Tuấn Kiệt làm thơ như một
tâm sự ...đời của anh. Tất cả những vui buồn, đau khổ, thất vọng, Những suy tư
của anh đều trút vào trang giấy nhỏ chỉ mong vơi bớt nỗi buồn, vơi đi căng thẳng
của một cuộc sống mưu sinh. Qua cái gọi là thơ của anh, tôi hình dung ra một
con người chịu nhiều cơ cực. Một sự chịu đựng vượt thời gian...Anh có một lối sống
âm thầm, một sự xả thân và sự đồng cảm khá lớn với các số phận. Với bản thân,
anh luôn nghiêm khắc, cẩn thận, tỉ mỉ, khắt khe trước các lối sống và các giá
trị cuộc sống. Thơ anh đẹp hồn thơ của sự sống bươn chải. Hồn thơ của tình người...
Đọc thơ anh, mỗi người
như được tự khám phá bản thân. Thơ anh luôn khơi nhiệt tình. Viết từ tâm huyết
và triền miên sinh lực dồi dào. Đặc biệt trầm tư ưu ái. Khắc khoải yêu thương
và sẻ chia. Nó như vương vào ta, gợi mở, phảng phất mùi sương gió, nắng hanh.
Thơ là người. Thơ chính là
anh, với tất cả những gì muốn nói...Những thông điệp muốn nhắn nhủ với mọi người.
Anh thể hiện rất đạt. Nó đi vào lòng người, lay động. Nó thổn thức, đốt cháy.
Nó là cái lá xanh mang không khí trong lành đến mọi người.
Đi từ Bài thơ Lang thang kiếm
tìm
LANG THANG KIẾM TÌM
"Tôi mải miết kiếm tìm
trong tĩnh lặng
Bỗng nhỏ nhoi trước hối hả
dòng đời
Bước lang thang gặm nhấm nỗi
đơn côi
Mà khắc khoải nuối thương về
dĩ vãng
Trời mùa thu mây không bay
lãng đãng
Nắng mùa thu bất chợt rát
lưng trần
Đêm muà thu sương giá lạnh
bàn chân
Dĩ vãng qua đi,chỉ bồi hồi lắng
đọng
Cái kiếm tìm chập chờn như
bong bóng
Lửng lơ bay như đùa cợt vô
tình.
Kiếm tìm hoài ...
tìm kiếm mãi...
lặng thinh...
Trong vô thức bỗng thấy mình
nhỏ bé
Tôi vẫn đi trong âm thầm lặng
lẽ
Khoác đơn côi trùm kín mảnh
thân gầy
Bồi hồi ư?
Phảng phất đâu đây?.
Quá khứ còn đâu?
Sau nỗi lòng trắc ẩn?
Cái kiếm tìm xa vời vô tận
Dáng cô liêu lang thang mãi
đi tìm...
Nỗi buồn không chia"
(Tuấn Kiệt)
Những cái gì đã vuột mất
không còn nữa. Tác giả loay hoay với một quá khứ, lặng lẽ, đơn độc. Đơn độc
trong tâm tưởng. Đơn độc một lẽ thường…vô phương cứu chữa. Tác giả nuối tiếc
cái của một thời đã mất
Nuối tiếc để làm gì? Để dịu
lại một nỗi đau xa xưa? Để tìm lại? Hay để bước tới một cái gì khác hơn cái của
ngày hôm qua? Hay cái của một tư tưởng, một cuộc đời mới vẫn quẩn quanh làm anh
không dám bước qua quá khứ để chấp nhận hiện tại? Có lẽ là tất cả...Anh hình
như vẫn thuộc về một con người có trước có sau, thích hồi tưởng, hoài niệm…
Bài thơ viết về mùa thu, mùa
của tình yêu thương và khát vọng. Mùa của những giá trị lắng lại trong hồn thi
sĩ…
"Tôi vẫn đi trong âm thầm
lặng lẽ
Khoác đơn côi trùm kín mảnh
thân gầy…"
Kiếm tìm trong vô thức,
không niềm hi vọng, anh vẫn đi…đi hết cuộc đời này, tiếp đến đời sau chăng?
Không tìm ra…"Bỗng thấy mình nhỏ bé", không dừng lạI, "khắc khoải
nuối thương". Nhưng
"Cái kiếm tìm chập chờn
như bong bóng" khiến anh nhuốm đau cho cái "xa vời vô tận" kia.
Mùa thu mà "rát lưng", "lạnh bàn chân", "mây không bay
lãng đãng"? Mùa thu mà anh lang thang…?
Đến Bài thơ GIÁ CHỈ
GIÁ CHỈ
"Anh chưa đến quê em
Chưa một lần thăm sông Cầu
nước chảy?
Bỗng xa xăm...
Anh nhớ về nơi ấy
Một miền quê ... Anh chưa đến
bao giờ?
Một miền quê... chỉ có ở
trong mơ
Xa tít tắp luỹ tre làng rủ
bóng
Gió nhẹ thổi, tiếng tre như
đưa võng
Trên sông Cầu soi bóng nhịp
cầu Lim
Đến với quê em
Bằng nhịp đập con tim
Và hơi thở...nồng nàn từ hai
phía
Không nói được bởi ... lời
không trọn nghĩa
Nỗi đau riêng ... đâu chỉ một
con người
Giá chỉ biết để chỉ... nhớ
thương thôi
Và xin đủ cho chim trời tung
cánh
Nhưng...gió bấc ...mưa bay
...và giá lạnh
Sóng ngàn đời ...mãi vẫn chẳng
rời xa
Từ một nơi xa
Nhớ miền quê chưa biết
Nghe trong tim...
Một giọng ca tha thiết
“Người ơi người ở đừng về”
Mơ đến quê em
Được tắm nước sông quê
Ngắm nhịp câu Lim
Nghe câu quan họ
Thuyền lướt nhẹ, buồm căng
theo gió
Trên sông cầu nước chảy lơ
thơ...
Em biết không?
Chỉ một giấc mơ
Đã nói đủ những gì ...chưa
nói hết
Giá chỉ quen thôi...đừng
thân thiết
Để thanh thản...
nhẹ nhàng ...
cho mỗi một tâm tư.
Hà Nội 1986
Tuấn Kiệt
Mình đọc bài thơ này nghe đằm
thắm da diết Giọng thơ như làn điệu dân ca...Như khúc hát lời ru êm đềm. Dòng
sông bao giờ cũng gợi cảm trong lòng người những tình cảm tha thiết đằm sâu. Hồn
tác giả cứ cuốn vào con sông Cầu, vào Hội Lim, những câu quan họ, nơi ấy tất cả
đều mang hình dáng của em, của mênh mông tình anh…mà sao thấm đẫm tình quê
hương xứ sở?
"Anh chưa đến quê em
Chưa một lần thăm sông cầu
nước chảy?
Bỗng xa xăm...
Anh nhớ về nơi ấy
Một miền quê ... Anh chưa đến
bao giờ?"
Một miền quê... chỉ có ở
trong mơ
Xa tít tắp luỹ tre làng rủ
bóng
Gió nhẹ thổi, tiếng tre như
đưa võng
Cụm từ "lũy tre làng rủ
bóng" và "tiếng tre như đưa võng" khiến mìnhnhớ nôn nao những buổi
trưa hè ngày xưa mình vẫn thường hóng mát lưới lũy tre làng. Mình thích cách
dùng từ của tác giả, rất hình tượng và duyên dáng: "rủ bóng",
"đưa võng".
"Đến với quê em
Bằng nhịp đập con tim
Và hơi thở...nồng nàn từ hai
phía
Không nói được bởi ... lời
không trọn nghĩa
Nỗi đau riêng ... đâu chỉ một
con người"
Chắc có lẽ, một cái gì đó đã
trở thành nỗi đau vì nó không được trọn nghĩa? Nhưng tiếc thay nó vẫn lung lay
lòng tác giả? Một sự lưu luyến hay luyến tiếc, một sự không nguôi ngoai mà anh
không muốn nó trở thành kỷ niệm. Nó không hình thành rõ rệt trong tim anh. Anh
như vuột mất điều gì trong nỗi nhớ mong, trong tiềm thức, niềm đau?
"Giá chỉ biết để chỉ...
nhớ thương thôi
Và xin đủ cho chim trời tung
cánh
Nhưng...gió bấc ...mưa bay
...và giá lạnh
Sóng ngàn đời ...mãi vẫn chẳng
rời xa"
Lời ca câu hát của một miền
quê chưa biết như vẫn đêm ngày mời gọi anh ở lại. Anh chưa đến mà cũng không muốn
ra đi, không muốn rời xa nơi ấy? Điều kỳ lạ? Lời thơ như lời réo rắt của một
cái gì vừa kịp nhìn thấy đã phải vội xa. Vừa kịp trào sôi đã phải lắng lại, vừa
vội đong đầy, đã phải chia vơi.
"Từ một nơi xa
Nhớ miền quê chưa biết
Nghe trong tim...
Một giọng ca tha thiết
“Người ơi người ở đừng về”
Một cái chia vơi diệu vợi. Lắng
sâu tâm tình. Không phải một nỗi niềm đau không hóa giải. Bởi nó được vào hồn,
bơi trong thơ, mênh mông và lướt sóng. Nâng con người lớn lên giữa cuộc sống.
Tình yêu thương đúng nghĩa,
dù đến đích hay không, với lí do nào đó vẫn tiếp sức mạnh cho con người sống một
đời sống như con người từng muốn sống, muốn đạt tới..
"Mơ đến quê em
Được tắm nước sông quê
Ngắm nhịp câu Lim
Nghe câu quan họ
Tác giả đã sống bằng giấc mơ
của mình. Một giấc mơ của tình chờ, bến đợi. Dẫu cuộc đời không đạt được những
gì trong mơ, nhưng hình như nó vẫn miên man một niềm hi vọng. Biết rằng đã kết
thúc nhưng cuộc đời vẫn chưa kết thúc
"Trên sông cầu nước chảy
lơ thơ...
Em biết không?
Chỉ một giấc mơ
Đã nói đủ những gì ...chưa
nói hết
Giá chỉ quen thôi...đừng
thân thiết
Để thanh thản...
nhẹ nhàng ...
cho mỗi một tâm tư"
Cái "giá như" này
nói lên cái điều chưa vẹn, còn mãi. Giá chỉ "quen thôi ...đừng thân thiết"
thì đã không có bài thơ này…Nói vậy, nhưng cái kết thúc tưởng không thanh thản
này hóa ra lại không phải như vậy…Tâm hồn tác giả mang một nỗi đau bình yên…vì
tác giả kịp nhận ra cái giá trị thực tình cảm của mình là điều vô giá…không bao
giờ mất…Cái không trọn vẹn đã trở thành cái trọn vẹn...
Và đây Bài thơ Thầy giáo
tôi:
Thầy giáo tôi
Ai lái đò có biết đáy sông
sâu?
Sông kiến thức - không bắc
được cầu
Mà phải có con đò với tay
chèo - người Thầy giáo.
Có ai biết con đò đã lần nào
gặp bão?
Bởi khách vô tình quên tên bến
đi qua
Dòng sông không biết xót xa?
Con đò không đau không
trách?
Chỉ lòng người trăn trở...?
Thầy giáo tôi!
Ba mươi năm gắn bó với nghề:
Nguyện làm người cầm lái
Mỗi năm - một chuyến đò sang
sông
Có nhưng niềm vui mà không ít
bâng khuâng
Mỗi khi đò cập bến .
Nước vẫn chảy xuôi theo dòng
về biển
Bến xưa - Đò cũ lại sang
ngang...
Khách đã qua sông!
Như quyển vở sang trang
Con đường mới - tuy không ghềnh
thác
Nhưng bụi phong trần
đâu dễ tránh bước chân đi
Vẳng nghe bên tai lời sông
nước thầm thì:
Hãy giữ vững niềm tin cuộc sống
Khách đã qua sông!
Như cánh chim bay bổng
Hãy chớ vội quên
Ai chắp cánh chim bay
Hãy chớ vội quên
Trên bến cũ tháng ngày
Người lái đò vẫn chắc tay
chèo lái...
Thầy giáo tôi!
Ươm những mầm xanh cho cây
lành đơm trái
Dâng qủa ngọt cho đời
Mà thầm lặng...thời gian
trôi...
Ai trưởng thành có nhớ lúc
trong nôi
Bên tiếng ru một khoảng trời
nhỏ bé
Ai lớn khôn - không qua bàn
tay Mẹ?
Ai thành danh lại chẳng nhờ
Thầy...?
Thầy giáo ơi!
Ba mươi năm - Ân, nghĩa,
tình sâu nặng
Ba mươi năm - vẫn bến xưa thầm
lặng
Vững tay chèo cho những chuyến
sang ngang..."
Hà Nội tháng10/1986
"Ai qua sông mới biết
lòng sông rộng
Ai lái đò mới biết đáy sông
sâu"
Hai câu thơ mở đầu này tác giả
muốn giới thiệu với chúng ta rằng phải bằng những trải nghiệm thực tế, con người
mới nắm bắt được sự thật. Thầy giáo là người đứng trên bục giảng, phải biết
cách truyền đạt kiến thức cho học trò, làm sao, để học trò hiểu bài, biết vận dụng
vào cuộc sống, là cả một chuyện gian nan, cam go và thử thách. Đó mới là người
thầy giỏi. Thầy hiểu mà không biết truyền đạt cho trò hiểu như mình thì chưa phải
là người thầy giảng dạy thành công. "Đáy sông sâu" và "lòng sông
rộng" là ý tác giả muốn nói thế đấy bạn ạ.
"Sông" kiến thức
không bắc được cầu
Mà phải có con đò với tay
chèo - người Thầy giáo"
Người ta vẫn nói:
"Không thầy đố mày làm nên" là ý của hai câu thơ này. Kiến thức là một
con đò. Con đò phải có người chèo. Không người chèo thì con đò vô dụng. Kiến thức
để trong kho khóa vào không sử dụng là kiến thức vô ích. Thầy giáo lèo lái con
đò làm sao cập bến an toàn, trước sóng gió bão giông. Sóng gió bão giông trong
nhà trường chính là những khó khăn trong giảng dạy. Khó khăn đó là vấn đề chất
lượng kiến thức, đạo đức, bệnh thành tích, và những thành phần cá biệt, những học
trò ngang ngược khó dạy. Đòi hỏi tuyệt đối người thầy phải có đức sáng trong,
lòng tận tụy, yêu nghề, yêu người và một tình thương yêu vô bờ bến, mới có thể
có đủ khả năng là một người lái đò giỏi.
"Có ai biết con đò đã lần
nào gặp bão
Bởi khách vô tình quên tên bến
đi qua?"
Dòng sông không biết xót xa?
Con đò không đau không
trách?
Người thầy đã từng trải qua
những thất bại trong nghề, chùn chân mỏi gối trước những học trò ngỗ ngược, lười
nhác, mà không biết cách khắc phục. Có những trò không biết kính trọng thầy.
Không biết đến tấm lòng tận tụy yêu thương của thầy. Qua sông rồi không còn nhớ
bến đò xưa. Bão âm thầm dâng lên trong thầy trăn trở vì đâu? Vì mình chưa làm
tròn bổn phận trách nhiệm người thầy? Xót xa không? Đau không? Trách ai? Thầy
chỉ tự trách mình?
"Thầy giáo tôi!
Ba mươi năm gắn bó với nghề:
Nguyện làm người cầm lái
Mỗi năm - một chuyến đò sang
sông"
Bài thơ này tác giả viết tặng
người thầy giáo của mình. Người thầy đã để lại trong lòng tác giả sự kính yêu
vô hạn theo thời gian. Bóng hình tâm tư của người luôn là ánh sáng soi đường
cho tác giả tránh được những vấp ngã trong cuộc sống. Có được điều này hẳn là
thầy giáo ấy phải mẫu mực cỡ nào. 3o năm cầm phấn, chính chuyên, tin cậy. Không
phải là nhiều người được như vậy, không phải ai là người thầy cũng xứng danh là
người "Kỹ sư tâm hồn" trong lòng học trò của mình.
"Có nhưng niềm vui
Mà không ít bâng khuâng
Mỗi khi đò cập bến.
Nước vẫn chảy xuôi theo dòng
về biển
Bến xưa - Đò cũ lại sang
ngang..."
Đọc những câu thơ này tưởng
rằng êm đềm lặng trôi, thanh thản. Nhưng trong sự lặng trôi ấy, tác giả hiểu
người thầy của mình không êm đềm mà dần bạc tóc phong sương, xót xa lòng tác giả.
Có những băn khoăn trăn trở không ai nhìn thấy được. Chỉ có những tri âm của cuộc
đời mới nhận ra cái âm thầm xót đắng của của cuộc đời. Bởi vậy, con người mới cần
phải có tri âm để giúp nhau vượt sóng gió.
"Khách đã qua sông!
Như quyển vở sang trang
Con đường mới - tuy không ghềnh
thác
Nhưng bụi phong trần đâu dễ
tránh, bước chân đi"
Mỗi một năm, một lần lái đò
qua sông. Học trò của thầy vui bước vào đời, đem kiến thức phục vụ cuộc sống.
Người thầy lại ngóng dõi theo từng bước đi trên đường đời của trò ra sao? Có
thành đạt không? Thành công của trò chính là niềm tự hào của thầy. Nếu trò
không may mắn không thành đạt, thầy cũng nhói tim đau, phong trần, dâu bể...
"Vẳng nghe bên tai, lời
sông nước thầm thì:
Hãy giữ vững niềm tin cuộc sống"
Đây là những lời nói từ đáy
lòng tác giả về đức tin đã học được tự nơi thầy. Là lời nhắn nhủ các bạn trẻ
lòng biết ơn sâu sắc chiếc nôi nhà trường đã cho ta kiến thức chắp cánh vào cuộc
sống, khám phá và sáng tạo.
"Khách đã qua sông!
Như cánh chim bay bổng
Hãy chớ vội quên - Ai chắp
cánh chim bay
Hãy chớ vội quên - Trên bến
cũ tháng ngày
Người lái đò vẫn chắc tay
chèo lái..."
Tác giả gắn bó biết bao với
người thầy giáo mà mình tin cậy, yêu thương. Làm sao quên được những gì đã thuộc
về máu thịt trong nhau.
"Thầy giáo tôi!
Ươm những mầm xanh cho cây
lành đơm trái
Dâng qủa ngọt cho đời
Mà thầm lặng...thời gian
trôi..."
Những hy sinh lặng lẽ của thầy
chỉ có tác giả mới hiểu. Chính vì vậy, tác giả đã đưa tất cả vào thơ để trải
lòng mình. Để giữ lại những gì có thể. Phải gữ lại...những giá trị cuộc sống,
phải không bạn?
"Ai trưởng thành có nhớ
lúc trong nôi
Bên tiếng ru một khoảng trời
nhỏ bé
Ai lớn khôn - không qua bàn
tay Mẹ?
Ai thành danh lại chẳng nhờ
Thầy...?"
Những câu này tác giả muốn
nói Nhà trường giống như một cái nôi ru em bé mới chào đời. Mà mỗi học sinh là
một em bé, Chiếc nôi là người mẹ, người thầy. Bé lớn lên từ chiếc nôi. Học sinh
ra đời từ mái truờng, từ công lao tài đức của người thầy.
"Thầy giáo ơi!
Con đến thăm thầy, trường cũ
còn đây
Ba mươi năm - Ân, nghĩa,
tình sâu nặng
Ba mươi năm - trên bến xưa
thầm lặng
Vẫn vững tay chèo
Cho những chuyến sang
ngang..."
30 năm sau ngày ra trường,
tác giả trở về mái trường xưa. Tóc thầy đã bạc màu sương gió. Mắt thầy vẫn nặng
sâu ân tình. Vẫn những hy sinh âm thầm lặng lẽ. Lòng tác giả như trùng xuống.
Đôi vai thầy trĩu nặng gánh thời gian...
Không cầm lòng được, tác giả
đã viết bài thơ này tặng thầy, lời tri âm trong ngày nhà giáo Việt Nam.
Toàn bộ bài thơ tác gỉả muốn
truyền đến chúng ta một thông điệp rằng:
Người thầy là "Người
lái đò ", đưa lớp lớp tuổi trẻ thỏa đôi cánh ước mơ bước vào đời. Là người
gieo hạt giống con người. Là người cầm cân nẩy mực. Nhà trường là cái nôi sản
sinh ra những nhân tài cho đất nước. Nếu không có người thầy giỏi, mẫu mực, có
tài có đức thì không thể có những học trò ưu tú, có tài có đức, có kiến thức
làm nên sau này góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Có biết bao những bài
thơ, những áng văn chương ca ngợi người thầy. Trong đó tôi bắt gặp bài thơ
"Thầy Giaó Tôi" của tác giả Tuấn Kiệt đăng trên blog Yume là cái tình
của anh với người thầy giáo của mình nói riêng, cũng như về một người Thầy nói
chung vừa chân tình, vừa sâu sắc, vừa hết sức thấu hiểu giá trị, trọng trách to
lớn, cũng như những bước gian truân của một người Thầy. Người lái đò qua sông,
cứ thế, tiếp bước. Có ai còn trở lại bến đò xưa? Có ai ngoái đầu nhìn lại người
lái đò khi qua sông? Thầy không biết! Thầy ngắm nhìn đàn con tung cánh. Mong
sao họ nên người và thành đạt...
HOÀNG GIAO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét