Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Những tình khúc bất tử – TRISTESSE de CHOPIN

NHỮNG TÌNH KHÚC BẤT TỬ – TRISTESSE dE CHOPIN

Etude (tiếng Pháp nghĩa là nghiên cứu) trong thuật ngữ âm nhạc  có thể tạm hiểu như các bài tập ngắn, là một thể loại nhạc viết ra để các nhạc công dùng vào việc tập luyện.
Về mặt âm nhạc thì etude thường khô khan, giai điệu không hay vì chú trọng kĩ thuật là chính. Nhưng tới Chopin thì khác, ông là người tiên phong trong việc viết etude mà giai điệu vẫn đẹp lạ thường.
(Sau này có nhạc sĩ Franz List phát triển Etude đến một kĩ thuật khó và phức tạp hơn nhiều.)
Chopin viết khoảng 27 etudes, nổi tiếng nhất là Étude Op. 10 No. 3, E major mà sau này được nhiều nhạc sĩ trên thế giới soạn thêm phần lời và thường được gọi là “Tristesse de Chopin”.
Thực ra đây là một đoản khúc nhạc không lời nặng tình hoài hương, được Chopin viết ở Pháp năm 1832 trong tâm trạng buồn đau vì nhớ thương tổ quốc Ba Lan.
Giai điệu của ca khúc rất đẹp, có thể nói là rất xuất sắc vì nó được viết ở cung trưởng (E) mà vẫn buồn …mênh mang. Người ta kể lại Chopin tin rằng ông đã viết nên giai điệu đẹp nhất của cuộc đời mình.
Etude được soạn lời Ý, Anh, Pháp và trở thành một ca khúc đầy ắp nỗi buồn do giai điệu tuyệt đẹp của nó, nhưng ý nghĩa ban đầu của khúc nhạc về tình yêu thương cố quốc thì đã không còn.

Tristesse
(Sầu Chopin)
Lời Việt của Phạm Duy
Vương sầu nơi nao
Ý thắm tàn mau
Chưa nguôi yêu dấu
Mắt đã hoen mầu thương đau,
Khóc lúc đêm thâu
Ôi tiếng lòng lơ láo đón làn nước mắt ngày nào.
Khúc tình đầu, hẹn về sau.
Lắng về môi xưa, bỗng thấy buồn đưa
Xa xôi là nhớ, lúc duyên ra đời trong mơ
Tiếng hát đương tơ
Ta muốn níu em về với dòng châu
Ta hướng hết u sầu đến đời sau
Ta muốn tìm mau tới cõi nào nương náu.
Cho ta vừng sao, giá băng như niềm đau
Xót xa như tình mới
(Khóc cười cho)
Tâm hồn lên khơi,
Sẽ thấy sầu nguôi
Cho ta tìm tới kiếp vô biên chẳng tàn phai
Cất tiếng qua đời.
Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa
Ta hoá kiếp nên lời hát bài thơ
Ta biến thành tâm tư mối tình tan vỡ
Cho ta thành mơ
Sống yên trong nghìn thu
Vắng tanh như đời gió
Ðắm trong tình cũ
Bóng ta còn nhớ
Thiên thu sầu u.
Giai điệu tuyệt đẹp của Étude Op. 10, No. 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Márai Sándor viết về nghề viết Trong hai tập tản văn nổi tiếng – “Bốn mùa” và “Trời và Đất”*, Márai Sándor dành khá nhiều chữ để viết về...