Tôi may mắn được sống ở một
khu dân cư mới, nhà gần một ngôi chùa mới. Chùa tọa lạc gần một bến xe tấp
nập nhưng trong khuôn viên chùa là một không gian quanh năm thanh tịnh.
Người bước vào cổng chùa không ai mang theo những tiếng ồn ngoài phố. Tôi thường
đến đây tìm một bóng mát và ngồi đọc vài trang sách. Đôi khi thả bước quanh khu
vườn vắng lặng, ngắm nhìn những chậu cây kiểng, những mảng rêu xanh dưới chân
tượng Phật; hay bâng quơ nhìn bầu trời trong xanh bên trên những đọt cây
cao vút. Không ít lần, trên đường về nhà, hình ảnh nụ cười trên tượng Phật cứ lảng
vảng trong tâm trí tôi. Tôi chỉ cảm nhận được sự từ bi lan tỏa nhưng chưa
hiểu được ý nghĩa kín đáo đằng sau nụ cười ấy. Tôi dặn lòng sẽ chú tâm tìm hiểu.
Sáng mồng một Tết, con gái tôi dậy sớm nấu nước, pha trà, lên nhang đèn cho ấm
cúng bàn thờ tổ tiên, rồi cả nhà chuẩn bị đi chùa.
Hôm
nay quang cảnh trong chùa khác hẳn ngày thường. Người đến viếng chùa rất đông.
Sân trong đã ngăn đôi, bên phải là lối vào, bên trái lối ra. Người đi xe được
hướng dẫn đến chỗ đậu xe, nhận phiếu gửi xe miễn phí. Cách tổ chức thật chu
đáo, nhẹ nhàng. Mọi người đều lịch sự, tao nhả.
Nếu
bên ngoài ngập màu đỏ của cớ xí, khẩu hiệu thì bên trong chùa đâu đâu
cũng chỉ một màu vàng êm ả của những chậu mai vàng, chậu cúc vàng, những tấm áo
vàng của các sư thầy, những cây nhang vàng tỏa khói nhè nhẹ .
Nếu
ở đâu đó người ta đang chen chúc để được là người đến trước để hái lộc, xin
xăm, cầu phúc thì nơi tôi đang đứng là một cõi thanh tịnh hiếm hoi trong cõi trần
gian. Không ai phô trương với những cây nhang vòng to tướng, những mâm lễ
vật cao ngất. Không ai viết sớ cúng sao, giải hạn, không người khấn thuê, không quan sát. Không ai dẫm
lên thảm cỏ xanh non, không ai vứt rác bừa bải, không ai bẻ hoa, vin cành, khạc
nhỗ.
Vào
đây không còn ngửi thấy mùi tiền, dù là tiền cúng, chỉ còn mùi nhang thơm tỏa
khắp. Không còn nghe ai to tiếng. Chỉ còn tiếng lâm râm niệm Phật. Tiếng chuông
thong thả ngân xa làm ta quên hẳn tiếng rao hàng, tiếng micrô chát chúa.
Tôi
có thói quen đứng xa ngoài đám đông để được nhìn, nghe và suy ngẫm.
Chùa không có cổng sau nên mọi người đều vào cổng chính. Mọi người đều nối
đuôi nhau kẻ trước người sau, nhưng không mấy ai đi theo đường Phật chỉ.
Họ đi theo vòng xoay của kiếp luân hồi..
Người
nào cũng khấn vái những điều tốt đẹp cho mình, ít ai nghĩ tới người hàng xóm,
người thân.
Mọi
người cầu Trời Phật cho mình tai qua nạn khỏi, tránh xấu, tránh nghiệp nhưng
không thích làm thiện. Trong đám họ chắc có người chưa hề biết Phật, sáng nay sẳn
sàng bỏ tiền mua chim phóng sanh đẻ lấy lòng đấng Thế Tôn. Sợ Phật không
nhìn ra, không nghe thấy, những lời cầu khấn được khuếch đại bằng những
chữ Phúc, Lộc, Thọ sơn son thết vàng viết chữ “đại tự” lên giấy đỏ cho bắt mắt,
bằng những cây nhang vòng to tướng, bằng những bó nhang tỏa khói mờ mịt không
còn nhận ra chân tướng sinh linh.
Người
đi lễ chùa đầu năm đến với Phật mà cứ nghĩ như khi đến nhà quan cầu cạnh,
cũng mang theo quà cáp, lễ vật. Phật là quan, hai vế bằng nhau của một phương
trình nhân sinh ngây ngô khờ khạo.
Ngày Tết, người ta đến chùa lạy Phật, sám hối về nhừng điều ác đã làm, ngày thường
thì không.
Mọi
người đều hướng về quá khứ hoặc vị lai, không ai sống cái thời khắc hiện tại,
ngay ở nơi này mình đang hiện hữu.
Người
bạn tôi gặp trong sân chùa kể cho tôi nghe một cuộc đấu võ đài mới xem tối hôm
qua trên ti vi. Võ sĩ người Thái gập đầu khấn lạy rất thành khẩn dưới bậc cấp
trước khi bước lên sàn đấu. Khi lên đài anh ta còn lâm râm vái lạy ở mỗi góc võ
đài. Trận đấu bắt đầu không lâu thì anh bị một cú đá vòng đập vào mặt như
búa bổ, làm anh ngã té ngất lịm. Bác sĩ liền chạy lên và trận đấu kết thúc.
Nghe xong câu chuyện, tôi hỏi người bạn:
- Phật không có quyền lực siêu nhiên để khen thưởng, trừng phạt ai cả, nhưng tại sao người ta vẫn cứ cầu Trời khấn Phật?
- Phật không có quyền lực siêu nhiên để khen thưởng, trừng phạt ai cả, nhưng tại sao người ta vẫn cứ cầu Trời khấn Phật?
Ông
bạn hỏi lại tôi:
- Biết mua vé số không bao giờ trúng, tại sao người ta vẫn mua?
- Biết mua vé số không bao giờ trúng, tại sao người ta vẫn mua?
-
Ông chưa trả lời câu hỏi của tôi mà.
Người
bạn ôn tồn:
- Các tôn giáo thường ví von lời cầu xin ân sủng của Thượng đế như những lá thư gửi qua đường bưu điện. Thư đi lạc địa chỉ là chuyện bình thường.
- Các tôn giáo thường ví von lời cầu xin ân sủng của Thượng đế như những lá thư gửi qua đường bưu điện. Thư đi lạc địa chỉ là chuyện bình thường.
Tôi
cãi:
- Nhưng Phật không phải là Thượng đế, lại càng không phải một vị giáo chủ.
- Nhưng Phật không phải là Thượng đế, lại càng không phải một vị giáo chủ.
Người
bạn hất hàm về phía chánh điện, nơi người ta đang xếp hàng dài lạy Phật:
- Vì vậy Phật lúc nào cũng mĩm cười. Hãy nhìn vào trong kia thì hiểu ngay.
- Vì vậy Phật lúc nào cũng mĩm cười. Hãy nhìn vào trong kia thì hiểu ngay.
Trước
hàng người lớn, đứa cháu ngoại năm tuổi của tôi, xúng xính trong chiếc áo dài
màu hồng và chiếc quần mới dài quá khổ đang gập đầu lạy Phật. Người nó
cong tròn như con ốc sên. Cháu bé vẫn nhắm mắt, úp mặt giữa hai bàn
tay nhỏ xíu, hai bính tóc nhô lên như hai cái sừng. Chiếc khăn vành màu hồng nhỏ
tí của cháu đang từ từ lăn về bàn thờ Phật trước những cặp mắt tròn xoe của đám
đông.
Trên bệ cao, tuy nhắm mắt, nhưng Đức Phật vẫn nhìn thấy. Và Ngài mỉm cười.
Cầu Đất
Mãi nhớ về Đà Lạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét