Những đỉnh núi là giấc mơ của con người.
Núi mang đến sự kỳ vĩ, sự tĩnh lặng, bình an, và tính âm. Còn những dòng sông
luôn trôi chảy, luôn vận động. Bởi vậy mà “ không ai tắm hai lần trên một
dòng sông”. Sông luôn luôn thể hiện sự mới mẻ, sự sáng tạo, là tính dương.
Núi là trí tuệ cao ngất của thế giới. Sông là vẻ đẹp tâm hồn mênh mang của
con người. Tự sâu thẳm tượng trưng ấy, các văn nghệ sĩ đã cù cưa viết lách
núi sông. Giấc mơ núi đã qua, giấc mơ sông lại đến: “ Con sông là quán trọ và
trăng tên lãng du” (Biết đâu nguồn cội- Trịnh Công Sơn).
Mùa xuân là khởi đầu của bốn
mùa tự tính miên man mưa
gió. Khe suối sông ngòi là khởi đầu của dòng chảy đời sống và thi ca. Nơi nào
có sông suối chảy qua sẽ trù phú cây xanh gái đẹp. Nơi nào không có sông xanh
suối trong sẽ ứ đọng bệnh tật và cái chết. Đất Quảng Nam may thay có nhiều
sông suối. Có Thu Bồn dằng dặc bền lâu âm vang bốn
mùa mưa nắng. Có Vu Gia lửng lờ qua các triền đồi gò truông dưa cà đậu ớt.
Mùa xuân. Tôi mơ những khúc sông thơ
“ Những bận nào Trà Linh qua Đá dừng Hòn dựng/ Dùi
Chiêng về Phường rạnh ngược Khe Rinh/ Bao lấn anh cùng chúng em lận đận/
Bôn ba băng rú rậm luống rùng mình/ Những bận nào Quế Sơn Rù rì con suối ngược/
Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng/ Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt/
Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng” (Nỗi lòng Tô Vũ- Bùi Giáng- trong tập
Mưa nguồn)
Sông chất chứa những số phận. Sông khơi
mở những tâm trạng. Sông là chỗ dạo chơi, thưởng ngoạn (xuân đình). Rồi sông
cũng là nơi chia lìa, ly tán ( cao đình). “ Tiễn đưa một chén quan hà/ Xuân
đình thoắt đã dạo ra cao đình/ Sông Tần một dải xanh xanh/ Loi thoi bờ liễu mấy
cành dương quan” (câu 1499 đến1502- Trong Truyện Kiều-Nguyễn
Du). Sông suối như một chớp rạch của trùng khơi nhân thế.
Và sông của ái tình ái ân liếm mép, nhớ
nhung ôm ấp những bóng giai nhân thơ mộng, mà hẩy ra thơ thơm thảo rào rạt trinh bạch.
Đầu óc của những thi nhân đời sau luôn
ám chướng của vú mớm thơm tho, viết thơ đầy luyến ái:
“ Những dòng sông rần rật hát giữa lời câm/ Rần
rật khóc khuya/ rần rật những mạch ngầm âm ỉ đi trong mình/ những dòng sông
bây giờ quấn chặt hơi thở” ( Nghịch sông- Phạm Tấn Dũng).
“Thu Bồn ơi/ tôi đã gặp những người già suốt
một đời chưa kịp lên bờ những cánh buồm rã mục đắp mùa đông bãi sú/..../ trôi
cả dáng em thon thả non mềm lá cỏ bờ sông/ con dế gáy giọng buồn nhớ mùa dâu
xanh mướt/ cũng chính là em đã phả vào tôi mùi da thịt dậy thì ngào ngạt suốt
đời trăng” (Riêng với Thu Bồn- Phùng Tấn Đông)
“ Phía trước tôi/ dòng sông là vùng giao thoa
cay đắng với ngọt ngào”
(Chia ly- Lê Thu Thùy-trong tập Núi Gọi Biển).
“ Trăng rót đầy ghe lời sông triền miên/ Điệu
hò chèo thuyền trôi về Cửa Đại/ Chờ lễ hội Bà người khoe áo mới/Thu Bồn
mênh mang không lời .../ Đâu phải vô tình em hát cùng tôi/Bữa qua đò ngang Phú
Thuận/ Đá rêu xanh sóng lau Gành Móm/Cá chuồn tươi đầy chợ Phú Đa/ Xôn
xao bóng mây làng cũ Giảng Hòa/ Bến sông xưa chừ ngổn ngang bờ sóng/ Có
một Thu Bồn khát vọng/ Bã“ o giông cho đất thắm tình người” (Thu Bồn-
Nguyễn Hải Triều)
Và còn biết bao dòng sông chảy ầm ào
trong tâm thức của thi sĩ và giai nhân.
Mùa xuân. Tôi nhớ những con sông
Những con sông có thực trên cõi đời mơ ước: “Trước nhà em sông Vu Gia” (Thanh Quế). Và những con sông của những giấc mơ,
chảy mãi, chảy mãi trên hành trình tìm kiếm cái đẹp: “ Người tìm về dòng
sông/ hỏi thăm về đời mình/ người tìm về biển xanh/ nói thầm về đời mình/ rồi
tình yêu...” (Lời của dòng sông- Trịnh Công Sơn)
|
Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015
Mùa xuân mơ những dòng sông
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tiếng gọi đêm cuối năm
Tiếng gọi đêm cuối năm Đêm hai mươi sáu Tết, chị đứng trên ban công tầng bốn, lặng lẽ đưa đôi mắt u buồn nhìn xa xăm xuống đường phố. Hai ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét