và đến chương trình "Vui, khỏe, có ích" dành cho những người cao tuổi,... được phát trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó, có rất nhiều chương trình giao lưu âm nhạc, các cuộc thi hát múa, diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau trong các tổ chức, đơn vị các cấp, ngành. Dù đó là công việc gì và làm ở đâu, những lời ca, tiếng hát không thể thiếu đối với con người. Đó là những phút nghỉ ngơi, giải lao thực sự để chúng ta có thể bắt đầu những công việc mới.
Và rồi, âm nhạc đã có mặt mọi nơi, mọi lúc và đồng hành trên mọi nẻo đường của
chúng ta. Ngay khi chúng ta còn là học sinh, rồi đến thời sinh viên, đến khi
chúng ta trưởng thành và già đi... Ai đã trãi qua thời sinh viên, hẳn không thể
quên những buổi cùng bạn bè ca hát với “cây đàn sinh viên”. Trong thực tế, nếu
anh chàng nào biết đàn hát là một lợi thế rất lớn để chiếm được cảm tình của
các cô gái. Có khi chỉ cây đàn ghi ta cũng trở thành một” sân chơi “âm nhạc...;
trong những buổi chúc mừng sinh nhật, tân gia, hội họp bạn bè,... càng không
thể thiếu lời ca tiếng hát. Cứ như vậy, âm nhạc trở thành một phần tất
yếu của cuộc sống.
Có thể nói, âm nhạc là nơi hội
tụ đầy đủ cảm xúc, những cung bậc tình cảm của con người: buồn, vui,
giận,hờn...Những lời ca, tiếng hát không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
chúng ta. Chúng ta có thể thưởng thức, có thể ca hát...để cảm nhận những cảm
xúc âm nhạc của chính mình trong cuộc sống đời thường. Và rồi...âm nhạc đã cùng
đồng hành với ta trên mọi nẻo đường, là nguồn động lực tinh thần to lớn
của đời sống con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét