Một chuyến du lịch bụi ở Singapore
Nếu nói theo ngôn ngữ của lớp
trẻ hiện nay thì khi tự mình xách ba lô đi du lịch, không theo tour gọi là du lịch
bụi thì tôi cũng vừa trải qua một chuyến như thế. Nhưng thật ra cũng chỉ có đờ
mi bụi thôi, vì có người nhà hướng dẫn, không đến nỗi phải hoàn toàn tự xoay xở
mọi mặt. Lý do du lịch của tôi một phần vì con tôi muốn tôi biết nơi sinh sống
của vợ chồng nó, sẵn dịp tham quan Singapore “cho biết với người ta”.
Số là con tôi lấy chồng người
nước ngoài. Chồng nó làm việc ở Singapore. Nó thì chưa được phép cư trú ở
Singapore nên l tháng chỉ được phép ở đó 25 ngày, rồi cũng vì đó mà cũng không
xin được việc làm nên rảnh rang lên mạng. Do thường xuyên săn tìm, lục lạo trên
mạng, nên nó mua được vé máy bay giá rẻ đi Singapore, đồng thời chuyến về cũng
mua được vé khuyến mãi, mua l tặng l, nên mua vé cho tôi và cả thằng em nó cùng
đi. Chị gái của nó thì về sau mới quyết định đi, nên phải mua vé với giá bình
thường.
Có lẽ vì đi bằng vé giá rẻ của
hãng Hàng Không Tiger nên sân bay cũng ở phía bèo. Toilette còn ngồi xổm, và vệ
sinh cũng kém. Khi xuống máy bay, hành khách phải đi xuống bằng thang bộ, rồi
phải đi bộ trên con đường thiết kế lên dốc cỡ lên l lầu, rồi xuống dốc mới đến
bộ phận Hải Quan Singapore để làm thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý. Khu đón xe
được ghi bảng “vui lòng xếp hàng chờ Taxi” nên rất trật tự. Có một nhân viên điều
hành ở đây. Mỗi người chờ đến lượt mình, một xe trờ tới, đón khách, đi rồi xe
khác mới đến. Không có cảnh Taxi đón khách làm giá bát nháo như sân bay Tân Sơn
Nhất của ta. Dọc đường, cô tài xế người Hoa cho biết, ở đây, nếu đi xe Taxi đẹp
thì giá gấp đôi. Xe của cô ta không đẹp lắm nên chỉ mắc hơn có 25 cents.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về
Singapore là con đường từ sân bay về nhà, và nhiều nơi trong Thành Phố, hai bên
đường có trồng một loại cây to, trông xa giống như cây Còng hay còn gọi là me
tây của xứ ta. Cây rất cao và tỏa bóng rất lớn. Có cây tàn của nó tôi ước tính
chắc cũng hơn l0m nên dưới đường rất mát. Xe chạy trong Thành Phố mà có cảm tưởng
như đi trong Công Viên. Lằn phân cách giữa hai con đường là những chậu khá lớn
trồng bông giấy trổ màu hồng phấn và và tim tím rất đẹp. Nhìn kỹ thì thấy chậu
không làm bằng xi măng, mà bằng gỗ. Theo con tôi nghe nói, thì sở dĩ làm chậu bằng
gỗ là phòng trường hợp có chiến tranh thì chỉ cần di dời những dãy phân cách đó
là con đường trở thành đường băng phục vụ cho nhiều máy bay. Suy ra xứ họ làm
gì cũng có kế hoạch rất chu đáo, không phải có tính cách nhất thời, hoặc kiên cố
mà thiếu tính toán.
Chung cư nơi con và rể tôi ở
là một căn hộ của một tòa nhà cao l4 tầng, có 2 phòng ngủ, 2 toilettes, bếp và
phòng khách, thiết kế đơn giản, thua xa nhà ở Khu Phú Mỹ Hưng mà giá hơn 2.800
đô Mỹ/tháng. Công ty chịu phần lớn. Số còn lại là rể tôi tự trả. Có lẽ vì ở đó
gần công viên và ga tàu điện ngầm, lại gần Siêu Thị Mustapha. Gần đó lại là khu
chợ của người Hoa. Vật giá cũng rất đắt, tôi đi mua mới thấy: ½ ký thịt ba rọi
giá 9 đô Sing. Tôi đổi 100 đô Mỹ thì được 125 đô Sing. Tính ra là tiền VN khoảng
16.000đ 1 đô Sing. Như vậy l ký thịt ba rọi giá gần 300.000đ. Trứng gà cũng hơn
2 đô l chục, và l bó rau muống cỡ 200gr có giá 2 đô; 1 gói đường nhỏ, chỉ 200gr
mà giá là 90 cents!
Khi thông báo đã đặt vé cho
mọi người sang Singapore, con tôi cũng đã cẩn thận dặn dò nên lên mạng tìm xem
thông tin về những điểm muốn du lịch hay mua sắm và chọn ra nơi nào cần đến để
đi trước, vì chồng nó cả tuần chỉ nghỉ có hai ngày: Thứ Bảy và Chủ Nhật, và biết
đường nhiều hơn, có thể hướng dẫn cho cả nhà. Phương tiện giao thông ở
Singapore thì rẻ nhất là bus rồi đến xe điện gọi là MRT (Mass Rapid Transport)
Hai loại xe này chạy khắp các tuyến trong Thành Phố, không có xe ôm như ở xứ
ta. Taxi rất mắc, nếu ở nhà muốn gọi tới đón thì phải chịu 8 đô, sau đó chạy
bao nhiêu thì tính tiếp. Muốn không tốn 8 đô thì cứ ra đường chờ, thấy xe nào
không có bảng hiện chữ Hire màu đỏ là xe chưa có khách thì cứ ngoắc. Giá khởi đầu
là 3 đô.
Tôi cũng lên mạng, thấy
Singapore có những nơi nổi tiếng nhất là Công Viên Sư Tử, Vườn Thú, Siêu Thị
Mustapha, Night Safari, China Town, Sentosa, và khu Tiểu Ấn.Công viên Sư Tử là
nơi mà hầu hết du khách đến Singapore đều tới đó để chụp hình lưu niệm, nên tôi
chọn làm điểm tham quan đầu tiên. Chúng tôi khởi hành lúc 11 giờ trưa bằng xe
bus. Đi một con đường khá dài, đến trạm cuối thì xuống đi bộ qua cầu, bước xuống
độ mươi bậc thang, băng qua một khoảng sân lót bằng gỗ mới đến khu công viên lớn
có con Sư Tử mình cá ngồi phun nước. Tôi ngạc nhiên không hiểu giữa thời buổi
bê tông được xây dựng hàng mấy chục tầng lầu, tại sao ở đây lại tồn tại một đoạn
đường lót bằng gỗ? Có lẽ là Phong Thủy chăng, vì nghe nói đất Singapore là đất
Phong Thủy? Mọi người, mọi nhóm thay phiên nhau để chụp ảnh với con Sư Tử. Trước
mặt, rồi sau lưng. Phía dưới là con sông, có thuyền chạy chầm chậm đưa du khách
tham quan. Đối diện con Sư Tử là dãy nhà hình trái sầu riêng, và nhiều nhà cao
tầng. Chụp ảnh góc nào cũng đẹp. Quanh đó tôi thấy có nhiều nhóm du khách, có lẽ
khoảng vài trăm người, đủ thứ quốc tịch. Họ đến bằng xe bus hay xe của các
tour.
Chụp ảnh chán chê, chúng tôi
băng qua đường để về, và ghé chụp tiếp với mấy tượng đồng to hơn người thật được
đặt trước mặt một Ngân hàng. Nhóm tượng có hình một người tây phương mặc
complet ngồi quơ tay nói chuyện với một người mặc đồ Tàu, tóc tết đuôi sam và l
người nữa, mặc áo, đội mũ kiểu Ấn Độ. Kế bên là tượng con trâu kéo cái xe, phía
sau là hai người đang chuyền nhau cái bao để chất lên xe.
Chúng tôi đi dài tới rồi ghé
một tiệm Tàu để ăn trưa. Mỗi người gọi một chén cơm trắng. Cơm chỉ lưng lửng chén
thôi mà giá 40 cents l chén. Hai đĩa thịt giá 8 đô 1 đĩa. Đĩa rau xào thì 7,5
đô. Nước uống 1,5 đô l chai. 5 người ăn kể cả nước uống là 30 đô. Tính ra cũng
không đắt, vì đây là tiệm ăn bình dân, khách rất đông. Sau đó chúng tôi đi tới
một trung tâm mua sắm. Theo cái nhìn của một người đã quá đát về thời trang của
tôi thì quần áo ở khu mua sắm đó cũng không đẹp gì hơn ở các hàng hiệu tại VN. Ở
một cửa hàng nọ, thấy giá đã giảm rồi mà từ 60 đến 100 cho l cái áo đầm. Một áo
ngắn coi được thôi cũng khoảng từ 30 đến 40 đô Sing. Không có nhu cầu mua sắm
nên mấy mẹ con tôi chỉ lướt qua các cửa hàng rồi kéo nhau về khu Tiểu Ấn. Dọc
con phố buôn bán ở khu này rất nhiều cửa hàng bán vàng trưng bày nhiều món nữ
trang bằng vàng 24 rất tinh xảo của người Ấn và đủ thứ quần áo, giày dép…
Tôi đã đọc trên mạng thấy ở
khu Tiểu Ấn có những chiếc đồng hồ thời trang cho tuổi trẻ, mẫu mã đẹp mà giá rất
rẻ, có điều không biết chạy được bao lâu, giá 3 món là 10 đô Sing, nên cố ý đi
tìm. Cuối cùng cũng gặp được, trong đó không chỉ bán đồng hồ, mà ví cầm tay,
vòng đeo tay, bài Tây có hình cảnh của Singapore, móc khóa, hộp đựng nữ trang,
đồ kỷ niệm có hình chú Sư Tử hay hình ảnh tiêu biểu của Singapore bằng thủy
tinh hay bằng polymer. Các mặt hàng này giá dễ mua nên hấp dẫn du khách vì thế
kẻ ra người vô tấp nập. Tôi cũng tranh thủ chọn mua mấy món về cho đám cháu.
Rời khu Tiểu Ấn, sang bên đường
là Siêu Thị Mustafa chiếm hết chiều dài của một con đường và có đến 3 tầng lầu.
Siêu Thị này có đủ các mặt hàng mà theo nhiều người nhận định là trên trời dưới
đất có gì thì Siêu Thị này đều có. Có nghĩa là thượng vàng, hạ cám không thiếu
thứ gì, và phục vụ suốt 24/24. Máy lạnh trong Siêu Thị rất lạnh. Người mua đông
đúc, kẻ ra người vô tấp nập. Hàng hóa tràn ngập, nếu không biết trước khu vực
nào bày bán món hàng mình muốn tìm thì chắc là đi mệt xỉu! Thằng rể tôi dắt tôi
lên lầu 3 để mua gạo. Trong đó bán đủ loại gạo thơm của Thái Lan, Malaysia, Ấn
Độ, Nhật Bản. Tôi chọn gạo hột ngắn của Nhật vì con tôi đã ăn thử gạo thơm Thái
thấy hơi cứng cơm nên không thích. Giá l bao 5k là 11.90, tính ra gần 40 ngàn đồng
VN/kg. Có điều gạo dẻo và nở, hôm sau vẫn còn mềm.
Tính từ lúc đi là 11 giờ
trưa, đi 2 lần xe bus, vòng quanh chợ khoảng l tiếng và về đến nhà lúc 7 giờ tối
thì thấy ngày đó chúng tôi đi bộ khoảng hơn 5 giờ đồng hồ, chắc cũng có đến 5,
6 cây số! Đó là chuyện chưa từng xảy ra với tôi, nhưng không hiểu sao tôi cũng
làm được. Có lẽ vì bên Sing ngoài cuốc bộ thì không còn cách nào khác. Muốn đi
xe bus hay xe điện thì phải theo tuyến, không phải như bên ta, bước ra đường là
có xe ôm, chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn là đi thoải mái, đường lớn, hẻm nhỏ nào
cũng tới được.
Hôm sau chúng tôi quyết định
đi vườn thú Singapore. Qua hai chặng xe điện, băng qua đường, lên bờ, xuống ruộng
mới đến trạm Ang Mokio rồi đi xe bus số 138 khoảng nửa tiếng là đến ngay cửa Vườn
Thú. Vé vô cửa mất 20 đô cộng thêm vé đi xe để tham quan chung quanh vườn thú
là 5 đô/người. Mọi người chỉ đi bộ khoảng vài trăm thước là có xe, xếp hàng chờ
leo lên, xe chạy vòng vòng trong Sở thú. Con tôi cằn nhằn là bỏ ra mấy trăm
ngàn để được thư giãn trong vườn và ngắm thú mà lại “cỡi xe xem thú” khác nào
“cỡi ngựa xem hoa” thì thấy gì! Nhưng tôi nghĩ, đã đi bộ nguyên một buổi chiều
hôm qua. Sở Thú thì rộng đến mấy chục mẫu. Trời lại bắt đầu chuyển mưa, nếu cứ
đi bộ thì đến bao giờ cho xong! Hơn nữa, tôi nghĩ, nhưng cũng không tranh cãi với
nó, là nếu mưa tới thì chỗ đâu mà núp? Thú lại chui vô hang hay bụi, có đứng
đâu đó cho ta nhìn? Sở thú thì cả 3.000 loài và phải bỏ ra hết 400.000đ VN,
chưa kể tiền đi xe bus, xe điện, mà tôi chỉ ở trong đó được 1 giờ và chỉ nhìn
thấy vài con khỉ nhỏ xíu cỡ cườm tay, vài con két, hai con tê giác, một con hà
mã, và một con khỉ to đu giây ra giữa đường. Khi xe chạy còn nhìn thấy mấy con
ngựa vằn và ngang qua vườn cây nhiệt đới thấy có bụi chuối và vài trái bầu lủng
lẳng! Chưa kể đi ngang qua chuồng voi hay chuồng con gì đó không biết - vì có
rào cây xanh che chắn, nên không thấy bên trong - còn được thưởng thức mùi hôi
khá nặng! Kết quả cuối cùng là khi xuống xe, vừa đi vừa chạy ra xếp hàng ngồi
được lên xe bus thì trời cũng đổ mưa to xuống, xe chạy trong mưa và sấm chớp.
Có lẽ tới lúc đó con tôi mới thấy quyết định ra về vội vàng của tôi là đúng.
Thôi thì tự an ủi là đã chụp được vài tấm hình trước cửa vườn thú, kể như đã
tham quan nơi đây rồi. Lẽ nào vì tiếc tiền đã mua vé mà ở lại cho mắc mưa, rủi
bịnh thì sao? Dù trước lúc đi đã mua Bảo Hiểm, nhưng khi cần, lại ở xứ người
thì mọi việc đâu có đơn giản. Cẩn thận vẫn hơn!
Giá vé đi xem vườn thú Jurong không rẻ chút nào, nên trên mạng có người đã ghi lại 2 câu thơ Lục Bát:
Giá vé đi xem vườn thú Jurong không rẻ chút nào, nên trên mạng có người đã ghi lại 2 câu thơ Lục Bát:
“Chưa đi chưa biết Jurong.
Đi rồi mới thấy túi không còn tiền”!
Đi rồi mới thấy túi không còn tiền”!
Nói về Tàu Điện Ngầm ở
Singapore thì du khách nào cũng muốn đi cho biết, và thật ra không muốn cũng phải
đi, vì đó là phương tiện nhanh và rẻ nhất, lại chạy khắp các tuyến đường Nam, Bắc,
Đông, Tây trong Thành Phố. Trước hết là phải mua 1 cái thẻ tên Ez-link, giống
như cái card điện thoại. Con tôi đã mua sẵn cho mỗi người l thẻ, vì thẻ này
không thể dùng chung. Thẻ này dùng cho cả xe điện lẫn xe bus. Đi bằng xe điện
thì bảng kiểm tra ở các cổng vô và ra. Đến cổng, áp cái thẻ vô bảng từ có hình
cái thẻ, nó kêu lên tiếng tít, trên cổng hiện ra chữ Go và hai cánh gà tụt vô để
cho đi qua. Khi ra, cũng áp thẻ vô bảng từ như thế. Máy sẽ tự động tính tiền chặng
đường ta đã đi. Đi xe bus thì vừa bước lên xe có 2 bảng điện từ gắn ở 2 bên cửa,
cứ áp thẻ vô cho nó kêu rồi vô tìm chỗ ngồi. Nếu đông quá thì chịu khó đứng. Muốn
xuống trạm nào thì khi xe gần đến ấn vào nút màu đỏ trên hàng cột ở giữa xe. Đến
trạm tài xế sẽ dừng. Khi xuống thì mọi người cũng tự động áp thẻ vô để tính tiền.
Tài xế chẳng cần kiểm tra, vì nếu ai xuống mà không áp thẻ để tính tiền thì họ
sẽ tính là người đó đi suốt tuyến rồi trừ vô thẻ thì thiệt ráng mà chịu!
Muốn đi xe điện thì phải
dùng cầu thang cuốn, vì xe điện nằm sâu dưới đất. Thang cuốn này chạy với tốc độ
nhanh hơn thang ở Siêu Thị bên ta. Xe điện thì càng nhanh hơn. Bước lên xe, cửa
đóng lại là lao đi vun vút, nhìn bên ngoài thấy hình ảnh mờ vút qua, chỉ ít
phút là đến ga. Lúc chờ đợi cũng chỉ mất từ 5 - 7 phút. Người đi chỉ cần đứng ở
trước một trong những cửa kính dọc theo hành lang để chờ, vì xe điện mở rất nhiều
cửa. Xe ngừng thì bước vô. Có hai hàng ghế ngồi ở hai bên và hàng cột để vịn đứng
ở giữa mà chúng tôi hay gọi là múa cột. Giờ cao điểm thì người lên xuống rất
đông nên đa phần là phải đứng. Đôi khi gặp người lịch sự cũng nhường ghế cho.
Trên xe có bảng điện tử chạy chữ màu đỏ báo cho biết trạm sắp đến, một mặt cũng
thông báo bằng mấy thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh. Đường hầm xe điện thì rất
dài và sạch sẽ, có ga còn có người ăn mặc rất lịch sự đứng đó đờn, hát để ăn
xin. Giờ ăn trưa thấy họ để nguyên đồ nghề đó đi đâu mất. Nếu ở VN ta chắc là
chỉ có thể đi ăn l lần rồi bỏ nghề luôn, hoặc sau đó hát chay vài năm để sắm đồ
nghề lại!
Tôi không thuộc tip người hiện
đại nhưng không hiểu vì sao lại cứ “hại điện”. Cùng mua thẻ bằng tiền mọi người.
Cùng đi từng ấy trạm. Nhưng tôi cứ bị ách lại không cho qua cổng, phải đi vô
khiếu nại rồi họ xem lại thấy còn tiền, bảo cứ đi tiếp thì mới ra đi được! Lần
đầu họ bảo chắc là để thẻ chung với đồ gì đó bị nhiễm từ. Lần thứ nhì cũng còn
tới gần 9 đô. Lần cuối thì kêu là hết tiền phải nạp thêm vô! Con tôi bảo chắc
thấy mặt của mẹ trông giống “ú ớ Việt gian” nên máy nó ghét!
Mọi người đều biết Singapore
được mênh danh là thành phố sạch và xanh, sẽ bị phạt nặng khi vất rác hoặc tàn
thuốc bừa bãi, nên du khách trước khi tới đó đều được cảnh báo. Nhưng không hiểu
sao khi theo con tôi đến khu Hành Chánh trung tâm thì tôi thấy có cái bao không
to tướng ở giữa đám cỏ ngay trước tòa nhà, và ngay giữa đường đi bộ dưới cầu
cũng có l bọc gì khá to. Không biết tay nào mà liều thế! Đi dọc khu Tiểu Ấn tôi
cũng thấy có người vừa đi vừa hút thuốc, sau đó bỏ tàn ở thùng đựng rác dọc
theo đường đi. Trên đường đi chợ ở khu phố Tàu tôi vẫn nhìn thấy có vỏ lon nước
ngọt, vỏ hộp thuốc lá và vài mẩu giấy nhỏ nằm vất vưởng. Lá thì rụng vô tư!
Trong khi đó, ở những khu tôi đi qua bên Mỹ thì hoàn toàn không thấy một mẩu
rác nào. Lá khô cũng không thấy. Điều tôi ghi nhận là ở Singapore cây xanh khá
nhiều, đường vòng vèo nhưng không hề có ổ gà. Hai bên hông của những cầu vượt
có trồng hoa, không chỉ trơ xi măng, nên nhìn không chán.
Xe ở Sing thì tay lái nằm
bên phải, lưu thông thì phía đường bên trái và chạy khá nhanh. Người đi bộ muốn
qua đường thì phải ấn vô cái nút trên cột đèn rồi đứng chờ đến khi đèn có hình
người đi bộ bật xanh lên thì xe cộ đều ngừng cho đi qua. Nếu đi ẩu thì bị phạt
mà xe tông thì ráng chịu, vì đã có luật. Xe hai bánh rất ít, ngồi trên Taxi đi
cả chục cây số đường chỉ thấy có l, 2 chiếc mô tô, và chạy nhanh không thua gì
xe hơi.
Khu trung tâm thì thấy đa phần
là nhà cao tầng, kiểu dáng cao vút, có cái đến hơn 50 tầng, đứng gần không nhìn
tới tầng cuối. Màu sắc thì xanh da trời và xám nhạt. Có dãy nhà cũng có màu,
nhưng không phải là nhà cao tầng.
Khu China Town nằm ngay một
ga xe điện cùng tên, bước xuống là tới. Trong đó thấy có nhiều cửa hàng bán thuốc
bắc, quần áo, bóp, đồ trang sức bằng bạc nguyên chất (không biết có nguyên chất
thật hay không).
Chúng tôi không có đi hết, và cũng ghé thử l cửa hàng bày đồ ngọc, thấy nhiều tượng và đồ vật bằng ngọc, nhưng màu xanh nhờ nhờ, giống nhựa nhiều hơn, không bóng, đẹp như ngọc tôi từng thấy ở VN, mà giá thì trên trời, món nào cũng đề giá bạc ngàn đô trở lên. Hay là bên ta bán là bột đá ép mà kêu là ngọc chăng? Cái đó thì chịu thua, chắc phải dành cho những nhà địa chất học đánh giá.
Sentosa thì tôi không có đến, vì nghe nói đó là khu bán đồ cao cấp, ăn chơi, đánh bạc mà có ai đó đã làm thơ kiểu Bút Tre: “Chưa đi chưa biết Sento. Sà vô mới thấy tiền đô không còn”. Tôi cũng không có đi Vườn Thú Đêm vì không có hứng thú đi hàng mấy chục cây số để nhìn mấy cặp mắt sáng quắc của những con thú vào ban đêm, nhưng bị cấm không cho chụp ảnh. Night Safari này cũng là một phần của vườn thú, nhưng có xe đưa đón miễn phí.
Chúng tôi không có đi hết, và cũng ghé thử l cửa hàng bày đồ ngọc, thấy nhiều tượng và đồ vật bằng ngọc, nhưng màu xanh nhờ nhờ, giống nhựa nhiều hơn, không bóng, đẹp như ngọc tôi từng thấy ở VN, mà giá thì trên trời, món nào cũng đề giá bạc ngàn đô trở lên. Hay là bên ta bán là bột đá ép mà kêu là ngọc chăng? Cái đó thì chịu thua, chắc phải dành cho những nhà địa chất học đánh giá.
Sentosa thì tôi không có đến, vì nghe nói đó là khu bán đồ cao cấp, ăn chơi, đánh bạc mà có ai đó đã làm thơ kiểu Bút Tre: “Chưa đi chưa biết Sento. Sà vô mới thấy tiền đô không còn”. Tôi cũng không có đi Vườn Thú Đêm vì không có hứng thú đi hàng mấy chục cây số để nhìn mấy cặp mắt sáng quắc của những con thú vào ban đêm, nhưng bị cấm không cho chụp ảnh. Night Safari này cũng là một phần của vườn thú, nhưng có xe đưa đón miễn phí.
Nhiều người nói rằng
Singapore là “Thiên đường mua sắm” với hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ, vào các mùa
sale thì khách du lịch khó mà cưỡng lại với đủ thứ mặt hàng được hạ giá từ 30 đến
70%. Nhưng thời điểm tôi sang thì không phải là mùa giảm giá. Bản thân tôi lại quá
đát, chỉ mặc những bộ quần áo quê mùa tự đặt thợ may, đâu có hợp với những bộ
trang phục thiết kế cho giới trẻ, nên có đến trung tâm thời trang cũng như
không. Chẳng sắm được món gì. Sang đó cả tuần chỉ mua được vài cái đồng hồ dỏm
và vài cái móc khóa. Con gái tôi cũng chỉ mua mỗi một phần mềm để chơi game cho
con nó. Nhưng bù lại là chúng tôi chụp ảnh rất nhiều để ghi lại hình ảnh của một
đất nước văn minh, giàu đẹp!
Ra nước ngoài mới thấy Tàu
có một môn võ công “vô cùng lợi hại”, “oai trấn thiên hạ” vô cùng hữu dụng, đi
đâu cũng xài được. Thật vậy. Nếu đi Siêu Thị thì khỏi phải thắc mắc, vì mọi thứ
đã xếp đặt. Thịt thì phân từ loại, vô bao, đóng gói sẵn. Muốn thứ nào, nhiều
hay ít chỉ cần chọn lấy, rồi ra quầy tính tiền, khỏi cần nói tiếng nào. Quầy bán
thịt heo của Tàu bên Sing thì cũng giống ở chợ của ta. Từng tảng thịt cỡ l, 2
ký được sắp ngay ngắn trên quầy. Tôi vừa ghé lại là anh Tàu bán thịt đã xí xô
xí xào. Tiếng Anh thì tôi không biết nói thế nào là thịt đùi, thế nào là ba rọi.
Thế là tôi bèn thi triển môn võ công “Nhất dương chỉ” rồi kèm theo đó là số cân
lượng. Người bán chỉ việc cắt, cân rồi tính tiền. Nhanh, gọn, lẹ! Rồi còn có
màn lạc đường nữa chứ. Lúc đi thì thấy dễ quá, từ nhà đi ra tới ngã tư, quẹo
trái là đến chợ. Lúc ở chợ ra thì chẳng còn biết mình đi từ đâu để quay lại, vì
lúc đi vô ý chẳng thèm nhớ coi mình đã băng qua đường tên gì. Cũng may mà còn
nhớ tên đường ở khu nhà con gái tôi, bèn hỏi một cô người Ấn đang đi bộ. Cô chỉ
cho tôi đi tới, rồi quẹo trái. Về nhà con tôi cười ngất. Nó nói cũng may là còn
nhớ tên đường. Nếu không thì dù Bụt có hiện ra chắc cũng không thể chỉ cách nào
cho về được!
Hôm vừa qua tới thì thằng rể
của tôi đã xem dự báo thời tiết cho tuần lễ đó. Nó cho biết là sẽ có mưa suốt mấy
ngày! Tụi nhỏ hỡi ôi, vì mưa ở Singapore theo lời con tôi nói thì “thấy ghét lắm”.
Mưa như trút nước và dai dẳng. Có khi suốt đêm chưa chịu thôi, còn leo qua tới
hôm sau. Tôi tự an ủi: Biết đâu trời thương, vì “thánh nhân hay đãi kẽ khù khờ”.
Chẳng lẽ lần đầu tới đây mà trời ghét đến độ không cho mình nhìn cho biết cái xứ
sở nổi tiếng này? Mưa cứ dầm dề thì ở nhà còn chán đừng nói chi là đi tới đi
lui. May quá, có lẽ trời cũng chiều lòng, nên chỉ gặp có l trận mưa khi đi Vườn
Thú, còn ngoài ra thì nắng tốt, đi chơi, chụp hình thoải mái.
Chuyến về thì đi bằng hãng
máy bay Jetstar, sân bay Changi phía sang với những cửa hàng lớn bán mỹ phẩm,
bóp, quần áo, rượu, đồng hồ đắt tiền. Nghe nói hàng mua ở đó miễn thuế, nhưng
thử ghé mắt nhìn vô cái giá đã thấy không rẻ chút nào: Một thỏi son giá trên dưới
50 đô tùy loại.
Chai Chanel No5 lúc trước tôi mua ở Mỹ chỉ có hơn 100 đô, tại đây giá hơn 160 đô! Có lẽ nơi đây mới bán đúng hàng xịn. Còn nhiều nơi ở Singapore nghe nói hàng giả cũng tràn lan. Cửa hàng nơi đây sang trọng, hàng hóa bày rất lịch sự. Phòng đợi ở phi trường tuy rộng thênh thang nhưng khá lạnh, tôi phải mặc áo dày mới chịu nổi. Mới tới sân bay đó lần đầu nên tới đâu cũng phải hỏi. Cuối cùng rồi cũng đến phòng chờ và sau 2 tiếng là về đến phi trường Tân Sơn Nhất.
Chai Chanel No5 lúc trước tôi mua ở Mỹ chỉ có hơn 100 đô, tại đây giá hơn 160 đô! Có lẽ nơi đây mới bán đúng hàng xịn. Còn nhiều nơi ở Singapore nghe nói hàng giả cũng tràn lan. Cửa hàng nơi đây sang trọng, hàng hóa bày rất lịch sự. Phòng đợi ở phi trường tuy rộng thênh thang nhưng khá lạnh, tôi phải mặc áo dày mới chịu nổi. Mới tới sân bay đó lần đầu nên tới đâu cũng phải hỏi. Cuối cùng rồi cũng đến phòng chờ và sau 2 tiếng là về đến phi trường Tân Sơn Nhất.
Một kinh nghiệm mà tôi thấy
được khi qua Singapore, là chỉ cần biết tiếng Anh rồi lên mạng lục tìm thông
tin của những người đã đi qua kể lại về giá cả và phong cách phục vụ của một số
khách sạn, rồi tự tổ chức thành một nhóm, tự dắt nhau đi thì đỡ tốn hơn. Bản đồ
giao thông bằng xe bus, xe điện đều có bán hoặc phát không. Cứ tìm rồi tham khảo.
Ngoài những khách sạn đắt tiền cũng có phòng trọ nhiều giường, dành cho những
khách du lịch ít tiền. Qua đó có nhiều tour du lịch địa phương. Nếu không thích
đi với họ thì có những chuyến xe bus chuyên đưa đi tham quan 20 điểm nổi tiếng
của thành phố. Giá hình như chỉ hơn 20 đô/người. Ngoài ra, còn có những chuyến
xe bus miễn phí chuyên đưa khách đến những trung tâm mua sắm.
Một kinh nghiệm nữa là các bạn
nữ muốn du lịch Singapore nên quên đi giày cao gót, mà mang giày đế thấp để đi
bộ, vì các trạm xe bus hay xe điện đều cách nhau khá xa. Siêu thị thì rộng lớn,
đi vòng quanh để xem hàng bằng giày đế thấp cũng đủ mỏi cả chân. Muốn diện giày
cao gót thì có nước đứng tại chỗ mà ngắm người qua lại!
Ở Singapore cũng có những
nơi bán đồ ăn rẻ hơn mua về nấu ở nhà. Chợ người Hoa có một hàng bán Mì khá
ngon, giá chỉ 3 đô Sing/tô, nhưng số lượng có hạn, đi trễ là không còn. Người
mua phải đứng xếp hàng, trong khi những tiệm gần đó thì thưa thớt, khách ngồi
thoải mái! Một điểm son nữa cho Singapore là tiệm ăn có bảng giá rõ ràng, khách
trong hay ngoài nước đều tính đúng giá, không có kỳ kèo, lấy giá khác so với
lúc đưa ra như những tiệm ăn ở những điểm du lịch của nước ta. Người ăn xin ăn
mặc nhếch nhác đi thành từng đám theo đeo bám níu kéo du khách cũng không hề thấy.
Có lẽ những việc nho nhỏ như thế cũng góp phần làm cho Singapore thêm hấp dẫn
du khách.
Nước ở Singapore ở đâu cũng
có thể uống vì đã được lọc sạch, nhưng nghe nói được lọc từ nước thải nên cũng
thấy hơi ớn ớn... Nhưng không uống nước đó thì uống bằng gì? Bao nhiêu đó cũng
thấy người Việt Nam mình hạnh phúc hơn nhiều! Trong sân bay cũng có chỗ để
khách lấy nước để uống. Tôi không biết điều đó nên không mang chai hay ly theo,
phải mua nước rất mắc, mỗi chai giá hơn 2 đô, uống không hết phải quăng vô
thùng rác trước khi vô phòng kiểm tra hành lý. Trong khi đó, ngay trước phòng
kiểm tra có bảng viết câu mà tôi nhớ loáng thoáng hình như là “bạn có thể lấy đầy
chai sau khi kiểm tra an ninh”. Đọc thấy như thế những chẳng hiểu nói về cái
gì. Vô trong mới thấy hóa ra hành khách đi máy bay có thể mang theo chai không.
Hứng uống ở ngoài chán chê rồi trút bỏ hết nước đi. Sau khi kiểm tra hành lý
xong, nếu khát thì cứ tới chỗ vòi nước được gắn ngay trong phòng chờ để hứng uống
tiếp trong khi chờ lên máy bay!
Chút kinh nghiệm đó mà tôi không biết nên tốn hết gần cả trăm ngàn đồng. Rõ là chuyện lớn chuyện nhỏ đều phải học!Đi đâu tốt đẹp mấy cũng không bằng về nhà. Nhưng tôi cứ suy nghĩ mãi, không hiểu vì sao một đất nước nhỏ bé, nằm chơ vơ ở đảo giữa biển như vậy mà lại phồn thịnh đến như thế. Họ hơn ta ở chỗ nào trong khi ban đầu họ còn phải nhập cả nước để uống? So sánh lại tôi thấy họ đâu có gì hơn ta? Phong cảnh thiên nhiên không có. Những nơi nổi tiếng mọi người đến tham quan, chụp ảnh toàn là nhân tạo, tại sao lại thu hút khách đến như thế? Phải chăng do nghệ thuật quảng cáo, máy bay giá rẻ, hàng hóa khuyến mãi theo mùa và không có những hiện tượng buôn bán chặt chém du khách, tuy nhỏ mà ảnh hưởng rất lớn làm cho du khách hoảng sợ không dám quay lại? Khu Tiểu Ấn, Sim Lim hay Siêu Thị cũng chỉ là những chỗ bán hàng, mà đa phần hàng hóa của họ đều phải nhập! Tài nguyên họ hoàn toàn không có. Chẳng có dầu lửa phun mỗi ngày hàng chục ngàn thùng. Cũng không có mỏ than, mỏ ngọc, mỏ vàng, rừng bao la và bãi biển dài cả mấy ngàn cây số mệnh danh là “Rừng vàng, biển bạc” như nước ta!. Đất của ta thì rộng. Thiên nhiên ưu đãi. Cây trái sum suê. Gạo thừa để xuất đi. Họ thì phải nhâp từng món, kể cả gạo! Rể tôi mua biếu cho tôi mấy gói Salonpas, mở ra xem hóa ra là của Việt Nam với giá gấp đôi bên nhà! Tiếng Anh của họ được gọi là Singlish, con tôi qua đó nghe không nổi, vậy mà người Việt ta, sang sang, có tiền một chút là phải qua đó học vài năm, với học phí cao ngất. Chỉ học Anh văn thôi, mà một khóa đã tới mấy ngàn đô, chưa kể chi phí ăn ở! Đại Học Quốc Gia (NUS) của họ đứng hàng thứ 20 trên thế giới, trong khi bằng Đại Học của ta chẳng có ma nào thèm ngó tới! Họ còn đa chủng tộc hơn ta, nào là Hoa, Ấn, Malaysia… không hiểu bằng cách nào chính quyền có thể phối hợp tất cả để cùng đưa đất nước họ trở thành một đất nước văn minh, hiện đại mà ai cũng phải nể? Quần áo, đồng hồ cao cấp, nước hoa, giày, bóp hiệu họ đều phải nhập từ nước ngoài về, tại sao ta không làm được như họ mà phải đổ xô qua đó để mua sắm?
Chút kinh nghiệm đó mà tôi không biết nên tốn hết gần cả trăm ngàn đồng. Rõ là chuyện lớn chuyện nhỏ đều phải học!Đi đâu tốt đẹp mấy cũng không bằng về nhà. Nhưng tôi cứ suy nghĩ mãi, không hiểu vì sao một đất nước nhỏ bé, nằm chơ vơ ở đảo giữa biển như vậy mà lại phồn thịnh đến như thế. Họ hơn ta ở chỗ nào trong khi ban đầu họ còn phải nhập cả nước để uống? So sánh lại tôi thấy họ đâu có gì hơn ta? Phong cảnh thiên nhiên không có. Những nơi nổi tiếng mọi người đến tham quan, chụp ảnh toàn là nhân tạo, tại sao lại thu hút khách đến như thế? Phải chăng do nghệ thuật quảng cáo, máy bay giá rẻ, hàng hóa khuyến mãi theo mùa và không có những hiện tượng buôn bán chặt chém du khách, tuy nhỏ mà ảnh hưởng rất lớn làm cho du khách hoảng sợ không dám quay lại? Khu Tiểu Ấn, Sim Lim hay Siêu Thị cũng chỉ là những chỗ bán hàng, mà đa phần hàng hóa của họ đều phải nhập! Tài nguyên họ hoàn toàn không có. Chẳng có dầu lửa phun mỗi ngày hàng chục ngàn thùng. Cũng không có mỏ than, mỏ ngọc, mỏ vàng, rừng bao la và bãi biển dài cả mấy ngàn cây số mệnh danh là “Rừng vàng, biển bạc” như nước ta!. Đất của ta thì rộng. Thiên nhiên ưu đãi. Cây trái sum suê. Gạo thừa để xuất đi. Họ thì phải nhâp từng món, kể cả gạo! Rể tôi mua biếu cho tôi mấy gói Salonpas, mở ra xem hóa ra là của Việt Nam với giá gấp đôi bên nhà! Tiếng Anh của họ được gọi là Singlish, con tôi qua đó nghe không nổi, vậy mà người Việt ta, sang sang, có tiền một chút là phải qua đó học vài năm, với học phí cao ngất. Chỉ học Anh văn thôi, mà một khóa đã tới mấy ngàn đô, chưa kể chi phí ăn ở! Đại Học Quốc Gia (NUS) của họ đứng hàng thứ 20 trên thế giới, trong khi bằng Đại Học của ta chẳng có ma nào thèm ngó tới! Họ còn đa chủng tộc hơn ta, nào là Hoa, Ấn, Malaysia… không hiểu bằng cách nào chính quyền có thể phối hợp tất cả để cùng đưa đất nước họ trở thành một đất nước văn minh, hiện đại mà ai cũng phải nể? Quần áo, đồng hồ cao cấp, nước hoa, giày, bóp hiệu họ đều phải nhập từ nước ngoài về, tại sao ta không làm được như họ mà phải đổ xô qua đó để mua sắm?
Con tôi kể: Ngay cả việc làm
họ cũng dành ưu tiên cho công dân của họ. Ngoài những chuyên viên mà họ mời trả
giá cao. Người nhập cư chỉ được quyền làm những việc hạ tiện mà dân họ không
thèm làm, và phải có giấy phép mới được quyền làm việc. Luật lệ họ rất chặt chẽ.
Nếu ai dám thuê mướn những người chưa có giấy phép thì bị phạt mấy ngàn đô, nên
chẳng ai dại.
Chẳng lẽ tất cả những điều
đó đều nhờ vào Phong Thủy? Nếu không phải thì tại sao? Nước ta có cả mấy ngàn
Tiến Sĩ (trong đó chắc cũng có một mớ Tiến Sĩ Giấy). Có rất nhiều vị mà quốc
gia phải chi những số tiền khổng lồ để đưa đi đào tạo ở những nước văn minh nhất,
giờ này đang ở đâu? làm gì? Lẽ nào không chút nao lòng khi thấy đất nước láng
giềng tiến bộ vượt bậc?
Cả nước họ chỉ lớn bằng cái đảo Cần Giờ của ta. Dân họ cũng chỉ có hơn 4 triệu, chưa bằng 1/20 dân số của ta! Vậy mà đầu óc nào? kế hoạch nào? Kinh phí ở đâu ra để làm cả một hệ thống xe điện ngầm hàng ngày phục vụ cả triệu lượt người dân nước họ đi lại với giá rẻ mạt, lên xuống chỉ tốn chưa đến 2 đô? Đầu óc họ có gì vĩ đại, khác thường chăng? Dân tộc ta đâu có ngu. Bằng chứng là bao nhiêu người ra nước ngoài học rất xuất sắc được mời ở lại làm việc, giữ những địa vị cao trong chính phủ nước ngoài. Những cuộc thi thố về Toán, về kỹ thuật với nước ngoài ta đều đạt thứ hạng đáng kể, tại sao ta cứ bình thản chấp nhận tụt hậu để rồi chỉ biết nhìn họ bằng cặp mắt thán phục? Điều gì đã cản trở để chúng ta không thể theo kịp họ? Tôi có đọc thấy trên mạng có một vị Tiến Sĩ nào đó của nước ta, sang Singapore nghiên cứu rồi về tuyên bố “thấy mà thèm”! Cao cỡ đó mà còn thèm thì người dân đen như ta còn thèm cỡ nào!
Cả nước họ chỉ lớn bằng cái đảo Cần Giờ của ta. Dân họ cũng chỉ có hơn 4 triệu, chưa bằng 1/20 dân số của ta! Vậy mà đầu óc nào? kế hoạch nào? Kinh phí ở đâu ra để làm cả một hệ thống xe điện ngầm hàng ngày phục vụ cả triệu lượt người dân nước họ đi lại với giá rẻ mạt, lên xuống chỉ tốn chưa đến 2 đô? Đầu óc họ có gì vĩ đại, khác thường chăng? Dân tộc ta đâu có ngu. Bằng chứng là bao nhiêu người ra nước ngoài học rất xuất sắc được mời ở lại làm việc, giữ những địa vị cao trong chính phủ nước ngoài. Những cuộc thi thố về Toán, về kỹ thuật với nước ngoài ta đều đạt thứ hạng đáng kể, tại sao ta cứ bình thản chấp nhận tụt hậu để rồi chỉ biết nhìn họ bằng cặp mắt thán phục? Điều gì đã cản trở để chúng ta không thể theo kịp họ? Tôi có đọc thấy trên mạng có một vị Tiến Sĩ nào đó của nước ta, sang Singapore nghiên cứu rồi về tuyên bố “thấy mà thèm”! Cao cỡ đó mà còn thèm thì người dân đen như ta còn thèm cỡ nào!
Lẽ nào đến thời này chúng ta
vẫn còn tin vào huyền thoại, còn mong chờ “Thánh Gióng” hay Bụt xuất hiện để
đưa đất nước, dân tộc đi lên? Hay nếu Phong Thủy mà thật sự linh ứng. Nhờ đó mà
Singapore trở thành một nước văn minh, giàu đẹp, hiện đại và uy tín như vậy,
thì tôi tin rằng tất cả người dân trong nước ta đều sẽ đồng lòng chấp nhận hùn
tiền để rước một Thầy cao cấp nhất tới trấn để ta cũng được như họ. Biết đâu nhờ
đó mà trong tương lai con Rồng Việt sẽ giật mình thức dậy rồi bay cao, bay xa.
Chừng đó Singapore trở lại ngưỡng mộ ta, như cách đây vài chục năm Thủ Tướng Lý
Quang Diệu từng mơ ước được như ta thì sao?
Tin giờ chót: Chúng ta khoan
vội chuẩn bị tiền để mời chuyên gia Phong Thủy, dường như đó chỉ là hư chiêu để
người dân an tâm mà làm ăn. Nhiều người cũng đã thắc mắc và tìm hiểu xem tại
sao Singapore thành công, rồi đưa tin lên mạng để chúng ta cùng tham khảo. Cái
chính là chinh phủ Singapore có chính sách đãi ngộ nhân tài với mức lương khủng.
Trong khi lương Tổng thống Mỹ là 400.000 đô/năm. Thủ Tướng Anh 368.655 đô/năm.
Bộ Trưởng 196.268 đô/năm. Thì Ở Singapore lương của Thủ Tướng là 2.050.000 đô/năm.
Cấp Bộ Trưởng cũng có thể cao hơn 1.260.000 đô/năm. Lương như vậy thì phải làm
việc hiệu quả như thế nào để giữ ghế chứ, có biết bao nhiêu kẻ dòm ngó, chờ cơ
hội? Những nhân tài cấp thấp hơn cũng được mời đến, trả lương cao, cho người
thân đến cùng sống và được cấp giấy phép định cư lâu dài và nhập quốc tịch
Singapore chỉ trong vòng vài ngày. Cũng theo thông tin trên mạng, thì 99% hàng
hóa còn được miễn thuế xuất nhập. Du học sinh cũng có quyền vay tiền để học rồi
sau khi tốt nghiệp phải ở lại làm việc vài năm để trả nợ. Nếu Phong Thủy có thể
“thế thiên hành đạo”, “chuyển xoay vận nước”, “biến nghèo thành giàu”, “biến lạc
hậu thành văn minh”, thì chính phủ nước họ việc gì phải trải thảm đỏ mời nhân
tài đến để làm gì cho hao tốn công quỹ. Đồng ý không, thưa quý vị?
Tháng 3/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét