Mùa thu Nga - Cảm & luận:
Thoáng chốc với doanh nhân
Chúng tôi là những hành
khách cuối cùng rời sân bay Khabarov. Mặt trời trắng như đĩa bạc đang rạn vỡ vụn
ra những chùm ánh sáng mỏng và lạnh. Nhiệt độ 18 độ. Gió thổi ù ù. Trời đã chuyển
tiết thu. Khabarovsk là vùng rất lạnh, mùa đông năm 2013 đã xuống -50 độ. Đấy
là anh Thái Khắc Việt, doanh nhân thành đạt nhất trong cộng đồng người Việt
vùng Khabarovsk nói với tôi trên đường từ sân bay về trung tâm thành phố.
Thành phố yên bình. Vâng. Nhưng cái yên bình ấy lại chỉ dấu cho thấy một đời sống khó khăn, có gì đó như nó đang ngái ngủ trong nhịp điệu thị trường. Không buôn bán sầm uất. Không có những khu công nghiệp tập trung, dĩ nhiên, vì không phải thành phố đông dân. Nhưng nó cũng không có nhiều sắc màu của một thành phố du lịch.
Anh Thái Khắc Việt xác nhận những gì tôi cảm nhận. Buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở đây thêm minh chứng cho điều đó. Do làm ăn khó khăn, tiền Nga mất giá nên đã có hơn một nửa trong số gần 2.000 hồi hương. Những người ở lại là những người can đảm. Đa số buôn bán nhỏ. Mặt hàng chủ yếu là may mặc, giày dép có xuất xứ TQ. Số ít làm xây dựng, bảo vệ, thu nhập cũng tùy việc, lao động phổ thông từ 500-700 USD/tháng. Vợ chồng Phong, quê Kim Thành, đồng hương Hải Dương với tôi nói anh sang đây 8 năm. Hai vợ chồng có cửa hàng nhỏ ở chợ trung tâm, chuyên buôn bán, sửa chữa khóa, vali, túi xách… Anh cũng đã xây ngôi nhà 5 tầng khang trang ở phố huyện, nhưng khóa cửa để đó. Phong nói: “Làm ăn càng ngày càng khó. Trước 35 rup đổi 1 đô, nay thì 60, có lúc 70 rup mới được 1 đô. Thu nhập sụt giảm một nửa. Em đang tính về quê”. Tôi động viên vợ chồng anh ở lại làm ăn, có chút lưng vốn rồi hãy về cũng chưa muộn. Ở đâu giỏi nghề thì cũng sống được. Nhất là ở đây, những khách hàng Nga của Phong tôi gặp đều dễ chịu.
Rất nhiều người tôi gặp đều trong tâm trạng như Phong, duy có một người, anh Thái Khắc Việt, Chủ tịch Hội người Việt ở Khabarovsk, người xem như ngọn cờ tập hợp những người Việt xa xứ ở thành phố này. Anh quê Đô Lương, Nghệ An, đến Nga từ 1988, phiêu bạt, lăn lộn nhiều nghề. Vợ anh, gái Hà Nội nhà ở mạn Cầu Giấy...
Tận tình, chu đáo, từ việc cắt cử lái xe, phiên dịch đến việc thu xếp nơi ăn chốn nghỉ và bố trí lịch làm việc của chúng tôi với quan chức chính quyền Khabarov, anh làm nhẹ tênh cứ như anh đang tiếp khách ở quê nhà.
Thành phố yên bình. Vâng. Nhưng cái yên bình ấy lại chỉ dấu cho thấy một đời sống khó khăn, có gì đó như nó đang ngái ngủ trong nhịp điệu thị trường. Không buôn bán sầm uất. Không có những khu công nghiệp tập trung, dĩ nhiên, vì không phải thành phố đông dân. Nhưng nó cũng không có nhiều sắc màu của một thành phố du lịch.
Anh Thái Khắc Việt xác nhận những gì tôi cảm nhận. Buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở đây thêm minh chứng cho điều đó. Do làm ăn khó khăn, tiền Nga mất giá nên đã có hơn một nửa trong số gần 2.000 hồi hương. Những người ở lại là những người can đảm. Đa số buôn bán nhỏ. Mặt hàng chủ yếu là may mặc, giày dép có xuất xứ TQ. Số ít làm xây dựng, bảo vệ, thu nhập cũng tùy việc, lao động phổ thông từ 500-700 USD/tháng. Vợ chồng Phong, quê Kim Thành, đồng hương Hải Dương với tôi nói anh sang đây 8 năm. Hai vợ chồng có cửa hàng nhỏ ở chợ trung tâm, chuyên buôn bán, sửa chữa khóa, vali, túi xách… Anh cũng đã xây ngôi nhà 5 tầng khang trang ở phố huyện, nhưng khóa cửa để đó. Phong nói: “Làm ăn càng ngày càng khó. Trước 35 rup đổi 1 đô, nay thì 60, có lúc 70 rup mới được 1 đô. Thu nhập sụt giảm một nửa. Em đang tính về quê”. Tôi động viên vợ chồng anh ở lại làm ăn, có chút lưng vốn rồi hãy về cũng chưa muộn. Ở đâu giỏi nghề thì cũng sống được. Nhất là ở đây, những khách hàng Nga của Phong tôi gặp đều dễ chịu.
Rất nhiều người tôi gặp đều trong tâm trạng như Phong, duy có một người, anh Thái Khắc Việt, Chủ tịch Hội người Việt ở Khabarovsk, người xem như ngọn cờ tập hợp những người Việt xa xứ ở thành phố này. Anh quê Đô Lương, Nghệ An, đến Nga từ 1988, phiêu bạt, lăn lộn nhiều nghề. Vợ anh, gái Hà Nội nhà ở mạn Cầu Giấy...
Tận tình, chu đáo, từ việc cắt cử lái xe, phiên dịch đến việc thu xếp nơi ăn chốn nghỉ và bố trí lịch làm việc của chúng tôi với quan chức chính quyền Khabarov, anh làm nhẹ tênh cứ như anh đang tiếp khách ở quê nhà.
Yên bình trước tòa thị chính
Khabarovsk.
Sau này, qua những câu chuyện mới thấy anh là người quyết liệt. Thoạt tiên thuê
đất, sau mua đất rồi xây chung cư 5 tầng cho thuê. Vợ anh có nói với chúng tôi
mua tốn tiền hơn chứ chưa thấy lợi gì so với thuê. Nhưng thật ra mua đất là để
khẳng định mình có ý định làm ăn lâu dài ở đây.
Anh có 3 khu nhà như thế, sức chứa vài trăm hộ, gồm người Việt, người Trung Quốc, người Trung Á đến làm thuê, lập nghiệp. Tiếp đến là xây dựng các công trình của thành phố, mở xưởng sửa ô tô, kinh doanh nhà hàng…
Chỉ đến khi anh xây dựng khu liên hợp thể thao, có các phòng tập chức năng bao gồm cả sân trượt băng nghệ thuật, khách sạn 4 sao và các công trình khác trị giá vài triệu đô la thì tôi thật sự ngỡ ngàng. Công trình đã đi vào hoạt động từ năm ngoái.
Khi chúng tôi đến, công nhân đang chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho mùa trượt băng mới. Hỏi lợi nhuận đầu tư, anh cười:
- Nhà hàng Nga hôm anh ăn khen ngon đấy mấy năm trước của tôi. 3 năm đầu tư, ít ngó đến, thua lỗ liểng xiểng 300.000USD. Giờ bán lại cho người Nga. Đông khách lắm.
- Thế mà bây giờ anh lại đầu tư sân băng nghệ thuật?
- Đầu tư những công trình văn hóa nghệ thuật luôn được chính phủ ưu ái. Mà để có hộ chiếu Putin cấp thì mình phải đóng góp một cái gì đó.
Anh hóm hỉnh trả lời rồi kéo tôi đi về chợ nông sản Mnogoriadop:
- Vào chợ này anh mới thấy vì sao tôi lại đang muốn đầu tư vào nông nghiệp. Nông nghiệp là thế mạnh của vùng này. Nông nghiệp đang có giá, đang được nhà nước ưu đãi về vốn, về giá khí đốt để SX trong mùa đông.
Chợ Mnogoriadop có khoảng 200 gian hàng rau củ. Tuy nhiên hơn 1 nửa số chủ hàng ở đây là người Trung Quốc, còn lại là người ở vùng Trung Á, khối SNG, và một số ít là người Nga.
Người Trung Quốc quả là thính nhạy. Trong làm ăn, họ luôn chớp lấy cơ hội và đi trước người khác. Ngay ở Khabarovsk cũng đã có nhiều người TQ đến thuê đất cùng người Nga trồng đậu tương, rau, ớt…Trang trại rộng nhất 1.000 ha, giá thuê đất trồng đậu tương 20 USD/ha/năm; trồng rau 100 USD. Năng suất đậu tương gần 3 tấn/ha. Quy mô lớn, cơ giới hóa, dĩ nhiên có lãi.
Chị Marina là một người Trung Quốc nhập cư, đã bán hàng tại chợ Mnogoriadop được gần 15 năm. Mỗi ngày chị nhập khoảng 50 tấn rau củ các loại từ Trung Quốc bán lại cho các đại lý và cả người dân mua lẻ. Đang là cuối mùa hè, nên cũng có một số mặt hàng nông sản từ các nông trại của người dân Nga như dưa hấu, khoai tây… Tuy nhiên lượng hàng này rất nhỏ so với rau củ Trung Quốc. Anh Tura, chủ hàng tại chợ Mnogoriadop cho biết dưa hấu Nga, do người Nga trồng giá 2 USD một quả 5 kg, trong khi dưa TQ 1,5 USD. Nông sản của Nga không nhiều, chỉ tập trung vào mùa hè. Đặc biệt mùa đông thì chủ yếu phải lấy hàng từ Trung Quốc…
Dạo quanh chợ mấy vòng, anh Việt rủ mai về các nông trại. Lên đường sớm. Trời lay phay mưa và hơi lạnh. Xe băng nhanh qua bạt ngàn rừng cây đã lốm đốm vàng da beo. Nước Nga có trữ lượng gỗ lớn nhất thế giới và Khabarovsk cũng nổi tiếng về rừng. Xe vẫn nhằm hướng Vladivostok, từ đây đến thành phố cảng còn 750km, phía sau lưng dọc theo đường xe lửa xuyên Sibêri đến Matxcova, thủ đô nước Nga là 8.000km, qua 87 thành phố.
Thi thoảng bắt gặp những người dân Nga căng bạt bán dưa hấu dọc đường như ở Việt Nam nhưng chẳng thấy người mua, tôi lại chỉ cho Alex, chuyên viên Bộ Nông nghiệp vùng Khabarovsk đi cùng.
Alex từng đến Nha Trang, Đà Lạt. Anh người Irkusk, phía bắc Sibêri, gần hồ Baikan, tốt nghiệp đại học ngành Lâm nghiệp và về đây công tác. Anh bảo đây là quê hương thứ hai: “Dự định về đây 3 năm, thế mà đã 30 năm. Tôi giờ có hai quê. Quê hương thứ nhất chỉ còn lại những nấm mồ”.Giọng anh bùi ngùi.
Trang trại đầu tiên chúng tôi ghé là Megafirma - một trong những trang trại nuôi bò sữa của tỉnh Khabarovsk được hình thành trên cơ sở nông trang tập thể xây dựng từ năm 1964 thời XHCN nay đã tư nhân hóa. Không còn thấy bóng dáng rộn ràng, náo nhiệt của không khí nông trang tập thể thấm đẫm trên những trang văn thời văn học Xô viết. Dấu tích còn lại là nhà xưởng cũ được sửa sang làm nhà kho. Khu nuôi bò, vắt sữa, nhà điều hành đều đơn giản.
Chúng tôi đã lần lượt thăm khu vực chứa thức ăn thô dự trữ trong mùa đông; khu nuôi tập trung; nhà máy chế biến. Trang trại có diện tích 12.000 ha, phân thành 3 khu vực, với tổng đàn bò lên tới 2.700 con. Bà Niculenco Alekxanđra nói, sữa thành phẩm của nông trại có hàm lượng chất béo thông thường từ 3,5 - 4,2%. Sản phẩm mang tên Khorxkai – là tên của địa phương và thương hiệu truyền thống này có chỉ dẫn địa lý, được quảng bá rộng rãi. Hiện nay, mỗi lít sữa bán ra thị trường với giá 60 rup (trước đây số tiền này tương đương 1,6 USD nay chưa đến 1 USD. Đồng rup đang mất giá từng ngày).
Trong đó nhà nước trợ giá 10 rup/mỗi lít sữa. Bà Niculenco hy vọng, trong thời gian tới, với những ưu đãi của chính phủ, bà có thể mở rộng quy mô của trang trại để cung ứng sữa và các sản phẩm từ sữa ít nhất đủ cho thành phố Khabarovk. Dù có nể phục và ngưỡng mộ nữ giám đốc tự tin và lái xe điêu luyện, tôi cũng phải nói thật rằng đàn bò của trang trại nhập từ Austrailia, được gắn chip; điều hành bằng computer nhập từ Đức, Hà Lan, thì trang trại này còn lâu mới bằng Vinamilk và TH Milk của Việt Nam kể cả quy mô và tầm cỡ hiện đại.
Ấn tượng với tôi có lẽ là cách phân chia lợi ích bảo đảm cho người nuôi bò chứ không dồn hết cho nhà máy chế biến. Cụ thể giá thành chăn nuôi 20 rup/lít sữa (khoảng 7.000VNĐ) giao nhà máy giá 40 rup, chế biến xong bán 60 rup. Như vậy người chăn nuôi có lời hơn người chế biến. Tôi chợt so sánh với những người nuôi bò sữa ở quê nhà. Họ được bao nhiêu phần trăm trong cuộc “chia bánh” lợi ích? Hay họ biết rằng phần thua thiệt bao giờ cũng ở phía mình...
Người Trung Quốc đang tận dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài của Nga để đầu tư vào nông nghiệp vùng này nhưng họ vẫn theo bài bản cũ
Anh có 3 khu nhà như thế, sức chứa vài trăm hộ, gồm người Việt, người Trung Quốc, người Trung Á đến làm thuê, lập nghiệp. Tiếp đến là xây dựng các công trình của thành phố, mở xưởng sửa ô tô, kinh doanh nhà hàng…
Chỉ đến khi anh xây dựng khu liên hợp thể thao, có các phòng tập chức năng bao gồm cả sân trượt băng nghệ thuật, khách sạn 4 sao và các công trình khác trị giá vài triệu đô la thì tôi thật sự ngỡ ngàng. Công trình đã đi vào hoạt động từ năm ngoái.
Khi chúng tôi đến, công nhân đang chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho mùa trượt băng mới. Hỏi lợi nhuận đầu tư, anh cười:
- Nhà hàng Nga hôm anh ăn khen ngon đấy mấy năm trước của tôi. 3 năm đầu tư, ít ngó đến, thua lỗ liểng xiểng 300.000USD. Giờ bán lại cho người Nga. Đông khách lắm.
- Thế mà bây giờ anh lại đầu tư sân băng nghệ thuật?
- Đầu tư những công trình văn hóa nghệ thuật luôn được chính phủ ưu ái. Mà để có hộ chiếu Putin cấp thì mình phải đóng góp một cái gì đó.
Anh hóm hỉnh trả lời rồi kéo tôi đi về chợ nông sản Mnogoriadop:
- Vào chợ này anh mới thấy vì sao tôi lại đang muốn đầu tư vào nông nghiệp. Nông nghiệp là thế mạnh của vùng này. Nông nghiệp đang có giá, đang được nhà nước ưu đãi về vốn, về giá khí đốt để SX trong mùa đông.
Chợ Mnogoriadop có khoảng 200 gian hàng rau củ. Tuy nhiên hơn 1 nửa số chủ hàng ở đây là người Trung Quốc, còn lại là người ở vùng Trung Á, khối SNG, và một số ít là người Nga.
Người Trung Quốc quả là thính nhạy. Trong làm ăn, họ luôn chớp lấy cơ hội và đi trước người khác. Ngay ở Khabarovsk cũng đã có nhiều người TQ đến thuê đất cùng người Nga trồng đậu tương, rau, ớt…Trang trại rộng nhất 1.000 ha, giá thuê đất trồng đậu tương 20 USD/ha/năm; trồng rau 100 USD. Năng suất đậu tương gần 3 tấn/ha. Quy mô lớn, cơ giới hóa, dĩ nhiên có lãi.
Chị Marina là một người Trung Quốc nhập cư, đã bán hàng tại chợ Mnogoriadop được gần 15 năm. Mỗi ngày chị nhập khoảng 50 tấn rau củ các loại từ Trung Quốc bán lại cho các đại lý và cả người dân mua lẻ. Đang là cuối mùa hè, nên cũng có một số mặt hàng nông sản từ các nông trại của người dân Nga như dưa hấu, khoai tây… Tuy nhiên lượng hàng này rất nhỏ so với rau củ Trung Quốc. Anh Tura, chủ hàng tại chợ Mnogoriadop cho biết dưa hấu Nga, do người Nga trồng giá 2 USD một quả 5 kg, trong khi dưa TQ 1,5 USD. Nông sản của Nga không nhiều, chỉ tập trung vào mùa hè. Đặc biệt mùa đông thì chủ yếu phải lấy hàng từ Trung Quốc…
Dạo quanh chợ mấy vòng, anh Việt rủ mai về các nông trại. Lên đường sớm. Trời lay phay mưa và hơi lạnh. Xe băng nhanh qua bạt ngàn rừng cây đã lốm đốm vàng da beo. Nước Nga có trữ lượng gỗ lớn nhất thế giới và Khabarovsk cũng nổi tiếng về rừng. Xe vẫn nhằm hướng Vladivostok, từ đây đến thành phố cảng còn 750km, phía sau lưng dọc theo đường xe lửa xuyên Sibêri đến Matxcova, thủ đô nước Nga là 8.000km, qua 87 thành phố.
Thi thoảng bắt gặp những người dân Nga căng bạt bán dưa hấu dọc đường như ở Việt Nam nhưng chẳng thấy người mua, tôi lại chỉ cho Alex, chuyên viên Bộ Nông nghiệp vùng Khabarovsk đi cùng.
Alex từng đến Nha Trang, Đà Lạt. Anh người Irkusk, phía bắc Sibêri, gần hồ Baikan, tốt nghiệp đại học ngành Lâm nghiệp và về đây công tác. Anh bảo đây là quê hương thứ hai: “Dự định về đây 3 năm, thế mà đã 30 năm. Tôi giờ có hai quê. Quê hương thứ nhất chỉ còn lại những nấm mồ”.Giọng anh bùi ngùi.
Trang trại đầu tiên chúng tôi ghé là Megafirma - một trong những trang trại nuôi bò sữa của tỉnh Khabarovsk được hình thành trên cơ sở nông trang tập thể xây dựng từ năm 1964 thời XHCN nay đã tư nhân hóa. Không còn thấy bóng dáng rộn ràng, náo nhiệt của không khí nông trang tập thể thấm đẫm trên những trang văn thời văn học Xô viết. Dấu tích còn lại là nhà xưởng cũ được sửa sang làm nhà kho. Khu nuôi bò, vắt sữa, nhà điều hành đều đơn giản.
Chúng tôi đã lần lượt thăm khu vực chứa thức ăn thô dự trữ trong mùa đông; khu nuôi tập trung; nhà máy chế biến. Trang trại có diện tích 12.000 ha, phân thành 3 khu vực, với tổng đàn bò lên tới 2.700 con. Bà Niculenco Alekxanđra nói, sữa thành phẩm của nông trại có hàm lượng chất béo thông thường từ 3,5 - 4,2%. Sản phẩm mang tên Khorxkai – là tên của địa phương và thương hiệu truyền thống này có chỉ dẫn địa lý, được quảng bá rộng rãi. Hiện nay, mỗi lít sữa bán ra thị trường với giá 60 rup (trước đây số tiền này tương đương 1,6 USD nay chưa đến 1 USD. Đồng rup đang mất giá từng ngày).
Trong đó nhà nước trợ giá 10 rup/mỗi lít sữa. Bà Niculenco hy vọng, trong thời gian tới, với những ưu đãi của chính phủ, bà có thể mở rộng quy mô của trang trại để cung ứng sữa và các sản phẩm từ sữa ít nhất đủ cho thành phố Khabarovk. Dù có nể phục và ngưỡng mộ nữ giám đốc tự tin và lái xe điêu luyện, tôi cũng phải nói thật rằng đàn bò của trang trại nhập từ Austrailia, được gắn chip; điều hành bằng computer nhập từ Đức, Hà Lan, thì trang trại này còn lâu mới bằng Vinamilk và TH Milk của Việt Nam kể cả quy mô và tầm cỡ hiện đại.
Ấn tượng với tôi có lẽ là cách phân chia lợi ích bảo đảm cho người nuôi bò chứ không dồn hết cho nhà máy chế biến. Cụ thể giá thành chăn nuôi 20 rup/lít sữa (khoảng 7.000VNĐ) giao nhà máy giá 40 rup, chế biến xong bán 60 rup. Như vậy người chăn nuôi có lời hơn người chế biến. Tôi chợt so sánh với những người nuôi bò sữa ở quê nhà. Họ được bao nhiêu phần trăm trong cuộc “chia bánh” lợi ích? Hay họ biết rằng phần thua thiệt bao giờ cũng ở phía mình...
Người Trung Quốc đang tận dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài của Nga để đầu tư vào nông nghiệp vùng này nhưng họ vẫn theo bài bản cũ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
vùng
Khabarovsk trả lời phỏng vấn các nhà báo
Ý nghĩ ấy đeo đuổi tôi trên đường về phía sông Amur - ranh giới Nga - Trung.
30km nữa là đến biên giới. Người Trung Quốc đang tận dụng chính sách khuyến
khích doanh nghiệp nước ngoài của Nga để đầu tư vào nông nghiệp vùng này nhưng
họ vẫn theo bài bản cũ. Đó là khoanh vùng rộng lớn, bắt tay với người Nga, khai
thác tài nguyên đất, nói trắng ra là bóc lột màu mỡ của đất chứ không đầu tư
công nghệ. Người Nhật thì khác, họ đang đầu tư trang trại trồng rau quy mô lớn,
hiện đại ở vùng Viễn Đông. Còn người Nga? Đất đai rộng lớn và màu mỡ; nguồn
năng lượng lớn nhất thế giới mà phải nhập từ cây rau đến củ hành, quả dưa...
Mải nghĩ nên xe vừa thoát ra khỏi rừng cây rậm rạp thì bất chợt một vùng ánh
sáng chói lòa xuất hiện trước mặt, như thể toàn bộ ánh nắng mặt trời chiều sót
lại của vùng Khabarovsk hội tụ trong một khu nhà kính khổng lồ. "Trang trại
Những mùa hè của Victor Bakov đấy. Nó hiện đại nhất vùng này" - Alex nói với
vẻ ngưỡng mộ. Đến gần quầng sáng khổng lồ ấy mới thấy nó được tạo ra bởi hàng
ngàn bóng điện ánh sáng vàng, giúp cho rau nhà kính quang hợp.
Đón chúng tôi là chàng trai trẻ, dáng phong lưu. Anh tự giới thiệu tên là Virtor Bakov, 29 tuổi. Tên trang trại Những mùa hè do mẹ anh đặt để khẳng định anh có thể cung cấp rau 4 mùa, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời - 20 độ. Đây là trang trại rất hiện đại với khung nhà sắt đạt chuẩn quốc tế, phủ nilon cao cấp rộng 3.000m2. Thiết bị cũng như máy móc nhập từ Italia, Phần Lan và do chuyên gia Phần Lan lắp đặt, vận hành. Ở đây, tất cả các công đoạn đều thực hiện bởi máy móc, điều khiển tự động. Chỉ cần đưa khay trồng rau vào, giá thể và hạt giống sẽ được tự động đưa vào khay. Sau đó sẽ theo băng chuyền vào phòng kín ở nhiệt độ 25 độ C trong 2 ngày.
Đến khi lấy ra, chúng đã mọc mầm rất đều và đẹp. Tiếp đó sẽ được chuyển lên giá đỡ có hệ thống cung cấp dinh dưỡng chạy tuần hoàn dưới gầm khay, bảo đảm rễ cây bao giờ cũng được hút dinh dưỡng tối ưu. Các hệ thống tưới phun mưa; hệ thống sưởi bằng khí ga; hệ thống điều tiết nhiệt độ và ánh sáng rất hoàn chỉnh. Mức đầu tư 1 triệu đô la Mỹ. Đây là khoản đầu tư lớn, song hiện đang là mô hình trồng rau hiện đại nhất, tiết kiệm thời gian và công sức lao động.
Đón chúng tôi là chàng trai trẻ, dáng phong lưu. Anh tự giới thiệu tên là Virtor Bakov, 29 tuổi. Tên trang trại Những mùa hè do mẹ anh đặt để khẳng định anh có thể cung cấp rau 4 mùa, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời - 20 độ. Đây là trang trại rất hiện đại với khung nhà sắt đạt chuẩn quốc tế, phủ nilon cao cấp rộng 3.000m2. Thiết bị cũng như máy móc nhập từ Italia, Phần Lan và do chuyên gia Phần Lan lắp đặt, vận hành. Ở đây, tất cả các công đoạn đều thực hiện bởi máy móc, điều khiển tự động. Chỉ cần đưa khay trồng rau vào, giá thể và hạt giống sẽ được tự động đưa vào khay. Sau đó sẽ theo băng chuyền vào phòng kín ở nhiệt độ 25 độ C trong 2 ngày.
Đến khi lấy ra, chúng đã mọc mầm rất đều và đẹp. Tiếp đó sẽ được chuyển lên giá đỡ có hệ thống cung cấp dinh dưỡng chạy tuần hoàn dưới gầm khay, bảo đảm rễ cây bao giờ cũng được hút dinh dưỡng tối ưu. Các hệ thống tưới phun mưa; hệ thống sưởi bằng khí ga; hệ thống điều tiết nhiệt độ và ánh sáng rất hoàn chỉnh. Mức đầu tư 1 triệu đô la Mỹ. Đây là khoản đầu tư lớn, song hiện đang là mô hình trồng rau hiện đại nhất, tiết kiệm thời gian và công sức lao động.
Chị Faleva cùng cùng các đồng
nghiệp
thu hoạch rau tại trang trại Những mùa hè
Theo lời Victor, bố mẹ anh cũng có những trang trại trồng rau. Họ khuyến khích
con trai làm nông nghiệp giống mình. Điều gì đã khiến một chàng trai 30 tuổi rời
bỏ thành phố về vùng xa xôi hẻo lánh này trồng rau? Anh giãi bày: - Tôi yêu
thích công việc ở vườn rau từ nhỏ và mong muốn cung cấp các sản phẩm sạch cho
những công dân đáng yêu của Khabarovsk.
3 năm trước tôi quyết định tự tạo sự nghiệp riêng bằng cách xây dựng trang trại của mình. Tôi chọn địa điểm này vì ở đây có đường ống dẫn khí đốt để sưởi ấm cho rau mùa đông. Các bạn thấy công nghệ ở đây hiện đại nhưng hiệu quả chưa tốt bằng cách làm của bố mẹ tôi. Tuy nhiên chỉ 2 năm nữa, chắc chắn trang trại của tôi sẽ vận hành tốt hơn. Cứ 30 ngày trang trại thu hoạch một lứa rau ăn lá, rau gia vị như xà lách, hành, húng,... Rau chủ yếu cung cấp cho các siêu thị với giá cao hơn giá bình quân thị trường 10%. Chỉ có 7 công nhân làm việc trong trang trại.
Chị Faleva từng là một cán bộ trong quân đội, về nghỉ hưu sớm do sức khỏe, nay làm cán bộ thu hoạch, đóng gói rau. Chị yêu công việc hiện nay của mình. Mỗi tháng chị thu nhập 500 USD. Số tiền này đủ trang trải cuộc sống của hai mẹ con. Anh Thái Khắc Việt đi cùng tôi tỏ ra tâm đắc mô hình này. Anh cũng đang tham khảo để có thể đầu tư. Mùa đông ở đây rau cực hiếm và đắt hơn thịt, 130 rup/kg thịt lợn trong khi 40 rup một cây xà lách, nghĩa là gần 15.000 VNĐ một cây rau! Victor xác nhận chỉ 7 năm đầu tư là anh hòa vốn. Nghĩa là trang trại này mỗi năm thu không dưới 150.000USD, 1m2 cho 50USD/năm quả là con số ấn tượng. Victor cho biết trước đây bố mẹ anh đầu tư, phải tự bỏ vốn và hầu như không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ phía chính phủ.
Tuy nhiên hiện nay, như trang trại của anh, được hỗ trợ khá nhiều. Anh có thể vay vốn lãi suất thấp mua máy móc thiết bị, được miễn tiền thuê đất và được trợ giá khí đốt để trồng rau sạch…
Trong buổi làm việc với ông Kupryakov Alexander Petrovich, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vùng Khabarovsk, về ảnh hưởng của việc cấm vận của phương Tây đến nông nghiệp, ông cho rằng, cấm vận đã loại bớt đi một nhà cạnh tranh quan trọng trên thị trường Nga, nhưng các vấn đề tồn tại trong nông nghiệp vẫn còn đó. Nếu nước Nga muốn thay thế việc nhập khẩu nông sản trong mười năm, thì còn rất nhiều việc phải làm. Con đường để phát triển của vùng Viễn Đông nói chung và nước Nga nói riêng là hướng phát triển theo hình thức nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hướng thứ nhất.
Còn hướng thứ 2 là phát triển, xây dựng thương hiệu theo các hãng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Vùng Khabarovsk mới sử dụng khoảng 660 nghìn ha đất nông nghiệp, còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Điều đáng mừng là, hiện có khoảng 20% giới trẻ tập trung vào nông nghiệp. "Chúng tôi cũng chú trọng ưu đãi các trang trại phát triển để giảm nhập khẩu, đồng thời phát triển để có những thương hiệu riêng. Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp trong nước và công nghiệp thực phẩm. Về lâu dài nước Nga có thể tự đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho mình", vị Bộ trưởng nói. Thật ra, Nga đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài tại vùng Viễn Đông. Các nhà đầu tư được miễn thuế xuất nhập khẩu. Trong 5 năm đầu tiên họ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi ban hành Luật Liên bang về thành lập các vùng lãnh thổ phát triển vượt trội về mặt kinh tế- xã hội, các nhà đầu tư không cần phải có giấy phép đăng ký để tuyển dụng người lao động nước ngoài. Hủy bỏ việc phân bổ hạn ngạch sử dụng lao động nước ngoài, tức là không hạn chế số lượng lao động nhập cư tại các doanh nghiệp. Những nhà đầu tư và nhân viên, công nhân cũng không cần thông thạo tiếng và kiến thức về nước Nga…
Cho dù chính sách ưu đãi nhưng những gì tôi thấy ở hai trang trại mà như Alex nói - thuộc vào hạng khá nhất vùng này thì tôi biết rằng nước Nga còn quá nhiều việc phải làm để vực dậy một nền nông nghiệp bao năm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lệ thuộc vào nước ngoài. Tôi mang trăn trở ấy về Vladivostok chia sẻ với người bạn.
3 năm trước tôi quyết định tự tạo sự nghiệp riêng bằng cách xây dựng trang trại của mình. Tôi chọn địa điểm này vì ở đây có đường ống dẫn khí đốt để sưởi ấm cho rau mùa đông. Các bạn thấy công nghệ ở đây hiện đại nhưng hiệu quả chưa tốt bằng cách làm của bố mẹ tôi. Tuy nhiên chỉ 2 năm nữa, chắc chắn trang trại của tôi sẽ vận hành tốt hơn. Cứ 30 ngày trang trại thu hoạch một lứa rau ăn lá, rau gia vị như xà lách, hành, húng,... Rau chủ yếu cung cấp cho các siêu thị với giá cao hơn giá bình quân thị trường 10%. Chỉ có 7 công nhân làm việc trong trang trại.
Chị Faleva từng là một cán bộ trong quân đội, về nghỉ hưu sớm do sức khỏe, nay làm cán bộ thu hoạch, đóng gói rau. Chị yêu công việc hiện nay của mình. Mỗi tháng chị thu nhập 500 USD. Số tiền này đủ trang trải cuộc sống của hai mẹ con. Anh Thái Khắc Việt đi cùng tôi tỏ ra tâm đắc mô hình này. Anh cũng đang tham khảo để có thể đầu tư. Mùa đông ở đây rau cực hiếm và đắt hơn thịt, 130 rup/kg thịt lợn trong khi 40 rup một cây xà lách, nghĩa là gần 15.000 VNĐ một cây rau! Victor xác nhận chỉ 7 năm đầu tư là anh hòa vốn. Nghĩa là trang trại này mỗi năm thu không dưới 150.000USD, 1m2 cho 50USD/năm quả là con số ấn tượng. Victor cho biết trước đây bố mẹ anh đầu tư, phải tự bỏ vốn và hầu như không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ phía chính phủ.
Tuy nhiên hiện nay, như trang trại của anh, được hỗ trợ khá nhiều. Anh có thể vay vốn lãi suất thấp mua máy móc thiết bị, được miễn tiền thuê đất và được trợ giá khí đốt để trồng rau sạch…
Trong buổi làm việc với ông Kupryakov Alexander Petrovich, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vùng Khabarovsk, về ảnh hưởng của việc cấm vận của phương Tây đến nông nghiệp, ông cho rằng, cấm vận đã loại bớt đi một nhà cạnh tranh quan trọng trên thị trường Nga, nhưng các vấn đề tồn tại trong nông nghiệp vẫn còn đó. Nếu nước Nga muốn thay thế việc nhập khẩu nông sản trong mười năm, thì còn rất nhiều việc phải làm. Con đường để phát triển của vùng Viễn Đông nói chung và nước Nga nói riêng là hướng phát triển theo hình thức nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hướng thứ nhất.
Còn hướng thứ 2 là phát triển, xây dựng thương hiệu theo các hãng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Vùng Khabarovsk mới sử dụng khoảng 660 nghìn ha đất nông nghiệp, còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Điều đáng mừng là, hiện có khoảng 20% giới trẻ tập trung vào nông nghiệp. "Chúng tôi cũng chú trọng ưu đãi các trang trại phát triển để giảm nhập khẩu, đồng thời phát triển để có những thương hiệu riêng. Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp trong nước và công nghiệp thực phẩm. Về lâu dài nước Nga có thể tự đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho mình", vị Bộ trưởng nói. Thật ra, Nga đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài tại vùng Viễn Đông. Các nhà đầu tư được miễn thuế xuất nhập khẩu. Trong 5 năm đầu tiên họ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi ban hành Luật Liên bang về thành lập các vùng lãnh thổ phát triển vượt trội về mặt kinh tế- xã hội, các nhà đầu tư không cần phải có giấy phép đăng ký để tuyển dụng người lao động nước ngoài. Hủy bỏ việc phân bổ hạn ngạch sử dụng lao động nước ngoài, tức là không hạn chế số lượng lao động nhập cư tại các doanh nghiệp. Những nhà đầu tư và nhân viên, công nhân cũng không cần thông thạo tiếng và kiến thức về nước Nga…
Cho dù chính sách ưu đãi nhưng những gì tôi thấy ở hai trang trại mà như Alex nói - thuộc vào hạng khá nhất vùng này thì tôi biết rằng nước Nga còn quá nhiều việc phải làm để vực dậy một nền nông nghiệp bao năm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lệ thuộc vào nước ngoài. Tôi mang trăn trở ấy về Vladivostok chia sẻ với người bạn.
MAI CHI
Nguồn: nongnghiep.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét