Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Đi tìm hình bóng ngựa trong âm nhạc TRỊNH CÔNG SƠN

ĐI TÌM 
HÌNH BÓNG NGỰA TRONG
ÂM NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

  Rất nhiều người hâm mộ nhạc Trịnh và phát hiện ra những nét mới trong nhạc Trịnh như: góc phố, con đường, mưa, nắng, cái chết…thậm chí cả các con vật như: con bò (…đàn bò vào thành phố…..); con gà (… tiếng gà trưa gáy khan bên đồi…); côn trùng (…đêm nghe tiếng côn trùng thở than…)…
Riêng tôi, cũng là một người hâm mộ nhạc Trịnh lâu nay, lại thấy những
hình bóng ngựa ẩn hiện trong nhạc Trịnh. …
Có thể nói hình bóng ngựa là một nét đặc thù rất riêng biệt trong nhạc Trịnh. Trong bài
Đóa hoa vô thường tiếng nhạc ngựa nghe da diết như xa xăm, khi ẩn khi hiện chỉ còn lại trong kí ức :”..từ đó trong hồn ta ơi tiếng chuông nảo nề, ngựa hí vang đường xa, vọng suốt đất trời kia..’
Trong bài
Một cõi đi về, tiếng nhạc ngựa nghe như tiếng vọng thời gian, ẩn hiện một kiếp người:”…vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ, một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa…’.Tôi tự hỏi tại sao trong vòng đất trời bốn mùa như thế, mà nhạc sỹ lại bỏ lửng lơ mùa đông? để thế vào một hình ảnh:..nghe chân ngựa về chốn xa… nghe cô đơn buồn bã. Người ta có thể liên tưởng rằng tiếng ngựa nầy là một hình ảnh chuyến xe thổ mộ quê hương đưa những cô gái quê ra chợ sớm hay chuyến xe oan nghiệt đưa một cổ quan tài về huyệt lạnh trong một ngày tàn năm ??….
Những âm vang Ngựa buông vó hay Ngựa xa rồi là những chiếc bóng đả qua,là cảm nhận sâu thẳm của con người đứng trước bờ vực sự cô đơn: .vó ngựa trên đời hay dấu chim bay…’ (
Xa dấu mặt trời). Sự ngập ngừng chần chừ trong phận người: ..Ngựa buông vó người chùng chân đã bao lần….,nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng…’ (Dấu chân đia đàng). Hay chờ đợi mai cho đến thiên thu:..ngựa xa rồi người vẫn ngồi hoài giữa đêm… (Phúc âm buồn)
Đôi khi, tiếng nhạc ngựa như báo hiệu một định mệnh, một tiên cảm về phận người hay cho chính nhạc sỹ:..Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không còn người , ôi! nhân loại mặt trời và tôi thôi, nầy đôi môi xin thương người…(
Xin mặt trời ngủ yên)
Những chuyến xe ngựa trong bài
Em còn nhớ hay em đã quên đã làm thổn thức bao trái tim xa quê: Hình ảnh ly chè thơm, hàng quán đêm, dòng kinh, cây cầu, hàng cây góc phố.. là rất quen thuộc với người Sài Gòn…Em còn nhớ hay em đã quên nhớ đường dài qua cầu lại nối, nhớ những con sông nối bao dòng kênh, nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng, nối xôn xao hàng quán đêm đêm...làm ta nhớ những chuyến xe ngựa quen thuộc gõ nhip từ Thủ Đức chở rau mỗi sáng tinh mơ về Sài Gòn…
Đôi lúc, phảng phất một dấu ngựa từ quê nhà nhạc sỹ , vùng đất trầm mặc cố đô xa xưa:…đường phố buồn mọi người đi vắng,trong kinh đô tiêu điều dấu ngựa hồng…(
Có những con đường). 
NGỮ YÊN





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...