Ta về ngậm ngùi: Hoa vàng mấy độ
Nhìn những bông hoa cúc vàng tươi rói sau nhà đã làm tôi liên
tưởng đến lời bài hát: “Hoa vàng mấy độ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
Em đến bên đời hoa vàng một đóa
một thoáng hương bay bên trời phố hạ
nào có ai hay ta gặp tình cờ
nhưng là cơn gió em còn cứ mãi bay đi
một thoáng hương bay bên trời phố hạ
nào có ai hay ta gặp tình cờ
nhưng là cơn gió em còn cứ mãi bay đi
em đến bên đời hoa vàng rực rỡ
nào dễ chóng phai trong lòng nỗi nhớ
ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù
nào dễ chóng phai trong lòng nỗi nhớ
ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù
xin cho bốn mùa
đất trời lặng gió
đường trần em đi
hoa vàng mấy độ
những đường cỏ lá
từng giọt sương thu
yêu em thật thà
đất trời lặng gió
đường trần em đi
hoa vàng mấy độ
những đường cỏ lá
từng giọt sương thu
yêu em thật thà
em đến nơi này bao điều chưa nói
lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội
một cõi bao la ta về ngậm ngùi
em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui
lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội
một cõi bao la ta về ngậm ngùi
em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui
em đến nơi này vui buồn đi nhé
đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối
một vết thương thôi riêng cho một người.
đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối
một vết thương thôi riêng cho một người.
Nhiều năm trước, khi nghe bản này của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,
tôi chỉ có cảm giác của một sự chia tay và nuối tiếc nhẹ nhàng. Thật ra tôi đã
chưa hiểu hết từng lời, từng chữ trong từng câu hát. Tôi còn chưa biết được cảm
giác của “một vết thương thôi riêng cho một người” nó sâu sắc và thâm
trầm đến dường nào.
Có ai biết được nổi đau của một chàng trai trẻ khi“ngày tháng
trôi qua cơn đau mịt mù”, có hay chăng chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được nổi
đau thấm thía và dai dẳng đó mà thôi. Có lẽ tình yêu không đòi hỏi được bù đắp
nên tình yêu đã trở thành vĩ đại và cao thượng khi anh cầu xin:
“xin cho bốn mùa
đất trời lặng gió
đường trần em đi
hoa vàng mấy độ
những đường cỏ lá
từng giọt sương thu
yêu em thật thà”
đất trời lặng gió
đường trần em đi
hoa vàng mấy độ
những đường cỏ lá
từng giọt sương thu
yêu em thật thà”
Vâng, có lẽ tình yêu thật thà, tình yêu không đòi hỏi dâng hiến,
tình yêu không đi kèm với vật chất đời thường thì tình yêu mới bất diệt đến thế.
Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng tình yêu “thật thà” đó đối với đóa Hoa Cúc vẫn
còn sống và tiếp tục giày vò trái tim – dẫu không còn non nớt – kia đến dại khờ,
khiến cho chàng trai vẫn si tình ngất ngây như ngày nào:
“em đến nơi này bao điều chưa nói
lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội
một cõi bao la ta về ngậm ngùi”
lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội
một cõi bao la ta về ngậm ngùi”
Tìm hiểu sâu hơn về hoa cúc, tôi mới biết có hàng chục loài
hoa cúc khác nhau: Ðại đoá vàng, bạch cúc rồi hoàng mi, bạch mi, tòng châm,
hoàng kim tháp, cúc tím, cúc đỏ, cúc chi, cúc vạn thọ, cúc ngũ sắc…Lúc nhỏ,
tôi nhớ mẹ tôi cũng có chăm sóc vài chậu hoa cúc màu vàng và màu tím. Khi tàn,
hoa cúc không bao giờ rời thân. Nếu chịu khó cắt xén hay chiết gốc ra nhiều chậu
khác nhau, rồi bón phân và chăm nước đầy đủ thì không bao lâu sau, Hoa Cúc sẽ
bùng lên một sức sống mãnh liệt và ra hoa nhiều hơn lần trước. Hoa Cúc cũng tượng
trưng cho linh hồn của những con người không bao giờ chịu mất gốc. Một giò cúc
lay động cũng gợi cho người chơi hoa ý niệm thanh cao, sáng đẹp, gắn bó với đất
nước quê hương.
Có lẽ Hoa Cúc Vàng luôn nở rộ năm này qua tháng khác là chứng
nhân hùng hồn và cũng là chứng nhân tình yêu duy nhất của Anh dành cho đóa Cúc
Vàng, như những lời than thở nhẹ nhàng và sâu kín trong lời nhạc của Trịnh Công
Sơn. Đã bao mùa lá rụng qua đi, chàng trai si tình ngày nào vẫn không ngớt
ngóng trông từng mùa Hoa Cúc nở, có lẽ chàng cũng không để ý đến những sợi tóc
trên đầu mình đã ngả màu để báo hiệu cho một cuộc sống rồi cũng sẽ tàn úa và nhạt
phai, chỉ có vết thương lòng là còn tồn tại mãi với thời gian như những đóa hoa
Hoa Cúc vẫn nở và khoe hương sắc với đời.
Hoa vàng mấy độ trên cỏ xanh , nắng lung linh như tràn ngập phố đến bên em cho ngày rực rỡ , năng thênh thang dịu dàng em hát , gọi anh phố hè một ngày nắng xanh .
Trả lờiXóa............................
thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm