Ngày xuân đọc Trạng Trình
Thung Dung; Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ
triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất
xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt.
Bài tựa về Trạng Trình của
tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí quan trọng để góp phần tìm hiểu thân thế và sự
nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm này được viết năm 1743 cho tập gia phả
dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Vũ Khâm Lân còn có
tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn
Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện
ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển
“Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa
này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là
Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả
“Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại.
“Bài tựa” này được tuyển chọn
từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch
Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn năm 1974.
Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 265 năm (1743-
2008). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực,
lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.
Ngày xuân đọc Trạng Trình, học
gương đạo đức thương dân, học sự minh triết thuận lý, tuỳ thời của kẻ sĩ thời
biến động phức tạp. Học sự thanh nhàn vô sự, thung dung tự tại, gần gũi với
thiên nhiên và dân chúng. Học những trang thơ văn, sấm ký, thấm đẫm tình người
và sự minh triết. Học những giai thoại, lời truyền, tâm thức dân gian, di tích
lịch sử- văn hoá về Người. Ngày xuân đọc Trạng Trình, tôi càng thấy sự dạy và học
thật tâm huyết, trí tuệ và vinh dự biết bao!
BÀI TỰA NGUYỄN CÔNG VĂN
ĐẠT PHỔ KÝ
(Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình)
(Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình)
Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (viết
năm 1743)
Trình Quốc công Trạng nguyên
Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt ) tự Hành Phủ, đạo hiệu là
Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ
ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời
cụ tổ được tập phong Thiếu bảoTư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm
Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với
kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.
Phụ thân cụ Trạng được tặng
phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên
tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đưc tốt và đã có lần sung chức
Thái học sinh đời Lê.
Thân mẫu cụ Trạng được phng
tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc
tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng,
văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh
Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó
gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu
kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm , cho đến
khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.
Sau khi lấy ông Văn Định, có
lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàn thanh
niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày
nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh
đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu
hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng
Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.
Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức
thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã
nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu
nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con
người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.
Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi,
thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của
các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu
cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiênm đã thuộc
vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…
… Trong tám năm ở triều,
tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương,
bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù
loà được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ
thế lộng hành , tiên sinh sợ liên luỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là
năm Quảng Hoà thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.
Treo mũ về quê, tiên sinh dựng
am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh
bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một
cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia
đá làm di tích để lại.
Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ
chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền
dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh
như Yên Tử, Ngoạ Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo
lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao
chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại
hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).
Thời gian tiên sinh dưỡng
lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như
bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời
lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần
lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào
cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần,
phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó,
Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy
người con cũng được thứ tự phong hàm.
Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555)
đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa
Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc
Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có
câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con
côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng) ; Lại có câu: “Vận chuyển nhất
chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại
hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt
rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên
lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ
thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ
Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng
khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn,
xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẳn trên bắc ngạn,
rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện
tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phụ binh nổi dậy, bắt cóc đem
về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc
và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục
năm nữa.
Trong thời gian ấy, đức Thế
Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chuá Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp
xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển
(con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường
núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên
sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.
Năm Diên Thành thứ 8 (1585)
đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự.
Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm
được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa
nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chuà nhà Mạc như Càn Thống, Long
Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm,
nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của
tiên sinh rất nghiệm.
Ngày 28 tháng 11 (âm lịch)
năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang
Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…
SẤM TRẠNG TRÌNH
Sấm ký là những lời tiên tri
của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500
năm (từ năm 1509 đến năm 2009). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời,
tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn,
trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn
Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán – sứ
giả của triều Thanh).
Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm
14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển
tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Ngoài bản
A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20
văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước
đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc
ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện
sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930
mà hiện nay vẫn chưa tìm được.
Sấm ký gắn với những giai
thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng
minh tính đúng đắn của những quy luật – dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất
thần kinh”. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người
rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch
xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng
nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”, “Cảm đề”
và “Sấm ký” đã lưu lại một tài sản văn hoá vô giá cho Việt Nam và Nhân loại.
CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm
1- Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu 2)
Dành hậu thế xem chơi
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu 2)
Dành hậu thế xem chơi
SẤM KÝ
15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
21- Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.
25- Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.
29- Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
33- Hoà đao mộc hồi dương sống
lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
37- Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
43- Chim bằng cất cánh về
đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
47- Đoài cung một sớm đổi
thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.
51- Phụ nguyên chính thống hẳn
hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
55- Để loại quỷ bạch Nam
xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
61- Kìa kìa gió thổi lá rung
cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
65- Lâm giang nổi sóng mù
thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.
69- Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
73- Rồng nằm bể cạn dễ ai
hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.
77- Khỉ nọ ôm con ngồi khóc
mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
81- Nói cho hay khảm cung
ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
85- Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
89- Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì
93- Thương những kẻ nam nhi
chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
99- Kìa những kẻ vội lòng
phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.
103- Khuyên những đấng thời
trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.
109- Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
117- Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?
121- So mấy lề để tàng kim
quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma
125- Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
129- Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.
133- Gà kêu cho khỉ dậy
nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.
137- Thái Nguyên cận Bắc đường
xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài
141- Cùng nhau khuya sớm
chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu
145- Xem ý trời ngõ hầu khải
thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường
149- Thông minh kim cổ khác
thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
155- Chưa từng thấy nay đời
sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
159- Đã ngu dại Hoàn, Linh đời
Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình
165- Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
169- Nực cười những kẻ bàng
quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.
173- Ghê thay thau lẫn với
vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.
177- Can qua, việc nước bời
bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
181- Rừng xanh, núi đỏ bao
la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.
185- Long vĩ xà đầu khởi chiến
tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
189- Sự đời tính đã phân
minh
Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
193- Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời
197- Chuột sa chỉnh gạo nằm
chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
201- Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
205- Chín con rồng lộn khắp
nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
211- Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
211- Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn
215- Ngày thường xem thấy
quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân
219- Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
223- Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
233- Rồi ra mới biết thánh
minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?
239- Nói đến độ thầy tăng mở
nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
243- Cũng có kẻ non trèo biển
lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
247- Những người phụ giúp
thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công
251- Trẻ già được biết sự
lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân
255- Này những lúc thánh
nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.
259- Cơ tạo hoá phép mầu
khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời
Lê -Mạc.
TIỂU SỬ
Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Ðức thứ 21, quê gốc ở huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông sinh cùng thời với Nostradamus (1503-1566) là nhà tiên tri đại tài của phương Tây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo.Ông khôi ngô tuấn tú và có tư chất thông minh khác thường, một tuổi đã nói sõi, năm tuổi đã thuộc nhiều thơ văn chữ Nôm truyền miệng và kinh sách được mẹ dạy cho. Năm 1497, vua Lê Thánh Tông mất, truyền ngôi cho Lê Hiếu Tông. Khi đó mới bảy tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải sống với cha vì mẹ đã bỏ nhà đi do bất đồng trong dạy con.
Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Ðức thứ 21, quê gốc ở huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông sinh cùng thời với Nostradamus (1503-1566) là nhà tiên tri đại tài của phương Tây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo.Ông khôi ngô tuấn tú và có tư chất thông minh khác thường, một tuổi đã nói sõi, năm tuổi đã thuộc nhiều thơ văn chữ Nôm truyền miệng và kinh sách được mẹ dạy cho. Năm 1497, vua Lê Thánh Tông mất, truyền ngôi cho Lê Hiếu Tông. Khi đó mới bảy tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải sống với cha vì mẹ đã bỏ nhà đi do bất đồng trong dạy con.
Lớn lên, ông theo học người
thầy nổi tiếng tinh thông Lý học là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều,
huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông có nhân cách và tài năng lỗi lạc nên đã được
thầy giảng dạy Bát quái đồ, Kinh Dịch, Lý học và trao truyền cho bộ sách Thái Ất
Thần Kinh .
Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm vào tuổi
trưởng thành thì nhà Lê cũng bắt đầu giai đoạn cực kỳ suy yếu dưới thời vua Lê
Uy Mục (1505-1509) ” Nhà vua thích uống rượu, hay giết người, hiếu sắc, làm
sai, giết hại người tôn thất, giết ngầm từ mẫu, họ ngoại chuyên quyền, trăm họ
oán giận, người đời gọi là vua Quỷ”.
Tiếp đó là triều vua Lê
Tương Dực (1510- 1516) “mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua Lợn”
“ham chơi mà không quyết đoán, việc thổ mộc bừa bãi, nhân dân thất nghiệp, trộm
cướp nổi dậy”. Năm 1508, Mạc Đăng Dung vốn là chàng đánh cá khoẻ ở làng Cổ Trai
thuộc vùng Đồ Sơn đã thi trúng võ cử được lên chức Đô chỉ huy sứ. Năm 1526, ông
được phong tước Thái Sư và đã hiếp vua phải nhường ngôi để lập ra nhà Mạc.
Trong nước biến loạn, nhà Mạc tuy thay thế nhà Lê nhưng chưa được lòng dân. Cựu
thần nhà Lê là Lê Ý, Nguyễn Kim dựng cờ “Lê Trung hưng” ở Thanh Hoá. Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã ở ẩn suốt hai mươi năm, cùng hai người bạn thân là Bùi Doãn Đốc và
Nguyễn Thừa Hưu (tam hữu: Tùng, Mai, Trúc) không ra dự thi tiến sĩ.
Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm 45 tuổi,
thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi năm Đại Chính thứ sáu (1535), thì ông mới ra
thi và đã đỗ Trạng nguyên. Hai bạn thân của ông đã đỗ Bảng nhãn và Thám hoa.
Vua Mạc cất ông lên làm Ðông các Hiệu thư rồi được thăng tới chức Lại Bộ Tả thị
lang kiêm Đông các Đại học sĩ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan
Tam phẩm triều Mạc 8 năm. Sau khi vua giỏi Mạc Đăng Doanh đột ngột từ trần
(1540), nhà Mạc không có vua sáng nối nghiệp. Ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần
dưới triều vua Mạc Phúc Hải nhưng không được vua nghe. Năm 1542, ông đã xin cáo
quan ở tuổi 53.
Sau khi về trí sĩ, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã mở trường dạy học, dựng am Bạch Vân, quán Trung Tân cạnh sông Hàn
Giang, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ và học trò gọi ông là “Tuyết Giang Phu tử”. Học
trò của ông có nhiều người nổi tiếng như: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà ngoại
giao lỗi lạc; Nguyễn Dữ, tác giả “Truyền kỳ mạn lục”; Lương Hữu Khánh, Lễ bộ
Thượng thư của triều Lê Trung hưng; Giáp Hải, Trạng nguyên của triều Mạc; Nguyễn
Quyện, danh tướng của triều Mạc; Trương Thời Cử, Trương Thời Trung, Nguyễn Mãn,
Đinh Bá Lộc, Nguyễn Văn Chính … đều là những nhân tài kiệt xuất một thời.
Ngay cả khi đã lui về dạy học,
cụ vẫn được các vua Mạc đến vời ra giúp hoặc hỏi về mưu lược. Mặc dù Nguyễn Bỉnh
Khiêm tôn phù nhà Mạc nhưng chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều kính phục và vấn kế.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân
gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Ông đã cho
ra đời “Sấm ký” là những lời tiên tri mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”.
Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin
về phía nam với câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Khi vua Lê Trung
Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú
tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”
(ý nói giữ là tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người
tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là
vua Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành
chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương
tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: “Lê tồn Trịnh tại, Lê
bại Trịnh vong”. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua
tôi nhà Mạc “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng
có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn
hoá lớn và nhà thơ triết lý. Cụ là một nhà hiền triết thông kim bác cổ, tài
danh lỗi lạc “là tác giả lớn của văn học thế kỷ XVI và của cả giai đoạn văn học
thế kỷ XVI, XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII: Ông đã để lại tập thơ chữ Nôm “Bạch
Vân Quốc ngữ thi tập” “có cả ngàn bài” theo lời “Bài tựa” của chính ông, và nhiều
bài thơ chữ Hán. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn đề hiện thực xã
hội, là tiếng nói về đạo lý ở đời.
Vũ Khâm Lân đã khen “văn
chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu
luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có ngụ ý
răn đời” “ý nghĩa thanh cao mà siêu thoát”, Phan Huy Chú thì cho rằng đọc qua
thơ ông, dù nghìn năm sau còn tưởng như trăng trong, gió mát”.
Cụ từ trần ngày 28 tháng 11
năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Vua Mạc Mậu Hợp truy phong Nguyễn Bỉnh
Khiêm là Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công, nên nhân dân quen gọi là
Trạng Trình.
Nhận xét về Nguyễn Bỉnh
Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương
lọai chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”. La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi
về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm
đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài “Huyền cơ tham tạo hóa”
(nắm được huyền vi của tạo hóa). Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia
ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng Trình “ như núi Thái sơn, sao Bắc
Ðẩu / nghìn năm sau như vẫn một ngày/. Đạo Cao Đài đã suy tôn ông là một trong
ba vị Thánh cùng với Tôn Trung Sơn và Victor Hugo.
TÁC PHẨM CHỌN LỌC
NHÀN (Thơ Nôm, bài 73)
Một mai, một cuốc, một cần
câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
CHÍN MƯƠI (Thơ Nôm, bài 29)
Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.
DƯỠNG SINH THI
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng
thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân
Tạm dịch:
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng
thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(GS. Lê Trí Viễn dịch)
Tài liệu tham khảo: Minh
Giang 2006. Bạch vân cư sĩ– Nhà Xuất bản Thanh Niên, Hà Nội 351 trang;
Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên) và ctv. 2006. Ngữ văn lớp 10, tập 1, Nhà
Xuất bản Giáo dục, Hà Nội,trang 128-129; TS. Nguyễn Hữu Sơn, 2003.Nguyễn Bỉnh
Khiêm nhà thơ triết lý thế sự. Nhà xuất bản Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy
văn học TP. Hồ Chí Minh 160 trang; Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.Nguyễn Bỉnh
Khiêm; Trình Tiên sinh quốc ngữ AB 444; Bạch Vân Trình Quốc Công lục ký VNB3; Trình
Quốc Công sấm ký AB 345, Đinh Gia Khánh (chủ biên) 1983.Thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội. Phạm Đan Quế 2000, Giai thoại và sấm
ký Trạng Trình. Nhà Xuất bản Văn học.
CẢM NHẬN
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời, lấp lánh một niềm tin!
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời, lấp lánh một niềm tin!
(Rút trong tập THẮP ĐÈN LÊN
ĐI EM ! Thơ Hoàng Kim)
Hoàng Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét