Lê Hải Đăng
Người Việt vốn là một dân tộc yêu thích ca hát.
Tục ngữ có câu: “Hát hay không bằng hay hát”. Điều đó chỉ ra sở thích, cũng như
thị hiếu thẩm mỹ của người dân nước ta nói chung. Có lẽ, xuất phát từ sở thích
hay sở trường này mà hầu hết các loại hình nghệ thuật ở nước ta, từ dạng thức
tổng hợp như Tuồng, Chèo, Cải lương cho đến hát Bóng rỗi, hát Bả trạo, hát Bài
chòi, hát Đưa linh… thậm chí cả nhạc đàn, như nhạc Tài tử, nhạc Thính phòng,
Nhạc lễ, nhạc không lời trong các quán bar, vũ trường… đều có khuynh hướng hoặc
trực tiếp liên quan đến ca hát.
Trong nhiều thể loại văn nghệ dân gian, mỗi vùng
miền đều có đặc sản riêng. Công tác điều tra tổng thể vốn di sản này
chưa bao giờ có được kết quả cuối cùng, cho dù dừng lại ở việc định
lượng. Trong khi đó, ở lĩnh vực nhạc đàn tuy đã có nhiều nỗ lực đáng
kể, song vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Vượt lên trên hết, người
dân ta vẫn thích nghe hát hơn. Sự du nhập nhiều loại nhạc cụ (cổ truyền cũng
như hiện đại), cộng thêm sản phẩm do chính người Việt sáng tạo ra như cây
đàn bầu, đàn đáy… thì nhu cầu trước hết và sau cùng vẫn không nằm ngoài việc
thông giao cùng giọng hát. Mối quan hệ rối rắm, không thể phân tách giữa đàn và
hát khiến cho mọi loại hình nghệ thuật đều xoay quanh trục ca là chính. Nhạc cụ
du nhập hay ra đời có xu hướng mô phỏng, phối hợp với giọng hát. Ở
nhiều nhạc cụ, dây đàn thực chất hình thành trên sự phỏng chiếu theo
“giây thanh đới”, từ đó, tiếng đàn chính là bóng phản của tiếng hát. Chẳng
phải ngẫu nhiên mà cây đàn Đáy có cần khá dài, mặc dù phía trên đầu cần đàn
không hề gắn phím định âm, người đàn cũng không thể vươn tay ra tới đầu cần
trong tư thế ngồi đàn. Đàn tỳ bà cổ truyền xưa cũng không hề có thêm ba
phím đầu tiên, mục đích ban đầu chắc hẳn không nằm ngoài ý đồ phỏng theo âm
thanh trầm, đục, u buồn của tiếng hát... Nhiều cách xử lý của điệu cũng chính
là của hơi (chỉ ra cội nguồn phỏng theo tiếng hát). Các nốt rung, nhấn, tô
điểm, thêu thùa… ở nhạc cụ (cổ truyền) hầu như đều có liên quan đến tiếng hát…
Cây đàn quốc hồn quốc túy của người Việt, đàn
bầu, chính là bằng chứng sống động cho một dân tộc ưa ca hát. Đàn bầu được làm
ra rõ ràng nhằm thỏa màn nhu cầu có thể hát bằng đàn của người dân nước
ta. Những âm thanh luyến láy, mượt mà… của đàn bầu phỏng theo giọng hát không
khỏi làm xao xuyến lòng người. Nhà thơ Lưu Quang Vũ trong bài “Đất nước đàn
bầu” đã tìm thấy “căn duyên” của người Việt qua thuộc tính của cây đàn
bầu. Tại sao không phải nhạc cụ gì khác tượng trưng cho người Việt mà lại là
đàn bầu? Có lẽ, vì nó xuất phát từ cội nguồn của tiếng hát!
Từ cổ chí kim, nhạc hát bao trùm lên các sinh
hoạt âm nhạc từ dân gian đến chuyên nghiệp, từ chốn thế tục vào môi trường tôn
giáo, tín ngưỡng… Nhiều người trong giới âm nhạc thống nhất nhau về quan điểm
cho rằng, sự hình thành của nền âm nhạc người Việt, đặc biệt là nhạc hát có cội
nguồn ngôn ngữ. Nói cách khác, những đặc điểm trong ngôn ngữ tiếng Việt đã ảnh
hưởng tới sự hình thành của nhạc hát. Tiếng Viết có tới sáu thanh, huyền, sắc,
nặng, hỏi ngã và thanh không. Sáu thanh này làm nên tính chất phong phú về cao
độ trong việc trình bày các tác phẩm âm nhạc. Trong bài thơ “Tiếng Việt” của
nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết những câu thơ thể hiện đặc điểm đa
thanh của ngôn ngữ nước ta hết sức tinh tế với: “Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh
vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy. Một tiếng vườn rợp bóng lá cành
vươn. Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối. Tiếng heo may gợi nhớ những con
đường…”. Có thể nói, mọi âm sắc, thanh điệu của tiếng Việt đều đổ về những
thang âm, cung bậc của tình cảm. Biểu cảm trở thành đặc trưng cơ bản trong ngôn
ngữ tiếng Việt. Nó khiến cho tiếng nói gần với tiếng hát, tiếng đàn gần như
tiếng hát.
Nhạc đàn của ta, nếu nhìn từ góc độ cội nguồn
truyền thống đã ra đời từ nhạc hát. Nhạc đàn và nhạc hát giống nhau như hình
với bóng. Sau khi hình thành trên những đặc điểm của ngôn ngữ, nhạc hát tiếp
tục gây ảnh hưởng đến nhạc đàn. Nhạc đàn trở thành “hình”, còn nhạc hát chính
là bóng của nó. Người nghe thông qua “hình” nhạc đàn để đi tìm cái “bóng” nhạc
hát lẩn vào bên trong dạng thức mới. Bởi vậy, trong rất nhiều chủng loại nhạc
cụ bản địa, Việt hóa, cũng như du nhập từ nhiều nguồn gốc khác nhau, hình bóng của
nhạc hát luôn in đậm trong tác phẩm âm nhạc, từ cách thức thể hiện, diễn tấu
cho đến tư duy sáng tác, thưởng thức... Trong khuynh hướng phát triển đa dạng
nhiều loại hình ca hát, nhạc đàn dường như lúc nào cũng xoay quanh nhạc hát,
không thoát khỏi nhạc hát. Ở châu Âu, tới thời kỳ Barocque, nhạc kịch phát
triển tới đỉnh cao, đồng thời tạo ra thế phân lập giữa nhạc hát và nhạc đàn.
Nhạc đàn từ đó trở thành dòng chảy độc lập, mãnh liệt, liên tục thoát khỏi vòng
kiềm tỏa của nhạc hát. Trong khi đó, sự loay hoay, luẩn quẩn của nhạc đàn Việt
Nam rõ ràng vẫn chưa tìm thấy chỗ đứng thực sự vững chắc trong văn hóa. So với
nhiều nhạc cụ trưng bày ở Viện bảo tàng, Phòng trưng bày, cộng thêm những nhạc
khí dân tộc ít người, nhạc cụ cải biên, nhạc cụ du nhập đã được Việt hóa, thì
ngoài chốn dân gian, xã hội nông thôn cũng như đô thị, nhạc hát vẫn là cõi trời
bao la. Dân ta tựu chung vẫn thích nghe hát hơn nghe đàn. Số người thích nghe
hát bao giờ cũng áp đảo hơn so với nghe đàn. Vì, như đã đề cập, nhạc đàn bắt
nguồn từ nhạc hát, (điều đó chưa quan trọng) và quan trọng hơn, nó chi phối
nhạc đàn, thấm sâu, thẩm thấu vào tư duy sáng tác của người viết, thưởng thức
âm nhạc.
Lâu nay, những tác phẩm nhạc đàn ưa chuộng
thường là những bản nhạc hát được chuyển soạn. Với cách thức chuyển hóa như
vậy, phương thức tiếp cận, thưởng thức nhạc đàn thực chất đã thông qua lăng
kính của nhạc hát.
Nó chẳng khác nào “Những bài ca không lời” mà người nghe tự điền thêm lời ca vào tác phẩm để hoàn tất chu trình sáng tác, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật. Các giai đoạn trên hòa quyện vào nhau (giống như tính tổng hợp trong nghệ thuật dân gian) với vai trò tham gia của người thưởng thức trong việc định dạng tính chất tác phẩm. Ngay tại các trường Nhạc viện, chưa kể bộ phận nhạc cụ cổ truyền, kể cả nhạc cụ phương Tây diễn tấu bài Việt Nam đại đa số đều là nhạc chuyển soạn, hiểu là những tác phẩm vốn dành cho thanh nhạc được viết lại theo cách thức cải biên cho nhạc cụ diễn tấu. Loại tác phẩm này hầu hết không phải do nhạc sĩ chuyên nghiệp giống như ở châu Âu vào thời kỳ Barocque, Cổ điển, Lãng mãn hay Ấn tượng… xuất hiện với nhiều tên tuổi tiêu biểu, mà chủ yếu là tác phẩm chuyển soạn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người biểu diễn nhạc cụ. Vấn đề không nằm ở chỗ phân biệt và càng không có sự kỳ thị giữa người biểu diễn, người làm công tác giảng dạy hay nghiên cứu… sáng tác, mà điểm cần nhấn mạnh ở đây là tư duy sáng tác. Nếu xuất thân từ giới sáng tác, người chuyển soạn đương nhiên chú trọng tới cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ thể loại, đặc biệt là tư duy sáng tác (bằng nhạc đàn, chứ không phải nhạc hát). Còn người sáng tác xuất thân từ nghệ sĩ biểu diễn, rõ ràng và thực tế cho thấy, sở trường về kỹ năng diễn tấu nhạc cụ của họ đã đi vào bút pháp sáng tác, cách thức chuyển soạn tác phẩm. Chẳng phải ngẫu nhiên, rất nhiều tác phẩm chuyển soạn cho nhạc cụ diễn tấu đều viết bằng hình thức Biến tấu. Chúng ta biết, Biến tấu là một trong những hình thức âm nhạc được viết dựa trên những thay đổi về cách thức tô điểm (từ tiết tấu, tốc độ, cường độ, âm sắc đến hòa thanh, điệu tính…) cho giai điệu đóng vai trò làm chủ đề. Hình thức Biến tấu với những đặc trưng của mình hoàn toàn thỏa mãn được nhu cầu hát bằng đàn hay đàn thay hát xét về mặt tập quán văn hóa. Điều này rất phù hợp với tư duy thẩm mỹ của người Việt trong việc tiếp xúc với nghệ thuật diễn tấu nhạc cụ cổ truyền. Lối tô điểm, chân phương hoa lá, hòa tấu bè tòng… nhằm trang sức cho giai điệu cộng tồn được cả hai dạng thức nhạc hát và nhạc đàn, trong hát có đàn, trong đàn có hát. Nếu không có sự hiện diện của người hát trong hình thức diễn tấu cũng đã xuất hiện giai điệu của bài hát thông qua hình thức mới. Trên cơ sở của những thay đổi về kỹ thuật dựa trên tính năng diễn tấu của từng nhạc cụ, hình thức Biến tấu ngẫu nhiên phù hợp, thậm chí thuộc về sở trường của người trình diễn nhạc cụ. Nói cách khác, người biểu diễn nhạc cụ có điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa các thủ pháp kỹ thuật mà mình sở trường. Ở nước ta, hiện tượng nhiều nhạc sĩ hạn chế về khả năng diễn tấu nhạc cụ thêm một chiều kích khác tạo không gian và điều kiện cho người biểu diễn thay thế công việc của người sáng tác (chuyển soạn). Giải pháp này khá hữu hiệu nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu thốn tác phẩm nhạc đàn (hay của) Việt Nam. Thật khó thể chờ đợi sớm có một đội ngũ nhạc sĩ giỏi cả nhạc cụ lẫn sáng tác như lịch sử âm nhạc thế giới từng ghi nhận. Càng khó thể mong muốn có được sự thay đổi nhanh chóng trên nền tảng của tập quán văn hóa thưởng thức nhạc đàn bằng tư duy nhạc hát. Trên thực tế, không có khả năng phân cực cho sự lựa chọn, mà chỉ có cách điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp giữa ranh giới mong manh của nghệ thuật và thói quen văn hóa. Chuyển soạn tác phẩm dành cho nhạc cụ một mặt đã bổ sung thêm số lượng bài bản dành cho nhạc đàn, mặt khác cũng phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người nghe. Có điều, chuyển soạn, nói rộng ra là sáng tác cho nhạc đàn vốn đi kèm với hệ thống kỹ pháp hết sức phong phú, từ thủ pháp, bút pháp đến kỹ pháp, vượt lên trên hết là tư duy sáng tác. Nó chẳng hề giới hạn ở việc trình bày tác phẩm ấy trên nhạc cụ gì bằng sự chuyển tải, thay đổi những thủ pháp thuần túy kỹ thuật. Nếu chúng ta sa lầy vào việc phô diễn kỹ thuật, tác phẩm nhạc đàn khó thể đi xa hơn việc “diễn ca” bằng đàn của nhạc hát. Thiếu tư duy sáng tác, bút pháp, thủ pháp hay kỹ pháp chỉ là những công cụ vô tính, khó thể góp phần xác lập được vị trí của nhạc đàn trong đời sống âm nhạc. Thói quen bản thân nó chưa tự khẳng định được thuộc tính tốt hay xấu. Xét về tư duy âm nhạc, cần có lắm sự khu biệt giữa nhạc hát và nhạc đàn!
Nó chẳng khác nào “Những bài ca không lời” mà người nghe tự điền thêm lời ca vào tác phẩm để hoàn tất chu trình sáng tác, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật. Các giai đoạn trên hòa quyện vào nhau (giống như tính tổng hợp trong nghệ thuật dân gian) với vai trò tham gia của người thưởng thức trong việc định dạng tính chất tác phẩm. Ngay tại các trường Nhạc viện, chưa kể bộ phận nhạc cụ cổ truyền, kể cả nhạc cụ phương Tây diễn tấu bài Việt Nam đại đa số đều là nhạc chuyển soạn, hiểu là những tác phẩm vốn dành cho thanh nhạc được viết lại theo cách thức cải biên cho nhạc cụ diễn tấu. Loại tác phẩm này hầu hết không phải do nhạc sĩ chuyên nghiệp giống như ở châu Âu vào thời kỳ Barocque, Cổ điển, Lãng mãn hay Ấn tượng… xuất hiện với nhiều tên tuổi tiêu biểu, mà chủ yếu là tác phẩm chuyển soạn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người biểu diễn nhạc cụ. Vấn đề không nằm ở chỗ phân biệt và càng không có sự kỳ thị giữa người biểu diễn, người làm công tác giảng dạy hay nghiên cứu… sáng tác, mà điểm cần nhấn mạnh ở đây là tư duy sáng tác. Nếu xuất thân từ giới sáng tác, người chuyển soạn đương nhiên chú trọng tới cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ thể loại, đặc biệt là tư duy sáng tác (bằng nhạc đàn, chứ không phải nhạc hát). Còn người sáng tác xuất thân từ nghệ sĩ biểu diễn, rõ ràng và thực tế cho thấy, sở trường về kỹ năng diễn tấu nhạc cụ của họ đã đi vào bút pháp sáng tác, cách thức chuyển soạn tác phẩm. Chẳng phải ngẫu nhiên, rất nhiều tác phẩm chuyển soạn cho nhạc cụ diễn tấu đều viết bằng hình thức Biến tấu. Chúng ta biết, Biến tấu là một trong những hình thức âm nhạc được viết dựa trên những thay đổi về cách thức tô điểm (từ tiết tấu, tốc độ, cường độ, âm sắc đến hòa thanh, điệu tính…) cho giai điệu đóng vai trò làm chủ đề. Hình thức Biến tấu với những đặc trưng của mình hoàn toàn thỏa mãn được nhu cầu hát bằng đàn hay đàn thay hát xét về mặt tập quán văn hóa. Điều này rất phù hợp với tư duy thẩm mỹ của người Việt trong việc tiếp xúc với nghệ thuật diễn tấu nhạc cụ cổ truyền. Lối tô điểm, chân phương hoa lá, hòa tấu bè tòng… nhằm trang sức cho giai điệu cộng tồn được cả hai dạng thức nhạc hát và nhạc đàn, trong hát có đàn, trong đàn có hát. Nếu không có sự hiện diện của người hát trong hình thức diễn tấu cũng đã xuất hiện giai điệu của bài hát thông qua hình thức mới. Trên cơ sở của những thay đổi về kỹ thuật dựa trên tính năng diễn tấu của từng nhạc cụ, hình thức Biến tấu ngẫu nhiên phù hợp, thậm chí thuộc về sở trường của người trình diễn nhạc cụ. Nói cách khác, người biểu diễn nhạc cụ có điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa các thủ pháp kỹ thuật mà mình sở trường. Ở nước ta, hiện tượng nhiều nhạc sĩ hạn chế về khả năng diễn tấu nhạc cụ thêm một chiều kích khác tạo không gian và điều kiện cho người biểu diễn thay thế công việc của người sáng tác (chuyển soạn). Giải pháp này khá hữu hiệu nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu thốn tác phẩm nhạc đàn (hay của) Việt Nam. Thật khó thể chờ đợi sớm có một đội ngũ nhạc sĩ giỏi cả nhạc cụ lẫn sáng tác như lịch sử âm nhạc thế giới từng ghi nhận. Càng khó thể mong muốn có được sự thay đổi nhanh chóng trên nền tảng của tập quán văn hóa thưởng thức nhạc đàn bằng tư duy nhạc hát. Trên thực tế, không có khả năng phân cực cho sự lựa chọn, mà chỉ có cách điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp giữa ranh giới mong manh của nghệ thuật và thói quen văn hóa. Chuyển soạn tác phẩm dành cho nhạc cụ một mặt đã bổ sung thêm số lượng bài bản dành cho nhạc đàn, mặt khác cũng phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người nghe. Có điều, chuyển soạn, nói rộng ra là sáng tác cho nhạc đàn vốn đi kèm với hệ thống kỹ pháp hết sức phong phú, từ thủ pháp, bút pháp đến kỹ pháp, vượt lên trên hết là tư duy sáng tác. Nó chẳng hề giới hạn ở việc trình bày tác phẩm ấy trên nhạc cụ gì bằng sự chuyển tải, thay đổi những thủ pháp thuần túy kỹ thuật. Nếu chúng ta sa lầy vào việc phô diễn kỹ thuật, tác phẩm nhạc đàn khó thể đi xa hơn việc “diễn ca” bằng đàn của nhạc hát. Thiếu tư duy sáng tác, bút pháp, thủ pháp hay kỹ pháp chỉ là những công cụ vô tính, khó thể góp phần xác lập được vị trí của nhạc đàn trong đời sống âm nhạc. Thói quen bản thân nó chưa tự khẳng định được thuộc tính tốt hay xấu. Xét về tư duy âm nhạc, cần có lắm sự khu biệt giữa nhạc hát và nhạc đàn!
Dưới tôn chỉ không ngừng sáng tạo ra những giá
trị mới, chúng ta không khỏi chạnh lòng về cảnh tù túng, ảm đảm trên con đường
thiên lý dẫn tới ngôi đền nghệ thuật tôn thờ vẻ đẹp độc đáo của nền âm nhạc
nước nhà. Tình cảnh quạnh hưu, nhiều về lượng, kém về chủng loại không chỉ xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, mà quan trọng là trong những nguyên nhân ấy xuất
phát từ cơ tầng văn hóa truyền thống.
Người Trung Hoa thường quan niệm, tay và tim có
liên quan đến nhau. Đối với người Việt, “mồm miệng đỡ chân tay”! Liên hệ tới
nghệ thuật thanh nhạc và khí nhạc, chúng ta thấy rất rõ rằng hiện tượng, đàn
hay không bằng hát hay. Bởi vậy, từ quá khứ tới hiện tại, đa số các nghệ
nhân, nghệ sĩ nổi tiếng trong giới âm nhạc đều là ca sĩ, từ Quách Thị Hồ, Hà
Thị Cầu, Phùng Há, Kim Cương, Thanh Kim Huệ cho đến …Thanh Lam, Bằng Kiều, Thùy
Dung, Phạm Thị Huệ… Mặc dù, trong số họ có rất nhiều người xuất thân từ dân
đàn, nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều ấy. Vì, tiếng hát đã át tiếng đàn
mất rồi. Nền khí nhạc của ta mặc dù đã có nhiều thay đổi từ thuở ra đời
bản giao hưởng “Quê hương” của nhạc sĩ Hoàng Việt. Nhiều tác phẩm nhạc
đàn của Nguyễn Thiện Đạo, Cung Tiến, Tôn Thất Tiết, Nguyễn Lân Tuất, Vũ
Nhật Tân … đã vắng bóng hình hài của nhạc hát, mặc dù vẫn có hát. Song,
đối với những tác phẩm sáng tác bằng tư duy khí nhạc dường như ít có
khả năng thâm nhập môi trường văn hóa so với loại viết theo tư duy nhạc hát.
Những tác phẩm khí nhạc thuần túy cùng lắm chỉ biết đến trong “tháp ngà”
của những học viện âm nhạc, còn không mảy may lọt ra ngoài chốn dân gian, môi
trường đại chúng. Giao hưởng “Quê hương” của nhạc sĩ Hoàng Việt sở dĩ đóng
vai trò đặt nền móng cho nền khí nhạc, là vì nó tiếp nối được truyền
thống yêu thích ca hát của dân tộc.
Tư duy sáng tác của đại đa số nhạc sĩ
Việt Nam hiện vẫn chưa thoát khỏi vòng kiềm tỏa của văn hóa thanh nhạc. Cả
một thế kỷ du nhập thêm nhiều loại hình âm nhạc nước ngoài, các trường nhạc mở
nhiều khoa đàn hơn khoa hát, song nghệ thuật ca hát của xã hội chúng ta vẫn
đóng vai trò chủ đạo. Các chương trình giao lưu trực tuyến trên Sóng phát
thanh, Đài truyền hình đều liên quan tới ca hát, chứ không hề mảy may đụng
chạm tới đàn. Nhạc đàn không ít nhiều có khuynh hướng phát triển theo lối
khép kín, thậm chí chi phối bởi nghệ thuật ca hát. Không biết bao nhiêu nghệ
sĩ xuất thân từ dân đàn, nhưng hành nghề liên quan, hay không còn con đường nào
khác kết hợp với giọng hát. Các trường Nhạc viện, Học viện… đào tạo nghệ
sĩ biểu diễn, sáng tác nhạc đàn, song phần đông sau khi ra trường ngẫu nhiên
trở thành người đệm đàn, khá hơn là phối khí cho dàn nhạc (nhẹ phục vụ cho nhu
cầu ca hát), nếu có sáng tác cũng không qua nổi chướng ngại của ca khúc (tác
phẩm thanh nhạc). Bởi thế, sau khi thị trường tác động vào công tác đào tạo
(xóa bỏ cơ chế bao cấp, tuyển sinh theo chỉ tiêu), sinh viên thanh nhạc trong
các nhạc viện chiếm số đông, còn nhiều nhạc khí, đặc biệt khó học, kén người
nghe, như violon, kèn, harp, nhạc cụ dân tộc (trừ đàn tranh) luôn khan hiếm
học sinh. Lâu nay đã có nhiều người phàn nàn về tình trạng suy dinh dưỡng
trong món ăn tinh thần của người Việt, mặc dù món ăn vật chất đã phong phú, đa
dạng lên nhiều. Căn bệnh dư cân, béo phì ngày một phổ biến ở các đô thị lớn,
nhưng bệnh “suy dinh dưỡng, còi cọc” về nghệ thuật vẫn chẳng suy giảm. Điều này
chỉ ra hiện trạng bất túc của nền văn hóa từ truyền thống đến hiện đại.
Nhìn vào thực tế cũng như cội nguồn sâu xa, chúng ta sẽ hiểu, thông cảm rằng
tại sao dân ta mê ca hát đến thế!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét