Tiểu sử và tác phẩm nhạc sĩ thiên tài
Franz Schubert
(Vienna, January 31, 1797 - Vienna, November 16, 1828)
1.Thân thế và sự nghiệp: Schubert sinh ngày 31/1/1797 ở vùng Lichtenton, ngoại
ô thành Vienna-Ðức trong một gia đình nhà nghèo đông con nhưng yêu thích âm nhạc.
Gia đình thường có những cuộc hoà nhạc, làm cho năng khiếu âm nhạc của Schubert
sớm nảy nở. Ðầu tiên học chơi đàn Violon và piano qua người cha và người anh.
Sau này Schubert tiếp tục học với Mikhain Xoltze- bạn của cha, đương thời là
nhà chỉ huy hợp xướng.
Thiên tài của Schubert được phát triển ở nhiều lĩnh vực, cả về giọng hát, biểu
diễn nhạc cụ cũng như lĩnh vực lý thuyết. Năm 1808 SCHUBERT ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐẾN
VIENNA HỌC TRONG TRƯỜNG CÔN-VIN. Ở ĐÂY SCHUBERT VỪA HỌC VĂN HOÁ VỪA HỌC NHẠC VÀ
được tiếp xúc với truyền thống âm nhạc phong phú của thành Vienna. Cả đời mình
Schubert rất kính trọng Beethoven và mong được làm quen nhưng khi Schubert đến
với Beethoven thì ông đã không còn nữa.
1813 Schubert tốt nghiệp trường Cônvin, khi ấy Schubert đã viết nhiều tác phẩm
như Fantadi cho piano, 4 khúc uvectuya, tứ tấu và một số ca khúc...Chiều theo ý
muốn của cha, ông đã phải làm nghề dạy học. Công việc sư phạm đã làm cho
Schubert buồn chán và năm 1818 ông vĩnh viễn từ bỏ nghề dạy học song Schubert
đã gặp phải sự cản trở mãnh liệt của gia đình nhưng đây cũng là thời kỳ mà
Schubert viết được nhiều nhất.
Năm 1828-1828 Schbert ngày càng nổi tiếng. Nhiều gia đình quý tộc mời Schubert
đến nhưng ông đều khước từ chỉ trừ một thời gian ngắn làm việc ở nhà bá tước
người Hung.
Ngày 16/11/1828 Schubert đã tạ thế trong lúc sáng tác đang dồi dào nhất.
-Schubert viết 9 bản giao hưởng, một số khúc evectuya, tứ tấu, sáng tác cho đàn
phím trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Bỏ dở"...
- Ca khúc vẫn là lĩnh vực thể hiện đầy đủ nhất tài năng thơ mộng, trữ tình của
nhạc sĩ mà cũng là lĩnh vực mà nhạc sĩ viết được nhiều. Một số lớn chủ đề của
ca khúc có liên quan đến tình yêu, qua đó thể hiện tâm trạng của con người thế
kỳ XIX như: "Magritta bên xe kéo sợi" hoặc có những bài thuộc loại tự
truỵện:" Kẻ lưu lạc", "Chốn nương tựa". Cũng có những bài
mang màu sắc triết lý như:"Thần chết và cô gái" hoặc mô tả thiên
nhiên :" Con cá Poren", gửi tặng nghệ thuật:" Gửi đến âm nhạc"...
Frederic Chopin
Thân thế và sự nghiệp: Chopin sinh ngày 1/3/1810 ở Jeliadova Vôlia gần Warsaw
và cũng trong năm này gia đình của Chopin chuyển về thủ đô. Ngôi nhà của
Nicolai Chopin trở thành trung tâm của trí thức tiến bộ Warsaw- Họ là những nhà
hoạt động xã hội nổi tiếng và là bạn thân của Frederic Chopin như Vooibitzki, Delexki,
Moxnatzki, nhạc sĩ Elxner...Cha của Chopin là Nicolai Chopin gốc là người Pháp
nhưng đã sang Ba Lan từ nhỏ. Ông đã cùng với những người yêu nước Ba Lan cống
hiến nhiều suy nghĩ và sức lực cho tự do của tổ quốc thứ hai của mình. Mẹ của
Chopin là người có giọng hát hay và theo như lời của Chopin bà là người đã dạy
cho Chopin những kiến thức âm nhạc đầu tiên. Ngay từ nhỏ khả năng âm nhạc của
Chopin đã thể hiện rõ nét. Năm 1818 đã có buổi biểu diễn về piano trước công
chúng cũng như đã viết được một số tác phẩm thể nghiệm đầu tiên.
Năm 1826 học ở nhạc viện Warsaw, tốt nghiệp năm 1829 trong lớp của Elxner.
Chopin rất yêu thích âm nhạc dân gian, sử dụng nâng cao chất liệu dân gian
trong sáng tác của mình.
Năm 1829 Chopin biểu diễn ở Vienna và được công nhận là nhà bỉêu diễn nổi tiếng
của thế kỷ XIX.
Ngày 2/11/1830 Chopin đã vĩnh viễn từ giã tổ quốc của mình, xa cách những người
thân, xa cách tất cả những gì quý báu nhất để tới Vienna.
NĂM 1831 CHOPIN ĐẾN PARIS. Ở Paris, Chopin thường đến các kiều dân Ba Lan. Ông
tìm thấy ở họ những tình cảm yêu nước thiết tha và gửi đến họ những ý nghĩ,
những xúc động của mình qua những tác phẩm mới và ước mơ cho Ba Lan được giải
phóng. Những năm cuối đời, Chopin sống rất nặng nề, đau khổ vì Tổ quốc chưa
được tự do, thêm vào đó cái chết của người cha và người bạn thân của Chopin làm
cho sức khoẻ của ông yếu dần.
Năm 1848 Chopin sang Anh mấy tháng để chữa bệnh nhưng vì không hợp khí hậu lại
trở về Paris. Ông mất ngày 17/10/1849 với những suy tư về Ba Lan. Lời yêu cầu trước
lúc chết của Chopin là trái tim của mình được gửi về tổ quốc Ba Lan thân yêu:
"Trong đời tôi, cái chết là bản hoà tấu nhạc thú vị nhất, trái tim tôi xin
được đưa về Ba Lan"
- Chopin là nhạc sĩ lãng mạn Ba Lan, nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ piano nổi
tiếng. Ðặc điểm sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn. Ngoài cảm xúc trữ tình còn có
cảm xúc yêu nước anh hùng.
- Viết phỏng theo cách dân tộc rất rõ.
- Khai thác và nâng cao các thể loại mà Ba Lan có như ca khúc- vũ khúc- hành khúc.
- Sáng tác khúc thức ngắn gọn rất có giá trị (thường chỉ viết 3 đoạn).
- Ông có công sáng tác hình thức hát chuyện cho piano (Ballade) và có công cải
biên Scherzo (tác phẩm nghệ thuật độc lập).
Tác phẩm: Trong cuộc đời ngắn ngủi Chopin đã để lại một kho tàng tác phẩm lớn
về cả số lượng và chất lượng với những tình cảm sâu sắc về Ba Lan: 58 bản
Mazurka, 16 bản polonaise, 17 bản valse, 19 bản Nocturne, 17 Etuyt, 3 bản
sonata, 4 bản Ballade, 4 bản concertos cho piano và dàn nhạc và một số tác phẩm
cho piano
JOHANNES Brahms
I .Thân thế và sự nghiệp: Johannes Brahms sinh ngày 7/5/1833 tại Hambua. Bố
nhạc sĩ là nhạc công thổi kèn và đàn congt'ro-batxơ. Tuổi trẻ sống
trong cảnh nghèo túng. Năm 13 tuổi cậu bé đã phải đi làm thuê trong các tiệm
nhảy, sau đó kiếm sống bằng cách dạy tư và đệm đàn piano trong các giờ nghỉ
giải lao ở nhà hát. Bên cạnh đó cậu học sáng tác với E.Macxen. Nhưng sáng tác
thời trẻ của Brahms không nổi tiếng vì đó là những sáng tác dùng để kiếm ăn
hàng ngày (gần 150 tác phẩm).
Năm 1853 Brahms rời thành phố quê hương đi biểu diễn lưu động với một nhạc sĩ
vĩ cầm người Hungari là E.Remeni. Thời kỳ ông có dịp gặp gỡ và làm quen với
Schumann và Schumann rất quan tâm đến tài năng của Brahms đã viết bài ca ngợi
Brahms hết lời.
Năm 1862 bắt đầu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của BRAHMS: ÔNG DI CƯ ĐẾN VIENNA
VÀ SỐNG Ở ĐÓ CHO ĐẾN LÚC CHẾT. Ở ĐÂY ÔNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỀU TỔ
chức âm nhạc, trình diễn các tác phẩm của mình và nhiều tác giả khác, dần dần
gây được uy tín trong giới hâm mộ âm nhạc ở Vienna. Thời gian này ông đi thăm
nhiều nước ở châu Âu như Hungari, Ba Lan, Thuỵ Sĩ, Hà Lan và 8 lần SANG Ý.
Brahms mất ngày 3 tháng 4 năm 1897 ở Vienna.
II.Ðặc điểm sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu:
1.Thể loại sáng tác chủ yếu của ông là những tác phẩm cho khí nhạc (bao gồm cả
giao hưởng và thính phòng) và nhạc hát (romantic và hợp xướng). Âm nhạc của
Brahms đã thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với nền âm nhạc dân chủ, phản
ánh những sinh hoạt của NHÂN DÂN §ỨC VÀ ÁO. NHỮNG NHÂN TỐ ÂM NHẠC CỦA §ỨC, ÁO,
HUNGARI VÀ XLAVƠ (Tiệp, Serbia và những nước khác) được kết thành một thể thống
nhất trong nghệ thuật âm nhạc của ông.
2.Nội dung: Sự đấu tranh cho quyền tự do cá nhân, ca ngợi sự dũng cảm và cao
thượng của con người.
Sáng tác cho piano: Brahms đã viết một số lượng lớn tác phẩm cho đàn piano
trong đó có 3 sonata trong opus đầu, một loạt liên khúc biến tấu (theo chủ đề
của Henden, Schuman, Paganint...), hàng loạt vũ khúc valse, vũ khúc Hungari 4
tay và nhiều tiểu phẩm. Những tác phẩm của piano của Brahms là những tác phẩm
có chất lượng nghệ thuật cao, phản ánh đời sống sinh hoạt thời bấy giờ.
Sáng tác cho giao hưởng: ông đóng góp những cống hiến lớn cho nền nghệ thuật
giao hưởng Ðức thế kỷ XIX, bao gồm những tác phẩm sau: 2 Serenat, 2 Uvectuya
(Bi kịch và Ngày hội), biến tấu trên những chủ đề Haydn và 4 giao hưởng (Cm,
Dm, F và Em). Ngoài những giao hưởng còn sáng tác những Concertos: 2 cho piano
(Dm, Bm) một cho violon (là tác phẩm nổi tiếng thường được đưa vào biểu diễn
violon).
Sáng tác cho khí nhạc thính phòng: 24 tác phẩm lớn, phần nhiều có cấu trúc c-moll
op.101 là bản xuất sắc hơn cả. Ngoài ra còn bản ngũ tấu piano ( f moll op.34)
là tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng.
Sáng tác cho thanh nhạc: 380 tác phẩm cho thanh nhạc trong số đó có gần 200 bài
đơn ca và piano (không kể dân ca cải biên), 20 bài song ca, 60 bài tứ ca, đồng
ca và đồng ca không có nhạc đệm. Ông đã soạn nhiều tuyển tập dân ca chọn lọc
gọi là "những bài dân ca Ðức cho hát và piano".
Wolfgang Amadeus Mozart
Thân thế VÀ SỰ NGHIỆP: LÀ NHẠC SĨ NGƯỜI ÁO đuợc mệnh danh là "Thần đồng âm
nhạc". Sinh ngày 27/1/1756 tại SALZBURG- ÁO. LEOPON MOZAR BỐ CỦA MOZART-
nhạc công và nhà sư phạm có tài, nghệ sĩ độc tấu Violon trong dàn nhạc Hoàng
cung. Mẹ Mozart là một phụ nữ đôn hậu. Cha mẹ ông sinh 7 người con, năm người
qua đời chỉ còn lại hai chị em Mozart. Chị Maria Ana là nguời chơi đàn
Clavaxanh có tiếng, sau trở thành cô giáo dạy nhạc có tài.
Khi 3 tuổi Mozart đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc bẩm sinh. Ông Leopon thấy rõ
điều đó vội đi sắm cho cậu chiếc violon nhỏ xíu. Chẳng bao lâu Mozart có thể
biểu diễn violon, đàn phím organ. 6 tuổi đã cùng bố và chị gái đi biểu diễn
trong nước. Ông biểu diễn đàn phím và Violon như một nghệ sĩ thực thụ. 7 tuổi
ông đã viết 4 bản Sonate cho violon và clavơxanh đã được xuất bản tại Paris.
Năm 11 tuổi đã viết được Opera.
NĂM 1769 MOZART SANG Ý biểu diễn và theo học giáo sư Mactini trong vài tháng.
14 tuổi được công NHẬN LÀ VIỆN SĨ HÀN LÂM CỦA Ý. NHƯNG cũng như nhiều nhạc sĩ
tài năng khác Mozart và gia đình phải sống lệ thuộc vào giáo chủ. 25 tuổi ông
mới được tự do.
Tháng 5 năm 1777 một lần nữa Mozart cùng với mẹ tới Paris. Bà ốm nặng và qua
đời. Ðối với Mozart đây là những ngày bi thảm nhất. 10 năm cuối đời Mozart sống
ở Vienna- đây là thời kỳ ông đạt đỉnh cao trong sáng tác.
Mozart mất ngày 5/12/1791. Ðám tang của Mozart thật vắng vẻ. Thi hài của ông bị
thất lạc sau một trận bão tuyết.
Nội dung tư tưởng và đặc điểm sáng tác:
1. Nội dung tư tưởng:
- Những hình tượng trong sáng với một tâm hồn nồng nhiệt đã ghi một dấu ấn
trong toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ.
- Một số tác phẩm mang tính kịch ảm đạm, suy tư về cuộc đời bất hạnh bi thương.
2. Nghệ thuật:
- Ðiển hình ở sự cân đối hình tượng khúc chiết đẹp đẽ, sáng sủa, hình thức cân
đối hài hoà. Âm nhạc mang tính dân gian nhưng tinh xảo và tế nhị hơn nhạc sĩ
Hayden.
- 41 giao hưởng, 23 nhạc kịch, 25 concertos piano, 7 concertos violon, 17
sonata piano, 42 sonata violon, 15 mexa, hàng trăm bản nhạc thính phòng và ca
khúc, trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như: sonata piano A dur, concertos
piano d moll, bản giao hưởng 39,40,41. Ngoài ra còn có nhiều ca khúc, nhiều bản
song, tam, tứ, tấu, một số thanh xướng kịch trong đó nổi tiếng là tác phẩm "Khúc
tưởng niệm".
- Trong toàn bộ di sản sáng tác của Mozart nhạc kịch chiếm 1 vị trí đặc biệt
như: The Marriage of Figaro ( Ðám cưới Figaro), Don Giovanni, and Die
Zauberflửte (The Magic Flute) (Cây sáo thần). Trong nhạc kịch Mozart rất quan
tâm xây dựng các chủ đề âm nhạc hợp với các cá tính của từng nhân vật.
Ludwig Van Beethoven
(Bonn, December 17, 1770 - Vienna, March 26, 1827)
1.Thân thế và sự nghiệp:
Beethoven là nhạc sĩ vĩ đại nước Ðức, là một người
đại diện xuất sắc nhất trường phái cổ điển Vienna, là nhà văn hoá vĩ đại của thế giới, người kết thúc trường phái cổ điển Vienna và người mở ra con đường chủ nghĩa lãng mạn.
đại diện xuất sắc nhất trường phái cổ điển Vienna, là nhà văn hoá vĩ đại của thế giới, người kết thúc trường phái cổ điển Vienna và người mở ra con đường chủ nghĩa lãng mạn.
- Ông sinh ngày 16/12/1770 tại thành Bonn (Tây Ðức). Bố là nhạc công nhưng gia
đình ông rất nghèo vì đông con. Cha ông tên là Giohan Van Beethoven, một nhạc
sĩ có tài, biết đàn clavexanh, violon và có giọng nam cao hay đồng thời làm
trong dàn nhạc hoàng cung. Mẹ của ông là con gái của một người nấu bếp, bà là
người mẹ đôn hậu để lại nhiều ấn tượng cho nhà soạn nhạc sau này. Beethoven là
người có năng khiếu âm nhạc rất sớm, tuy còn nhỏ nhưng ông đã viết được 9 biến
tấu. Năm 12 tuổi, nhạc sĩ đã thành thạo ngoại ngữ, chơi được nhiều loại đàn
như: violon, piano, organ.
Năm 1787 ông đến Vienna tìm Mozart để học hỏi, Mozart nhận lời dạy. Tiếc thay
mẹ Beethoven ốm nặng, ông lại trở về nước. Vài ngày sau bà từ trần, gánh nặng
gia đình chăm lo các em không cho phép Beethoven ra nước ngoài học tập được
nữa. Sau này ông có học hỏi Hayden một thời gian.
Năm 1789 ở Pháp nổ ra cuộc CM Tư sản lúc đó Beethoven đang là sinh viên khoa
triết, trường đại học tổng hợp Bonn. Vì hoàn cảnh gia đình và quan điểm không
phù hợp, chàng thanh niên 19 tuổi rời bỏ học đường tiếp tục đi theo thiên hướng
âm nhạc đã định của mình. Cuộc CM Tư sản Pháp đã ảnh hưởng rất lớn tới âm nhạc
của ông, âm nhạc của ông sôi sục tính chiến đấu. Ông thường nói: "Âm nhạc
phải làm bùng cháy lên ngọn lửa trong tim con người". Trong khoảng 10 năm
từ 1782-1792 ông sáng tác khoảng 50 tác phẩm, trong đó có 3 bản sonata piano, 3
bản tứ tấu đàn dây, 2 bản đại hợp xướng và một số ca khúc
Năm 1792 ông đến Vienna lần II và sống ở đó cho đến cuối đời. Năm 1796 Beethoven
thấy có triệu chứng điếc, bệnh tình sau đó càng nặng, đó là nguy cơ đối với nhà
soạn nhà. Ông có yêu một tiểu thư bá tước tên là Duyliet Gơvi Chardi, nhưng
hạnh phúc không đến với ông. Beethoven lâm vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng.
Năm 1802 ông đã viết di chúc cho các em với ý định tự vẫn. Nhưng nhạc sĩ đã
vượt qua cơn ác mộng đó với nghị lực phi thường.
Từ năm 1813- 1816 Beethoven bị điếc hoàn toàn, ông luôn luôn phải mang theo một
cuốn sổ nhỏ để đàm thoại. Sau khi thành lập "liên minh thần thánh"
chính quyền ở Vienna đàn áp những người có xu hướng tiến bộ. Beethoven bất mãn
với chế độ chính trị lúc đó, ông căm ghét bọn quý tộc và luôn tin tưởng vào
tương lai đẹp đẽ của nhân loại.
Beethoven từ trần tại Vienna ngày 26/3/1827. Hàng vạn người dân theo sau đám
tang người nhạc sĩ nghèo đưa ông tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Di sản âm nhạc của ông thật đa dạng: 9 bản giao hưởng, 5 bản concertos piano, 1
bản oncertos violon và dàn nhạc. Vở nhạc kịch "Phidelio", nhiều tác
phẩm âm nhạc sân khấu như "Ecmông", "Pơro-môtê", "Sự
suy đồi của A-ten", nhiều khúc mở màn nổi tiếng "Lêôno",
"Côriôlan"...Trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng có nhiều tác phẩm ưu
tú: 16 bản tứ tấu dàn dây, 32 bản sonata piano, 10 bản sonata violon và piano
cùng hàng trăm tác phẩm soạn cho các loại nhạc cụ thanh nhạc.
Tìm đến âm nhạc của Beethoven ta thấy rõ nhất đặc điểm về tính kịch, tính tương
phản trong sự vận dụng các phương tiện biểu hiện của âm nhạc như giai điệu,
tiết tấu, hoà âm...
Trong khoảng thời gian 1792-1802: Thời kỳ 10 năm đầu sống ở Vienna, ông viết 18
sonata cho piano, trong đó có 1 số bản nổi tiếng:
- Số 8 có tiêu đề : Bi hùng
- SỐ 14 CÓ TIÊU ĐỀ: ÁNH trăng
Một số bản Sonata cho đàn violon và 1 số song tam tứ tấu và cho ra đời 2 tác
phẩm giao huởng đầu tiên.
-1802-1812: Ðây là thờ kỳ tài năng nhuần nhuỵ nhất, tác phẩm tiêu biểu gồm:
- Giao hưởng số 3 tiêu đề Anh hùng
- Giao hưởng số 5 tiêu đề Ðịnh mệnh
- Giao hưởng số 6 tiêu đề Ðồng quê
Một số bản sonata cho violon và piano trong đó nổi tiếng là sonata 23 với tiêu
đề "Appassionata" ông viết vở opera "Phidelio" và viết nhạc
kịch cho bản Ecmong của Gớt.
- Những năm cuối đời có nhiều biến động sâu sắc, Beethoven sinh ra bất mãn với
chế độ đương thời, tuy thế âm nhạc của ông vẫn lạc quan tin tưởng vào tương
lai, Ông viết tập ca khúc "Gửi người yêu phương xa".
Bản giao hưởng số 9 là một kiệt tác, anh hùng ca thời đại kết thúc sự nghiệp
sáng tác của ông.
Guillaume de Machaut
1. Thân thế và sự nghiệp:
Guillaume de Machaut là nhà thơ Pháp và là nhà soạn nhạc tài năng uyên bác nhất
thế kỷ 14. Từ một người hầu của vua John thành Bohemia năm 1323, sau này ông
trở thành giáo sĩ ở Riems từ năm 1340 cho đến khi mất. Lúc còn trẻ ông được
giao hộ tống nhà vua trong những cuộc viễn chinh. Ông được nhà vua đặc biệt tin
yêu trong những lần đi săn bằng chim ưng, cưỡi ngựa và thám hiểm. Những kinh
nghiệm quý báu và đa dạng trong những chuyến đi này là nguồn cảm hứng sáng tác
thơ và nhạc của ông. Những người đỡ đầu ông sau này bao gồm con gái vua thành
Bonne (Luxembourg), vua Charles thành Navarre và vua Charles đệ ngũ của Pháp.
Một số sáng tác nổi tiếng của ông được viết theo đơn đặt hàng và hướng dẫn của
hoàng gia và tầng lớp quý tộc.
Những bản nhạc trữ tình ngắn, bóng bẩy của Machaut góp phần tạo nên các thể
loại ballades and rondeaux và thơ điệp khúc hai vần. Chúng được phổ biến rộng
rãi trong hơn một thế kỷ.
Hầu như tất cả các bài thơ điệp khúc hai vần được ông phổ biến là đơn âm, còn
những bảng Ballades và Rondeaux là đa âm quyến rũ thì được phỏng theo thể loại
nhạc châu Âu của thế kỷ sau: giai điệu cao được đệm bằng 2 phần nhạc khí thấp
hơn. Trong số 23 bản motets của ông thì 6 bài dành cho nghi thức tế lễ kiểu La
Tinh, 17 bài còn lại viết theo khuynh hướng nhạc kế tục Pháp. Chúng đều có ba
phần với kết cấu âm điệu nhịp nhàng và hoà quyện với nhau. Về mặt cấu trúc
chúng là nhịp rời rạc hay dựa trên những âm điệu dài và có chu kỳ không đổi.
Tác phẩm Messe de Notre Dame (Buổi lễ ở nhà thờ) là bản đa âm 4 phần được ông
viết lần đầu tiên. Các tác phẩm của ông bao gồm 19 bản lais, 4 trong số đó là
đa âm, 42 bản ballades có giọng biến đổi từ 1->4, 21 bản Rondeaux và 33 bản
điệp khúc 2 vần.
Josquin Desprez
1. Thân thế và sự nghiệp: Josquin Desprez là nhà soạn nhạc nổi tiếng thời kỳ
Phục hưng và là một nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử âm nhạc phương Tây.
được sinh ra ở Hainaut (Bỉ ngày nay), ông học nhạc ở Cambrai- Pháp.
Năm 1459- ông trở thành người hát thánh ca trong một nhà thờ ở Galeazzo.
Jasquin tham gia vào đoàn tuỳ tùng của người anh công tước là Cardinal Ascanio
Sforza cho đến tháng 9 năm 1476 khi đó ông làm ca sĩ cho Giáo hoàng ở Rome. Sau
thời gian này, ông bắt đầu chuyến LƯU DIỄN Ở Ý, PHÁP VÀ CÁC NƯỚC THUỘC địa. Từ
tháng 6/1489 đến tháng 11/1494, ông trở lại hát thánh ca cho nhà thờ. Lần này,
ông được Giáo hoàng bổ nhiệm quản lý một số tài sản quan TRỌNG. SAU THỜI GIAN Ở
PHÁP (1501) RỒI Ở Ý (1503-1504), JOSQUIN TRỞ LẠI HAINAUT VÀO THÁNG 5/1504. Ở ĐÓ
ÔNG LÀM MỤC SƯ đứng đầu 1 nhà thờ địa phương ở Conde cho tới khi mất.
Sự tinh thông về mọi thể loại âm nhạc quan trọng ở giai đoạn của Josquin được
chứng minh bằng những tác phẩm sống động, bao gồm: 19 bản Mass, 100 bản motets,
70 bài hát tiếng Pháp, rất nhiều TÁC PHẨM VIẾT CHO KHÍ NHẠC VÀ FROTTOLE CỦA Ý
(1 LOẠI NHẠC HÁT BÈ). Những tác phẩm này được đông đảo quần chúng yêu thích lúc
đương thời và ngay cả sau khi ông mất đi. Thể loại nhạc của ông là sản phẩm của
hai nền văn hoá: miền Bắc nơi ông sinh ra lớn lên và trở lại sau này, miền Nam
nơi ông trưởng thành về mặt nghệ thuật và trải qua nhiều năm trong cuộc đời
sáng tác của mình.
Trong nhiều tác phẩm của ông, kỹ xảo ĐỐI ÂM CỦA NGƯỜI HÀ LAN- PHÁP VÀ THỂ LOẠI
HỢP ÂM CỦA Ý ĐƯỢC hoà quyện thành một thứ âm nhạc phong phú và diễn cảm, có sự
hợp nhất hoàn HẢO VỀ LỜI VÀ NHẠC. Ở CÁC BẢN MOTET sự phỏng theo giai điệu là kỹ
thuật nổi trội. Hơn thế nữa, các bản motet này cho thấy cách viết của ông rất
diễn cảm, phản ánh sự nhận thức tôn giáo sâu sắc cũng như khuynh hướng nhân đạo
thời đại mới. So với những sáng tác kế tục thì trong các bài hát plyphonic ông
đã áp dụng nhiều kỹ thuật, từ hợp âm đơn giản đến mô phỏng cao độ. Những tác
phẩm này đặt ra một tiêu chí cho những nhạc sĩ sau thời phục sinh chưa ai vượt
qua được ông cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét