Tuổi đá buồn - Những cung trầm cô đơn
(Tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)
Từ lâu rồi, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, lòng cứ cồn lên bao nhiêu nỗi niềm
da diết rất khó tả. Mỗi nhạc khúc của ông cứ đau đáu, khắc khoải buồn miên man,
sâu thẳm và thanh khiết lạ lùng! Từng giọt đàn, giọt âm gieo xuống và đọng lại
trong lòng những nốt long lanh. Và “Tuổi đá buồn” của Trịnh Công Sơn là một chuỗi
ngọc, tự bao giờ đã đeo vào hình hài của hồn tôi, tỏa sáng và thấm ướt những giọt
mưa trầm…
Những đám mây lang thang và
đóa hồng trong “Tuổi đá buồn” đã kể về người con gái đầy ám ảnh trong tình
khúc: Trong những năm 60, Trịnh Công Sơn dạy học và sáng tác ở Blao (Lâm Đồng).
Hàng ngày, tiếng chuông nhà thờ Bảo Lộc ở phía bên kia đường sáng sáng chiều
chiều dội vào sự cô đơn của người nhạc sĩ. Chính lúc ấy, anh phát hiện có một
người đẹp hằng ngày đi Nhà thờ bằng con đường qua trước cửa phòng anh. Nàng tên
là Ngà, không sắc sảo, không quý phái, nhưng dáng vóc mảnh mai, mái tóc thề chấm
vai và khuôn mặt thánh thiện như mặt Đức Mẹ Đồng Trinh của nàng đã làm cho Trịnh
Công Sơn bật lên những nốt nhạc dồn nén cô đơn mang tính tâm linh.
Trời còn làm mây, mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn ru em giận hờn.
Hình ảnh người con gái đẹp u buồn như dòng nước tan hòa vào chiều chủ nhật buồn. Mây trôi, tóc em trôi… Nhưng cái lang thang của mây trôi thì chậm, mà tóc em bồng lại “trôi nhanh trôi nhanh”, phải chăng như tuổi xuân thì con gái cũng vụt qua như thế giữa dòng đời lặng lẽ u hoài? Sự đối lập này hiển hiện trong nét nhạc chậm và buồn, kéo dài mãi như không dứt, như cơn mưa cao nguyên, như đường phố dài, như lời ru ngàn năm… Nó làm dấy lên trong lòng nỗi buồn vô tận về đời người một kiếp cô đơn. Đóa hồng chẳng trao cho ai được, nó chưa kịp làm duyên cho nhan sắc đã vùi quên trong tay một tuổi buồn. Và lời ru giận hờn hay em giận hờn vì ai đã trót quên em?.
Cơn mưa ấy cứ thế kéo dài suốt bản tình ca. Và đôi tay nàng lúc này không còn đóa hồng ngủ quên nữa, mà lúc này đây, vẫn trong giai điệu thăm thẳm buồn, người ta giật mình nhận thấy “Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi -Tuổi buồn em mang đi trong hư vô - Ngày qua hững hờ”. “Phiến băng dài trên hai tay xuôi” ư? Nỗi buồn không hóa đá, mà đã hóa thành phiến băng ư? Một sự buông xuôi tuyệt vọng trong cái hững hờ lạnh lùng của tháng ngày.
Và “phiến mây hồng em mang trên vai” có phải là nỗi cô đơn đã mang hình hài và sắc màu hư ảo, để làm giảm nhẹ đi cái trĩu nặng của thân phận lạc loài? Như chiếc lá rơi “quay tận cuối trời” trong cơn mưa không dứt, tuổi buồn của em?
Lối đi xưa cũ bước mòn gót nhỏ, chân trần có quên vạn nẻo đi về? Miền giáo đường hoang lạnh trong thênh thang mưa, thênh thang gió… Đóa hồng vùi quên, giờ đã tàn… vẫn cố đặt lên môi hôn một nụ hao gầy. Lời ru muộn phiền, lời ru bạc lòng, lời ru giận hờn… vẫn day dứt không nguôi… Câu hát “còn ai còn ai” như câu hỏi không lời đáp, vang vọng suốt cõi nhân tình.
Hình ảnh mây trôi, cơn mưa, người con gái với sợi tóc bồng, vai gầy và nụ hồng tàn trên môi… cứ trở đi trở lại trong từng đoạn ca khúc, người con gái một mình giữa dòng thời gian, tự gánh muôn vạn nỗi sầu. Sự cô đơn này có lẽ không phải của người trần thế, của con người với con người, của xác thịt với xác thịt mà chính là của thân phận làm người. Sự cô đơn hư vô nhuốm một chút siêu hình. Sự cô đơn "hư vô" của thân phận làm người nên bao giờ còn "làm kiếp con người" thì còn cô đơn.
Tại sao lại là “Tuổi Đá Buồn”?
Tuổi Đá là tuổi vũ trụ thiên hà.
Đá cũng biết buồn ư?
Có chứ! Vì đá có linh hồn. Hồn của Đá ngàn năm vi vút giữa đất trời.
Tuổi Đá Buồn, hay Trái tim buồn? Hay tâm hồn hóa đá cô đơn?
Nỗi cô đơn của hồn người cao khiết không tìm được nơi nương náu giữa chốn hồng trần. Đến ngày về cát bụi, được hóa thân vào vĩnh viễn, theo ánh mặt trời tỏa rạng khắp nhân gian…
Xin lắng lại lòng mình cho “Tuổi Đá Buồn” rung lên những cung trầm tận cùng dâng hiến…
Trời còn làm mây, mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn ru em giận hờn.
Hình ảnh người con gái đẹp u buồn như dòng nước tan hòa vào chiều chủ nhật buồn. Mây trôi, tóc em trôi… Nhưng cái lang thang của mây trôi thì chậm, mà tóc em bồng lại “trôi nhanh trôi nhanh”, phải chăng như tuổi xuân thì con gái cũng vụt qua như thế giữa dòng đời lặng lẽ u hoài? Sự đối lập này hiển hiện trong nét nhạc chậm và buồn, kéo dài mãi như không dứt, như cơn mưa cao nguyên, như đường phố dài, như lời ru ngàn năm… Nó làm dấy lên trong lòng nỗi buồn vô tận về đời người một kiếp cô đơn. Đóa hồng chẳng trao cho ai được, nó chưa kịp làm duyên cho nhan sắc đã vùi quên trong tay một tuổi buồn. Và lời ru giận hờn hay em giận hờn vì ai đã trót quên em?.
Cơn mưa ấy cứ thế kéo dài suốt bản tình ca. Và đôi tay nàng lúc này không còn đóa hồng ngủ quên nữa, mà lúc này đây, vẫn trong giai điệu thăm thẳm buồn, người ta giật mình nhận thấy “Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi -Tuổi buồn em mang đi trong hư vô - Ngày qua hững hờ”. “Phiến băng dài trên hai tay xuôi” ư? Nỗi buồn không hóa đá, mà đã hóa thành phiến băng ư? Một sự buông xuôi tuyệt vọng trong cái hững hờ lạnh lùng của tháng ngày.
Và “phiến mây hồng em mang trên vai” có phải là nỗi cô đơn đã mang hình hài và sắc màu hư ảo, để làm giảm nhẹ đi cái trĩu nặng của thân phận lạc loài? Như chiếc lá rơi “quay tận cuối trời” trong cơn mưa không dứt, tuổi buồn của em?
Lối đi xưa cũ bước mòn gót nhỏ, chân trần có quên vạn nẻo đi về? Miền giáo đường hoang lạnh trong thênh thang mưa, thênh thang gió… Đóa hồng vùi quên, giờ đã tàn… vẫn cố đặt lên môi hôn một nụ hao gầy. Lời ru muộn phiền, lời ru bạc lòng, lời ru giận hờn… vẫn day dứt không nguôi… Câu hát “còn ai còn ai” như câu hỏi không lời đáp, vang vọng suốt cõi nhân tình.
Hình ảnh mây trôi, cơn mưa, người con gái với sợi tóc bồng, vai gầy và nụ hồng tàn trên môi… cứ trở đi trở lại trong từng đoạn ca khúc, người con gái một mình giữa dòng thời gian, tự gánh muôn vạn nỗi sầu. Sự cô đơn này có lẽ không phải của người trần thế, của con người với con người, của xác thịt với xác thịt mà chính là của thân phận làm người. Sự cô đơn hư vô nhuốm một chút siêu hình. Sự cô đơn "hư vô" của thân phận làm người nên bao giờ còn "làm kiếp con người" thì còn cô đơn.
Tại sao lại là “Tuổi Đá Buồn”?
Tuổi Đá là tuổi vũ trụ thiên hà.
Đá cũng biết buồn ư?
Có chứ! Vì đá có linh hồn. Hồn của Đá ngàn năm vi vút giữa đất trời.
Tuổi Đá Buồn, hay Trái tim buồn? Hay tâm hồn hóa đá cô đơn?
Nỗi cô đơn của hồn người cao khiết không tìm được nơi nương náu giữa chốn hồng trần. Đến ngày về cát bụi, được hóa thân vào vĩnh viễn, theo ánh mặt trời tỏa rạng khắp nhân gian…
Xin lắng lại lòng mình cho “Tuổi Đá Buồn” rung lên những cung trầm tận cùng dâng hiến…
Tuổi đá buồn
Trời còn làm mây, mây trôi
lang thang
Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn ru em giận hờn.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ.
Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời.
Trời còn làm mưa mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần em quên em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền ru em bạc lòng.
Quỳnh Trâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét