Nhân cách của Nguyễn Đình
Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời
dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi
theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời,
chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn
Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ
ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực
văn hóa Việt Nam.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, một con
người tiêu biểu cho nhân cách Việt Namtrong thời kỳ đất nước đầy biến cố,
đau thương, nhưng vô cùng vĩ đại. Đất nước bị ngoại xâm, nỗi nhà tai biến, nỗi
mình bi thương, bao nhiêu nghiệt ngã của cuộc đời trút lên vai một người mù
lòa, sự nghiệp công danh nửa
đường dang dở.Sự thách thức nghiệt ngã ấy đặt ra cho Nguyễn Đình Chiểu thái độ
phải lựa chọn lối sống và cách sống như thế nào cho thích hợp với vai trò người
trí thức trước thời cuộc “quốc gia lâm nguy that phu hữu trách”, và ông đã chọn
con đường sống, chiến đấu, bằng ngòi bút “chí công” với cái tâm “đã vì nước
phải đứng về một phía”.
Nhìn từ góc độ văn hóa,
Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lý, nặng tình người, đậm
đà bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, cụ sẵn
sàng hy sinh xả thân không màng danh lợi. Vì đời,cụ chấp nhận mọi thử thách
trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường
quyền.
Với tất cả vai trò xã hội
và sứ mạng của con người mà Nguyễn Đình Chiểu phải gánh vác: Nhà thơ, nhà
giáo, thầy thuốc, người công dân, chiến sĩ yêu nước... cho đến cuối đời cụ vẫn
kiên cường vượt qua số phận, hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình, để lại
cho đời sau một tấm gương về cách sống trong sáng đến tuyệt vời:
“Sự đời thà khuất
đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm
gương”
Con người là sản phẩm của
hoàn cảnh, nhưng nhân cách của con người không chỉ là sản phẩm thụ động của
hoàn cảnh.Ngày xưa cụ Nguyễn Du từng cho rằng: “Xưa nay nhân định thắng thiên
cũng nhiều”.
Nhân cách của Nguyễn Đình
Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời
dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi
theo số phận.Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính
là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
Trên cương vị của một nhà
thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ
chê khen,biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp
đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam, Nhà thơ mù
lòa ấy là một trong những người đầu tiên đưa ra thông điệp tố cáo hành động
phản văn hóa, mất tính người của bọn thực dân xâm lược. Về tội ác hủy diệt cuộc
sống yên lành của nhân dân, ông viết:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim nháo nhác
bay”.
Với tội ác xâm lược phản
văn hóa ngang nhiên đoạt tài sản và hủy hoại một cách dã man những
di sản văn hóa của nhân dân ta:
“Bến Nghé của tiền tan bọt
nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm
màu mây”.
Của tiền là sự tích góp của
một đời người lao động sáng tạo vô cùng vất vả.
Tranh ngói là cả một dinh
cơ sự nghiệp, nhà cửa, đền, miếu, đình, chùa phải mấy trăm năm với bàn tay và
khối óc của nhiều người mới dựng nên cơ nghiệp lớn lao ấy.
Trong hoàn cảnh đất nước
lâm nguy, một bọn người mang danh kẻ sĩ đã hèn nhát đầu hàng kẻ thù, phản bội
đất nước. Nguyễn Đình Chiểu là người sớm biểu lộ thái độ khinh miệt bọn đê
hèn và phản văn hóa ấy:
“Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không
thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh
rình”.
Với quan điểm xem ngòi
bút là vũ khí chiến đấu “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”,Nguyễn Đình Chiểu
đã trực tiếp đả kích bọn Việt gian khoác áo văn chương như loại Tôn Thọ Tường
thường mượn màu chữ nghĩa làm đảo lộn trắng đen. Cụ viết:
“Thây nay cũng nhóm văn
chương
Vóc dê da cọp khôn lường
thực hư”.
Các tác phẩm văn học của
Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm
mỹ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hóa và khí
phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lý và
công bằng xã hội, trọng con người và căm ghét áp bức bất công. Cái “hào khí Đồng
Nai” ấy được thể hiện qua hành động của các nhân vật trong truyện thơ Lục Vân
Tiên, trong các nghĩa sĩ Cần Giuộc và nghĩa sĩ lục tỉnh thời Nam Kỳ kháng
Pháp đến nay vẫn còn được tiếp nối và phát huy trong đời sống văn hóa của
nhân dân ta ở miền Nam. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỷ XX đến nay,
truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình
như nói thơ, hò, vè, ca ra bộ trong sinh hoạt văn hóa quần chúng và chính đề
tài Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải
lương khi bộ môn nầy vừa mới ra đời trên
kịch trường Nam bộ. Gần
nay đề tài nầy đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành
phim truyện v.v... Hơn một thế kỷ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có
tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa của nhân
dân như vậy.
Trên lĩnh vực giáo dục, là
một nhà giáo, trọn đời thầy Đồ Chiểu chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho
thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam về đạo lý truyền thống
của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hóa
của con người Nam bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo
dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày
nay, trong đó nhà thơ - nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người
có công lớn. Chúng ta đều biết Nguyễn Đình Chiểu là học trò đời thứ hai của
nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một ông thầy nổi tiếng về phương pháp
giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất
Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ moan sinh
có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.
Võ Trường Toản là thầy học
của Nghè Chiêu.
Nghè Chiêu là thầy dạy
Nguyễn Đình Chiểu.
Từ lò đào tạo Hòa Hưng của
Võ Trường Toản mà thế hệ các nhà văn thơ trước đó và cùng thời với Nguyễn Đình
Chiểu dù vận nước đến thế nào cũng tràn đầy “hơi chính khí”. Kẻ sĩ Gia Định
chính là sản phẩm của phong cách rèn luyện của một ông thầy giỏi, giỏi đến mức
dạy nên những người học trò nổi tiếng hơn mình.
Thầy Đồ Chiểu dạy học trò
theo phong cách ấy.
Nhiều thế hệ môn sinh của
Đồ Chiểu tiếp thu sự giáo dục của thầy nuôi dưỡng ý chí, rèn luyện tinh thần
để sẵn sàng trở thành “trang dẹp loạn” mà sinh thời cụ Đồ Chiểu hằng mong ước.
Từ Nhiêu Đẩu, Nhiêu Gương ở Mỏ Cày cuối thế kỷ XIX đến các trí thức Nho học
Lê Văn Đẩu, Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn ở Ba Tri nửa đầu thế kỷ XX đều là những
thế hệ môn sinh đầy nhiệt
huyết mang đậm dấu ấn giáo
dục của thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu.
Nhân cách của nhà giáo
Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng rất lớn đối với vùng đất Bến Tre và xa hơn nữa.
Đất anh hùng từng sản sinh ra nhiều nhân vật anh hùng trong sự nghiệp chống
giặc cứu nước. Ngày nay nói đất Bến Tre là quê hương của cụ Đồ Chiểu chính là
nói đến truyền thống văn hóa Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu là một con người
tiêu biểu và là người có công bảo vệ và truyền lại cho các thế hệ sau nầy những
gì tốt đẹp nhất của truyền thống văn hóa ấy.
Nguyễn Đình Chiểu còn là một
thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lý phương Đông và y lý Việt
Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong
nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là quyển
“Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, một quyển sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy
thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của
tác phẩm:
“Xưa rằng quốc thử lời
khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ
trời”
Giáo sư Lê Trí Viễn viết
trong lời tựa quyển “Ngư tiều y thuật vấn đáp” lần xuất bản năm 1982: “Y thuật
ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước
ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy
ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lý
sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong
tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân
thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...”.
Đối với lương y Nguyễn
Đình Chiểu, y đạo tức là nhân đạo, mà chủ nghĩa nhân đạo của cụ là chủ nghĩa
nhân đạo nhân dân rất gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản:
“Thấy người đau giống mình
đau
Phương nào cứu đặng, mau
mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc
dành cho không”.
Cảm ơn đức của cụ, khi cụ
Đồ Chiểu mất, nhiều bịnh nhân được cụ cứu khỏi bịnh ngặt nghèo đến xin để
tang cụ như con cháu trong nhà.
Kỳ Nhân Sư một hình tượng
lý tưởng trong tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu đã tự
xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y
ra phục vụ cho kẻ thù của Tổ quốc và nhân dân. Nhân cách cao thượng ấy của
Nguyễn Đình Chiểu còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ lương y sau nầy.
Người thầy thuốc chân chính trong nhân dân làm nghề thuốc còn vì mục
đích từ thiện chớ không phải chỉ có kinh doanh trên sự đau khổ của đồng bào.
Nguyễn Đình Chiểu làm thơ
để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc; làm ông
Đồ dạy học không biết mệt mỏi vì sự nghiệp nuôi dưỡng “hào khí Đồng Nai” giữ
gìn bản sắc Việt Nam trong đời sống văn hóa của nhân dân giữa thời loạn ly;
làm thầy thuốc vì đạo cứu người chứ không chỉ vì nghề để vụ lợi. Đó là lối sống
có văn hóa, biết tự hào dân tộc, biết tự trọng của một người trí thức chân
chính, biết trân trọng phẩm giá của con người, giữ đúng tiết tháo của một kẻ
sĩ.
Bằng cuộc đời và sự nghiệp
của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân tộc
trải qua thử thách nghiệt ngã được bảo tồn và phát triển. Sống trong tình
thương và sự kính trọng của nhân dân, những người làm nên lịch sử và sáng tạo
văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa chân
chính của nhân dân.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét