Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

'Vũ nữ đỏ'' Mata Hari

Mata Hari 

trong thế chiến thứ hai đã làm cho 63 người 

đàn ông chết vì nàng

NỮ GIÁN ĐIỆP LI-NA 
Hải Đăng TRẦN VĂN HỮU

Mata Hari là một nữ gián điệp nổi tiếng trong thế chiến thứ nhất. Nhiều sách vở và phim ảnh đã thuật lại cuộc đời ly kỳ của nàng. Kết cục, nàng bị xử trảm. Dưới đây là chuyện một nàng Mata Hari trong thế chiến thứ nhì.

Đầu tháng Bảy năm đó… người ta tìm thấy xác một thiếu phụ, chết trong một khách lầu, ở Séville. Thoạt tiên thấy mất cái túi (sac) và ít đồ nữ trang, ai cũng cho đó là một vụ án mạng, để sang đoạt bạc tiền. Theo sự điều tra của nhà chức trách thì thiếu phụ thiệt mạng đó vừa tới ở khách lầu này được hai ngày và ghi tên vào sổ là Antonia Linar, quốc tịch Á Căn Đình (Argentine).
Không mấy lúc, nhà chức trách điều tra rằng giấy thông hành “laissez-passer” của người bạc mạng là giấy thông hành giả. Kẻ bị nạn đã ở Tây Ban Nha, trong hai năm và trong thời gian đó đã mang bảy tên khác nhau.
Tuy vậy, sau tám ngày, cuộc điều tra coi như kết liễu, thi hài người đàn bà mang tên Linar được chôn cất, không có một người nào đưa đi. Vài nhựt báo địa phương loan tin rằng, đây là một vụ trả thù giữa người trong bọn với nhau và có lẽ còn lâu lắm mới bắt được thủ phạm.
Không đợi bắt được thủ phạm vô hình, ở Madrid, Sanit Sébastien, Luân Đôn, Balê hay Moscou các trưởng ban mật vụ đã rút ở ngăn kéo ra. Lấy tập hồ sơ mật và đóng một dấu thập đen và thở ra khoan khoái.
Antonia Linar tức Jacqueline Mènard, tức Joséfa Melic, không còn nữa. Mấy năm trước đây, đời sống của nàng thiếu phụ mạo nhận quốc tịch Á Căn Đình đã làm trở ngại rất nhiều cho các bạn cũ của nàng. Cần phải thủ tiêu đi cho nó dứt khoát.
Nàng chính là người Tiệp Khắc (Slovaquie) sinh tại Brno,
lúc đó là 37 tuổi. Hồi còn 22 tuổi, khi học thông ngoại ngữ, nàng lấy một kỹ sư tên là Pahocka làm ăn một cách lương thiện, ông thương vợ vô cùng, nhưng không phải là người chồng xuất sắc, sau một năm ăn ở cùng chồng, Joséfa, quen biết một chàng trẻ tuổi ở Prague, tên là Brenz, thường lẩn quẩn ở trong vùng để mưu tin nhiều việc quan trọng, như xây dựng những xóm thợ thuyền, cất rạp hát v.v…
Brenz tán tỉnh với thiếu phụ Linar, hễ khi nào chồng Linar đi vắng, chàng lại đến tận nhà nàng để thăm nàng. Brenz đẹp trai, có xe hơi đẹp. Và mỗi khi đến thăm lại tặng Linar nhiều món đồ quý giá. Nàng say mê và bảo:
- Em yêu anh lắm, rồi em sẽ nói chuyện với chồng em. Chúng em sẽ ly dị nhau và em sẽ theo anh tới tận cùng trái đất.
Brenz cười, nhưng trong thâm tâm không muốn vậy.
Biết là Linar đã say mê mình rồi, Brenz nói chuyện chính trị với nàng, và thuyết phục Linar, tại sao hai nước Đức và Tiệp lại phải câu kết với nhau, sự cấu kết này, nuớc Đức mong đợi lắm, nhưng có nhiều kẻ xấu bụng ở Prague (kinh đô Tiệp Khắc) bán mình cho giặc Anh và Pháp lại muốn phá hoại.
Việc đó không chứng tỏ rằng, Tiệp không muốn thân thiện với Đức, song le chiến lũy ở biên giới Đức chứng tỏ Tiệp muốn nhằm Đức và coi như Đức không phải là bạn. Hiện nay, Tiệp lại tăng cường chiến lũy đó, và chồng em là một kỹ sư chánh coi công việc xây chiến lũy. Em phải tìm mọi cách để ngăn cản công việc đó, thì mới là người yêu nước.
Kết quả ra sao? Lựa là chẳng phải nói ra thì ai cũng đã biết rồi. Brenz người tình của Linar chỉ là một nhân viên trong đạo quân thứ năm, đạo quân phản gián điệp của Đức ở nước Tiệp Khắc, đặt dưới quyền của đô đốc Canaris.
Chẳng mấy chốc Linar thành ra một cộng sự viên đắc lực của Brenz. Nàng đánh cắp của chồng và bạn chồng nhiều tài liệu, chương trình và kế hoạch rất mực quan trọng “về chiến lũy Ma-Gi-Nô” (Maginot) (L’initiative d’andré Maginot Paris 1877 id 1932 Ministre de la guerre…) trên đất Tiệp.
Brenz một gián điệp tài ba, một tình nhân khả ái đã làm một điểm quan trọng về tâm lý. Công việc của y xong xuôi rồi, y không những chỉ thay đổi miền hoạt động mà thôi, y lại thay đổi luôn cả “bạn gái” nữa. Linar biết vậy, nhờ một bức thư của chính Brenz viết cho nàng, tạ từ nàng và báo cho nàng biết: “Tình của chúng ta đã hết”. 
Một người đàn bà giỏi tâm lý:
Linar đã nghĩ đến chuyện tự tử, và giết luôn cả người tình lang bội bạc. Nhưng vì mấy tháng gần đây, nàng thấy nhiều biết rộng, nàng không chịu chết một cách vô ích…
Biết rằng lúc rời vùng Winperk ra đi, Brenz phải hoạt động một miền khác ở Tiệp Khắc, nàng bèn viết một thư nặc danh, đánh máy chữ bỏ vào thùng thơ cách Winperk 100 dặm, cho sở phản gián điệp Tiệp Khắc vùng này để mách rằng, ở trong vùng có một gián điệp Đức, theo nó có nhiều tài liệu quý giá và tả luôn hình dáng Brenz nữa.
Sau mười lăm ngày điều tra, Brenz bị bắt quả tang đang chụp ảnh một xưởng máy còn đang xây dựng. Lính ập vào bắt, Brenz bắn súng, nhưng kết cục, Brenz bị bắn chết.
Không đợi kết quả bức thư của nàng gởi đi, Linar đi đến MuNich (Munichois: thuộc về thành phố Đức) sau khi để lại một bức thư vĩnh biệt chồng.
Nàng đến nhà một người đàn ông từng gặp đi chơi với Brenz nhiều lần, mà nàng đoán là một tay gián điệp cao cấp của Đức ở ngoại quốc. Nàng nói:
- Anh đã biết tôi và nếu cần anh có thể hỏi Brenz về tôi. Brenz hẹn tôi đến MuNich trong tuần này. Tôi biết nhiều thứ tiếng, chắc chắn tôi sẽ giúp được nhiều việc. Tôi chỉ có một nguyện vọng là làm việc cho Đức quốc.
Brenz mãi chưa tới. Sau người ta được tin anh bị “hạ” và người ta đoán rằng đó là do một sự bất cẩn của một nhân viên giúp việc.
Tại MuNich, Linar đổi tên và mang tên mới là Jacqueline MêNa, con gái của một tay thực dân ở Congo, đi làm công chuyện và nhân dịp du chơi ở Âu Châu. Nàng nói tiếng Pháp thành thạo. Tháng Chạp năm 1930, lãnh nhiệm vụ thứ nhất, Linar được cử đi Hòa Lan Bảo và miền nam nước Pháp để coi chừng những vụ tiếp nhận khí giới của quân Cộng Hòa Tây Ban Nha.
Hôm đó là ngày bắt đầu cuộc đời của một nữ gián điệp kỳ lạ nhất trong thế chiến thế hai.
Linar rất đẹp, cao, nhẹ nhàng, uyển chuyển, rất quyến rũ, có thể kết nhân tình với bất cứ người đàn ông nào mà nàng có nhiệm vụ đến gần. Chính nàng đã nói ra một cách kiêu hãnh rằng, nàng thấy không cần phí công trốn lẩn vào buồng giấy một võ quan cao cấp hay là hóa trang thành một người thợ để “làm việc” trong khi cũng có thể thâu lượm được, cũng kết quả đó mà lại đi đứng đàng hoàng, sung sướng hơn là khác… 
Sắc bất ba đào:
Năm 1938, nàng được cử đi Tây Ban Nha và bị bắt ở Barcelone. Nàng lại bỏ tên MêNa, lấy một tên mới là YênTa, và đi lại với những giấy tờ của Hội Hồng Thập Tự Mỹ.
Sau khi bị bắt mấy ngày, những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ của nàng, tự nhiên không cánh mà bay. Người đánh cắp những giấy tờ đó là một đại úy Tiệp trong đội hiến binh quốc tế.
Nguyên từ khi mới thoáng thấy nàng, chàng hiến binh này đã say mê “cô đồng bào xinh như mộng”. Chàng này cho rằng những lời khai của Linar là đúng, rằng người ta vu cáo nàng, rằng những giấy tờ buộc tội nàng là do “quân phiến loạn vô chính phủ” cho vào đó để hại nàng. Linar thuyết phục R. rằng chính nghĩa Cộng Hòa đã bại, tốt hơn hết là bỏ xứ này mà đi gấp. Nàng đề nghị với R. đi với nàng sang Nam Mỹ, miễn là chàng làm thế nào cứu được nàng ra khỏi tù ngục.
R. đã năm mươi tuổi. Hai năm nay, chàng chiến đấu ở Tây Ban Nha (Espagnol) xa vợ. Vợ R. ở Pragne. Gặp được cô gái xinh tươi mới có 26 tuổi, chàng say mê như điếu đổ, nhưng vẫn còn lưỡng lự thì bỗng…
Một đêm kia R. nghe thấy gõ cửa phòng. Rồi Linar tiến vào và bảo:
- Em đây. Em được ra khỏi nơi tù ngục vì em đã cho tiền người gác ngục, em hứa chỉ ra một đêm thôi, rồi em sẽ trở lại, rất có thể em trốn đi mà không ai bắt được em. Nhưng không, em không trốn. Em muốn đến gặp anh, để nói cho anh biết rằng, em yêu anh, em muốn hiến thân cho anh mà không cần anh đền đáp lại.
R. sướng mê mẩn và lúc đó sẵn sàng quên hết và cũng sẵn sàng bay đi, sẵn sàng phản bội, sẵn sàng giết người khác để cứu nàng.
Trong đêm ân ái thần tiên, Linar tỉ tê kể lại hết chuyện cho R. nghe, và nói một cách xa xôi nhờ chàng cứu tử. Thực ra nàng có cho tiền tên gác ngục thực, nhưng nàng có hứa với hắn, đi một đêm rồi lại trở về; tên gác ngục cẩn thận cho người đi theo và hẹn “nếu nàng không trở về ngục trước khi trời sáng thì y bắn”.
Sau đêm ân ái nàng lại trở về ngục như lời giao ước, nhưng chuyến này vào để rồi trở ra thong thả. Không những R. đã đánh cắp tất cả tài liệu có hại cho nàng, chàng lại giúp nàng vượt ngục mà vượt ngục luôn một lúc với 3 tên gián điệp Đức cũng bị bắt giam cùng một lúc với nàng.
Ra khỏi ngục rồi, Linar hẹn gặp R. tại một làng kia gần biên giới Pháp, để cho “hai chúng mình chung sống với nhau, không ai chia rẽ được nữa, trừ phi cái chết”.
Trước khi Linar ra đi, R. mê mẩn tâm hồn, lại còn trao tay cho người tình, rất nhiều tài liệu mật mà nàng cần đến, – nàng bảo vậy – để trả thù những kẻ “vô chính phủ” đã tìm cách hại nàng, với một số tiền khá lớn để đi Nam Mỹ.
R. đúng hẹn. Nhưng không gặp Linar đâu hết, trái lại, gặp ba thám tử Cộng Hòa, R. bị bắt mặc dầu đã hóa trang. Bị đem ra tòa án quân sự xử về tội phản quốc và trao tài liệu mật cho địch quân. R. bị xử tử. Chàng chết, nhưng đến lúc chết vẫn không biết rằng bị Linar mưu hại. 
Người Vô Tình:
Sau một cuộc công cán ở Áo, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và khai mạc cho nàng Linar một đoạn đời, năm năm kỳ tình, bí hiểm chan hòa máu và nước mắt.
Tháng 7 năm 1939, nàng ở Bá Linh (Berlinois), thiếu tá W. một cộng sự viên đắc lực của Đô đốc Canaris, cầm đầu gián điệp Đức chỉ huy nàng Linar và coi nàng như một người đàn ông, không hề cảm động trước nhan sắc của nàng. Thiếu tá W. hết sức huấn luyện để giao cho nàng những nhiệm vụ quan trọng.
Linar ngạc nhiên xiết bao trước một người đàn ông “Tứ Toàn” đó. Y lớn, gầy, ngày nào cũng gặp nàng, thường lại mời dùng cơm nhưng không bao giờ ngỏ lời yêu thương, tán tỉnh, mỗi ngày nàng cảm thấy kính phục hơn, bởi trí thông minh của ông, trí quả cảm và lòng bình thản của ông. Ông ta là tượng trưng mối tình chân thật của nàng – mối tình dũng mãnh vì không thể nói ra lời được.
Thiếu tá W. không những là một gián điệp có đại tài, còn là một người điều khiển giỏi, một nhà tâm lý khôn ngoan rất mực. Ông đã có vợ, vợ là một thiếu phụ Đức, có hai con và đặt cho mình một nguyên tắc, là không bao giờ xen lẫn chuyện tình ái vào công việc làm ăn.
Công việc thứ nhất mà Thiếu tá W. giao cho Linar là canh phòng những nhân viên gian điệp trong tổ, ở Bá Linh và các tỉnh khác ở Đức, Linar lại lấy tên là Mê Ly. Đó là thời kỳ chiến tranh mà người ta gọi là “chiến tranh kỳ cục”. Có nhiều quân nhân Đức hoặc mới gia nhập đảng NA DI của Hitler, hoặc là những kẻ thù chống Hitler dầu không tin tưởng vào thắng lợi của chiến tranh.
Linar cùng với nhiều bạn đồng nghiệp khác, cả đàn ông lẫn đàn bà, dò dẫm rình mò để tìm biết sự tin tưởng của họ, lòng trung thành của họ.
Công việc của Linar là tập sự tìm nhiệm kỳ từ 8 ngày đến 1 tháng, trong các văn phòng ở Bá Linh, và các tỉnh, với tư cách thông ngôn, Tiệp, Pháp và Tây Ban Nha. Tại đó nàng dò những viên xếp, và các bạn đồng sự của nàng.
Nàng làm công việc rất chu tất, không những với đàn ông mà cả với đàn bà. Bởi vì lần thứ nhất, nàng nhận thấy rằng, các bạn gái cũng yêu nàng. Mà các bà các cô này thường có những quan niệm về ái tình kỳ quặc…
Trong một năm trường, nàng “tiếp xúc” với hơn năm chục người đàn ông. Hai mươi lăm ông bị cái tội bất khả dung tha là quá tin nàng. Làm thế nào mà không tin được cô gái mỹ miều, ra vẻ ngây thơ chân thật, mà lại đa tình như vậy. 
NÀNG VŨ NỮ ĐA TÌNH
Anh nào anh nấy phun chuyện ra hết, không dấu một chút gì, ngay cả những người đàn ông có tiếng là ít nói mà cũng kể hết chuyện nọ đến chuyện kia cho nàng nghe.
Linar ghi nhớ từng câu từng chữ, từng tên của mỗi người, từng nụ cười trào lộng. Trong số nạn nhân của nàng, những anh “ngốc dại” bị đổi đi hay khiển trách, những kẻ khả nghi mất việc. Những tên ngu dốt, từng thú nhận với nàng rằng không tin tưởng Hitler vào thắng lợi cuối cùng đều bị đưa ra xử bắn.
Mùa Đông năm 1940 nhờ sự can thiệp của Thiếu tá W. Linar được giữ một việc khá quan trọng hơn. Mang một tên khác, tên Buy Men. Nàng đi Belgrade (kinh đô Nam Tư) làm một vũ nữ Pháp ở trong một “hộp đêm”. Nàng có một giọng hát rất hay, từng đã giúp cho nàng nhiều việc ở Tây Ban Nha.
Kinh đô Nam Tư, hồi đó là một địa điểm rất hấp dẫn người Đức. chính thực ra, chính phủ Nam Tư thân với Bá Linh (kinh đô Đức) nhưng ai cũng biết rằng trong khi đó có nhiều âm mưu chuyển hướng chánh sách của Nam Tư.
Đến Belgrade, Linar kết nhân tình với lão chủ hộp đêm nàng làm việc với, một người tên Kiss, người Hung, cũng là gián điệp của Đức, nhưng không đủ tin nên người ta phải canh chừng, đồng thời, Linar lại canh phòng luôn cả khách hàng. Những người làm ăn, những người cung cấp thực phẩm… các bạn đồng nghiệp cùa nàng, mà hầu hết cũng là gián điệp như nàng.
Nàng ở Belgrade chừng 6 tháng, chỉ rời bỏ thủ đô này, sau khi Đức Quốc Xã đã chiếm Nam Tư. Nhờ có tin tức của nàng, 8 người bị bắt giam ngay khi quân đội Đức vào chiếm đóng Nam Tư. Lần đầu tiên cũng là lần độc nhứt, nàng dự vào cuộc thẩm vấn những người này, mà không đeo khăn che mặt, nàng thuật lại từng câu, từng chữ, từng lời tâm sự mà những người đó đã ngỏ với nàng, trong lúc nàng nằm trong lòng họ để thốt lên những lời tình tứ, mê ly.
Nàng biết chắc rằng, nàng sẽ không việc gì. Những người đó không tố cáo, mà cũng không phản bội nàng được, bởi vì họ sẽ chết, sau khi bị tra tấn và hành hạ. Tất cả những người đó đều là tình nhân của nàng.
Thuật lại những đêm tình ái của Linar thì thật rất dài. Từ Belgrade, nàng trở về Đức quốc, rồi đi Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Tại Lisbonne (kinh đô Bồ Đào Nha) sự tình cờ một chút nữa thì thay đổi hẳn định mệnh của nàng. Giữ nhiệm vụ dò xét một gián điệp Anh, nàng đã bị lầm mà cái lầm này là cái lầm thứ nhất trong đời nàng. Buồng của người gián điệp Anh kia, vì một sự tình cờ lại do một người Anh khác ở.
Sau sáu ngày tiếp xúc Linar mới biết là lầm, nhưng trong tám ngày đó, là bao nhiêu đoạn đời tình ái diễm kiều đã xảy ra. Nàng say mê người tình mới, chàng này chỉ là một mại bản. Chàng dỗ nàng đi Nam Phi Châu, và sẽ lấy nàng làm vợ.
Linar cố cưỡng với ái tình. Viên xếp của nàng bức bách nàng phải “từ bỏ” mối tình duyên vô ích đó. Nàng hứa hẹn nhưng lần chần, hết ngày nọ sang ngày kia, và bỏ bê cả “công việc làm ăn”. Trong khi đó nàng lại biết một thanh niên Mỹ để lấy những tài liệu về mấy gián điệp của Đồng Minh ở Tanger, chàng thanh niên Mỹ nọ mời nàng cùng đi về Maroc.
Linar không muốn bỏ chàng thanh niên Anh. Lần thứ nhất nàng từ chối không hiến thân cho thanh niên Mỹ hết sức “bám nàng”.
Cuộc tình duyên kéo dài được một tháng. Một đêm kia, chàng thanh niên Anh đến đánh thức nàng dậy, và báo cho nàng biết, máy bay đã sửa soạn xong xuôi cả. Nhờ viên phi tiêu là bạn thiết của chàng, nàng có thể đi mà không cầy giấy thông hành.
Nàng nói: Em yêu mình, em theo mình.
Và nàng quên cả dĩ vãng, quên cả nhiệm vụ, và quên cả những viên xếp của nàng.
Nàng vội vã mặc quần áo, cầm vali ra đi, có xe ô tô đợi sẵn ở ngoài cửa.
Xe đi khoảng năm cây số, thì cả hai đều bị giữ lại để cho nhà chức trách xét giấy thông hành và muốn hỏi kỹ hơn về hành tung của Linar. Họ đòi Linar về trụ sở. Thanh niên Anh phản đối nhưng vô ích. Chàng đành bỏ Linar lại, và chạy tuốt ra sân bay để mong điều đình hoãn chuyến bay lại một hai tiếng đồng hồ.
Linar đi theo hai viên thám tử, người thanh niên Anh đi khỏi rồi hai viên thám tử đối xử với nàng một cách kém phần lịch sự:
- Mày đáng tội xử bắn.
Rồi họ đẩy nàng lên một chiếc xe mà người tài xế đối với nàng không lạ. Nàng không quan niệm được việc gì sẽ xảy ra, và không hơi sức đâu mà hỏi. Một người khác bận thường phục, trèo lên xe, ngồi ở bên cạnh nàng.
Đến tảng sáng, lúc xe vượt qua biên giới Tây Ban Nha đến Madrid, họ bắt nàng lên một phi cơ, đến Bá Linh, nàng mới bắt đầu hơi hiểu chuyện, một khi đã vào trong văn phòng Thiếu tá W.
- Cô điên rồi! dám nghĩ chuyện bỏ trốn đi với một thanh niên Anh! Thế mà tôi cứ tưởng cô là một người giúp việc trung thành của tôi.
Nàng té xỉu, nhưng vẫn còn thấy ở trên môi hương vị nồng cháy, cái hôn của người tình nhân Anh. Nàng run sợ… và lo phải vào tại giam!
W. không muốn phí phạm một người giúp việc đắc lực không nghĩ tới chuyện bắt giam này.
Ông khuyên bảo hết lời, và bắt nàng phải thề sẽ quên hết ác mộng đã qua. Rồi vuốt tóc nàng. Căn phòng quay tròn, đảo lộn ở trước mặt Linar. Thì ra người mà nàng yêu thầm nhớ trộm từ bao lâu nay, cũng “yêu nàng?!”. Nhưng bây giờ chậm mất rồi…
- Mai cô sẽ đi Bucarest!
Lời nói cương quyết không ai thay đổi được. Và Linar sửa soạn hành lý ra đi… 
MỘT CHIỀU THU XƯA
Tháng năm 1945, nàng đi đến vùng Tyrol với một gián điệp Ý, rồi từ đó đi Florence. Nàng lưu ở Ý trong một năm, gần như không hoạt động.
Người ta mất dấu nàng, nhưng chắc chắn nàng mang một tên khác, và cô sống ở Áo, rồi quay về Tyrol.
Năm 1947, nàng lên đường đi Tây Ban Nha, lúc đó, nàng kết nhân tình với một võ quan thủy quân Nam Tư phát xít có tiếng, bị lùng bắt vì tội nhân chiến tranh. Đôi nhân tình này đã tính đi Nam Mỹ nhưng không thi hành được ý định vì thiếu tiền.
Ngay từ 1945 đã nhiều lần nàng muốn tìm việc ở các phòng thâu lượm tin tức của Đồng Minh, nhưng hết thảy đều từ chối hoặc chỉ dùng nàng vào những công việc không quan trọng. Song le, không một lúc nào nàng không mơ tưởng sống trở lại cuộc đời của một “người đàn bà gián điệp ác liệt” mà ngày xưa nhan sắc của nàng đã làm cho tất cả 63 người đàn ông phải bỏ mạng.
Sau đó nàng tính bán người xếp cũ của nàng là Thiếu tá W., người mà nàng yêu trộm nhớ thầm, để mua lòng tin của một tổ chức bí mật ngoại quốc.
Lúc đó Thiếu tá W. trốn ở Tây Ban Nha, là lúc Đức Quốc Xã bại trận. Nàng quả quyết có gặp W. ở Madrid kinh đô Tây Ban Nha (ở Tolède và Séville) và quả quyết đã ngủ một đêm với W.
Con mồi đáng giá tiền, nàng lãnh một số tiền ra đi.
Mùa thu năm đó nàng loan tin sắp bắt được Thiếu tá W. . Cơ quan mật vụ kia cho một sỹ quan đến giúp nàng để giải “tên phạm nhân chiến tranh” về.
Nhưng Linar đã chiến thắng 63 người đàn ông, thì người đàn ông thứ 64 đã “cao bay” hơn nàng. Đó không phải là chuyện lạ: Thiếu tá W. há chẳng phải nổi tiếng là một gián điệp đại tài, một phụ tá viên đắc lực, mà cũng là người điệp viên ghê gớm nhất của Đô Đốc Canaris?
Một chiều Thu năm đó, trong một khách lầu tồi tàn ở Séville…. 
Tài liệu này dịch trong Documents et Reportages Internationau




Điệp viên xinh đẹp và liều lĩnh

Nàng vũ nữ Mata Hari quyến rũ và tham vọng

   Xinh đẹp, mạnh mẽ, thông minh, Mata Hari (1876-1917) trở thành gián điệp cho cả hai phía Đức và Pháp. Nhưng chính sự liều lĩnh này đã khiến cô phải lĩnh án tử hình vào năm 1917 để lại vô số những câu chuyện, bí mật và huyền thoại …
Giới thiệu
Cái tên Mata Hari đã trở thành một hình tượng của sự hoàn hảo về trí tuệ và sắc đẹp của ngành điệp viên.
Người phụ nữ có cái tên lừng danh này sinh ngày 7/8/1876 ở Leeuwarden, Hà Lan. Cô là con thứ hai của Adam Zelle và vợ là Antje van der Melen và cũng là cô gái duy nhất của một gia đình có 4 cậu bé trai. Từ nhỏ, Mata Hari được cả nhà đặt cho biệt danh trìu mến là M’greet.
Trong một gia đình và xã hội với những người da trắng, tóc vàng, mắt xanh thì cô bé M’greet trở nên đặc biệt đáng chú ý với mái tóc đen, mắt đen và vẻ đẹp tự nhiên giống như một đứa con lai. Hàng xóm thì nghĩ cô bé mang cả dòng máu Do Thái và Java bởi vì Java cũng là một phần của miền Đông Hà Lan.
Ông bố Adam Zelle là một người thành công với việc kinh doanh mũ trong một kỷ nguyên mà không một người đàn ông nào ra ngoài mà lại không mang trên đầu một chiếc mũ. Nhờ đó, Adam mang lại cho gia đình một cuộc sống khá thoải mái và đặc biệt yêu chiều cô con gái cưng duy nhất.
Mata Hari có một tuổi thơ rất đáng nhớ và khá êm đềm cho tới năm cô bé 13 tuổi. Ông bố Adam Zelle bị phá sản trong một bối cảnh cả nền kinh tế gặp khó khăn. Sau khi bán hết đồ đạc trong nhà, cả gia đình chuyển về trong căn hộ nghèo nàn của một khu dân cư hạ lưu. Adam muốn thử vận may mình ở Amsterdam và đã để các con lại cho vợ và lên đường.
Tuy nhiên, cô vợ Antje không thể một mình đảm đương nhiệm vụ nặng nề ấy. Cuộc sống ngày càng khó khăn và cô trở nên suy sụp nặng nề, sức khoẻ ngày càng yếu. Antje qua đời lúc M’greet 15 tuổi. Mặc dù là cô con gái cưng của bố nhưng M’greet vẫn rất gắn bó với mẹ. Sự ra đi của mẹ là một cú sốc rất lớn với cô bé.
Adam Zelle về đám tang của vợ nhưng vẫn không tiếp tục nuôi con mình. Thay vào đó, ông gửi gắm các con cho những người thân quen có điều kiện kinh tế. M’greet chuyển đến ở cùng nhà bố đỡ đầu trong một thị trấn nhỏ ở Sneek. Vào thời điểm này, M’greet đã là một thiếu nữ có vóc dáng nổi trội trong vùng. Cô còn cao hơn cả một người đàn ông Hà Lan có vóc dáng trung bình và đặc biệt nhan sắc của cô bé khiến nhiều người phải say đắm.
Ông bố đỡ đầu, Heer Visser muốn M’greet theo học làm cô giáo mầm non. M’greet đồng ý như thế vì cô hiểu thân phận đang phải sống nhờ của mình. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, cô bé tội nghiệp bị buộc thôi học vì tên hiệu trưởng to béo của trường Heer Wybrandus Haanstra đã phải lòng cô thiếu nữ sinh đẹp. Hắn tìm mọi các dụ dỗ và cố chiếm được người đẹp. Tuy nhiên, những người phụ nữ khác của hắn đã làm to chuyện và gây áp lực tới mức hắn buộc phải đuổi cô gái...

Theo 24h

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Gió Cửa Hà" - Những ký ức còn nguyên thổn thức

"Gió Cửa Hà" - Những ký ức còn nguyên thổn thức “Gió Cửa Hà” dập dềnh những nỗi niềm. Tâm sự ấy là của một nhân vật trữ tình muố...