Thưở
sinh thời, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng rung động trước nhiều người con gái. Tuy
nhiên câu chuyện với hai chị em ruột là Ngô Thị Bích Diễm (tức nhân vật trong
bài ‘Diễm xưa’) và cô em Ngô Vũ Dao Ánh có lẽ là một giai thoại khó quên với giới yêu
nhạc.
Có
một câu chuyện vui về 2 chữ trong bài ‘Diễm xưa’: thay vì phải hát ‘nhỡ mai‘,
rất nhiều người đã hát là “nhớ mãi’, mặc dù cái sai này khó phát hiện do cao độ
của 2 nốt này làm ‘nhỡ mai’ rất giống ‘nhớ mãi’!
LỜI KỂ CỦA NGUYỄN ĐẮC XUÂN VỀ ‘DIỄM XA’
Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng một dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phủ Cam (Nhà số 11/3 Nguyễn Trường Tộ, hiện nay là nhà của anh chị Hoàng Phủ Ngọc Tường – Lâm Thị Mỹ Dạ).
Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng một dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phủ Cam (Nhà số 11/3 Nguyễn Trường Tộ, hiện nay là nhà của anh chị Hoàng Phủ Ngọc Tường – Lâm Thị Mỹ Dạ).
Hằng
ngày Trịnh Công Sơn đứng trên lầu ngắm các cô nữ sinh đi qua cầu Phủ Cam, đi
dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ đến trường Đồng Khánh. Trong đám
xuân xanh ấy có cô Ngô Thị Bích Diễm – con gái thầy Ngô Đốc Kh.- người Hà Nội,
dạy Pháp văn tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống bố,
người dong dõng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng. Con người
của Diễm rất hợp với cái tên Diễm và cũng thích hợp với tâm hồn bén nhạy của
Trịnh Công Sơn.
Anh
yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua anh đau khổ vô cùng. Anh
trông thấy con đường trước nhà “dài hun hút cho mắt thêm sâu”. Nhưng anh cũng
biết gặp Diễm để nói lên nỗi đau ấy không phải là chuyện dễ.Thầy Ngô Đốc Kh. –
thân sinh của Diễm, là một ông giáo rất nghiêm. Ông không thể chấp nhận một anh
chàng chưa có bằng Đại học, tóc dài, cằm lún phún râu chuyện trò với các cô con
gái đài các của ông. May sao lúc ấy họa sĩ Đinh Cường thuê nhà ở gần nhà Diễm
để làm xưởng vẽ. Hai bạn canh chừng những khi thầy giáo có giờ dạy, mà Diễm
đang ngồi ở nhà học bài thì hai bạn liền “liều” mình qua thăm. Những lần liều
đầy mình ấy, có khi Diễm tiếp, có khi Diễm để cho người nhà tiếp và cũng có khi
đang có bố ở nhà, Diễm tránh để cho khách ngồi chơi xơi nước rồi tự ý ra về.
Khác với Ph.Th. (em ruột của ca sĩ Hà Thanh), Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình
và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua
được sự nghiêm khắc của gia đình để nói cho tác giả Ướt
Mi biết
điều đó.Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm Xưa như sau nầy
Sơn đã kể lại nhiều lần.
Có
một điều lúc ấy Sơn không để ý: Những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao
A. – em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy
loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau Dao A. trở thành một thiếu nữ
xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ
hồi yêu Bích Diễm, nay Bích Diễm đã vào học Đại học ở Sài Gòn, tâm hồn của Sơn
qua cây cầu cũ, nói như Đinh Cường “Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai,
áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi…”.
Khác
với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của
anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua
bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về Việt Nam tìm Trịnh Công Sơn. Không
rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực
tại “Hai mươi năm xin trả nợ dài, Trả nợ một đời em đã phụ tôi” (Xin Trả Nợ
Người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên
“hết phụ” tình Trịnh Công Sơn. Như Đinh Cường đã viết: “Tháng cuối cùng trước
khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe
lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà.” Trịnh Công
Sơn yêu Dao A. phải trải qua hai mươi năm mới “nhận” được lời đáp. Tuy đã quá
muộn, nhưng trên cõi đời nầy có mấy ai được yêu và được nhận có một khoảng cách
dài lâu đến thế đâu!
LỜI KỂ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN VỀ ‘DIỄM XƯA’
Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá.
Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá.
Mùa
mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não
mờ mịt… Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới
gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng
ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề
dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những
người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi
thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng,
mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có
quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với
những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Đi để được những con mắt chung
quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất,
sông nước và hoa lá thiên nhiên.
Long
não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã
phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ
vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con
người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi
cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng
mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ
mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực. Nhưng thật sự thực và mơ
là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những
ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố
nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thiêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình. Đó cũng là
thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa
trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay
đang đóng kín cửa.
Thời
gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời
gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của
những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra
tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.
Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng
thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng
cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi
vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy
dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.
Người
con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long
não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò
hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa
hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và
sẽ biến mất đi. Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một
nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng
đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là “Diễm của những ngày xưa”.
Trở về Huế để làm từ thiện, thăm
lại bạn bè và được sống trong hoài niệm, cô nữ sinh Trường Đồng Khánh – người
con gái tạo cảm hứng cho nhạc sĩ họ Trịnh sáng tác ca khúc Diễm xưa – Ngô Bích
Diễm đã hồi tưởng về ngày xưa
.
Phóng viên: Chị và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quen nhau trong hoàn cảnh nào?
-
Bà Ngô Bích Diễm: Sơn quen tôi qua họa sĩ Đinh Cường. Hai người là bạn thân
của nhau. Ngày đó, anh Cường thuê nhà trọ ngay trong con hẻm nhà tôi. Có vài
lần qua nhà tôi chơi, anh Sơn rủ Đinh Cường đi cùng. Nhà anh Sơn ở không xa nhà
tôi.
Anh
Sơn ở số 11/3, đường Nguyễn Trường Tộ, tôi ở nhà 46 (cũ) đường Phan Chu Trinh.
Từ nhà anh Sơn đi qua cầu Phủ Cam, rẽ tay phải đi bộ vài phút là đến nhà tôi.
Sơn hay đến nhà tôi chơi. Lúc ấy, nhà tôi có cây dạ lan hương, hoa nở rất
thơm.
Anh
Sơn rất thích mùi hoa này. Lúc nào đến chơi cũng nhận xét về mùi thơm của hoa.
Có lần tôi đã tặng anh một nhành hoa. Sau đó, tôi nghe các em gái của anh nói
lại là cành hoa tôi tặng đã làm chấn động tình cảm của anh.
.
Vậy có phải Diễm xưa là tình yêu say mê của Trịnh Công Sơn dành cho chị?
-
Tình cảm của Sơn dành cho tôi quá đẹp nên lúc nào tôi cũng trong trạng thái mơ
hồ. Tôi không dám nhận mình là người con gái trong nhạc phẩm Diễm xưa. Nhưng đó
là một mối tình rất đẹp của chúng tôi ngày ấy.
.
Chị nghĩ về Trịnh Công Sơn thế nào?
-
Anh Sơn như một dòng sông…
.
Nghe nói do gia đình chị, cụ thể là ông cụ thân sinh đang là giáo viên Trường
Quốc học Huế, không muốn chị thành thân với một nghệ sĩ?
(Diễm
xúc động, một lúc sau mới nói).
-
Tôi sinh ra ở Hà Nội. Năm 1952, gia đình tôi vào Huế nên tôi lớn lên ở Huế
trưởng thành ở Sài Gòn. Nhưng đi bất cứ đâu, thậm chí sau này khi tôi đã định
cư ở Mỹ, vẫn có nhiều người gặp tôi lần đầu đều hỏi tôi có phải là người Huế
không? Vì phong cách, dáng dấp của tôi rất giống người Huế. Có lẽ đó là một
trong những điều làm Sơn quý mến tôi. Với tôi, Huế luôn khép kín, bí ẩn, dù đi
bất cứ đâu, suốt cả cuộc đời, Huế vẫn luôn ở trong tim tôi.
.
Một mối tình thật đẹp, nhưng vì sao hai người không cùng nhau đi hết cuộc đời?
-
Năm 1963, lúc 20 tuổi, tôi vào Sài Gòn học đại học, còn Sơn sau đó cũng vào học
Trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau đó tôi du học ở Mỹ nên không có điều kiện gặp lại
anh.
.
Dịch giả Bửu Ý, bạn thân của Trịnh Công Sơn nói rằng ông mới đếm sơ sơ thì Sơn
đã có 23 người đẹp đi qua đời ông. Tất cả đều nói giọng Bắc như chị. Người nào
Sơn cũng yêu say mê nhưng vẫn tìm hình bóng của Diễm qua từng người một, Diễm
vẫn là niềm cảm hứng để Sơn dâng tặng cho đời những tình ca bất hủ. Chị nghĩ
sao về điều này?
-
(Nói trong cảm xúc dâng tràn, bà Diễm cười nhưng đôi hàng mi hoen ướt). Hình
bóng anh Sơn đã bao trùm lên suốt cuộc đời tôi. Thế là quá đủ rồi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét