CHỮ
TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN DU
Khi đặt bút viết bài
nầy, tôi không biết phải nên bắt đầu từ đâu. Bất chợt trong tâm tưởng hiện
ra hai câu ca dao xưa: Đàn ông chớ kể Phan Trần. Đàn bà chớ kể Thúy Vân,
Thúy Kiều. Theo tài liệu của những nhà nghiên cứu Văn học sử, Phan trần là
một truyện nôm, kể lại chuyện tình giữa hai người họ Phan và họ Trần, ông
họ Phan và họ Trần là bạn học cũ, cùng làm quan phủ doãn, hai bà vợ mang
thai cùng lúc, họ Phan sinh con trai đặ tên là Phan Tất Chánh; họ Trần sinh
con gái đặït tên là Trần kiều Liên. Hai bên hứa kết làm thông gia, họ Phan
tặng một cái quạt; họ Trần tặng một cây trâm làm tin .
Đến
già hai người hưu trí, ai về quê nấy. Sau đó ông họ Trần qua đời.Vợ con
chạy giặc lạc nhau bơ vơ, Trần Kiều Liên nhờ người đưa vào nương thân cửa
Phật. Phan Tất Chánh đỗ thi hương nhưng hỏng thi hội, không về quê vì hổ
thẹn, chàng đến ngôi chùa do cô mình trụ trì để học ôn và đợi kỳ thi sau.
Bất ngờ gặp một ni cô xinh đẹp, chàng yêu nhờ một bà vãi ngỏ lời. Bị ni cô
từ chối,chàng ốm tương tư,thuốc thang nhưng không bớt tính mạng bị đe
dọa.Thế là ni cô phải đến thăm.Chàng hết bệnh. Một đêm kia chàng đến phòng
ni cô để tạ ơn. Ni cô từ chối mở cửa.Chàng hăm dọa nếu nàng không mở, chàng
sẽ tự tử. Bí quá nàng mở cửa và thú thật nàng là Trần kiều Liên đã hứa hôn
với Phan Tất Chánh. Chàng mừng rỡ lấy cây trâm ra làm bằng chứng.Trần Kiều
Liên công nhận khuyên chàng đến khi nào“đại đăng khoa”(thi đậu) rồi sẽ
“tiểu đăng khoa”. Cuối cùng họ thành hôn.Còn Thúy Kiều có một số hành vi
phạm luân lý đương thời-và cả ngày nay. Nghe lời hẹn của chàng Kim, nàng
vạch hàng rào để sang nhà trọ Kim Trọng-mà nhà trọ nầy chỉ có một mình
chàng-tâm tình từ chiều đến tối. Khi về nhà, nhận được tin cha mẹ và hai em
báo tin song thân ở lại nhà ông bà ngoại, Kiều vội vàng trở qua nhà Kim
Trọng để tự tình đến sáng. Giữa khuya, có lúc Kim Trọng không còn tự chủ,
đòi ân ái, Kiều lúc ấy mới hốt hoảng nói: Ra tuồng trên Bộc trong dâu. Thì
con người ấy ai cầu làm chi (trên Bộc, trong dâu: thời ấy, trên sông Bộc và
trong bãi dâu, trai gái tự do ân ái ). Như vậy, câu ca dao trên khuyên
người con trai không nên đọc truyện Phan Trần và làm theo hành vi Phan Tất
Chánh và con gái không nên đọc truyện Kiều và bắt chuớc nàng Kiều.Còn Trần
Kiều Liên và Thúy Vân không phải là đối tượng mà câu ca dao trên muốn phê
phán. ( TS Lê Trung Hoa đã giải đáp bạn đọc trên số báo 641 Sài Gòn Giải
Phóng Thứ bảy.28/6/2003 ) . Khi đọc xong bài trả lời nầy, thấy báo dùng cụm
từ “ và cả ngày nay?” Thú thật, tôi cảm thấy có một điều gì đó… “không ổn
”.
Dưới
đây xin được nói lên sự suy nghĩ thô thiển của tôi. Đó chính là vấn đề rất
cần phải suy gẫm.Một tác phẩm được mang nhiều tên gọi: Truyện Kiều hay Kim
Vân Kiều hoặc Đoạn Trường Tân Thanh … Những nhan đề nầy khiến cho người đọc
lấy làm thú vị. Cho dù gọi thế nào chăng nữa, nhưng trong lòng mọi người
đều thán phục và tự hào với một thi phẩm “có một không hai” của Đại thi hào
Nguyễn Du cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. một thi phẩm được truyền bá rộng
rãi ở đàng ngoài (theo cách gọi thời bấy giờ) và dần bước song hành cùng
dân tộc Việt vượt qua những thăng trầm lịch sử để rồi tồn tại cho đến ngày
hôm nay .
Qua
hai câu ca dao được truyền khẩu mà tôi đã nghe và không còn nhớ từ khi nào.
Thời gian vô tình đi qua cuộc đời mình, bây giờ trên mái đầu muối lại nhiều
hơn tiêu ! (hiện tại thì chưa già lắm). Nhưng có một điều, khiến lòng dạ
tôi luôn rai rứt và liên tưởng đến hai câu thơ lãng mạn của nhà thơ hay học
giả nào đo, tôi không còn nhớ bút danh .
Một
cây tên bắn cả đôi chim
Ngâm thơ với chị, gãy đờn cùng em
Một
khi phải suy gẫm để rồi hiển lộ sự nhận xét (không dám nói đến chuyện luận
bình) . Dù đúng hay sai cũng cần phải nói ra. Nếu đúng là một việc tốt, nếu
sai xin thọ giáo những bậc cao minh dạy cho ta được khôn thêm. Như vậy trí
nảo thu nhận tinh hoa để trau giồi kiến thức ngày thêm phong phú.
Có
một số ít kẻ đã ngã giá rẻ mạt điểm linh quang của họ cho loài quỷ dữ hiện
sinh, đánh đổi lấy thứ tư tưởng thấp hèn tăm tối, họ ngạo mạn vo tròn, bóp
méo sư thật giá trị tác phẩm của Nguyễn Du để phục vụ cho quan điểm riêng
tư, hoặc tạo nên những chuỗi cười man rợ giữa những buổi tiệc trà dư tửu
hậu. Chúng ta thử hỏi Đoạn Trường Tân Thanh có nên ca ngợi và nêu lên những
hình tượng làm mẫu mực để lưu truyền cho mai sau ?
Tố
Như đã khẳng định : “ Phong tình cỗ lục còn truyền sử xanh ”. Ông đã miêu
tả cuộc đời lưu lạc phong trần của Thúy Kiều “ Vành ngoài bảy chữ, vành
trong tám nghề ”.Câu thơ nầy có phải ông muốn người đời lưu ý đặt thành một
giả thuyết? Vậy thì hãy mổ xẻ và vận dụng trí tuệ phân tích cho hết hàm ý của
câu thơ! Đi thẳng vào vấn đề: Lúc ban đầu Kiều có thuận tình bán dâm theo
lời dụ dỗ cộng với bí quyết xảo thuật truyền nghề của mụ Tú Bà? Hay là Kiều
miễn cưỡng rồi thành thói quen mặc cho số phận trôi theo dòng đời, để rồi
trở thành một gái làng chơi lão luyện, chơi ‘’Cho lăn lóc đá,cho mê mẩn
đời?” Có thể đem Thúc Sinh và Từ Hải ra làm bằng chứng cho quan điểm
trên.Vì hai nhân vật nầy cùng chung một ý niệm “Chơi hoa đã dễ, mấy người
biết hoa”. Cách suy luận trên, tôi tự nhận thấy mình thật ngu xuẩn, có một
cái đầu rỗng tuếch. Tại sao tôi lại nghĩ Kiều sống với niềm say mê dâm dật,
tôi quên đi chữ TÌNH nhan nhản đang nhảy múa trước mặt mình? Chữ TÌNH trong
thơ Nguyễn Du thật tuyệt diệu. Một từ chương bác học.
Sóng
tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lã lơi
Nguyễn
Du đã cho ta thấy một ranh giới quá rõ ràng. Một bên là sự quyến rũ của xác
thịt,một bên là chữ TÌNH. Chữ TÌNH, ngọn lửa tiềm sinh luôn đeo bám cuộc
đời Thúy Kiều . Mười lăm năm lưu lạc đón người cửa trước, đưa người cửa
sau. Như vậy sự phấn khích từ cái “dâm” là một lực đẩy, đưa Kiều đến việc
hoạt động tình dục? Hay chính là sự ham muốn nhục dục? Không phải thế. Điều
nghịch lý lạiù bản năng con người, khi dục vọng làm chủ tối thượng, nó bắt
đầu điều khiển lý trí những kẻ phàm phu lắm tiền nhiều bạc. Bọn chúng dùng
mọi mưu thần, chước quỷ để đạt tới mục đích chiếm đoạt và hưởng thụ “Ba
mươi sáu chước, chước nào là hơn”. Việc làm đó không phải là một động lực
của sinh hoạt tâm lý con người . Điểm nổi bật ở đây là Thi hào muốn nói lên
hai chữ “số phận” một người con gái sống dưới chế độ phong kiến, quan lại
tham ô, nhũng nhiễu dân lành, pháp quyền nằm trong tay bọn chúng. Kiều biết
làm gì hơn? “ Ca dao: Một liều ba bảy cũng liều .Cầm bằng con trẻ chơi diều
đứt dây”.Và trong thơ ông “Thì đem vàng đá mà liều với thân”.Dù muốn thoát
khỏi lầu xanh cũng không được, Kiều đành phải chấp nhận .
Nếu
nói về tính dục: Sư hòa hợp giữa giống đực và giống cái (có thể tạm thuyết
phục), nhưng trước tiên vẫn là cái “dâm” nó mặc nhiên phát triển. Nếu không
“ Một là cứ phép gia hình. Hai là lại cứ lầu xanh phó về ”. Cho đến khi gặp
Thúc sinh tình duyên không thành, sau là Từ Hải. Nguyễn Du cao vời như ánh
sáng “ Huệ đăng ” chiếu vào tâm-thức ta:Thúc Sinh và Từ Hải cũng là hạng
người tầm thường tìm thú mua vui nơi nhà thổ. Không thể là bậc chính nhân
quân tử, hay trang hảo hán anh hùng “trước còn trăng gió sau ra đá
vàng”.Vấn đề cốt lõi ông chỉ cho ta thấy rõ cái “dâm”chứ không phải là
TÌNH. Nếu như xem đó là TÌNH, chẳng qua Kiều nảy sinh ý tưởng : Một dịp may
là được “cứu vớt”để khỏi trầm luân trong vũng lầy ngập ngụa dơ bẩn .
Vậy
thì khái niệm chữ TÌNH được vén màn, trong thơ Nguyễn Du nói lên sự đồng
cảm về mặt tính dục. Kết cục là sự hợp ý, thỏa mãn đôi bên và cho ra một
phiên bản, rồi đặt tên cho nó là TÌNH. Nhưng nó luôn đi sau dục vọng .
Bây
giờ ta xuôi dòng đi tìm tư tưởng “Duy lý” ở đoạn kết tác phẩm . Sau những
tháng năm dài phiêu bạc, trong lòng Kiều mang nặng những nỗi niềm “Nỗi niềm
tâm sự bây giờ hỏi ai”. Nhưng thượng đế không nỡ phụ lòng người, xui khiến
cho Kiều gặp được cơ may trở về đoàn tụ gia đình với nỗi buồn vui lẫn lộn
.Thế rồi Kim Kiều tái ngộ …(không lẽ hai người nhìn nhau thở dài và tuôn ra
những giọt nước mắt?) Chuyện thường tình phải đến và diễn ra theo “lý tính”
tự nhiên.Với một ý thức tiềm ẩn trong đầu Kim trọng. Hai chữ “chung tình”.
Bấy giờ cái “dâm”lại xuất hiện, nó tấn công bằng mọi giá phải chiếm lĩnh
mục tiêu . Thì một lần nữa Kiều Kháng cự với vũ khí. Đó là đòn “tâm lý
chiến”, thứ vũ khí ấy vô hình, nhưng nó có một sức mạnh vô cùng “Chữ trinh
còn một chút nầy nữa thôi” Vì sao Kiều phải thốt lên lời nói nầy? (một vấn
đề nan giải) “Nào người phượng chạ, loan chung-Đã khi chung chạ, lại khi
đứng ngồi” Mười lăm năm dài không biết bao lần ứng dụng “tám nghề”. Kiều
còn nói được chữ “trinh”.Vậy chúng ta hãy đi hỏi khắp cùng thế gian nầy
Kiều có còn “trinh” hay không (?) ( một chuyện tưởng chừng như đùa) “Chữ
trinh đáng giá ngàn vàng”. Nếu đem so sánh vàng và chữ “trinh” ví như :Kim
trọng sẽ chọn cái nào? Tất nhiên là phải có một cái. Thì vấn đề trên cần gì
phải luận bàn .
Không
còn một ngôn từ nào nữa để ngợi ca Đại Thi hào .Ông “khải ngộ” cho ta thấy
chữ “trinh” nó là cái đức tính của người phụ nữ “thuần nhất” và cái “đức”
không bị vẩn đục bởi cái “dâm”.Điều nầy ít ra Kim Trọng phải hiểu hơn ai
hết “ Ra tuồng trên bộc trong dâu-Thì con người ấy ai cầu làm chi” (mười
lăm năm đã qua .Còn được gì?) Chữ TÌNH trong thơ nếu nhìn thoáng thì nó mơ
hồ như sương như khói. Nếu ta nhìn thật kỷ để rồi chiêm nghiệm, nó “hiển
linh” cho ta và cho người đời sau nhìn thấy. Kiều vẫn cho mình là “còn
trinh” vì chữ “trinh” trong chữ TÌNH thuần nhất”.
Nhu
cầu tất yếu của con người chính là sự sống. Con người chạy đến nỗi quay
quắt cả hai chân.Để tìm kiếm cái gì ? Đó có phải là sự thăng hoa?! Con
người quên rằng: hai tay đang cố bấu víu vào “cỗ xe trần thế” và nó vẫn
chậm rãi lăn bánh trên sợi tóc được căng qua hai bờ sinh-tử .
Như
thế đó. Điều hạnh phúc nhất là mỗi buổi sáng biết rằng ta đang còn hiện
diện được “làm người”! Thật sự là người “cần phải có một tấm lòng” (lời
nhạc TCS). Hay nói đúng hơn đó là chữ TÌNH đang ngự trị trong chính trái
tim ta. KHALY CHÀM
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét