Mùa Xuân trong Tân nhạc
Thầy Nguyễn Túc: Tôi xin có vài lời mở
đầu cho đúng lễ nghi, trước khi nhập chính đề như đã ghi trên.
Cứ theo như thường tình thì có lẽ mùa xuân là mùa được mọi người yêu mến nhất. Xuân đến, đất trời như mở hội với thiên nhiên xanh tươi đầy nhựa sống. Con người cũng như có luồng sinh khí mới luân lưu trong huyết quản.
Cỏ cây hoa lá rộn nở tưng bừng sau một mùa đông ươm mầm trong đất lạnh.
Xuân là tuổi trẻ hồn nhiên tràn đầy hy vọng.
Xuân là mộng tưởng tương lai rực rỡ mầu hồng.
Xuân là ánh sáng tin yêu cuộc đời trước mặt.
Xuân là không gian và thời gian bát ngát hương hoa.
Xuân, như cái tên đã gọi, thì Xuân đi, xuân đến hãy còn xuân. Trong mạch máu của tôi, hình như máu cũng vẫn chảy về tim cho nên tôi thương cho cái kiếp con chim lạc đàn!
- Thầy nói gì mà loạng quạng vậy?
- Thế thì, tôi lại phải nhường lời cho Cai tôi mở máy, sang số, đi vào mùa xuân dân tộc! Kẻo lại bị cậu ấy phạng cho là ăn nói loạng quạng thì khốn! Cai tôi: Xin cám ơn thầy! Nói là nói thế thôi, chứ độ này, thầy ăn nói hoạt bát, có hồn lắm. Đôi khi mới đi lệch đường rầy một tí thôi! Không biết có nữ nhạc sĩ dương cầm nào gà thầy không?
- Thây kệ tui! Đừng lộn xộn, tôi kêu lính bắt bỏ bót bây giờ đó nghe!
- Thế thì em xin nhập đề, thưa trước với bạn đọc rằng: Mỗi đề tài, thầy trò chúng tôi chỉ nhón lấy một số bản nhạc tượng trưng thôi, chứ sưu tập cho nhiều, cho đủ thì không có chỗ đăng trên báo và phải mất rất nhièu công lao, mồ hôi và nước bọt mới may ra tạm ổn. Chúng tôi theo tiêu chuẩn là chỉ trình làng những nhạc phẩNm quen thuộc, được nhiều người hát, được nhiều người nghe và nhớ. Như vậy, khi nhắc đến bài hát đó, bạn đọc sẽ hồi tưởng lại cả một khung trời kỷ niệm và sống với kỷ niệm đáng yêu ấy. Thế là chúng tôi đạt mục đích là làm vui bạn đọc trong những giây phút thả hồn theo tiếng nhạc lời ca.
Với nhạc sĩ có nhiều bài ca chung một chủ đề, chúng tôi chỉ nhón tượng trưng 1,2 bài để trình bạn đọc.
Và nếu một bản nhạc đã trình bạn đọc rồi thì lần khác chúng tôi chỉ nhắc khẽ, trích một vài câu thôi, gọi là cho hợp lệ quân dịch, chứ không chép lại toàn bài.
Vậy xin bạn đọc thông cảm cho vài điều ấy, chứ không phải là thầy trò chúng tôi không biết hoặc phe lờ đi những nhạc sĩ, những sáng tác cũ mới!
- Thôi, trình vậy đủ rồi. Nhập đề đi kẻo trễ!
- Trễ sao ạ?
- Trễ bữa ăn trưa!
- Dạ, em xin chọn bài này để mở đầu cho chương trình nhạc xuân: Đó là bài “Xuân về” của Hoàng Quý, nhịp vui tươi, hẳn bạn đọc ở lớp tuổi 50 trở lên còn nhớ rõ. Đây là lời 1, thầy ca là hợp thời nhất đó ạ!
- Sợ gì đâu! (vừa hát vừa lắc lư con tầu đi):
Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm
Bao chim đua hót trong mây, xuân về trong khóm cây
Chim rồn gieo khắp bao lời yêu xuân xuống khắp đó đây
Chim xanh ca rằng: Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm
Sao ta không đón xuân tươi đang về trong nắng hương
Cùng nhau vui hát cho bao nhiêu người, cùng thấy quên sầu đau thương.
Nắng đã reo vàng đều trên khóm lá xanh
Và mây hồng thắm vương trôi trên trời biếc
Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm
Sao ta không đón xuân tươi đang về trong nắng hương
Cùng nhau vui hát cho bao nhiêu người, cùng thấy quên sầu đau thương.
Thầy Nguyễn Túc: Cậu có thấy cái gì là lạ trong bài này không? Cai tôi: Nói chung là bài này ca tụng cuộc đời ta vui như hoa hồng thắm. Nhưng câu Chim xanh ca rằng... thì em không hiểu con chim nó ca bằng ngôn ngữ nào? Tiếng Việt, tiếng Tầu, tiếng Căm-Pu-Chia hay tiéng Đức, tiếng Ia-Răng, Ia-Rắc?
- Tôi nghi là nó ca tiếng Việt!
- ?????
- Không thì làm sao người nhạc sĩ hiểu rằng đời con chim vui tươi như hoa hồng thắm?
- Dạ, có lẽ vậy. Con chim này hay quá nhỉ! Loại chim xanh có khác, chứ chim mầu nâu, chim mầu đen thì không có khả năng ấy đâu!
- Tôi không biết à!
- Thế em tiếp! Vẫn với tựa đề như bài trên, có bài “Xuân về” của Thẩm Oánh, nhịp luân vũ, như thể các cặp vợ chồng, bồ bịch, bạn bè rủ nhau ra trước sàn nhảy, khi ban nhạc cất tiếng, ca sĩ cất giọng mừng xuân thì hội trường như sóng lượn, lả lơi, âu yếm với khung cảnh mùa xuân đang về trên quê hương yêu dấu. Em xin mời Nga Mi & Trần Lãng Minh hợp ca và biểu diễn vũ điệu này:
Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi
Cười trong nắng sáng tươi
Buông mành tơ liễu soi hồ gương
Rộn ràng sắc xuân vừa sang
Ngàn muôn tiếng vang lừng ca
Chim ghép đôi tung trời bay
Và âu yếm bên ngàn hoa
Cô gái mơ màng say
Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi
Cười trong nắng sáng tươi
Bên phòng the, tiếng dương cầm ngân
Nhịp nhàng khúc ca mừng xuân
Hoa lá tươi kiêu căng cười đông
Chim chóc vui ca vang ngoài song
Làn kim xuân lướt trong bóng mây
Thắm tô cho hàng cỏ cây
Mưa phất trên bông hoa đào tươi
Oanh yến đang mê say mừng vui
Chào trong nắng mới hương sắc hoa
Líu lo tưng bừng hợp ca...
- Tất nhiên là vẫn có chim hót khúc ca mừng xuân?
- Dạ, chính thế! Vẫn theo chủ trương khi xuân về là bắt các loài chim, không rõ chim gì, chim phải hót phải bay tưng bừng trên trời cao. Hoa cũng phải hé môi cười đón gió mới. Và loài người cùng phụ họa khúc hát thanh xuân cho mùa xuân đẹp ý. Minh Kỳ có bài “Xuân đã về”, nhịp vui mạnh. Em xin nhờ Hoàng Oanh trình bầy là hợp nhất:
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ngàn hoa hé môi cười vui đón gió mới
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ta hát vang lên câu ca mừng xuân.
Ngoài trời bao la xinh tươi, bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa Lập lòe tà áo xanh xanh chen bông tím vàng đẹp hơn tiên nga
Vài bầy em bé rúc rích, khúc khích cười tươi rủ nhau vang ca
Từng đàn chim non xinh xinh tung bay khắp trời cùng ríu rít ca Một bài ca đón chào mừng, hòa theo tiếng pháo đì đùng
Mừng xuân nay đã về rồi, và đông đã vượt qua
Ngập trời bao tiếng chào mừng, nàng xuân duyên dáng về rồi
Về gieo bao thắm tươi vui lòng ta thấy yêu đời.
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Xuân đã về!
Trên cánh đồng, bao bác nông ngưng cầy ruộng vui say xuân
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ngàn cô gái quê cười tươi đón gió mới
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ta hát vang chào mừng xuân sang, xuân sang...
- Dạ, tiếp đến là Gió mùa xuân tới. Như thầy đã trình làng, mùa xuân là mùa yêu thương, tin tưởng hoa cho nên gió xuân cũng cùng theo một mốt ấy!
- Thế là mốt như thế nào nào?
- Dạ, như thế này: Là ngay từ đầu thập niên 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng đã nổi hứng viết bài ca trên, nhịp Rumba-Boléro theo âm giai Ré trưởng. Bài này, em xin nhờ Duy Quang ca thì mới diễn tả được hết những làn gió xuân thổi trên cánh đồng tươi thắm trong nắng vàng, có bướm bay, chim hót, hoa nở tưng bừng chào chúa xuân sang.
- Thế nghĩa là không có cô em gái nào trong ấy à?
- Dạ, có chứ! Nhưng chỉ phớt qua thôi. Để bài tiếp sẽ có nhiều cô gái xuân xuất hiện. Bi chừ là Gió mùa xuân tới:
Gió mùa xuân tới!
Cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng
Muôn bướm tung bay, mang sắc tươi phô cùng trời sáng
Gió mùa xuân tới!
Bóng hồng tha thướt trong nắng đào
Kiếp sống cô đơn, mơ ước ôm trong lòng hoa tươi.
Xuân reo khắp nơi, trời ngát hương trầm lòng mang vấn vương.
Hồn say mộng ước, cùng những đóa hoa ấp ủ trái tim
Hưởng những phút say mơ với mùa hoa thắm
Khắp trời xuân sáng vui tưng bừng
Muôn sắc khoe tươi, reo hát ca vang mừng trời xuân.
Trời sáng, tô mầu sắc cho những cánh hoa khi trời xuân,
Thắm tô cho đời muôn mầu, nồng ngát hương thơm
Trời xuân mang niềm nhớ cho những kiếp người sống cô đơn
Ước mong mùa xuân rắc reo khắp nơi trần thế...
- Sao nhiều cái lạ thế nhỉ! Tôi có để ý đến bao giờ đâu? Đâu, như thế nào?
- Dạ, như thế này nhá! Quen thuộc thì ai cũng thuộc Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui...). Vui là ở như nhịp Moderato. Lạ là lời rất êm rất tình mà chẳng ai hiểu gì nếu không tìm tòi cặn kẽ. Đặc biệt là ở như chỗ bài này viết tới 5 lời. Đặc biệt nữa là nói huỵch toẹt đến sếch mà lại qua mặt được phòng kiểm duyệt, qua mặt luôn cả những ai vô tâm, vô ý nữa!
- Đâu, chỗ nào nào? Lạ nhỉ!
- Dạ, đây! Thầy nghe cho rõ nha! Xuân ca (1961). Em nhờ Duy Quang trình bày:
Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui
Một đêm là đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.
Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ,
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ.
Điệp khúc:
Xuân xuân ơi! Xuân ới! Xuân ơi!
Xuân xuân ơi, xuân ới, xuân ơi!
Lời 2: Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha
Là xinh là tươi có xuân thuở sơ ước mơ hiền hòa
Xuân xanh lơ hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn xuân là xuân có hoa ngày mai hát xuân thật dài
Điệp khúc như trên.
Lời 3: Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Tình xuân là xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy
Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon
Tìm em gặp em đón xuân nghìn năm bão xuân ngập lòng Điệp khúc như trên.
Lời 4: Xuân lên cao, chót xuân buông nhìn xuống sâu
Hồn xuân hồn thiêng ngút lên từ lâu cõi xuân còn dài
Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua
Mặc cho mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn. Điệp khúc như trên.
Lời 5: Xuân tôi ơi sức xuân tôi còn khát khao
Dù nay dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm có ta xuân còn hơi xuân
Thì xin cứ xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần
Điệp khúc như trên.
Chấm hết.
Lời 1 nhiều ẩn ý nhất và đắc ý nhất, nói đến mầm sống để có tôi kể từ khi hai người hợp cẩn gối chăn phòng the đón cha mẹ về. Mầm sống ấy từ cha tôi lắt leo trong nguồn suối mơ của mẹ tôi, như bừng reo theo nắng lên, từ cha chói chan lòng mẹ.
Ấy thế là mẹ tôi có thai, rồi sau khoảng 9 tháng vài ngày đẻ ra tôi. Còn cái điệp khúc Xuân xuân ơi! chỉ để phụ họa cho tình xuân thêm đậm đà chứ không có ảnh hưởng gì gọi là trực tiếp, cụ thể cả! - À, nghe cậu mô tả thì ra là như thế, như thế đấy hả?
- Dạ, chứ còn gì nữa ạ!
Lời 2, là khi tôi chào đời, thời thơ ấu có xuân thuở sơ ước mơ hiền hòa, có hoa ngày mai hát xuân thật dài.
Lời 3, là khi tôi lớn lên tuổi xuân ong bướm tôi tìm gió trăng có khi mừng vui có khi sầu đầy.
Lời 4, là những buồn thương của một đời người tìm kiếm yêu đương mặc bao nhũng cơn buồn thương những cơn giận hờn.
Lời 5, là nói đến tôi vẫn còn khát khao, dù trên địa cầu này có người đã ra đi hay người còn ở lại. Còn ta là còn xuân, nên hãy cho tình nhân sống thêm vài lần đề tôi được yêu đương cho phỉ chí!
- Ghê quá nhỉ! Mới đầu, tôi cứ tưởng bài này bình thường thôi chứ ai có ngờ đâu nhạc sĩ lại có nhiều ẩn dấu, nhiều ẩn dụ trong lời ca như thế! Thế có ai chỉ vẽ cho cậu không mà cậu biết được rành rẽ như vậy?
- Ai chỉ trỏ, vẽ vời gì đâu! Cứ đọc từ từ, tới đâu nghiền ngẫm tới đó là nó hiện ra lồ lộ í chứ khó khăn gì!
- Ừa, tôi đọc lại, quả nhiên hiểu rành rẽ còn hơn là cậu vừa phiếm loạn nữa! Thú vị quá đi í chứ!
- Thầy muốn áp dụng phải không?
- Bậy nào! Làm gì có chuyện đó!
- Ai biết được ma ăn cỗ!
- Cỗ bàn gì đâu, tiếp đi!
- Và đây là bài thứ hai của Phạm Duy: Đó là bài “Xuân thì”. Bài này theo nhịp 3/4, êm nhẹ mà lại thiết tha, như chìm sâu tận đáy tâm hồn những ai một trời tâm sự như em đây chẳng hạn.
- Thế là thế nào?
- Dạ, là như thế này: Hồi thập niên 1950, em đi lính Ngự Lâm Quân Dalat. Ngày tết năm ấy em mò về Saigon ở nhà người quen bên Tân Định, leo xe buýt xanh lên Chợ Bến Thành coi phố xá, coi thiên hạ đón xuân sang. Trong túi chỉ có tí tiền còm đủ đi xe buýt, ăn bánh mì Chợ Cũ. Em nhòm phố phường thì tấp nập người chen chúc nhau, hàng tết xanh đỏ tím vàng la liệt, hoa mai hoa đào hoa cúc hoa glaieul nở rộ. Mà lòng mình thì lạnh ngắt buồn tênh. Đứng trên xe buýt, tay nắm thanh sắt trên trần cho khỏi ngã, em thấy cuộc đời mình thật ba đào, tương lai mù mịt còn hơn là cái cảnh chiều mưa biên giới...
- Nghe cậu kể tôi thấy thương tâm quá! Muốn nói gì thì nói toẹt ra đi!
- Em muốn nói rằng giũa khung cảnh tết nhất tưng bừng hoa lá vui tươi như thế, bỗng nghe tiếng nhạc Phạm Duy, ai đó ca bản Xuân thì. Lời như một bài thơ đượm tình xuân chớm nở. Trong thơ, lại có cả hình ảnh của chiến tranh điêu linh trên quê hương đất cầy lên sỏi đá:
Tình xuân chớm nở đêm qua
Khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời
Ngày xuân con ém đưa thoi
Có người nhớ tới những lời yêu mến nhau
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
Người đi giữa độ xuân nồng
Nhìn nhau bỡ ngỡ rưng rưng lòng nhớ thương.
Tình thương nhân thế bao la
Yêu người năm trước đã khiến cho ta giận hờn
Và thương cây súng cô đơn
Hoa đào đã nở trên vết mòn bao chiến xa... ...
Êm êm tiếng hát trăng tà
Tình soi trên phím tay ngà gái trinh
Người ôm nhân loại trong mình
Cười tuôn nước mắt cho xuân tình dấy men...(1953)
- Nhưng rồi cậu cũng oai phong lẫm lẫm như ai đấy chứ!
- Đó là chuyện sau này, thầy ạ! Cái cảnh nghèo đói, khốn cùng dễ làm cho người ta nhớ lâu lắm.
- Thế cậu có thấy gì đặc biệt trong bài này không?
- Em thích nhất là câu: Êm êm tiếng hát trăng tà, tình soi trên phím tay ngà gái trinh nhưng không hiểu tại sao tình lại soi trên phím tay ngà của cô gái còn trinh? Thế nhỡ cô ấy không còn trinh nữa thì tình có soi trên phím tay ngà nữa không, hả thầy?
- Cậu hỏi tôi thì cũng như nói chuyện với đầu gối hay nói trước bức vách mà thôi!
- Thầy khôn thật đi ấy chứ! Cứ câu nào khó nhá là thầy đá banh đi chỗ khác.
- Không khôn, sao lại làm thầy cậu được!
- Thanh kiều. Em sang bài khác. Nói đến xuân là nói dến tuổi thanh xuân, nên La Hối đã viết nhạc theo thơ Thế Lữ. Bài hát phát hành lâu rồi nhưng nhiều người vẫn nhơ: Đó là bài “Xuân và tuổi trẻ”, nhịp Valse Moderato, Ré trưởng. Mời bạn đọc cùng nghe Ánh Tuyết trình bày:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng...
...Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui, đời xuân thắm tươi... ...
Hát vang lên, đời ta thắm tươi
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng ca,
Xuân tưng bừng.
- Tôi biết gì mà hỏi?
- Em chưa hỏi thì làm sao thầy biết trước là không trả lời được? Thầy không biết thì còn ai biết nữa?
- Nguy đấy nha! Hỏi gì thì hỏi lẹ lên đi!
- Xin thầy nghe cho hết bản nhạc, lời thơ trước đã nhá! Em nhờ Ái Vân ca:
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa trên sông Vân
Xuân đi xuân đến hãy còn xuân
Cô gái trông xuân đến bao lần
Xuân đến hoa mơ hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa trên sông Vân
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, hoa mơ hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa trên sông Vân.
- Có, tôi thấy cô ấy phải đi giặt lụa ven sông vì nhà không có máy giặt!
- Chả phải! Chuyện ấy là chuyện nhỏ! Chuyện lớn cơ!
- Lớn thì cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, tức là đến tuổi 16 trăng tròn hay tới tuổi 18, 20 thì cũng muốn có đôi cho cuộc đời ổn định, có nơi có chốn.
- Chả phải! Thầy có dối lòng không đấy?
- Dối trá gì đâu?
- Thế có câu nào thầy không hiểu?
- Có chứ lị! Không hiểu thì tôi không hiểu thân chưa lấm bụi trần là nó lấm như thế nào?
- Vậy đó, thầy thành thực với chính mình rồi đó! Thế thầy hiểu câu này ra sao?
- Nghĩa là cô con gái này còn trong trắng, trinh nguyên, chưa hề lấm bụi trần.
- Thế bụi trần theo thầy nghĩa là gì?
- Loại bụi này, tôi không biết nó ở đâu? Nguy hiểm như thế nào? Cậu hiểu sao?
- Em cũng chịu, không biết cái bụi trần nó ra làm sao cả. Chữ này có vẻ khoa học quá! Lại như có dính dáng đến y tế, đến bác sĩ nữa thì phải, vì giới này mới am tường cặn kẽ.
- Hay là ta hỏi thẳng mấy ông tu-bíp xem họ giả nhời như thế nào. Biết đâu lại chẳng tìm ra câu giải đáp ở cuối đường hầm?
- Tôi nghi lắm. Bởi hỏi mấy ông đốc tờ thì ông nào cũng đem chữ nghĩa y khoa vừa dài vừa khó nhớ để bắt mình nghe. Rồi các ông ấy có giảng giải, chắc mình cũng như vịt nghe sấm thôi.
- Thế thầy trò mình chịu à?
- Theo linh tính của tôi thì bụi trần ý nói là cô gái chưa dính líu gì đến chuyện trần tục, chưa để cho con ong nó tỏ đường đi lối về đấy, cậu ạ!
- Có thế chứ! Chứ mà thầy cứ ỡm ờ, nghe nực quá đi.
- Cô con gái còn xuân nên đêm đêm nằm ngủ một mình cứ buồn tình, mơ toàn chuyện vợ chồng không à!
- Thế chuyện vợ chồng là chuyện gì vậy cà?
- Là chuyện như cậu đã phiếm loạn trong bài Xuân Ca, lời 1 rồi đó! - Vậy là thầy trò ta đều thỏa mãn và thỏa đáng. Ta sang bài khác nha!
- Ừa!
- Bài khác thì em thấy có bài này lạ lắm: Ấy là bản “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao. Không biết nhạc sĩ sáng tác năm nào, trong hoàn cảnh nào. Nhưng cứ theo như lời trong nhạc thì đây là mùa xuân đầu tiên, người mẹ đón đàn con trở lại nhà, nước mắt trên vai con, niềm vui diệu vợi. Mùa xuân ấy mở đầu cho một mùa xuân người biết thương người, người biết yêu người. Bài hát mùa xuân, có chim én bay về, có đoàn tụ yêu thương mà sao em nghe thấy buồn vô hạn. Hình như ẩn khuất trong lời, trong nhạc là những ý tình xa vắng mênh mang của một thời khói lửa điêu linh, người nằm xuống, người trở về còn mang niềm nhớ. Em xin nhờ chị Thanh Thúy diễn tả dùm:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mừa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên, một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
- Thôi, đừng buồn nữa, sang số đi!
- Em sang đến “Mộng chiều xuân” của Ngọc Bích, điệu Tango. Điệu này mà nhảy với đào là tuyệt nhất: Its takes two to tango mà lị! Thầy nhót với cô Linh Phương là đẹp nhất đấy! - Thây kệ tui! Ai hát?
- Em xin mượn tiếng hát của chị Như Quỳnh. Mời chị cất giọng:
Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ, những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ
Mối tình đầu xuân ai thấu chăng?
Lòng tha thiết buông theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân, những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày xuân
Ngây thơ dáng huyền đến trong mơ, lòng anh bớt sầu
Mộng vàng phút tan theo gió chiều biết em về đâu?
Hãy trả lời lòng anh mấy câu
Tình duyên với em trong kiếp nào?
Xuân còn thắm tươi, anh còn mong chờ
Ai ân kẻo tàn ngày mơ.
- Cô em đã ra đi là hết rồi, làm gì có chuyện quay về cho anh ái ân kẻo tàn ngày mơ nữa mà vọng tưởng xa xôi, vớ vẩn.
- Thầy nghĩ vậy là thực tế lắm đó! Em chịu thầy câu này.
- Vậy tiếp nữa đi!
- Tiếp nữa, em xin trình bài này nữa cũng rất hợp với ngày xuân: Đó là bài Anh cho em mùa xuân, nhạc Nguyễn Hiền, thơ Kim Tuấn. Bài thơ 5 chữ gọn gàng được nhạc sĩ Nguyễn Hiền gom 3 câu thơ thành một dòng nhạc, nghe thật tự nhiên, thật vui tươi, rộn rã. Đó là cái tài hoa và óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Hát theo Rumba hay Bolero tùy ý. Thầy muốn ca bài này không?
- Tôi làm gì còn xuân nữa mà “Anh cho em mùa xuân”. Thôi, để tôi nhờ Quang Dũng ca dùm:
Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi
Đất mẹ gầy cỏ lúa
Đồng xanh xa mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió
Thoảng câu hò đôi lứa
Trong xóm vang chuông chùa
Trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
Cát trắng bờ quê xưa
Anh cho em mùa xuân
Trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt
Dải đất hiền chim hót
Mái nhà xinh kề nhau
Anh cho em mùa xuân
Đường hoa vào phố nhỏ
Nhạc chan hòa đây đó
Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Rung nắng vàng ban mai
Anh cho em mùa xuân!
Anh cho em mùa xuân!
Nhạc thơ tràn muôn lối...
- Cái này cũng dễ hiểu, vì anh chàng đã nói hết cả rồi thì cô em cò gì để mà nói nữa. Họa chăng là khi cưới được em dìa, lúc í mới nghe em phát thanh 24 giờ mệt nghỉ!
- Có nhẽ vậy đó. Tiếp đi!
- Tiếp nữa, không cho em, không nài nỉ điều gì mà lại gửi thư chúc tết. Hai ông Minh Kỳ và Lê Dinh: Chúc muôn người mọi điều mong muốn, non nước vinh quang trong nắng thanh bình, chúc người lính chiến về bên mái gia đình, chúc cô gái xuân mau có chồng, chúc khắp nơi khắp chốn yên vui như lời nguyện ước trong “Cánh thiệp đầu xuân”, nhịp Bolero, âm giai Ré trưởng cho vui tươi trong sáng. Bài này, em lại xin nhờ chị Cẩm Ly cất tiếng:
Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa xuân sang
Tôi chúc gì đây vào mùa xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi xuân ấm mới tô đẹp tháng năm
Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh lính chiến quay về gia đình, tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái xuân thì
Ước nguyện sao chóng thành, ruợu hồng se duyên
Tôi chúc ngày mai dù đường xa vời
Trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi
Cho bướm vàng bay trên nẻo đường mới
Vai bên vai những lúc tâm tình lên khơi
Tôi chúc rồi đây người về phương nào
Cho dẫu thời gian lạnh lùng lướt mau
Mong ước ngày sau như là ngày trước
Tay trong tay nhớ lúc trao THIỆP ĐẦU XUÂN.
- Nhưng hơi ngộ nhận. Lúc đầu, tôi tưởng khi hai ông nhạc sĩ viết Cánh thiệp đầu xuân xong rồi gửi bằng đường bưu điện đến khắp bạn bè. Ai có ngờ đâu, cuối bài nghe Xuân Thu hát mới biết là trao tay tấm thiệp chứ có gửi gấm gì đâu! Toàn là trao tay không à! Mà hình như chỉ trao cho con gái thôi, cậu ạ!
- Sao thầy biết?
- Thì câu chót: Tay trong tay nhớ lúc trao thiệp đầu xuân thì chỉ có con trai con gái mới nắm tay nhau, chứ đực rựa làm gì có cái trò đó?
- Hình như anh con trai cũng hơi lợi dụng một tí nhân lúc trao thiệp đầu xuân đấy thầy nhỉ!
- Thì cô con gái cũng phải bằng lòng, cu cậu mới nắm tay được chứ! Nếu cậu chưa thỏa mãn, bữa nào sang Montreal, Canada, cậu hỏi ngay ông Lê Dinh xem ông ấy giả nhời như thế nào. Phần tôi, thế là thỏa mãn rồi. Tiếp đi!
- Dạ, em tiếp. Tiếp nữa có bài này được nhiều ban nhạc trình bày, nhiều ca sĩ cất tiếng mỗi độ xuân về: Đó là bản “Xuân tha hương” của Phạm Đình Chương, viết năm 1956, nhịp luân vũ. Em mở lại CD để chúng ta cùng nghe chính tác giả, tức ca sĩ Mai Hương trình bày.
Ngày xưa xuân thắm quê tôi, bao nhánh hoa đời nhẹ rơi
Mẹ tôi sai uốn cây cành, vun tưới hoa mùa xinh xinh
Thời gian nay quá xa xăm, tôi đã xa nhà đầm ấm
Sống bao xuân lạnh lẽo, âm thầm.
Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đâm bông
Riêng ai, buồn thương hắt hiu còn trông mong
Và xuân thay áo mấy mùa đợi chờ
Mắt hoen lệ rưng rưng, sầu héo đến bao giờ.
Chiều nay lê bước phiêu du thầm nhớ xuân về làng cũ
Tình quê chan chứa trong lòng chua sót thay sầu tư hương
Đường đi xa lắc lê thê thêm khát khao ngày về quê
Để sống vui quê mẹ lúc xuân về.
ĐK: Xuân tới, muôn cánh hoa nở bay khắp nơi
Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới
Chiều dâng, sàu lâng trên đường về mịt mùng
Mây Tần ơi, cho nhắn bao niềm thương.
- Không thấy nhắc nhở gì đến em gái, em trai cả?
- Dạ, không!
- Hoàn toàn là nhớ quê, nhớ mẹ thôi!
- Dạ, chính thế.
- Thế còn bài nào vui vui nữa không?
- Em dành bài này vào đoạn chót, cho có hậu! Đó là bản nhạc, cứ mỗi độ xuân về là trên khắp làn sóng điện, từ thành đến quê, từ quê lên tới tỉnh, từ tỉnh sang đến thị, đều ca khúc “Xuân họp mặt” của Văn Phụng. Nhân có cô Linh Phương lên DC thăm thầy, em mời cô dạo phím dương cầm, thầy chơi guitare bass rồi cùng ban hợp ca Ba con cọp cất tiếng mừng xuân họp mặt là đúng nghĩa y chang à!
- Thế cậu làm gì?
- Khi nào thầy cô ôm nhau nhảy đầm thì em...đánh nhịp và canh chừng, hễ thầy té là em vồ lấy liền tù tì!
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong nắng hồng, khắp chốn tiếng ca vang
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong gió ngàn, mừng đón xuân sang
Vui mùa xuân năm nay gần nhau
Nhớ khi xưa, lúc ngây thơ, cầm tay cùng nhau ngẩn ngơ
Đến bao giờ, đón xuân mơ?
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong nắng vàng, khắp chốn tiếng ca vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng
Trong gió ngàn, mừng đón xuân sang
Vui mùa xuân năm nay gần nhau, nhớ khi nao lúc ra đi
Cầm tay hẹn câu chờ nhau, đến bên cầu đón xuân sang
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong nắng hồng, khắp chốn tiếng ca vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng trong gió ngàn, mừng đón xuân sang...?
Nâng phím đàn, cùng hát ca vang
Trong gió ngàn, cùng đón xuân sang
Mừng một ngày gần nhau, cùng mừng xuân mới!
- Sao cậu kết thúc đề tài mà lại không thấy nhắc gì đến mấy bản nhạc của tôi? Bản “Nhớ xuân xưa” (Nhà An Phú phát hành năm 1955) cũng Bolero, vi vút lắm chứ!
Chiều nay xuân đến sao lạnh lùng?
Vì đâu hoa thắm đã tàn rung
Người ơi, xa cách bao muôn trùng
Nắng xuân còn bao nỗi hoài mong...
và Nhớ tết năm xưa điệu luân vũ:
Mừng xuân này băng giá tuyết rơi tàn canh
Mừng giao thừa hiu hắt, xác sơ cây cành
Còn đâu ngày xuân mới cùng nhau vui tết?
Đường phố nhạc hát vang, đàn bé đùa rỡn ngoan
Cùng chào đón xuân sang...
Hay là bụt chùa nhà không thiêng?
- Chả phải thế! Như em đã thưa từ đầu, mỗi đề tài chỉ nhón lấy một số tượng trưng thôi. Những bản nhạc ấy phải được nhiều người biết, nhiều người hát, nhiều người thuộc thì mới gợi được giấc mơ xưa, mới hấp dẫn và thú vị. Thầy thông cảm, hiểu dùm cho nó là như rứa! Em xin thầy một lời đúc kết.
- Với tôi, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều na ná như nhau, miễn là tôi còn sức khỏe, trong túi còn tiền, con cháu còn thăm nom, bạn bè còn lui tới là tôi cảm thấy hạnh phúc đầu xuân rồi! Hoa lá cành muốn nở ra sao cũng được, ong bướm tung bay thế nào cũng được, tiếng nhạc lời ca có vui tươi hay buồn bã cũng chẳng phiền, chim chóc có hót hay không hót tôi cũng không để ý!
- Thế thầy để ý đến cái gì?
- Để ý đến Tension, đến cặp kính, đến hàm răng, đến cái ví...
- Dạ, như vậy là cụ thể và thực thể lắm đấy ạ!
- Thế thì bữa nay cậu khoản đãi tôi chứ?
- Dạ, xin mời thầy cô cùng đi ăn Péking Duck ạ!
- Vậy là tôi thỏa mãn và thỏa đáng!.
Cứ theo như thường tình thì có lẽ mùa xuân là mùa được mọi người yêu mến nhất. Xuân đến, đất trời như mở hội với thiên nhiên xanh tươi đầy nhựa sống. Con người cũng như có luồng sinh khí mới luân lưu trong huyết quản.
Cỏ cây hoa lá rộn nở tưng bừng sau một mùa đông ươm mầm trong đất lạnh.
Xuân là tuổi trẻ hồn nhiên tràn đầy hy vọng.
Xuân là mộng tưởng tương lai rực rỡ mầu hồng.
Xuân là ánh sáng tin yêu cuộc đời trước mặt.
Xuân là không gian và thời gian bát ngát hương hoa.
Xuân, như cái tên đã gọi, thì Xuân đi, xuân đến hãy còn xuân. Trong mạch máu của tôi, hình như máu cũng vẫn chảy về tim cho nên tôi thương cho cái kiếp con chim lạc đàn!
- Thầy nói gì mà loạng quạng vậy?
- Thế thì, tôi lại phải nhường lời cho Cai tôi mở máy, sang số, đi vào mùa xuân dân tộc! Kẻo lại bị cậu ấy phạng cho là ăn nói loạng quạng thì khốn! Cai tôi: Xin cám ơn thầy! Nói là nói thế thôi, chứ độ này, thầy ăn nói hoạt bát, có hồn lắm. Đôi khi mới đi lệch đường rầy một tí thôi! Không biết có nữ nhạc sĩ dương cầm nào gà thầy không?
- Thây kệ tui! Đừng lộn xộn, tôi kêu lính bắt bỏ bót bây giờ đó nghe!
- Thế thì em xin nhập đề, thưa trước với bạn đọc rằng: Mỗi đề tài, thầy trò chúng tôi chỉ nhón lấy một số bản nhạc tượng trưng thôi, chứ sưu tập cho nhiều, cho đủ thì không có chỗ đăng trên báo và phải mất rất nhièu công lao, mồ hôi và nước bọt mới may ra tạm ổn. Chúng tôi theo tiêu chuẩn là chỉ trình làng những nhạc phẩNm quen thuộc, được nhiều người hát, được nhiều người nghe và nhớ. Như vậy, khi nhắc đến bài hát đó, bạn đọc sẽ hồi tưởng lại cả một khung trời kỷ niệm và sống với kỷ niệm đáng yêu ấy. Thế là chúng tôi đạt mục đích là làm vui bạn đọc trong những giây phút thả hồn theo tiếng nhạc lời ca.
Với nhạc sĩ có nhiều bài ca chung một chủ đề, chúng tôi chỉ nhón tượng trưng 1,2 bài để trình bạn đọc.
Và nếu một bản nhạc đã trình bạn đọc rồi thì lần khác chúng tôi chỉ nhắc khẽ, trích một vài câu thôi, gọi là cho hợp lệ quân dịch, chứ không chép lại toàn bài.
Vậy xin bạn đọc thông cảm cho vài điều ấy, chứ không phải là thầy trò chúng tôi không biết hoặc phe lờ đi những nhạc sĩ, những sáng tác cũ mới!
- Thôi, trình vậy đủ rồi. Nhập đề đi kẻo trễ!
- Trễ sao ạ?
- Trễ bữa ăn trưa!
- Dạ, em xin chọn bài này để mở đầu cho chương trình nhạc xuân: Đó là bài “Xuân về” của Hoàng Quý, nhịp vui tươi, hẳn bạn đọc ở lớp tuổi 50 trở lên còn nhớ rõ. Đây là lời 1, thầy ca là hợp thời nhất đó ạ!
- Sợ gì đâu! (vừa hát vừa lắc lư con tầu đi):
Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm
Bao chim đua hót trong mây, xuân về trong khóm cây
Chim rồn gieo khắp bao lời yêu xuân xuống khắp đó đây
Chim xanh ca rằng: Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm
Sao ta không đón xuân tươi đang về trong nắng hương
Cùng nhau vui hát cho bao nhiêu người, cùng thấy quên sầu đau thương.
Nắng đã reo vàng đều trên khóm lá xanh
Và mây hồng thắm vương trôi trên trời biếc
Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm
Sao ta không đón xuân tươi đang về trong nắng hương
Cùng nhau vui hát cho bao nhiêu người, cùng thấy quên sầu đau thương.
Thầy Nguyễn Túc: Cậu có thấy cái gì là lạ trong bài này không? Cai tôi: Nói chung là bài này ca tụng cuộc đời ta vui như hoa hồng thắm. Nhưng câu Chim xanh ca rằng... thì em không hiểu con chim nó ca bằng ngôn ngữ nào? Tiếng Việt, tiếng Tầu, tiếng Căm-Pu-Chia hay tiéng Đức, tiếng Ia-Răng, Ia-Rắc?
- Tôi nghi là nó ca tiếng Việt!
- ?????
- Không thì làm sao người nhạc sĩ hiểu rằng đời con chim vui tươi như hoa hồng thắm?
- Dạ, có lẽ vậy. Con chim này hay quá nhỉ! Loại chim xanh có khác, chứ chim mầu nâu, chim mầu đen thì không có khả năng ấy đâu!
- Tôi không biết à!
- Thế em tiếp! Vẫn với tựa đề như bài trên, có bài “Xuân về” của Thẩm Oánh, nhịp luân vũ, như thể các cặp vợ chồng, bồ bịch, bạn bè rủ nhau ra trước sàn nhảy, khi ban nhạc cất tiếng, ca sĩ cất giọng mừng xuân thì hội trường như sóng lượn, lả lơi, âu yếm với khung cảnh mùa xuân đang về trên quê hương yêu dấu. Em xin mời Nga Mi & Trần Lãng Minh hợp ca và biểu diễn vũ điệu này:
Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi
Cười trong nắng sáng tươi
Buông mành tơ liễu soi hồ gương
Rộn ràng sắc xuân vừa sang
Ngàn muôn tiếng vang lừng ca
Chim ghép đôi tung trời bay
Và âu yếm bên ngàn hoa
Cô gái mơ màng say
Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi
Cười trong nắng sáng tươi
Bên phòng the, tiếng dương cầm ngân
Nhịp nhàng khúc ca mừng xuân
Hoa lá tươi kiêu căng cười đông
Chim chóc vui ca vang ngoài song
Làn kim xuân lướt trong bóng mây
Thắm tô cho hàng cỏ cây
Mưa phất trên bông hoa đào tươi
Oanh yến đang mê say mừng vui
Chào trong nắng mới hương sắc hoa
Líu lo tưng bừng hợp ca...
Xuân về - Thẩm Oánh
Theo em, cũng vẫn là nhạc phẩm ca tụng xuân về, hoa cười trong nắng ấm,
liễu rủ soi hồ gương, đôi chim bay tung trời và cô gái mơ màng như cũng đắm
hương xuân. - Tất nhiên là vẫn có chim hót khúc ca mừng xuân?
- Dạ, chính thế! Vẫn theo chủ trương khi xuân về là bắt các loài chim, không rõ chim gì, chim phải hót phải bay tưng bừng trên trời cao. Hoa cũng phải hé môi cười đón gió mới. Và loài người cùng phụ họa khúc hát thanh xuân cho mùa xuân đẹp ý. Minh Kỳ có bài “Xuân đã về”, nhịp vui mạnh. Em xin nhờ Hoàng Oanh trình bầy là hợp nhất:
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ngàn hoa hé môi cười vui đón gió mới
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ta hát vang lên câu ca mừng xuân.
Ngoài trời bao la xinh tươi, bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa Lập lòe tà áo xanh xanh chen bông tím vàng đẹp hơn tiên nga
Vài bầy em bé rúc rích, khúc khích cười tươi rủ nhau vang ca
Từng đàn chim non xinh xinh tung bay khắp trời cùng ríu rít ca Một bài ca đón chào mừng, hòa theo tiếng pháo đì đùng
Mừng xuân nay đã về rồi, và đông đã vượt qua
Ngập trời bao tiếng chào mừng, nàng xuân duyên dáng về rồi
Về gieo bao thắm tươi vui lòng ta thấy yêu đời.
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Xuân đã về!
Trên cánh đồng, bao bác nông ngưng cầy ruộng vui say xuân
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ngàn cô gái quê cười tươi đón gió mới
Xuân đã về!
Xuân đã về!
Ta hát vang chào mừng xuân sang, xuân sang...
Xuân đã về - Minh Kỳ - Hoàng Oanh
Thầy Nguyễn Túc: Này cậu Cai, xuân về rồi thì tiếp
đến là cái gì vậy cà? - Dạ, tiếp đến là Gió mùa xuân tới. Như thầy đã trình làng, mùa xuân là mùa yêu thương, tin tưởng hoa cho nên gió xuân cũng cùng theo một mốt ấy!
- Thế là mốt như thế nào nào?
- Dạ, như thế này: Là ngay từ đầu thập niên 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng đã nổi hứng viết bài ca trên, nhịp Rumba-Boléro theo âm giai Ré trưởng. Bài này, em xin nhờ Duy Quang ca thì mới diễn tả được hết những làn gió xuân thổi trên cánh đồng tươi thắm trong nắng vàng, có bướm bay, chim hót, hoa nở tưng bừng chào chúa xuân sang.
- Thế nghĩa là không có cô em gái nào trong ấy à?
- Dạ, có chứ! Nhưng chỉ phớt qua thôi. Để bài tiếp sẽ có nhiều cô gái xuân xuất hiện. Bi chừ là Gió mùa xuân tới:
Gió mùa xuân tới!
Cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng
Muôn bướm tung bay, mang sắc tươi phô cùng trời sáng
Gió mùa xuân tới!
Bóng hồng tha thướt trong nắng đào
Kiếp sống cô đơn, mơ ước ôm trong lòng hoa tươi.
Xuân reo khắp nơi, trời ngát hương trầm lòng mang vấn vương.
Hồn say mộng ước, cùng những đóa hoa ấp ủ trái tim
Hưởng những phút say mơ với mùa hoa thắm
Khắp trời xuân sáng vui tưng bừng
Muôn sắc khoe tươi, reo hát ca vang mừng trời xuân.
Trời sáng, tô mầu sắc cho những cánh hoa khi trời xuân,
Thắm tô cho đời muôn mầu, nồng ngát hương thơm
Trời xuân mang niềm nhớ cho những kiếp người sống cô đơn
Ước mong mùa xuân rắc reo khắp nơi trần thế...
Gió mùa xuân tới - Hoàng Trọng - Lê Dung
Thế đó là gió mùa xuân tới. Gió tới rồi thì phải có hoa. Hoa nở mùa xuân thì
còn gì đẹp bằng. Viết về nhạc xuân, chắc không ai qua mặt được nhạc sĩ Phạm Duy
với cả chục bài, bài nào cũng nổi tiếng như: Hoa xuân (Xuân vừa về trên bãi cỏ
non...), Đêm xuân (Đêm qua say tiếng đàn, đôi chim uyên đến giường?), Xuân (Thiền
ca 5), Xuân trên Buôn, Xuân hành, Mừng xuân...Nhân đây, em chỉ xin giới thiệu 2
bản. Bản thứ nhất rất quen thuộc, rất vui, rất lạ, rất đặc biệt! - Sao nhiều cái lạ thế nhỉ! Tôi có để ý đến bao giờ đâu? Đâu, như thế nào?
- Dạ, như thế này nhá! Quen thuộc thì ai cũng thuộc Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui...). Vui là ở như nhịp Moderato. Lạ là lời rất êm rất tình mà chẳng ai hiểu gì nếu không tìm tòi cặn kẽ. Đặc biệt là ở như chỗ bài này viết tới 5 lời. Đặc biệt nữa là nói huỵch toẹt đến sếch mà lại qua mặt được phòng kiểm duyệt, qua mặt luôn cả những ai vô tâm, vô ý nữa!
- Đâu, chỗ nào nào? Lạ nhỉ!
- Dạ, đây! Thầy nghe cho rõ nha! Xuân ca (1961). Em nhờ Duy Quang trình bày:
Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui
Một đêm là đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.
Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ,
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ.
Điệp khúc:
Xuân xuân ơi! Xuân ới! Xuân ơi!
Xuân xuân ơi, xuân ới, xuân ơi!
Lời 2: Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha
Là xinh là tươi có xuân thuở sơ ước mơ hiền hòa
Xuân xanh lơ hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn xuân là xuân có hoa ngày mai hát xuân thật dài
Điệp khúc như trên.
Lời 3: Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Tình xuân là xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy
Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon
Tìm em gặp em đón xuân nghìn năm bão xuân ngập lòng Điệp khúc như trên.
Lời 4: Xuân lên cao, chót xuân buông nhìn xuống sâu
Hồn xuân hồn thiêng ngút lên từ lâu cõi xuân còn dài
Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua
Mặc cho mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn. Điệp khúc như trên.
Lời 5: Xuân tôi ơi sức xuân tôi còn khát khao
Dù nay dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm có ta xuân còn hơi xuân
Thì xin cứ xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần
Điệp khúc như trên.
Chấm hết.
Xuân ca - Phạm Duy - Duy Quang
Bây giờ em xin
nói vắn tắt về 5 lời trên. Lời 1 nhiều ẩn ý nhất và đắc ý nhất, nói đến mầm sống để có tôi kể từ khi hai người hợp cẩn gối chăn phòng the đón cha mẹ về. Mầm sống ấy từ cha tôi lắt leo trong nguồn suối mơ của mẹ tôi, như bừng reo theo nắng lên, từ cha chói chan lòng mẹ.
Ấy thế là mẹ tôi có thai, rồi sau khoảng 9 tháng vài ngày đẻ ra tôi. Còn cái điệp khúc Xuân xuân ơi! chỉ để phụ họa cho tình xuân thêm đậm đà chứ không có ảnh hưởng gì gọi là trực tiếp, cụ thể cả! - À, nghe cậu mô tả thì ra là như thế, như thế đấy hả?
- Dạ, chứ còn gì nữa ạ!
Lời 2, là khi tôi chào đời, thời thơ ấu có xuân thuở sơ ước mơ hiền hòa, có hoa ngày mai hát xuân thật dài.
Lời 3, là khi tôi lớn lên tuổi xuân ong bướm tôi tìm gió trăng có khi mừng vui có khi sầu đầy.
Lời 4, là những buồn thương của một đời người tìm kiếm yêu đương mặc bao nhũng cơn buồn thương những cơn giận hờn.
Lời 5, là nói đến tôi vẫn còn khát khao, dù trên địa cầu này có người đã ra đi hay người còn ở lại. Còn ta là còn xuân, nên hãy cho tình nhân sống thêm vài lần đề tôi được yêu đương cho phỉ chí!
- Ghê quá nhỉ! Mới đầu, tôi cứ tưởng bài này bình thường thôi chứ ai có ngờ đâu nhạc sĩ lại có nhiều ẩn dấu, nhiều ẩn dụ trong lời ca như thế! Thế có ai chỉ vẽ cho cậu không mà cậu biết được rành rẽ như vậy?
- Ai chỉ trỏ, vẽ vời gì đâu! Cứ đọc từ từ, tới đâu nghiền ngẫm tới đó là nó hiện ra lồ lộ í chứ khó khăn gì!
- Ừa, tôi đọc lại, quả nhiên hiểu rành rẽ còn hơn là cậu vừa phiếm loạn nữa! Thú vị quá đi í chứ!
- Thầy muốn áp dụng phải không?
- Bậy nào! Làm gì có chuyện đó!
- Ai biết được ma ăn cỗ!
- Cỗ bàn gì đâu, tiếp đi!
- Và đây là bài thứ hai của Phạm Duy: Đó là bài “Xuân thì”. Bài này theo nhịp 3/4, êm nhẹ mà lại thiết tha, như chìm sâu tận đáy tâm hồn những ai một trời tâm sự như em đây chẳng hạn.
- Thế là thế nào?
- Dạ, là như thế này: Hồi thập niên 1950, em đi lính Ngự Lâm Quân Dalat. Ngày tết năm ấy em mò về Saigon ở nhà người quen bên Tân Định, leo xe buýt xanh lên Chợ Bến Thành coi phố xá, coi thiên hạ đón xuân sang. Trong túi chỉ có tí tiền còm đủ đi xe buýt, ăn bánh mì Chợ Cũ. Em nhòm phố phường thì tấp nập người chen chúc nhau, hàng tết xanh đỏ tím vàng la liệt, hoa mai hoa đào hoa cúc hoa glaieul nở rộ. Mà lòng mình thì lạnh ngắt buồn tênh. Đứng trên xe buýt, tay nắm thanh sắt trên trần cho khỏi ngã, em thấy cuộc đời mình thật ba đào, tương lai mù mịt còn hơn là cái cảnh chiều mưa biên giới...
- Nghe cậu kể tôi thấy thương tâm quá! Muốn nói gì thì nói toẹt ra đi!
- Em muốn nói rằng giũa khung cảnh tết nhất tưng bừng hoa lá vui tươi như thế, bỗng nghe tiếng nhạc Phạm Duy, ai đó ca bản Xuân thì. Lời như một bài thơ đượm tình xuân chớm nở. Trong thơ, lại có cả hình ảnh của chiến tranh điêu linh trên quê hương đất cầy lên sỏi đá:
Tình xuân chớm nở đêm qua
Khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời
Ngày xuân con ém đưa thoi
Có người nhớ tới những lời yêu mến nhau
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
Người đi giữa độ xuân nồng
Nhìn nhau bỡ ngỡ rưng rưng lòng nhớ thương.
Tình thương nhân thế bao la
Yêu người năm trước đã khiến cho ta giận hờn
Và thương cây súng cô đơn
Hoa đào đã nở trên vết mòn bao chiến xa... ...
Êm êm tiếng hát trăng tà
Tình soi trên phím tay ngà gái trinh
Người ôm nhân loại trong mình
Cười tuôn nước mắt cho xuân tình dấy men...(1953)
Xuân thì - Phạm Duy
Bài ca ấy cứ còn
ám ảnh em hoài mỗi độ xuân về, nhắc em quãng đời nghèo khó, đi lính đeo lon
cánh gà. Không gia đình, không họ hàng, không bằng cấp, không tiền bạc, không tình
yêu, không tương lai trước mặt. Người ta Bốn không cũng đủ ngất ngư con tầu đi
rồi. Huống chi em lại có tới 6 cái Không thì thầy thấy nó tang thương ngẫu lục
như thế nào... - Nhưng rồi cậu cũng oai phong lẫm lẫm như ai đấy chứ!
- Đó là chuyện sau này, thầy ạ! Cái cảnh nghèo đói, khốn cùng dễ làm cho người ta nhớ lâu lắm.
- Thế cậu có thấy gì đặc biệt trong bài này không?
- Em thích nhất là câu: Êm êm tiếng hát trăng tà, tình soi trên phím tay ngà gái trinh nhưng không hiểu tại sao tình lại soi trên phím tay ngà của cô gái còn trinh? Thế nhỡ cô ấy không còn trinh nữa thì tình có soi trên phím tay ngà nữa không, hả thầy?
- Cậu hỏi tôi thì cũng như nói chuyện với đầu gối hay nói trước bức vách mà thôi!
- Thầy khôn thật đi ấy chứ! Cứ câu nào khó nhá là thầy đá banh đi chỗ khác.
- Không khôn, sao lại làm thầy cậu được!
- Thanh kiều. Em sang bài khác. Nói đến xuân là nói dến tuổi thanh xuân, nên La Hối đã viết nhạc theo thơ Thế Lữ. Bài hát phát hành lâu rồi nhưng nhiều người vẫn nhơ: Đó là bài “Xuân và tuổi trẻ”, nhịp Valse Moderato, Ré trưởng. Mời bạn đọc cùng nghe Ánh Tuyết trình bày:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng...
...Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui, đời xuân thắm tươi... ...
Hát vang lên, đời ta thắm tươi
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng ca,
Xuân tưng bừng.
Xuân và tuổi trẻ - La Hối - Ánh Tuyết
Đúng theo bản nhạc, ở đây ca tụng tuổi
xanh trong mùa xuân mới, hát vang lời đón xuân về. Em thấy không có gì để nói.
Đáng nói, đáng nghi ngờ, em phải hỏi thầy về nội dung bài “Gái xuân” của Từ Vũ,
thơ Nguyễn Bính, nhịp 2/4. - Tôi biết gì mà hỏi?
- Em chưa hỏi thì làm sao thầy biết trước là không trả lời được? Thầy không biết thì còn ai biết nữa?
- Nguy đấy nha! Hỏi gì thì hỏi lẹ lên đi!
- Xin thầy nghe cho hết bản nhạc, lời thơ trước đã nhá! Em nhờ Ái Vân ca:
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa trên sông Vân
Xuân đi xuân đến hãy còn xuân
Cô gái trông xuân đến bao lần
Xuân đến hoa mơ hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa trên sông Vân
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, hoa mơ hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa trên sông Vân.
Gái Xuân - Thơ Nguyễn Bính
Nhạc Phạm Duy - Ái Vân
Thầy có thấy gì lạ không? - Có, tôi thấy cô ấy phải đi giặt lụa ven sông vì nhà không có máy giặt!
- Chả phải! Chuyện ấy là chuyện nhỏ! Chuyện lớn cơ!
- Lớn thì cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, tức là đến tuổi 16 trăng tròn hay tới tuổi 18, 20 thì cũng muốn có đôi cho cuộc đời ổn định, có nơi có chốn.
- Chả phải! Thầy có dối lòng không đấy?
- Dối trá gì đâu?
- Thế có câu nào thầy không hiểu?
- Có chứ lị! Không hiểu thì tôi không hiểu thân chưa lấm bụi trần là nó lấm như thế nào?
- Vậy đó, thầy thành thực với chính mình rồi đó! Thế thầy hiểu câu này ra sao?
- Nghĩa là cô con gái này còn trong trắng, trinh nguyên, chưa hề lấm bụi trần.
- Thế bụi trần theo thầy nghĩa là gì?
- Loại bụi này, tôi không biết nó ở đâu? Nguy hiểm như thế nào? Cậu hiểu sao?
- Em cũng chịu, không biết cái bụi trần nó ra làm sao cả. Chữ này có vẻ khoa học quá! Lại như có dính dáng đến y tế, đến bác sĩ nữa thì phải, vì giới này mới am tường cặn kẽ.
- Hay là ta hỏi thẳng mấy ông tu-bíp xem họ giả nhời như thế nào. Biết đâu lại chẳng tìm ra câu giải đáp ở cuối đường hầm?
- Tôi nghi lắm. Bởi hỏi mấy ông đốc tờ thì ông nào cũng đem chữ nghĩa y khoa vừa dài vừa khó nhớ để bắt mình nghe. Rồi các ông ấy có giảng giải, chắc mình cũng như vịt nghe sấm thôi.
- Thế thầy trò mình chịu à?
- Theo linh tính của tôi thì bụi trần ý nói là cô gái chưa dính líu gì đến chuyện trần tục, chưa để cho con ong nó tỏ đường đi lối về đấy, cậu ạ!
- Có thế chứ! Chứ mà thầy cứ ỡm ờ, nghe nực quá đi.
- Cô con gái còn xuân nên đêm đêm nằm ngủ một mình cứ buồn tình, mơ toàn chuyện vợ chồng không à!
- Thế chuyện vợ chồng là chuyện gì vậy cà?
- Là chuyện như cậu đã phiếm loạn trong bài Xuân Ca, lời 1 rồi đó! - Vậy là thầy trò ta đều thỏa mãn và thỏa đáng. Ta sang bài khác nha!
- Ừa!
- Bài khác thì em thấy có bài này lạ lắm: Ấy là bản “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao. Không biết nhạc sĩ sáng tác năm nào, trong hoàn cảnh nào. Nhưng cứ theo như lời trong nhạc thì đây là mùa xuân đầu tiên, người mẹ đón đàn con trở lại nhà, nước mắt trên vai con, niềm vui diệu vợi. Mùa xuân ấy mở đầu cho một mùa xuân người biết thương người, người biết yêu người. Bài hát mùa xuân, có chim én bay về, có đoàn tụ yêu thương mà sao em nghe thấy buồn vô hạn. Hình như ẩn khuất trong lời, trong nhạc là những ý tình xa vắng mênh mang của một thời khói lửa điêu linh, người nằm xuống, người trở về còn mang niềm nhớ. Em xin nhờ chị Thanh Thúy diễn tả dùm:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mừa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên, một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Mùa xuân đầu tiên - Văn Cao
Thanh Thúy Trình bày
Thầy Nguyễn Túc: Tôi nhận thấy nét
nhạc bài này quả nhiên là buồn vời vợi. Mà trong nét nhạc buồn ấy, lại có cả một
niềm vui vô bờ bến vì đây là mùa xuân đầu tiên xum họp. Tác giả nhắc tới 4 lần
chữ đầu tiên, với chủ ý đây là cơ hội hi hữu để mẹ con, anh em, làng xóm gặp
nhau trong khung cảnh mùa xuân đoàn tụ. Cai tôi: Thầy nhận xét thật là chí lý.
Mỗi lần em nghe hát bài này là lòng em lại chùng xuống, ngồi thẫn thờ, lịm đi
trong tiếng nhạc lời ca. Nhất là nghe Thanh Thúy hát nữa thì lại càng buồn vô hạn. - Thôi, đừng buồn nữa, sang số đi!
- Em sang đến “Mộng chiều xuân” của Ngọc Bích, điệu Tango. Điệu này mà nhảy với đào là tuyệt nhất: Its takes two to tango mà lị! Thầy nhót với cô Linh Phương là đẹp nhất đấy! - Thây kệ tui! Ai hát?
- Em xin mượn tiếng hát của chị Như Quỳnh. Mời chị cất giọng:
Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ, những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ
Mối tình đầu xuân ai thấu chăng?
Lòng tha thiết buông theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân, những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày xuân
Ngây thơ dáng huyền đến trong mơ, lòng anh bớt sầu
Mộng vàng phút tan theo gió chiều biết em về đâu?
Hãy trả lời lòng anh mấy câu
Tình duyên với em trong kiếp nào?
Xuân còn thắm tươi, anh còn mong chờ
Ai ân kẻo tàn ngày mơ.
Mộng chiều xuân - Ngọc Bích - Như Quỳnh
Theo em, bài này kể khổ những là chiều xuân đẹp như thế mà không có em để cùng
anh mơ đời ái ân. Rồi ngây thơ dáng huyền ra đi, không hẹn ngày dìa, để cho anh
đứng đó mong chờ ái ân kẻo tàn ngày mơ. - Cô em đã ra đi là hết rồi, làm gì có chuyện quay về cho anh ái ân kẻo tàn ngày mơ nữa mà vọng tưởng xa xôi, vớ vẩn.
- Thầy nghĩ vậy là thực tế lắm đó! Em chịu thầy câu này.
- Vậy tiếp nữa đi!
- Tiếp nữa, em xin trình bài này nữa cũng rất hợp với ngày xuân: Đó là bài Anh cho em mùa xuân, nhạc Nguyễn Hiền, thơ Kim Tuấn. Bài thơ 5 chữ gọn gàng được nhạc sĩ Nguyễn Hiền gom 3 câu thơ thành một dòng nhạc, nghe thật tự nhiên, thật vui tươi, rộn rã. Đó là cái tài hoa và óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Hát theo Rumba hay Bolero tùy ý. Thầy muốn ca bài này không?
- Tôi làm gì còn xuân nữa mà “Anh cho em mùa xuân”. Thôi, để tôi nhờ Quang Dũng ca dùm:
Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi
Đất mẹ gầy cỏ lúa
Đồng xanh xa mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió
Thoảng câu hò đôi lứa
Trong xóm vang chuông chùa
Trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
Cát trắng bờ quê xưa
Anh cho em mùa xuân
Trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt
Dải đất hiền chim hót
Mái nhà xinh kề nhau
Anh cho em mùa xuân
Đường hoa vào phố nhỏ
Nhạc chan hòa đây đó
Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Rung nắng vàng ban mai
Anh cho em mùa xuân!
Anh cho em mùa xuân!
Nhạc thơ tràn muôn lối...
Anh cho em mùa xuân - Nguyễn Hiền - Quang Dũng
Thầy Nguyễn Túc: Tôi lấy làm lạ, rằng: Anh
cho em đủ thứ, nào là mùa xuân, hoa vàng, lá đổ, lộc non vừa trẩy lá, nào là lời
thơ, chim đùa trong nắng, nào là chuông chùa, trăng sáng soi liếp dừa, câu hò
đôi lứa, trẻ nhỏ tung tăng, nào làc đường hoa phố nhỏ, đất hiền chim hót, nhạc
chan hòa đó đây! Cho hết như thế mà sao cô em không nói một lời nào cả vậy? - Cái này cũng dễ hiểu, vì anh chàng đã nói hết cả rồi thì cô em cò gì để mà nói nữa. Họa chăng là khi cưới được em dìa, lúc í mới nghe em phát thanh 24 giờ mệt nghỉ!
- Có nhẽ vậy đó. Tiếp đi!
- Tiếp nữa, không cho em, không nài nỉ điều gì mà lại gửi thư chúc tết. Hai ông Minh Kỳ và Lê Dinh: Chúc muôn người mọi điều mong muốn, non nước vinh quang trong nắng thanh bình, chúc người lính chiến về bên mái gia đình, chúc cô gái xuân mau có chồng, chúc khắp nơi khắp chốn yên vui như lời nguyện ước trong “Cánh thiệp đầu xuân”, nhịp Bolero, âm giai Ré trưởng cho vui tươi trong sáng. Bài này, em lại xin nhờ chị Cẩm Ly cất tiếng:
Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa xuân sang
Tôi chúc gì đây vào mùa xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi xuân ấm mới tô đẹp tháng năm
Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh lính chiến quay về gia đình, tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái xuân thì
Ước nguyện sao chóng thành, ruợu hồng se duyên
Tôi chúc ngày mai dù đường xa vời
Trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi
Cho bướm vàng bay trên nẻo đường mới
Vai bên vai những lúc tâm tình lên khơi
Tôi chúc rồi đây người về phương nào
Cho dẫu thời gian lạnh lùng lướt mau
Mong ước ngày sau như là ngày trước
Tay trong tay nhớ lúc trao THIỆP ĐẦU XUÂN.
Cánh thiệp đầu xuân
Lê Dinh - Minh Kỳ - Cẩm Ly
Bài này ý tình rõ
ràng, chắc thầy không théc méc? - Nhưng hơi ngộ nhận. Lúc đầu, tôi tưởng khi hai ông nhạc sĩ viết Cánh thiệp đầu xuân xong rồi gửi bằng đường bưu điện đến khắp bạn bè. Ai có ngờ đâu, cuối bài nghe Xuân Thu hát mới biết là trao tay tấm thiệp chứ có gửi gấm gì đâu! Toàn là trao tay không à! Mà hình như chỉ trao cho con gái thôi, cậu ạ!
- Sao thầy biết?
- Thì câu chót: Tay trong tay nhớ lúc trao thiệp đầu xuân thì chỉ có con trai con gái mới nắm tay nhau, chứ đực rựa làm gì có cái trò đó?
- Hình như anh con trai cũng hơi lợi dụng một tí nhân lúc trao thiệp đầu xuân đấy thầy nhỉ!
- Thì cô con gái cũng phải bằng lòng, cu cậu mới nắm tay được chứ! Nếu cậu chưa thỏa mãn, bữa nào sang Montreal, Canada, cậu hỏi ngay ông Lê Dinh xem ông ấy giả nhời như thế nào. Phần tôi, thế là thỏa mãn rồi. Tiếp đi!
- Dạ, em tiếp. Tiếp nữa có bài này được nhiều ban nhạc trình bày, nhiều ca sĩ cất tiếng mỗi độ xuân về: Đó là bản “Xuân tha hương” của Phạm Đình Chương, viết năm 1956, nhịp luân vũ. Em mở lại CD để chúng ta cùng nghe chính tác giả, tức ca sĩ Mai Hương trình bày.
Ngày xưa xuân thắm quê tôi, bao nhánh hoa đời nhẹ rơi
Mẹ tôi sai uốn cây cành, vun tưới hoa mùa xinh xinh
Thời gian nay quá xa xăm, tôi đã xa nhà đầm ấm
Sống bao xuân lạnh lẽo, âm thầm.
Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đâm bông
Riêng ai, buồn thương hắt hiu còn trông mong
Và xuân thay áo mấy mùa đợi chờ
Mắt hoen lệ rưng rưng, sầu héo đến bao giờ.
Chiều nay lê bước phiêu du thầm nhớ xuân về làng cũ
Tình quê chan chứa trong lòng chua sót thay sầu tư hương
Đường đi xa lắc lê thê thêm khát khao ngày về quê
Để sống vui quê mẹ lúc xuân về.
ĐK: Xuân tới, muôn cánh hoa nở bay khắp nơi
Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới
Chiều dâng, sàu lâng trên đường về mịt mùng
Mây Tần ơi, cho nhắn bao niềm thương.
Xuân tha hương - Phạm Đình Chương - Mai Hương
Bài này ý nói: Ngày xưa quê tôi êm đẹp thế,
biết bao nhiêu kỷ niệm thắm tình. Chiều nay, tôi vẫn còn xa quê, lê gót phiêu
du, nhớ quê trong kỷ niệm, nhất là hình bóng mẹ tôi. - Không thấy nhắc nhở gì đến em gái, em trai cả?
- Dạ, không!
- Hoàn toàn là nhớ quê, nhớ mẹ thôi!
- Dạ, chính thế.
- Thế còn bài nào vui vui nữa không?
- Em dành bài này vào đoạn chót, cho có hậu! Đó là bản nhạc, cứ mỗi độ xuân về là trên khắp làn sóng điện, từ thành đến quê, từ quê lên tới tỉnh, từ tỉnh sang đến thị, đều ca khúc “Xuân họp mặt” của Văn Phụng. Nhân có cô Linh Phương lên DC thăm thầy, em mời cô dạo phím dương cầm, thầy chơi guitare bass rồi cùng ban hợp ca Ba con cọp cất tiếng mừng xuân họp mặt là đúng nghĩa y chang à!
- Thế cậu làm gì?
- Khi nào thầy cô ôm nhau nhảy đầm thì em...đánh nhịp và canh chừng, hễ thầy té là em vồ lấy liền tù tì!
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong nắng hồng, khắp chốn tiếng ca vang
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong gió ngàn, mừng đón xuân sang
Vui mùa xuân năm nay gần nhau
Nhớ khi xưa, lúc ngây thơ, cầm tay cùng nhau ngẩn ngơ
Đến bao giờ, đón xuân mơ?
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong nắng vàng, khắp chốn tiếng ca vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng
Trong gió ngàn, mừng đón xuân sang
Vui mùa xuân năm nay gần nhau, nhớ khi nao lúc ra đi
Cầm tay hẹn câu chờ nhau, đến bên cầu đón xuân sang
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
Trong nắng hồng, khắp chốn tiếng ca vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng trong gió ngàn, mừng đón xuân sang...?
Nâng phím đàn, cùng hát ca vang
Trong gió ngàn, cùng đón xuân sang
Mừng một ngày gần nhau, cùng mừng xuân mới!
Xuân họp mặt - Văn Phụng
Như Quỳnh, Thủy Tiên, Bảo Hân, Loan Châu
Thầy cô đều mệt đứ đừ vì lắc dữ quá, ngồi thở hắt ra.
Nhưng thầy vẫn có ý kiến: - Sao cậu kết thúc đề tài mà lại không thấy nhắc gì đến mấy bản nhạc của tôi? Bản “Nhớ xuân xưa” (Nhà An Phú phát hành năm 1955) cũng Bolero, vi vút lắm chứ!
Chiều nay xuân đến sao lạnh lùng?
Vì đâu hoa thắm đã tàn rung
Người ơi, xa cách bao muôn trùng
Nắng xuân còn bao nỗi hoài mong...
và Nhớ tết năm xưa điệu luân vũ:
Mừng xuân này băng giá tuyết rơi tàn canh
Mừng giao thừa hiu hắt, xác sơ cây cành
Còn đâu ngày xuân mới cùng nhau vui tết?
Đường phố nhạc hát vang, đàn bé đùa rỡn ngoan
Cùng chào đón xuân sang...
Hay là bụt chùa nhà không thiêng?
- Chả phải thế! Như em đã thưa từ đầu, mỗi đề tài chỉ nhón lấy một số tượng trưng thôi. Những bản nhạc ấy phải được nhiều người biết, nhiều người hát, nhiều người thuộc thì mới gợi được giấc mơ xưa, mới hấp dẫn và thú vị. Thầy thông cảm, hiểu dùm cho nó là như rứa! Em xin thầy một lời đúc kết.
- Với tôi, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều na ná như nhau, miễn là tôi còn sức khỏe, trong túi còn tiền, con cháu còn thăm nom, bạn bè còn lui tới là tôi cảm thấy hạnh phúc đầu xuân rồi! Hoa lá cành muốn nở ra sao cũng được, ong bướm tung bay thế nào cũng được, tiếng nhạc lời ca có vui tươi hay buồn bã cũng chẳng phiền, chim chóc có hót hay không hót tôi cũng không để ý!
- Thế thầy để ý đến cái gì?
- Để ý đến Tension, đến cặp kính, đến hàm răng, đến cái ví...
- Dạ, như vậy là cụ thể và thực thể lắm đấy ạ!
- Thế thì bữa nay cậu khoản đãi tôi chứ?
- Dạ, xin mời thầy cô cùng đi ăn Péking Duck ạ!
- Vậy là tôi thỏa mãn và thỏa đáng!.
Lê văn Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét