Blue Danube - Johann Strauss II
Waltz by Leonid Afremov
|
Màn khiêu vũ tuyêt đẹp
trong tiếng nhạc dìu dặt của bản valse nổi tiếng Blue Danube.
Ngày nay mọi người biết đến Blue Danube như là một bản hòa tấu, nhưng thực ra ban đầu nó là một ca khúc. Johann Strauss Jr. sáng tác bản nhạc An der schönen blauen Donau ( = On the Beautiful Blue Danube –Trên dòng sông Danube xanh xinh đẹp) năm 1867 với phần lời do Josef Weyl viết. Ca khúc được trình diễn ko gây được chú ý. Sau đó Johann Strauss Jr đã chuyển soạn bản nhạc cho dàn nhạc hoà tấu và thành công rực rỡ.
Lâu nay, đã thành truyền thống, trong buổi hòa nhạc mừng năm mới ở thành Vienne, Áo bao giờ cũng kết thúc bằng Blue Danube.
Ngày nay mọi người biết đến Blue Danube như là một bản hòa tấu, nhưng thực ra ban đầu nó là một ca khúc. Johann Strauss Jr. sáng tác bản nhạc An der schönen blauen Donau ( = On the Beautiful Blue Danube –Trên dòng sông Danube xanh xinh đẹp) năm 1867 với phần lời do Josef Weyl viết. Ca khúc được trình diễn ko gây được chú ý. Sau đó Johann Strauss Jr đã chuyển soạn bản nhạc cho dàn nhạc hoà tấu và thành công rực rỡ.
Lâu nay, đã thành truyền thống, trong buổi hòa nhạc mừng năm mới ở thành Vienne, Áo bao giờ cũng kết thúc bằng Blue Danube.
Còn bắt đầu buổi hòa
nhạc thì bằng Frühlingsstimmen (= Voices of Spring), cũng là
một bản valse của Strauss Jr. viết năm 1883
“Valse” (tiếng Pháp,
còn tiếng Anh viết là “waltz”) là điệu nhạc được viết theo nhịp 3/4 (đôi khi
3/8 hoặc 3/2), nhấn mạnh ở phách thứ nhất. Đây là điệu nhạc phổ biến nhất trong
nền nhạc cổ điển cũng như nhạc dân gian ở các nước Âu châu.
Một trong những nguyên nhân khiến thể điệu nhạc valse được phổ biến là vì nhịp của nó có thể rất chậm, có thể vừa phải, mà cũng có thể thật nhanh; chậm thì êm ái khoan thai, chẳng hạn bản Célèbre Valse, nhanh vừa thì dặt dìu lả lướt, như bản One Day, thật nhanh thì vui tươi sống động, như bản Blue Danube.
Còn nói về thể điệu khiêu vũ, valse đã được ghi nhận là điệu “khiêu vũ ballroom” (ballroom dance) đầu tiên trên thế giới (ballroom dance được định nghĩa là “hình thức khiêu vũ với nhiều cặp tham gia, và tuân theo những nguyên tắc, quy luật chung của điệu khiêu vũ đó”).
Điệu khiêu vũ valse bắt đầu được phổ biến tại Đức vào giữa thế kỷ thứ 18, gọi là “Waltzer”, được biến cải từ điệu vũ “Lander” của dân du mục Bohemian. Tới đầu thế kỷ thứ 19, các chàng lính viễn chinh của Nã-phá-luân đệ Nhất khi trở về Pháp, đã mang theo điệu nhảy này, rồi từ Paris, valse được du nhập sang Anh Quốc, sau đó vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ.
Tới thập niên 1830, người Mỹ đã sáng tạo một điệu khiêu vũ mới để nhảy theo nhịp valse chậm, và được phổ biến một cách mau chóng. Đó là thể điệu “American Waltz”, còn được gọi là “American Slow Waltz”, hoặc đơn giản hơn là điệu “Boston”, tên thành phố xuất xứ của điệu khiêu vũ này.
Còn tại Âu châu, trong những năm đầu thế kỷ thứ 19, điệu khiêu vũ valse vẫn chưa mấy phổ biến trong giới thượng lưu, quý tộc, chưa kể còn bị các nhà đạo đức và những người có đầu óc bảo thủ kịch liệt đả kích, vì khi nhảy điệu này, một bàn tay của người đàn ông phải ôm lấy cái eo của người phụ nữ – một sự “tiếp xúc thể xác” không thể chấp nhận ở nơi chốn công cộng!
Hai người có công đầu trong việc phổ biến, và đưa điệu valse vào cung điện của các ông hoàng bà chúa là hai công dân Áo Joseph Lanner (1801-1843) và Johann Strauss I (1804 – 1849).
Joseph Lanner là một nhà soạn nhạc chuyên biệt cho các điệu vũ; ông đã cải biến valse từ một điệu nhạc, điệu vũ dân gian đơn giản thành một một điệu nhạc lôi cuốn, một điệu vũ lả lướt, cầu kỳ, rất được các thành phần thượng lưu trong xã hội ưa chuộng.
Trong khi Joseph Lanner có công cải biến, thì Johann Strauss I, một nhạc trưởng nổi tiếng của thời kỳ Lãng mạn (Romantic era), có công phổ biến.
Tới khoảng năm 1830, thể loại nhạc valse và điệu nhảy valse với nhịp thật nhanh do Joseph Lanner và Johann Strauss I khởi xướng bắt đầu làm mưa gió khắp nơi, và được gọi là Valse Viennoise (tiếng Pháp, còn tiếng Anh là Viennese Waltz), mà người Việt chúng ta thường gọi là Luân vũ thành Viên.
Một trong những nguyên nhân khiến thể điệu nhạc valse được phổ biến là vì nhịp của nó có thể rất chậm, có thể vừa phải, mà cũng có thể thật nhanh; chậm thì êm ái khoan thai, chẳng hạn bản Célèbre Valse, nhanh vừa thì dặt dìu lả lướt, như bản One Day, thật nhanh thì vui tươi sống động, như bản Blue Danube.
Còn nói về thể điệu khiêu vũ, valse đã được ghi nhận là điệu “khiêu vũ ballroom” (ballroom dance) đầu tiên trên thế giới (ballroom dance được định nghĩa là “hình thức khiêu vũ với nhiều cặp tham gia, và tuân theo những nguyên tắc, quy luật chung của điệu khiêu vũ đó”).
Điệu khiêu vũ valse bắt đầu được phổ biến tại Đức vào giữa thế kỷ thứ 18, gọi là “Waltzer”, được biến cải từ điệu vũ “Lander” của dân du mục Bohemian. Tới đầu thế kỷ thứ 19, các chàng lính viễn chinh của Nã-phá-luân đệ Nhất khi trở về Pháp, đã mang theo điệu nhảy này, rồi từ Paris, valse được du nhập sang Anh Quốc, sau đó vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ.
Tới thập niên 1830, người Mỹ đã sáng tạo một điệu khiêu vũ mới để nhảy theo nhịp valse chậm, và được phổ biến một cách mau chóng. Đó là thể điệu “American Waltz”, còn được gọi là “American Slow Waltz”, hoặc đơn giản hơn là điệu “Boston”, tên thành phố xuất xứ của điệu khiêu vũ này.
Còn tại Âu châu, trong những năm đầu thế kỷ thứ 19, điệu khiêu vũ valse vẫn chưa mấy phổ biến trong giới thượng lưu, quý tộc, chưa kể còn bị các nhà đạo đức và những người có đầu óc bảo thủ kịch liệt đả kích, vì khi nhảy điệu này, một bàn tay của người đàn ông phải ôm lấy cái eo của người phụ nữ – một sự “tiếp xúc thể xác” không thể chấp nhận ở nơi chốn công cộng!
Hai người có công đầu trong việc phổ biến, và đưa điệu valse vào cung điện của các ông hoàng bà chúa là hai công dân Áo Joseph Lanner (1801-1843) và Johann Strauss I (1804 – 1849).
Joseph Lanner là một nhà soạn nhạc chuyên biệt cho các điệu vũ; ông đã cải biến valse từ một điệu nhạc, điệu vũ dân gian đơn giản thành một một điệu nhạc lôi cuốn, một điệu vũ lả lướt, cầu kỳ, rất được các thành phần thượng lưu trong xã hội ưa chuộng.
Trong khi Joseph Lanner có công cải biến, thì Johann Strauss I, một nhạc trưởng nổi tiếng của thời kỳ Lãng mạn (Romantic era), có công phổ biến.
Tới khoảng năm 1830, thể loại nhạc valse và điệu nhảy valse với nhịp thật nhanh do Joseph Lanner và Johann Strauss I khởi xướng bắt đầu làm mưa gió khắp nơi, và được gọi là Valse Viennoise (tiếng Pháp, còn tiếng Anh là Viennese Waltz), mà người Việt chúng ta thường gọi là Luân vũ thành Viên.
Chả biết hên hay xui, năm Johann ở tuổi thiếu niên thì ông bố theo bồ nhí, bỏ
bê hai mẹ con, và Johann được thoải mái theo đuổi niềm say mê âm nhạc của mình.
Johann thành lập một ban nhạc nhỏ để chơi các sáng tác của mình và các tác giả
khác. Xem Johann chơi nhạc nhiều người đã đánh giá tài cậu con tuổi teen đã
vượt cha. Tuy nhiên do uy thế ông cha lớn, chả mấy ai muốn mời ông con chơi
nhạc. Phải đợi đến mấy năm sau ông bố bệnh chết, Johann, lúc này 24 tuổi, mới
thoát khỏi áp lực của cha. Kết hợp hai ban nhạc của mình và bố thành một dàn
hòa tấu lớn, Johann đi lưu diễn khắp nơi, ko chỉ trong phạm vi Áo Hung mà còn
qua tận kinh thành Petersbourg của Nga, vượt Đại tây dương.
Ông mất năm 1899 tại Vienne.
Johann Strauss đã viết trên 500 tác phẩm đủ loại, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là
các bản valse.
Có một giai thoại với bản valse Blue Danube: Cũng như bố, ông khá đa tình, có
đến ba đời vợ. Một lần ông cặp bồ với một cô gái, thuê phòng khách sạn cho cô ở.
Một hôm nghe tiếng chuông, cô bồ ra mở cửa thì thấy bà Strauss đang nhìn mình.
Cô tái mặt, chờ đợi nghe một màn chửi rủa sỉ nhục, thậm chí cả một trận đòn ..
Nhưng không, bà chỉ nhẹ nhàng cảm ơn cô đã đem đến cho ông niềm vui sống, báo
cô biết ổng ấy đang bệnh, xin cô nhớ nhắc ổng uống thuốc đúng giờ, rồi ra về.
Lát sau ông đến khách sạn, phòng đã trống ko. Ông đoán ra sự việc, tha thẩn thả
bộ dọc dòng Danube...và tiếng nhạc bỗng bật ra trong trí .. Bản nhạc Blue
Danube nổi tiếng bậc nhất xưa nay, đến Brahms cũng ngả mũ
thán phục, đã ra đời như thế.
Mời xem màn trình diễn tuyệt vời của hai pianists trẻ Greg Anderson và
Elizabeth Roe với Blue Danube Fantasy.
Thái Thanh kể lại: “Hồi đó, năm tôi 14 tuổi, anh Phạm Duy cứ dùng tôi làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng, chị ruột của tôi. Năm đó Thái Hằng khoảng 21 tuổi. Không lạ gì mà hồi đó đã có bài "Giòng Sông Xanh" nhạc Johann Strauss lời Việt. Ông Phạm Duy đã phải đặt lời Việt cho bài "Giòng Sông Xanh" để cho cô Thái Thanh bé xíu hát thì mới lấy điểm được với bà Thái Hằng.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét