Sông Seine và Nhà Thờ Notre Dame
Rời quảng trường Concord, chúng tôi đi băng ngang qua đường Voie Georges
Pompidou là đã thấy sông Seine. Cầu bắc qua sông ở đoạn này mang tên Pont de la
Concorde. Tôi bước mau qua bên kia đường đứng tựa vào thành cầu để nhìn xuống giòng
sông.
Sông Seine lừng danh của Paris đã đi vào văn học của miền Nam nước Việt xưa với những giòng thơ lời nhạc bất hủ của Nguyên Sa, Phạm trọng Cầu mà thanh niên thời ấy mấy ai là không biết.
Paris có gì lạ không em.
Mai anh về giữa bến sông Seine.
(thơ Nguyên Sa).
Cả đoàn người dừng lại để thi nhau chụp ảnh. Tôi cũng cố bon chen nhờ Lưu hồng Phúc chụp giùm cho một tấm. Thật vậy, bao nhiêu năm rồi, thời còn đi học tôi vẫn thường ao ước được nhìn thấy sông Seine một lần nhưng vì nhà nghèo và học dốt nên tôi biết đó chỉ là ước mơ. Ba bốn mươi năm cuộc đời dâu bể để đến hôm nay giấc mơ xưa đã thành sự thực.
Sông Seine lừng danh của Paris đã đi vào văn học của miền Nam nước Việt xưa với những giòng thơ lời nhạc bất hủ của Nguyên Sa, Phạm trọng Cầu mà thanh niên thời ấy mấy ai là không biết.
Paris có gì lạ không em.
Mai anh về giữa bến sông Seine.
(thơ Nguyên Sa).
Cả đoàn người dừng lại để thi nhau chụp ảnh. Tôi cũng cố bon chen nhờ Lưu hồng Phúc chụp giùm cho một tấm. Thật vậy, bao nhiêu năm rồi, thời còn đi học tôi vẫn thường ao ước được nhìn thấy sông Seine một lần nhưng vì nhà nghèo và học dốt nên tôi biết đó chỉ là ước mơ. Ba bốn mươi năm cuộc đời dâu bể để đến hôm nay giấc mơ xưa đã thành sự thực.
Sông Seine nhìn về
hương tây nam
với tháp Eiffel từ đằng xa
Nước sông, dù nằm trong thành phố, chứa bao nhiêu chất thải vẫn còn trong
xanh lắm. Những con tàu chở hàng ngược xuôi. Những du thuyền chở khách du lịch
lại qua rộn rã. Hai bên bờ sông cây lá và màu sắc thật tươi đẹp quá, ngay nơi
đây, trong tầm mắt, tôi thấy chỗ nào cũng gọn gàng xinh xắn. Tôi nghĩ rằng sông
Seine đã cho Paris những nét đẹp, phong cảnh hữu tình để người con gái Pháp
thêm duyên dáng và tâm hồn thêm lãng mạng với tình yêu.
Sông Seine của nước Pháp dài chừng 776 km, thượng nguồn ở Saint Germent cao nguyên Langres thuộc Cote d’ Or và đổ ra biển ở vùng Le Havre.
Chảy qua Paris sông để lại cho thành phố nhiều cù lao xinh đẹp và chính tại một trong những cù lao này nhà thờ nổi tiếng của nước Pháp: Cathrédrale Notre Dame được dựng nên.
Có ba mươi bảy cây cầu được bắc qua sông Seine trong thành phố Paris. Hôm nay trời mát dịu nên người đi ngược xuôi như trẩy hội. Các bến trạm, tàu thuyền khắp hai bên bờ sông phục vụ du khách đi trong lòng sông Seine nhìn thấy một Paris yêu kiều quyến rũ, tháp Eiffel hùng vĩ và nhà thờ Notre Dame cổ kính hơn lên.
Bạn chỉ cần có tiền thôi. Nào mời bạn lên tàu. Giá cũng chẳng đắt là bao.
Sông Seine của nước Pháp dài chừng 776 km, thượng nguồn ở Saint Germent cao nguyên Langres thuộc Cote d’ Or và đổ ra biển ở vùng Le Havre.
Chảy qua Paris sông để lại cho thành phố nhiều cù lao xinh đẹp và chính tại một trong những cù lao này nhà thờ nổi tiếng của nước Pháp: Cathrédrale Notre Dame được dựng nên.
Có ba mươi bảy cây cầu được bắc qua sông Seine trong thành phố Paris. Hôm nay trời mát dịu nên người đi ngược xuôi như trẩy hội. Các bến trạm, tàu thuyền khắp hai bên bờ sông phục vụ du khách đi trong lòng sông Seine nhìn thấy một Paris yêu kiều quyến rũ, tháp Eiffel hùng vĩ và nhà thờ Notre Dame cổ kính hơn lên.
Bạn chỉ cần có tiền thôi. Nào mời bạn lên tàu. Giá cũng chẳng đắt là bao.
Một bến tàu đón khách
du lịch đi quanh
sông Seine
Nhưng tiếc thay, sông Seine không phải là điểm chính để chúng tôi thăm
viếng thành thử chỉ khoảng hai mươi phút sau chúng tôi được hướng dẫn tới một
trạm metro ở ven đường để đi đến nhà thờ Notre Dame, Paris.
Thời còn đi học ít ai mà không nghe nói về nhà thờ này với thiên trường thiên tiểu thuyết lừng danh của Victor Hugor : Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà.
Sau này khi coi lại bản đồ, tôi mới biết rằng cứ đi con đường Georges Pompidou theo bờ sông về hướng đông nam, thì cũng tới nhà thờ. Đi như thế chúng tôi có nhiều thời gian để nhìn ngắm giòng sông, nhưng bây giờ đi chung cả toán nên chúng tôi chỉ biết theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên. Tuy vậy, tôi cũng chụp vội được một tấm hình có tháp Eifeel nhìn từ xa.
Thời còn đi học ít ai mà không nghe nói về nhà thờ này với thiên trường thiên tiểu thuyết lừng danh của Victor Hugor : Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà.
Sau này khi coi lại bản đồ, tôi mới biết rằng cứ đi con đường Georges Pompidou theo bờ sông về hướng đông nam, thì cũng tới nhà thờ. Đi như thế chúng tôi có nhiều thời gian để nhìn ngắm giòng sông, nhưng bây giờ đi chung cả toán nên chúng tôi chỉ biết theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên. Tuy vậy, tôi cũng chụp vội được một tấm hình có tháp Eifeel nhìn từ xa.
Tháp Eiffel cũng gần
bờ sông Seine
Từ trạm xe subway trồi lên mặt đất chúng tôi lại thấy sông Seine và cầu
Pont de Notre Dame. Các bà lại thi nhau chụp ảnh. Chúng tôi đã bước vào khỏang
sân rộng lát đá trước nhà thờ. Chị Chu kim Oanh mau mắn ngồi xuống nghỉ mệt
trên một ghế đá, đưa tay vẫy ông chồng đang lê bước đằng xa. Anh Lâp mấy hôm
nay sưng chân nên tôi thường đi chậm lại để nói chuyện với anh. Khi cả hai tới
nơi chị Oanh đưa đùi ra bảo anh Lập ngồi xuống đùi mình. Chị Oanh thường hay
đùa vui như thế. Khi thấy anh Lập quay đi chị nạt anh: Có ngồi xuống hay để tôi
cho người khác ngồi bây giờ. Cả bọn thi nhau cười, tôi bảo anh Lập: Anh không
ngồi thì nhường cho tôi nhé .
Chúng tôi tình cờ quen nhau trong chuyến đi chung, nhưng tính anh chị Chu kim Oanh, Đoàn phú Lập rất cởi mở vui nhộn nên chúng tôi dễ dàng thân nhau. Sau này nói chuyện ra mới biết tôi và chị Oanh cùng học chung một trường, một thầy ở Đà Nẵng mấy mươi năm trước.
Khi qua khỏi cây cầu tôi đã cố ý nhìn quanh tìm kiếm một đỉnh cao vút với lầu chuông và thánh giá nhưng chẳng thấy, dù rằng giáo sư Chân chỉ về hướng phiá trước nói rằng nhà thờ Đức Bà kia kìa. Mãi cho đến khi tới gần khoảng sân lát bằng đá, tôi mới biết ngôi nhà thờ với hai ngọn tháp song song cao vượt lên không.
Chúng tôi tình cờ quen nhau trong chuyến đi chung, nhưng tính anh chị Chu kim Oanh, Đoàn phú Lập rất cởi mở vui nhộn nên chúng tôi dễ dàng thân nhau. Sau này nói chuyện ra mới biết tôi và chị Oanh cùng học chung một trường, một thầy ở Đà Nẵng mấy mươi năm trước.
Khi qua khỏi cây cầu tôi đã cố ý nhìn quanh tìm kiếm một đỉnh cao vút với lầu chuông và thánh giá nhưng chẳng thấy, dù rằng giáo sư Chân chỉ về hướng phiá trước nói rằng nhà thờ Đức Bà kia kìa. Mãi cho đến khi tới gần khoảng sân lát bằng đá, tôi mới biết ngôi nhà thờ với hai ngọn tháp song song cao vượt lên không.
Nhà thờ Đức Bà (Notre
Dame de Paris)
Nhìn từ bờ sông Seine
Thú thực tôi hơi thất vọng vì trong tâm trí tôi, nhà thờ Đức Bà có thằng
Gù đi vào văn học sử của thế giới chắc phải uy nghi cao lớn lắm. Tôi không dám
nói hai ngọn tháp kia không đủ cao. Nhưng chính vì chúng đứng song song, mà
trên mái lại vuông vức, làm tôi cảm thấy như thiếu hẳn một cái gì như những nhà
thờ khác. Trong giây phút nhìn thấy đầu tiên này, tôi có cảm tưởng đây là một
lâu đài cổ kính hơn là nhà thờ nổi tiếng. Tôi, tuy không khỏi thán phục khoảng
sân lát đá rộng mênh mông nói lên cái to lớn vĩ đại của nhà thờ nhưng vẫn ấm
ức, tiếc rẻ vì thấy nhà thờ sao không cao giống như trong trí tưởng tượng ngày
xưa, nghĩa là phải có mái nhọn như ngọn tháp cao vút lên không với cây thánh
giá để lan toả sự nhiệm màu vào cả không gian.
Mãi về sau, trong một dịp tình cờ tôi được nhìn nhà thờ từ xa ở phía sau mới thấy được ngọn tháp ở giữa. Với tôi, ở góc nhìn này, nhà thờ Đức Bà Paris xứng đáng là một công trình kiến trúc vĩ đại của nước Pháp. Một kiến trúc độc đáo mà tôi chưa từng gặp từ khi đặt chân đến trời Âu.
Chúng tôi cùng nhau sắp hàng lần lượt đi vào trong nhà thờ. Đoàn người quá dài, muốn bắt đầu mọi người phải đứng ở giữa sân. Phía trước là một hàng người uốn lượn theo hình chữ Z, đủ biết du khách đông tới mức nào.
Mãi về sau, trong một dịp tình cờ tôi được nhìn nhà thờ từ xa ở phía sau mới thấy được ngọn tháp ở giữa. Với tôi, ở góc nhìn này, nhà thờ Đức Bà Paris xứng đáng là một công trình kiến trúc vĩ đại của nước Pháp. Một kiến trúc độc đáo mà tôi chưa từng gặp từ khi đặt chân đến trời Âu.
Chúng tôi cùng nhau sắp hàng lần lượt đi vào trong nhà thờ. Đoàn người quá dài, muốn bắt đầu mọi người phải đứng ở giữa sân. Phía trước là một hàng người uốn lượn theo hình chữ Z, đủ biết du khách đông tới mức nào.
Du khách đang chiêm
ngưỡng, chụp hình
và chuẩn bị sắp hàng để vào bên trong nhà thờ.
Gần hai ngàn năm truớc, thánh Danis truyền bá Ki-tô giáo vào đất Pháp,
khoảng năm 250 AD. Trên cù lao Ilde la Cité từng đã có nhà thờ
Saint Etienne. Đến thế kỷ 12 Paris trở thành thành phố quan trọng của Ki-tô
giáo. Thành phố phát triển mạnh về dân số và kinh tế. Trên bến sông Seine,
người dân lao động và thương thuyền vào ra tấp nập.
Năm 1160 Tổng giám mục Maurice de Sully đắc cử và quyết định xây dựng một nhà thờ mới trên quảng trường Saint Etienne, thay thế nhà thờ Saint Etienne cũ bị phá bỏ. Đó là Nhà thờ Notre Dame de Paris ngày nay.
Notre Dame de Paris là nhà thờ chính tòa Công giáo của tổng giáo phận Paris, xây cất theo phong cách kiến trúc Gothic, được đức Giáo hoàng Alessandro và vua Louis VII đặt viên đá đầu tiên năm 1163 và chính thức xong năm 1350. Người ta không rõ tên kiến trúc sư đầu tiên. Nhưng từ thế kỷ 13, 14 từng phần của công trình vĩ đại này được vẽ bởi các kiến trúc sư Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Piere the Chelles.
Gần hai thế kỷ để xây dựng đủ nói lên sự vĩ đại của ngôi nhà thờ, đủ cho nhà văn Victor Hugor có nhiều cảm hứng để viết nên tác phẩm Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà , mà những nhân vật chính với những số phận bi thảm, sống và chết gắn liền với ngôi nhà thờ uy nghi này đây.
Năm 1160 Tổng giám mục Maurice de Sully đắc cử và quyết định xây dựng một nhà thờ mới trên quảng trường Saint Etienne, thay thế nhà thờ Saint Etienne cũ bị phá bỏ. Đó là Nhà thờ Notre Dame de Paris ngày nay.
Notre Dame de Paris là nhà thờ chính tòa Công giáo của tổng giáo phận Paris, xây cất theo phong cách kiến trúc Gothic, được đức Giáo hoàng Alessandro và vua Louis VII đặt viên đá đầu tiên năm 1163 và chính thức xong năm 1350. Người ta không rõ tên kiến trúc sư đầu tiên. Nhưng từ thế kỷ 13, 14 từng phần của công trình vĩ đại này được vẽ bởi các kiến trúc sư Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Piere the Chelles.
Gần hai thế kỷ để xây dựng đủ nói lên sự vĩ đại của ngôi nhà thờ, đủ cho nhà văn Victor Hugor có nhiều cảm hứng để viết nên tác phẩm Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà , mà những nhân vật chính với những số phận bi thảm, sống và chết gắn liền với ngôi nhà thờ uy nghi này đây.
Từ chân cầu Notre Dame
nhìn thấy nhà thờ
vượt hẳn lên không trung chan hòa ánh nắng
Bước vào bên trong, tôi như lạc vào một thế giới trầm lắng và huyền diệu
khác hẳn với những sôi động, ồn ào của bên ngoài. Những tác phẩm tuyệt vời được
khắc họa trên vách đá, trên những trần cao của mái nhà thờ. Với khoảng rộng và
cao vút như vượt khỏi tầm mắt, tôi tự hỏi người xưa làm sao để vẽ được những
bức họa sống động về tôn giáo mà màu sắc còn nguyên vẹn tươi rói kéo dài đã cả
ngàn năm. Dù biết rằng tác phẩm Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà chỉ là một hư cấu tài
tình của văn hào Victor Hugor sao tôi vẫn cứ nghĩ rằng đây là một câu chuyện
thực góp phần vào sự nổi tiếng của nhà thờ.
Nhà thờ Notre Dame
nhìn từ phía sau, giữa sông Seine
Tới bên tháp, tôi liên tưởng đến thằng gù Quasimodo với công việc kéo
chuông hằng ngày, để âm thanh ngân dài vào không gian trong những buổi cử hành
thánh lễ. Trong đầu óc hoang dại có bao giờ con người tật nguyền ấy biết được
những âm mưu thâm độc của giám mục Claude Frollo đầy kiến thức và quyền uy.
Quasimodo với đời sống hoang vu như thú vật, mà trái tim cũng đã rung động
những nhịp đập loạn cuồng trước sự nhân ái của cô bé Esméralda.
Tôi đi quanh với ý nghĩ tìm một nơi nào có thể cho Quasimodo dấu cô bé Esméralda trong một thời gian dài để che mắt ngài giám mục bị quỷ ám Claude Frollo và luật pháp. Chính niềm khoan dung và nhân ái của Esméralda đã đánh thức trái tim hoang vu của Quasimodo trở lại kiếp người bằng một tình yêu mà sự kết thúc đầy đớn đau và bi thảm.
Chuyện xưa đọc đã mấy mươi năm, trong khung cảnh trầm buồn này tôi dần nhớ lại để ngạc nhiên thấy rằng ở tuổi về chiều này tôi đã nhận ra tình yêu có thực, nhưng bất hạnh thay người mà tôi muốn hiến dâng cả một tình yêu thực sự đã không còn ở trên đời.
Tôi đi quanh với ý nghĩ tìm một nơi nào có thể cho Quasimodo dấu cô bé Esméralda trong một thời gian dài để che mắt ngài giám mục bị quỷ ám Claude Frollo và luật pháp. Chính niềm khoan dung và nhân ái của Esméralda đã đánh thức trái tim hoang vu của Quasimodo trở lại kiếp người bằng một tình yêu mà sự kết thúc đầy đớn đau và bi thảm.
Chuyện xưa đọc đã mấy mươi năm, trong khung cảnh trầm buồn này tôi dần nhớ lại để ngạc nhiên thấy rằng ở tuổi về chiều này tôi đã nhận ra tình yêu có thực, nhưng bất hạnh thay người mà tôi muốn hiến dâng cả một tình yêu thực sự đã không còn ở trên đời.
Nhà thờ Notre Dame
nhìn từ đường phố Paris
Chúng tôi trở ra ngoài sân sau khi đi vòng quanh nhiều lần trong nhà thờ.
Trong lúc chờ đợi những người bạn đồng hành tôi và Lưu Hồng Phúc đi về phía sân
bên phải cho chim ăn. Chim bồ câu ở đây nhiều và bạo dạn quá chừng. Nếu bạn có
thức ăn là chim bay đến, đậu trên đầu, trên vai để mổ thức ăn, rất dạn dĩ vì đã
từng quen như thế.
Du khách đang cho chim
bồ câu ăn
ở phía góc trái của khỏang sân từ nhà thờ nhìn ra
Chờ mọi người đông đủ thì chiều đã đi vào tối. Bên dòng sông Seine vẫn
còn vô số người qua kẻ lại. Cuộc sống về đêm như mới bắt đầu. Chúng tôi xuống
hầm xe điện ngầm, đón xe về lại khách sạn. Nghỉ ngơi một lúc tôi mời Hồng Phúc
tìm đến một quán ăn Việt Nam.
Quán Việt Nam ở quận 13 Paris lẫn lộn với mhững quán ăn Tàu và các nước đông nam Á khác. Tôi không thấy những khu vực thuần túy Việt Nam như ở Mỹ. Chủ nhân các quán ăn, chủ yếu là phở thường là những người gốc miền Bắc. Vì sự chật hẹp nên khó tìm thấy những nhà hàng Việt Nam lớn như ở Mỹ nhưng nói chung cũng khá sạch sẽ và tiếp đãi lịch sự . Dù gì cũng là dân Pháp mà. Một tô phở nhỏ bình thường giá 7.50 Euros. Nước uống cũng phải mua dù là nước lạnh. Một chai coca cola nhỏ giá 3 Euros cộng thêm tiền cover charge 1.50 euros. Như thế nếu một người vào ăn một tô phở, uống nước ngọt sẽ phải trả cho nhà hàng khoảng 12 Euros. Thời giá trong lúc này tương đương với 17.50 Dollars. Như vậy có thể nói đắt gấp hai lần ở Mỹ.
Đi suốt một ngày và ăn uống thanh lịch hương hoa như thế nên tối đến ai cũng đói bụng. Mấy bà nhà thơ nhà văn nữ ở phòng bên gồm có Ngọc An, Mặc Giao, Hồng Phúc, Phong Thu, Chu Kim Oanh xuống phòng ăn dưới tầng cuối cùng nấu mỳ. Tôi và anh Duy An Đông được mời ăn ké. Ở đây khách sạn cũng bán đồ ăn cho lữ khách nên họ có đủ nước sôi, muỗng nĩa và microway để nấu ăn. Có người ngồi bán hàng nhưng ta có thể tiết kiệm bằng cách nấu lấy đồ ăn đơn giản cho mình như mỳ gói. Cả bọn ngồi ăn, kể chuyện cho nhau nghe những gì tai nghe mắt thấy trong suốt ngày đầu tiên thăm viếng Paris. Tôi, vì cái tính hay đùa, nhìn cô bán hàng ăn người Trung Hoa ngồi buồn rầu bên quầy, bảo cả bọn rằng chắc cô ấy ghét tụi mình lắm vì mang đồ ăn tới nấu mà chẳng mua gì. Nói vừa xong, không ngờ cô ấy trả lời ngay:
- Sao ông lại nói vậy, tôi có ghét ai đâu.
Chết rồi, cô này biết nói và hiểu tiếng Việt Nam. Tôi ngượng quá chạy thẳng vào thang máy đi một nước vào phòng ngủ . Tới phòng tôi mới nhớ là chưa lau miệng và uống nước. Thật là một bài học thấm thía cho tôi về việc phát ngôn chỉ để mua vui mà thiếu cảnh giác.
Ghé mắt vào laptop, tôi thấy lời nhắn của Trần đại Hữu hẹn gặp tôi ở một gã tư đường. Mấy hôm nay bạn bè đã biết tôi đang ở Pháp cứ xôn xao hỏi thăm, vui đùa. Thôi hãy ngủ say một giấc để đi tiếp vào sáng sớm mai. Ngày mai chúng tôi sẽ chọn những nơi sẽ đến, dĩ nhiên là những nơi đã từng ước ao một thuở ngày xưa.
Quán Việt Nam ở quận 13 Paris lẫn lộn với mhững quán ăn Tàu và các nước đông nam Á khác. Tôi không thấy những khu vực thuần túy Việt Nam như ở Mỹ. Chủ nhân các quán ăn, chủ yếu là phở thường là những người gốc miền Bắc. Vì sự chật hẹp nên khó tìm thấy những nhà hàng Việt Nam lớn như ở Mỹ nhưng nói chung cũng khá sạch sẽ và tiếp đãi lịch sự . Dù gì cũng là dân Pháp mà. Một tô phở nhỏ bình thường giá 7.50 Euros. Nước uống cũng phải mua dù là nước lạnh. Một chai coca cola nhỏ giá 3 Euros cộng thêm tiền cover charge 1.50 euros. Như thế nếu một người vào ăn một tô phở, uống nước ngọt sẽ phải trả cho nhà hàng khoảng 12 Euros. Thời giá trong lúc này tương đương với 17.50 Dollars. Như vậy có thể nói đắt gấp hai lần ở Mỹ.
Đi suốt một ngày và ăn uống thanh lịch hương hoa như thế nên tối đến ai cũng đói bụng. Mấy bà nhà thơ nhà văn nữ ở phòng bên gồm có Ngọc An, Mặc Giao, Hồng Phúc, Phong Thu, Chu Kim Oanh xuống phòng ăn dưới tầng cuối cùng nấu mỳ. Tôi và anh Duy An Đông được mời ăn ké. Ở đây khách sạn cũng bán đồ ăn cho lữ khách nên họ có đủ nước sôi, muỗng nĩa và microway để nấu ăn. Có người ngồi bán hàng nhưng ta có thể tiết kiệm bằng cách nấu lấy đồ ăn đơn giản cho mình như mỳ gói. Cả bọn ngồi ăn, kể chuyện cho nhau nghe những gì tai nghe mắt thấy trong suốt ngày đầu tiên thăm viếng Paris. Tôi, vì cái tính hay đùa, nhìn cô bán hàng ăn người Trung Hoa ngồi buồn rầu bên quầy, bảo cả bọn rằng chắc cô ấy ghét tụi mình lắm vì mang đồ ăn tới nấu mà chẳng mua gì. Nói vừa xong, không ngờ cô ấy trả lời ngay:
- Sao ông lại nói vậy, tôi có ghét ai đâu.
Chết rồi, cô này biết nói và hiểu tiếng Việt Nam. Tôi ngượng quá chạy thẳng vào thang máy đi một nước vào phòng ngủ . Tới phòng tôi mới nhớ là chưa lau miệng và uống nước. Thật là một bài học thấm thía cho tôi về việc phát ngôn chỉ để mua vui mà thiếu cảnh giác.
Ghé mắt vào laptop, tôi thấy lời nhắn của Trần đại Hữu hẹn gặp tôi ở một gã tư đường. Mấy hôm nay bạn bè đã biết tôi đang ở Pháp cứ xôn xao hỏi thăm, vui đùa. Thôi hãy ngủ say một giấc để đi tiếp vào sáng sớm mai. Ngày mai chúng tôi sẽ chọn những nơi sẽ đến, dĩ nhiên là những nơi đã từng ước ao một thuở ngày xưa.
Nguyễn Bá Thuận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét