Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Norman Ernest Borlaug hãy vươn tới những vì sao

Norman Ernest Borlaug hãy 
vươn tới những vì sao
Cha đẻ của cách mạng Xanh: “Hãy vươn tới các vì sao”
NORMAN BORLAUG  NHÀ KHOA HỌC XANH

Norman Ernest Borlaug (25 tháng 3 năm 1914 – 12 tháng 9 năm 2009) là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn (Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom Congressional Gold Medal) vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.
Norman Borlaug là tiến sĩ di truyền và bệnh cây của Trường Đại học Minnesota (University of Minnesota) năm 1942. Ông chuyên nghiên cứu chọn giống lúa mì tại Mexico và đã giới thiệu phát triển những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh nổi tiếng khắp thế giới.
Ông đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống và thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu. Ông dành nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu, làm việc tại CIMMYT, CIANO ở Mexico, Trường đại học Texas A&M University và Trung tâm chọn tạo giống cây trồng Center for Southern Crop Improvement ở Mỹ. Ông đã thực hiện nhiều dự án giúp đẩy mạnh sản xuất lương thực của nhiều nước ở châu Phi tại Benin, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guinea, Mali, Malawi, Mozambique, Nigeria, Tanzania và Uganda, ở châu Á tại Ấn Độ, Pakistan…; Ông là một trong những người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize) và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác. Đây là Cuộc cách mạng thứ hai của ông thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.
Norman Ernest Borlaug nhà khoa học xanh là cây đời mãi mãi xanh tươi!.
Kỷ niệm sâu đậm nhất của tôi đối với Thầy Norman Borlaug là ngày tôi được trò chuyện với Người gần trọn buổi chiều trong phòng riêng của tôi tại CIMMYT, Mexico năm 1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Tram trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày Cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy đã lặng người xúc động. Và, tôi thật không ngờ và cũng thật may mắn đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên cạnh Thầy, nhà bác học nông nghiệp bậc nhất của nước Mỹ và thế giới. Tôi đã kể cho Thầy nghe về “Tuổi thơ gian khổ” “Những ngày cầm súng” và “Khát vọng” trong các hoài bão và dự định của mình đối với chọn giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để nâng cao thu nhập và đời sống cho các hộ nông dân nghèo ở Việt Nam. Thầy lắng nghe và thỉnh thoảng góp ý, nhận xét. Tôi tâm đắc với Thầy về câu của Goethe – nhà bác học thiên tài người Đức: “Mọi lý thuyết đều màu xám và cây đời mãi mãi tươi xanh” và câu “An nhàn vô sự là tiên” trong “Sấm ký” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tâm nguyện của Thầy nhà khoa học xanh, “Lời Thầy dạy” mãi mãi trong lòng tôi.
Lời Thầy dặn
Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện

Di sản muôn năm tiếng để đời.
Hoàng Kim


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...