Khúc thuỵ du
Khúc thụy du thật đẹp,
phải chăng bởi nó là kí ức. Nghe để cảm và dường như càng nghe càng cảm. Có khi
nào như loài chim bói cá, ta khắc khoải đi tìm đời đánh mất không? Ta là ai trong
đời sống này? Ta đã sống hết mình chưa với tình yêu và cuộc đời hiện tại?
Ca khúc: KHÚC THỤY DU
Lời: Du Tử Lê
Nhạc: Anh Bằng
Thể hiện: Tuấn Ngọc
Những giọt nhạc nhẹ nhàng rơi
xuống tâm hồn, đi kiếm tìm đồng cảm. Người ta gọi đây là Khúc
thụy du hay là khúc du ca cho Thụy.
Lời bài hát được lấy từ bài thơ Khúc
thụy du của nhà thơ Du Tử Lê
sáng tác hồi tháng 3 năm 1968. Với những ca từ chọn lọc, bài thơ nguyên gốc đã
trở thành một bản tình ca tuyệt đẹp.
Khi Tuấn Ngọc cất tiếng hát, người nghe như
lắng lại,
để nhìn thật lâu, thật tĩnh vào thẳm sâu cõi lòng mình... Nguồn: hinhtran.com |
Giọng ca Tuấn Ngọc vốn luôn rất mượt mà, ấm áp, đầy sâu lắng và thiết tha với
những Rong rêu hayRiêng
một góc trời… và lẽ dĩ nhiên, không thể không kể đến Khúc thụy du.
Khi anh cất lên câu hát, là khi người nghe như lắng lại để nhìn thật chậm, thật
tĩnh vào sâu thẳm cõi lòng mình... để rồi tìm lại chính mình trong từng nốt
nhạc, từng lời ca.
Với Khúc thụy du, có biết bao nhiêu câu hỏi. Những câu hỏi nối tiếp nhau trong bài hát, những câu hỏi nối tiếp nhau khi bài hát đã khép lại.
Với Khúc thụy du, có biết bao nhiêu câu hỏi. Những câu hỏi nối tiếp nhau trong bài hát, những câu hỏi nối tiếp nhau khi bài hát đã khép lại.
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi
Thụy ơi và tình ơi…, ngoài
trống vắng mà thôi…Day dứt và khắc khoải, tất cả những boăn khoăn còn đó. Có
câu trả lời nào cho dấu hỏi Thụy Du là ai? Nàng là người con gái mang tên Thụy?
Hay Thụy Châu, vợ nhà thơ Du Tử Lê, chữ đầu của tên hai người ghép lại thành
Thụy Du, Khúc thụy du vì thế?
Thụy cũng có khi là giấc ngủ, Khúc
thụy du, phải chăng khúc du ca mơ về
một cuộc đời, một chuyến đi - thực thực, ảo ảo, tỉnh tỉnh, mê mê? Không cần cắt
nghĩa, cũng không nên cắt nghĩa, bởi lẽ nếu cắt nghĩa quá rạch ròi thì đâu còn
là thơ ca và âm nhạc, cho người ta mê đắm, khiến người ta trăn trở, hỏi rồi lại
bỏ lửng, để mặc cái mờ ảo ấy!
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao
Tình yêu có trăm ngàn câu hỏi,
nhưng em yêu ơi câu trả lời nào sẽ xác đáng nhất cho câu hỏi "vì
sao ta yêu nhau"? Em đừng bao
giờ boăn khoăn bởi tình yêu ta dành cho em nhé.
Một
tình yêu trìu mến, tình tứ, có ngọt ngào và cay đắng khi bánh xe cuộc đời khiến
“anh” và “em” xa nhau. Cũng đừng bao giờ hỏi vì sao ta xa nhau, phải không em?
Thoảng đâu đây cái mãnh liệt
của thuở yêu xưa trong điềm đạm, tĩnh lặng khi nhớ lại một cuộc tình đã mất. Ôi "tình
yêu mật ngọt/ Mật ngọt trên môi/ Tình yêu mật đắng/ Mật đắng trong đời" (*), nhưng trong Khúc thụy du,
không phải cái cảm giác xót xa đó mà là một sự bâng khuâng, đi tìm hoài
niệm.
Tình yêu qua đi để lại những
vết xước trong tim, vết xước đớn đau, vết xước ngọt ngào, để đôi khi nhớ lại ta
tự hỏi "Thụy bây giờ về đâu?". Câu hỏi vang mãi trong tâm trí, như một niềm khắc
khoải khôn nguôi… Khắc khoải đấy, nhớ thương đấy nhưng tìm đâu ra câu trả lời?
Khúc thụy du không có câu trả lời!
Trong bài hát còn có thêm một
đoạn "Tôi là chim bói cá/ Em là bóng trăng ngà/ Chỉ
cách một mặt hồ/ Mà muôn trùng chia xa". Khoảng cách tưởng chừng như mong manh của mặt hồ đã chia lìa hai thế
giới, không thể vượt qua, không thể chạm tới.
Khúc
thụy du thật đẹp, phải chăng bởi nó là kí ức. Nghe để cảm và dường như càng
nghe càng cảm. Có khi nào như loài chim bói cá, ta khắc khoải đi tìm đời đánh
mất không? Ta là ai trong đời sống này? Ta đã sống hết mình chưa với tình yêu
và cuộc đời hiện tại?
Khúc thụy du day dứt mà
nhẹ nhàng như thế đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét